Báo cáo giải pháp Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống quan trọng cho học sinh lớp 3
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo giải pháp Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống quan trọng cho học sinh lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bao_cao_giai_phap_mot_so_kinh_nghiem_giao_duc_ki_nang_song_q.doc
Nội dung tóm tắt: Báo cáo giải pháp Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống quan trọng cho học sinh lớp 3
- liên quan nội dung giáo dục, hướng dẫn các nhóm thảo luận để hiểu nội dung đó. Rồi tôi cho các em kể những việc các em nên làm, đã tự làm được để chăm sóc bản thân như tự học, tự chuẩn bị đồ dùng, tự gấp quần áo, tự giặt quần áo, tự dọn phòng ở, phòng học, tự rửa bát, đĩa, và kể những việc cần tránh như để đồ đạc lung tung, lười biếng, ngủ nướng, Để đẩy mạnh tiến độ thực hành kỹ năng này, tôi hướng dẫn, phân công vị trí công việc cụ thể cho các thành viên trong lớp, đồng thời giải thích các em hiểu rằng mỗi người đều có trách nhiệm với công việc và hình thành thói quen làm việc. Cần tập và lặp đi lặp lại để hình thành thói quen ở trẻ, tránh làm thay trẻ. Như vậy nghĩa là giáo dục các em phải có tinh thần tự lập cao. Ví dụ: Giáo dục các em gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi. Tôi luôn đi đầu, là một tấm gương khi áp dụng kỹ năng tự phục vụ, luôn sắp xếp lớp học, tủ thiết bị, bàn giáo viên trên lớp một cách gọn gàng, ngăn nắp và thật khoa học. Còn các em giữ sạch, gọn chỗ mình ngồi. Những buổi học đầu năm, tôi hướng dẫn các em để cặp, nón bảo hiểm, áo khoác đúng nơi, đúng chỗ. Sau mỗi tiết học, tôi yêu cầu các em cất sách vở, bút, thước kẻ, đồ dùng học tập khác vào hộc bàn. Khi các em đang làm công việc được giao, tôi cũng làm công việc của mình để các em có cảm giác “công bằng” và mỗi người trong lớp đều có vai trò quan trọng như nhau. Ngoài ra, trong những lúc giữ trẻ ở bán trú tại trường, tôi dạy học sinh nghi thức văn hóa trong ăn uống, qua đó dạy các em kĩ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như : biết tự rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, biết tự dọn, cất đúng chỗ bát, chén, thìa hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn khi ăn, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh. 3.2.2. Giáo dục và hướng dẫn thực hành kỹ năng làm sạch đẹp trường lớp: 8
- Để ngôi trường của các em luôn sạch đẹp, các em cần phải biết quét dọn. Khi vừa lên lớp 3, hơn nửa lớp không biết cầm chổi đúng cách, quét lung tung, hất bụi lên mũi, em nọ quét rồi, em kia quét rác bay qua, cứ quét đi, quét lại mất nhiều thời gian mà sân chưa sạch. Tôi hướng dẫn các em quét lớp, quét sân trường. Tôi phân vị trí cho từng em, sửa cách cầm chổi, cách quét sao cho ít bụi, tôi quét từng nhát chổi cho các em xem, chỗ nào quét nhát ngắn, nhẹ tay, chỗ nào quét nhát dài. Sau đó tôi quan sát các em quét và giúp đỡ thêm. Tôi còn hướng dẫn lau sàn, tưới cây hay lau bảng, rửa bình đựng nước, rửa ca múc nước chải răng, rửa bàn chải đánh răng hay rửa tay, chân đúng cách. Tôi luôn có những biện pháp khen thưởng, khích lệ, động viên công nhận các em đã hoàn thành công việc nào đó và đưa ra những lời nhận xét tích cực sau mỗi việc mà các em đã làm. Nhờ vậy các em hoàn thành công việc nhanh và cảm thấy vui, không lo lắng khi đến lượt mình làm trực nhật. Bản thân có trách nhiệm thực hiện công việc một cách tốt hơn. Trẻ em là một đối tượng khá nhạy cảm, nếu trẻ được tiếp xúc với nền giáo dục tốt thì trẻ sẽ phát triển theo chiều hướng tốt và ngược lại. Do đó việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ cần được áp dụng càng sớm càng tốt và là phương pháp rất quan trọng và cần thiết trong quá trình phát triển của trẻ. 3.3. Giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn, thương tích bằng phương pháp động não : Trong cuộc sống có nhiều học sinh không biết phòng tránh tai nạn, thương tích. Đây là kỹ năng quan trọng mà không phải em nào cũng xử lý được nếu chúng ta không rèn luyện thường ngày. Nhiều em tham gia trò chơi, hoạt động nguy hiểm không lường trước hậu quả. Hay tham gia giao thông mà không chú ý quan sát. Khi bị thương tích hay gây ra thương tích cho người khác mới hối hận thì đã muộn. 9
- Để tránh những điều đáng tiếc ấy, tôi đưa ra tình huống, câu hỏi yêu cầu các em động não suy nghĩ, liên tưởng dự đoán xem hậu quả các trò nguy hiểm là gì, sau đó nhắc nhở, giáo dục vấn đề có liên quan. Ví dụ : Tôi hỏi các em điều gì xảy ra nếu như các em đùa giỡn quá mức, chạy đuổi nhau ; tham gia giao thông mà không chú ý quan sát ; leo trèo; nhảy từ lang can lớp học xuống sân ; vứt đồ vật từ trên lầu xuống ; hốt cát rải vào bạn ; Các em trả lời hậu quả là ngã xay sát nhẹ, gãy tay, chân, tét đầu, mẻ trán, chảy máu, chấn thương khắp người, Vậy các em phải thực hành kỹ năng gì ? Các em đều nói vanh vách nhưng tôi vẫn luôn nhắc các em hàng tuần, hàng ngày khi thấy các em tham gia trò chơi nguy hiểm. Cách giáo dục này rất hiệu quả, nhiều lần, tôi bắt gặp học sinh lớp tôi bảo nhau : “Bạn muốn sứt đầu, mẻ trán à?” hay “Bạn muốn gãy chân không ?” Thì ra các em nhớ lời tôi, biết khuyên bạn kịp dừng lại khi thấy bạn nào chơi trò nguy hiểm. 3.4. Kiên trì giáo dục nhóm kỹ năng giao tiếp- hòa nhập cuộc sống thông qua các môn học : Để hình thành và thực hành kĩ năng giao tiếp, mỗi em phải biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu, cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh. Đây là một kĩ năng cơ bản và khá quan trọng đối với các em. Nó có vị trí chính yếu so với tất cả các kĩ năng khác như đọc, viết, làm toán và nghiên cứu khoa học. Thực tế trong nhà trường, thông qua môn Đạo đức, các hoạt động tập thể, học sinh được dạy cách lễ phép, kỹ năng chia sẻ, nhưng khi đi vào thực tế, nhiều em vẫn thiếu kỹ năng giao tiếp, không có thói quen chào hỏi, tự giới thiệu mình với người khác, thậm chí có nhiều em còn không dám nói hoặc không biết nói lời xin lỗi khi các em mắc lỗi ; thái độ, lời nói, cách xưng hô thiếu thân thiện, nói với nhau cọc lốc. Chính vì lẽ đó, tôi hướng dẫn và cho các em thực hành trong một số tiết học và trong một số tình huống thường gặp ở trường như tự giới thiệu về bản 10
- thân, về gia đình, về trường, lớp học, về bạn bè và thầy cô giáo. Nhắc nhở các thể hiện sự thân thiện với mọi người như tươi cười, vẫy tay chào, làm quen với các bạn trong trường, chơi với các bạn, giúp đỡ mọi người, khen ngợi và động viên bạn, chào hỏi lễ phép trong nhà trường, ở nhà và ở nơi công cộng, nói lời cảm ơn, xin lỗi khi cần thiết. Bên cạnh đó, tôi cũng khuyến khích các em thể hiện sự quan tâm, yêu thương, chia sẻ như gọi điện hỏi thăm, giúp mẹ việc nhà, giúp bạn học tốt, chia sẻ vui, buồn, chăm sóc người thân. Đặc biệt xưng hô đúng ngôi thứ như “gọi bạn, xưng tôi hoặc xưng tên”, không gọi bạn bằng ông (bà) xưng tôi, không gọi bố (mẹ) bằng ông (bà) xưng tôi. Không nói về một người lớn nào đó bằng “con mẹ đó”, “thằng cha đó”. Ví dụ : Khi học môn Tiếng Việt, bài “Bạn biết gì về bạn bè năm châu?”, tôi cho các em chơi Trò chơi “Giới thiệu về thiếu nhi Việt Nam”, một số bài khác, tôi cho các em thực hành : đóng vai tổ trưởng báo cáo kết quả học tập. lao động của tố trong tuần, giới thiệu về nhóm em theo gợi ý : nhóm em gồm mấy bạn, mỗi bạn có đặc điểm hay nết tốt gì ? Hay khi kể chuyện trước lớp, tôi cũng tập cho các em tự giới thiệu về tên mình, tên câu chuyện, lời kể kết hợp cử chỉ, điệu bộ, nét mặt. Để giáo dục kỹ năng hợp tác, tôi dùng một hoạt động, một trò chơi, câu chuyện, một vấn đề, một bài hát để giúp các em học cách cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với các em học sinh lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp các em biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn. Ví dụ: Khi luyện đọc cặp đôi hay đọc trong nhóm thì bạn này đọc, bạn kia dõi theo, đọc thầm theo để giúp bạn sửa sai và đọc hay hơn. Khi trả lời câu hỏi, thảo luận trong nhóm, bạn này tìm được một ý, bạn kia bổ sung thêm thì cả nhóm được câu trả lời hoàn chỉnh. Ví dụ 2: Vệ sinh sân trường và lớp học, các em hợp tác nhau, phân công nhau, mỗi bạn một khâu. Bạn quét sân, bạn hốt rác, bạn tưới cây, bạn lau bảng thì công việc hoàn thành nhanh hơn và hiệu quả cao hơn. 11
- Một trong những kĩ năng mà tôi chú tâm là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác, giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi. Vậy mà các em lúc nào rụt rè, đứng lên đọc, nói đều lí rí, nói ư a cả lớp không nghe thấy rõ. Tôi tập cho các em nói to rõ, diễn đạt mạch lạc trước tập thể bằng cách phân công tất cả các em trong lớp đều làm nhiệm vụ của ban học tập để cho cả lớp chia sẻ các hoạt động học tập trên lớp hoặc làm nhiệm vụ điều khiển trò chơi khi tham gia hoạt động vui chơi, trò chơi học tập. Dần dần, em nào cũng tự tin hơn. Dựa theo nguyên tắc tiến trình và nguyên tắc thay đổi hành vi, tôi không giáo dục kỹ năng giao tiếp một lần vì kỹ năng sống là một quá trình từ nhận thức - hình thành thái độ - thay đổi hành vi. Thay đổi hành vi của một con người, đặc biệt hành vi tốt là quá trình khó khăn. Do vậy giáo dục kỹ năng giao tiếp hay bất kỳ kỹ năng sống nào cũng không thể thực hiện ngày một ngày hai mà là cả một quá trình sư phạm, phải tiến hành thường xuyên. 3. 5. Dùng kỹ năng giao tiếp, nhân cách của người thầy để giáo dục kỹ năng, nhân cách của học sinh : Trong các cách giáo dục thì phương pháp nêu gương có tác dụng rất lớn, đạt hiệu quả cao nhất. Mỗi thầy cô giáo phải thật sự là tấm gương sáng cho các em noi theo. Đối với các em, người thầy chính là thần tượng. Vì vậy, tôi luôn thể hiện mình là nhà giáo dục gương mẫu, nhiệt tình, thương yêu học trò. Tôi không chỉ nói suông mà thể hiện bằng hành động và việc làm cụ thể. Mỗi lời nói, cử chỉ và hành động qua việc tiếp xúc với đồng nghiệp, với học sinh và ngoài xã hội luôn chuẩn mực, gương mẫu, luôn luôn mang tính sư phạm, không làm ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ với mọi người xung quanh. Ví dụ : Khi tôi lỡ làm rơi đồ của học sinh, tôi nói lời xin lỗi. Khi đang học, một em lấy đồ chơi ra chơi, tôi báo sẽ thu đồ chơi thì em nói : “thu thì mua cái khác chơi tiếp” khiến tôi tức giận, tôi cố gắng kiềm chế cảm xúc, nói với giọng điệu bình thường bằng những lời vừa pha trò, vừa có ý nhắc nhở, phê bình. 12
- Khi đó không khí lớp học không căng thẳng, thái độ của trò cũng tỏ ra tôn trọng thầy ; từ đó tình cảm thầy trò thêm gắn bó. Và cả thầy trò đều cảm thấy dễ chịu. Với giải pháp này, hai bên đều được tôn trọng. Tôi nhận ra giải pháp mang lại hiệu quả cao trong một lần tôi đọc bài làm văn của học sinh lớp tôi, các em viết như lời tâm sự: Em ước dần dần sau này em rèn được tính hoà nhã giống như cô Thuỷ, mong cô mãi mãi dạy cho học trò của mình những điều tốt đẹp trong cuộc sống như dạy em, 3.6. Giúp học sinh phát triển các kĩ năng giao tiếp, hợp tác qua việc tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh : Đặc trưng của tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể cho học sinh tiểu học là lấy tập thể làm môi trường giáo dục, lôi cuốn các em vào phong trào hoạt động chung của tập thể. Với các hình thức như lao động, vui chơi, hoạt động xã hội tập thể và các mối quan hệ giao tiếp ngoài xã hội, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh tự rèn luyện, biến những yêu cầu giáo dục thành hành vi, kỹ năng tương ứng. Trong sinh hoạt tập thể, học sinh được rèn luyện, biết đoàn kết thương yêu, giúp đỡ và chia sẻ, hợp tác với nhau giúp học sinh được tự tin, mạnh dạn, hoà đồng với tập thể. Để phát triển kỹ năng giao tiếp, hợp tác, tôi phối hợp với nhà trường, tổng phụ trách tổ chức các hoạt động tập thể rất phong phú và đa dạng, giúp các học sinh phát triển kỹ năng giao tiếp như : Hoạt động theo chủ điểm gắn kết với học sinh tiểu học như ngày truyền thống nhà trường, giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc, kính yêu Bác Hồ, Các trò chơi tìm hiểu về xã hội, về tự nhiên, về khoa học . Các hoạt động văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao như : Sinh hoạt văn nghệ hát, múa, kể chuyện, đọc thơ, diễn kịch, xem phim, Hoạt động lao động công ích. Hoạt động đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, những người có công với cách mạng. Các hoạt động vì môi trường xanh, sạch, đẹp Có như vậy mới gắn kết các em lại thành một tập thể mạnh, một người vì mọi người. Quan trọng hơn cả là rèn luyện tinh thần tập thể, đồng đội, 13
- giúp các em đoàn kết, thương yêu, chia sẻ, cảm thông, hoà đồng mạnh dạn, tự tin trong cuộc sống. Ngoài ra, qua nội dung trong trò chơi cũng góp phần giáo dục các kỹ năng khác như tự chăm sóc bản thân, tiết kiệm thời gian, Duy trì việc sinh hoạt ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm để học sinh được học, được chơi. 3.7. Tạo môi trường thân thiện khi thực hiện nhiệm vụ rèn các kĩ năng sống: Nếu các em cảm thấy thoải mái, hứng thú, các em sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp học sinh sẵn sàng học mọi thứ. Do đó, ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi môi trường như gia đình, nhà trường, xã hội; tôi trực tiếp hay gián tiếp tạo điều kiện tối đa, tạo môi trường thân thiện giúp cho học sinh thực hành các kỹ năng sống thiết yếu. Đôi khi, lúc thực hành các kỹ năng sống, nhiều học sinh gặp khó khăn, bị quở trách khiến các em nản lòng. Tôi luôn tạo mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò để quá trình giáo dục kỹ năng sống đạt hiệu quả cao hơn. Trẻ con dễ buồn, dễ vui, dễ đi lệch hướng. Tôi dùng lời lẽ thân thiện, dùng tình cảm yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ để giảng giải, điều chỉnh hướng suy nghĩ và hành động của các em phát triển theo hướng tích cực. Ví dụ 1 : Em Minh Tân lớp tôi cả tuần buồn bã, thái độ cáo gắt, đánh bạn, cãi nhau, không chịu làm bài, không tham gia hoạt động nhóm, lớp. Đồ dùng học tập để lung tung, rớt xuống đất không thèm nhặt lên, gọi em pát biểu ý kiến thì em làm thinh. Cuối tuần, tôi gọi em lại hỏi: “Em gặp chuyện gì mà cả tuần nay cô thấy em không vui ?” Em kể: Mấy hôm trước, em đi chơi bỏ quên làm mất nón, về nhà bị ngoại chửi và đánh đòn. Hôm qua, ăn cơm xong không rửa chén, xếp mùng không ngay ngắn bị chửi nữa. Tôi khuyên mấy câu tình cảm: Ngoại không phải không thương em, ngoại sợ em không nón, đi đầu trần về sẽ bị bệnh, mẹ phải vất vả kiếm tiền mua nón khác. Ngoại muốn tập cho em có thói 14
- quen giữ gìn đồ dùng, dọn dẹp đồ dùng ngăn nắp. Từ nay, em mang đồ dùng đi đâu nhớ phải mang về, phải biết để đồ đạc ngay ngắn, gọn gàng. Vậy là hôm sau, đến lớp, em tươi hẳn lên, tự tin tham gia hoạt động, sôi nổi thảo luận trong nhóm. Ví dụ 2: Ai nấy nói chuyện làm ồn lớp học, tôi cứ nhắc “Các em trật tự” thật to, rát cả họng vẫn không cắt được những câu chuyện “sôi nổi” của các em. Thế là tôi đổi giọng vừa đủ nghe: “Bạn nào nói to cô thưởng kẹo” hay “Chiều nay, về khoe mẹ: ở lớp, con nói chuyện, đùa giỡn, không học gì cả. Chắc mẹ vui lắm !”, Có khi tôi nói như kể chuyện: “Ngày hôm nay, có một bạn tên là Phúc, học lớp 3/1 nói chuyện ồn ào trong giờ học, không nghe lời cô, ”, “Bạn nào nói chuyện nhiều cô thương”, Vậy là sự chú ý chuyển sang tôi, rồi các em nín bặt không nghe thấy tiếng động nào. Ngoài ra, những khi trẻ mắc lỗi hay lười biếng trong quá trình rèn luyện kỹ năng sống, tôi chỉ động viên, khuyên bảo và uốn nắn cho trẻ bằng những lời nhẹ nhàng, không để trẻ có tâm lý tiêu cực khi còn nhỏ. Nên khen những thành quả trước sau đó khuyến khích trẻ cố gắng thêm tí nữa để các em thấy vui lòng vì mình cũng làm được nhưng phải rèn luyện cho hay hơn. Từ đó yêu thích, tự làm những công việc được giao. 4. Kết quả chuyển biến của đối tượng : Qua nghiên cứu tài liệu kết hợp kinh nghiệm của bản thân, sự đồng thuận hợp tác của các bạn đồng nghiệp, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ, tôi đã áp dụng sáng kiến của mình một cách thuận lợi và mang lại thành công đáng kể. So sánh kết quả hai năm học 2015-2016 và năm học 2016-2017, ta dễ dàng nhận thấy : Các giải pháp trong sáng kiến này đã mang lại hiệu quả rõ rệt, cụ thể là: Năm học 2015-2016: Đa phần học sinh cũng rèn được các kỹ năng cần thiết song còn một số em chưa đạt kết quả như mong muốn. 15
- Còn vài học sinh chưa có thói quen lao động tự phục vụ ; vài học sinh leo trèo cao, chạy đuổi nhau gây tẽ ngã. Khoảng 30% số học sinh có kỹ năng hợp tác, chia sẻ tốt; Còn chờ giáo viên nhắc nhở làm vệ sinh, chưa biết hợp tác trong hoạt động nhóm và trong công tác vệ sinh sân trường, lớp học. Còn hiện tượng học sinh chưa biết lễ phép, xưng hô thiếu văn hoá, thái độ chưa thân thiện khi giao tiếp, một ít em biết giúp đỡ bạn cùng tiến, cùng học, cùng chơi. Năm học 2016-2017: Đa phần học sinh chăm hơn, tự giác hơn, chủ động, mạnh dạn tự tin hơn, nói to rõ hơn, ứng xử khá phù hợp trong mọi tình huống. 100% học sinh đều được giáo viên tạo mọi điều kiện khuyến khích khơi dậy tính tò mò, phát triển trí tưởng tượng, năng động, sáng tạo. 100% học sinh có thói quen lao động tự phục vụ, được rèn luyện kĩ năng tự lập; 100 % học sinh được bảo đảm an toàn, không bị thương tích. Sau mỗi giai đoạn, học sinh phát triển kỹ năng hợp tác, chia sẻ tốt; tự giác, hợp tác làm vệ sinh sân trường, lớp học sạch sẽ. Kĩ năng làm sạch đẹp trường lớp được nâng cao. 100% học sinh biết lễ phép, xưng hô đúng ngôi thứ, nhiều em có thái độ thân thiện, biết thương yêu bạn bè trong cùng một mái trường, biết giúp đỡ bạn cùng tiến, cùng học, cùng chơi. 16
- PHẦN III. KẾT LUẬN 1. Tóm lược giải pháp : Rèn kỹ năng sống cho học sinh không phải là công việc “một sớm, một chiều” mà đòi hỏi phải có quá trình, phải kiên nhẫn thực hiện bằng cả tâm huyết ở mọi lúc, mọi nơi, thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em. Kỹ năng sống rất đa dạng và mang đặc trưng vùng, miền đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với nhu cầu, trình độ của học sinh và đặc điểm, hoàn cảnh của nhà trường, địa phương. Muốn rèn một số kỹ năng sống thiết yếu cho học sinh đạt hiệu quả, cần phối hợp tốt các giải pháp sau: Tuyên truyền đến phụ huynh và giáo dục học sinh về tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng sống để từ đó thu hút sự phối hợp của các bậc cha mẹ học sinh trongviệc rèn kỹ năng sống cho học sinh. Giáo dục và hướng dẫn học sinh thực hành nhóm kỹ năng tự phục vụ qua một số hoạt động ở trường nhằm giúp các em biết tự chăm sóc bản thân, biết làm sạch đẹp môi trường xung quanh, sống có trách nhiệm hơn và sẵn sàng vượt qua thách thức trong cuộc sống. Bằng phương pháp động não giúp học sinh liên tưởng đến những hậu quả của hoạt động, trò chơi nguy hiểm và cố gắng phòng tránh tai nạn, thương tích cho bản thân và người xung quanh. Giáo dục kỹ năng sống còn tạo mối quan hệ thân thiện, cởi mở giữa thầy, trò, sự hứng thú tự tin, chủ động sáng tạo trong học tập, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Học sinh được giáo dục kỹ năng sống xác định được bổn phận và nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội. Kiên trì giáo dục và giúp học sinh thực hành nhóm kỹ năng giao tiếp-hoà nhập cuộc sống thông qua các môn học. Dùng vốn sống, tình thương và nhân cách của người thầy để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Học sinh không những học kiến thức ở thầy mà còn học 17
- tấm gương sống của người thầy “mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Người có kỹ năng sống luôn dễ dàng đi đến thành công. Kỹ năng sống luôn luôn được bổ sung, hoàn thiện để phù hợp với sự thay đổi của cuộc sống biến động. Do đó bất cứ ai cũng rèn, rèn nữa, rèn mãi các kỹ năng sống. 2. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đề tài “Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống quan trọng đối với học sinh lớp 3” chủ yếu đưa ra một số biện pháp rèn kỹ năng sống thiết yếu như kỹ năng tự phục vu; giao tiếp, hợp tác ; kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích. Các kinh nghiệm trong đề tài này dễ dàng áp dụng cho đối tượng học sinh lớp 3 trong các trường tiểu học. Một số biện pháp có thể áp dụng cho học sinh cả bậc học. Trên đây là một vài kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 3. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý vị và các bạn đồng nghiệp. 18
- TÀI LIỆU THAM KHẢO STT Tên tài liệu Tác giả Nhà xuất bản “Thực hành kĩ năng sống TS. Phan Quốc Việt NXB Giáo dục Việt 1 Dành cho học sinh lớp 3” Nam – Năm 2015 “Thực hành kĩ năng sống TS. Phan Quốc Việt NXB Giáo dục Việt 2 Dành cho học sinh lớp 2” Nam – Năm 2015 “Thực hành kĩ năng sống TS. Phan Quốc Việt NXB Giáo dục Việt 3 Dành cho học sinh lớp 1” Nam – Năm 2015 Kỹ năng tự phục vụ Tự phục vụ Tự phục vụ Tự phục vụ Chưa biết tự Năm Sĩ rất tốt khá tốt đạt yêu cầu phục vụ học số Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượng lượng lượng 2015- 32 28 96,5% 1 3,5% 0 2016 2016- 29 2017 Kỹ năng giao tiếp, hợp tác Năm Sĩ Tự phục vụ Tự phục vụ Tự phục vụ Chưa biết tự học số rất tốt khá tốt đạt yêu cầu phục vụ 19
- Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượng lượng lượng 2015- 32 28 96,5% 1 3,5% 0 2016 2016- 29 2017 Kỹ năng tự phục vụ Tự phục vụ Tự phục vụ Tự phục vụ Chưa biết tự Năm Sĩ rất tốt khá tốt đạt yêu cầu phục vụ học số Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượng lượng lượng 2015- 32 28 96,5% 1 3,5% 0 2016 2016- 29 2017 20