Báo cáo giải pháp Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt giờ thực hành “Chương III: Phần mềm trình chiếu” môn Tin học 9

doc 11 trang trangle23 16/08/2023 7552
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo giải pháp Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt giờ thực hành “Chương III: Phần mềm trình chiếu” môn Tin học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_giai_phap_mot_vai_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_hoc_tot.doc

Nội dung tóm tắt: Báo cáo giải pháp Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt giờ thực hành “Chương III: Phần mềm trình chiếu” môn Tin học 9

  1. Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt giờ thực hành “Chương III: Phần mềm trình chiếu” môn Tin học 9 I. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI: Ngày nay, công nghệ thông tin không còn xa lạ với mọi người từ già đến trẻ. Công nghệ thông tin len lõi vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế và xã hội. Trước sự phát triển không ngừng của đất nước trong thời kì hội nhập với nền kinh tế thế giới đòi hỏi thế hệ trẻ phải làm chủ công nghệ để ứng dụng vào lĩnh vực công tác của mình. Hiện nay, khoa học công nghệ nói chung và Tin học nói riêng là một phần không thể thiếu trong sự phát triển của đời sống xã hội và kinh tế. Ngành giáo dục phải thay đổi không ngừng để đáp ứng nhu cầu phát triển của thế giới. Đào tạo ra thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, nắm vững khoa học công nghệ ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. Để đáp ứng được các yêu cầu trên, môn Tin học đã được đưa vào giảng dạy ở các trường tiểu học và trung học cơ sở. Nhưng thực tế, qua những năm giảng dạy Tin học nói chung và Tin học 9 nói riêng. Bản thân tôi nhận thấy HS thường mắc những lỗi sau: - HS thường ít tập trung nghe giảng bài nên không theo kịp nội dung bài học. Dẫn đến chất lượng bài thực hành chưa cao. - Một số HS còn thụ động không phát biểu ý kiến xây dựng bài. - Vẫn còn một số em HS tiếp thu kiến thức còn chậm, đặc biệt là kĩ năng thực hành trên máy tính của học sinh còn yếu. - Một số em cho rằng Tin học là môn học phụ không quan trọng lắm. Điều này làm ảnh hưởng đến thái độ học tập của các em. Từ những thực trạng nói trên đã làm cho chất lượng học tập bộ môn Tin học trong các giờ thực hành chưa đạt kết quả cao. Dưới đây tôi xin trình bày một vài kinh nghiệm mà theo tôi có thể giúp cho HS học tốt hơn trong giờ thực hành môn Tin học 9. Trong năm học này, tôi mạnh dạn áp dụng đề tài Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt giờ thực hành “Chương III: Phần mềm trình chiếu” môn Tin học 9. Đề tài được nghiên cứu và áp dụng đối với HS khối 9 tại trường THCS Bình Lãng năm học 2018 – 2019. II. NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT: Trong chương trình Tin học cấp THCS các em được làm quen với phần mềm trình chiếu PowerPoint. Phần mềm này có vai trò vô cùng quan trọng. Sử dụng phần mềm trình chiếu đang là xu hướng phổ biến trong xã hội hiện nay. Trong giảng dạy, phần mềm trình chiếu đem lại những tiết dạy sinh động, trực quan về thế giới tự nhiên, xã hội vô cùng đa dạng và phong phú. GV: Lê Thị Ngọc Yến – Trường THCS Bình Lãng Trang 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt giờ thực hành “Chương III: Phần mềm trình chiếu” môn Tin học 9 Qua quá trình giảng dạy môn Tin học nói chung và Tin học 9 nói riêng. Bản thân tôi nhận thấy kĩ năng thực hành “Phần mềm trình chiếu” trên máy tính một số em còn hạn chế, các em chưa chủ động giải quyết vấn đề đặt ra, còn ỉ lại vào bạn khá giỏi. Dẫn đến kết quả bài thực hành chưa đạt chất lượng cao. Chính vì vậy, tôi đề ra một số biện pháp giúp các em học tốt hơn trong giờ thực hành: - Thực hành theo nhóm. - Hướng dẫn thao tác trực quan. - Chia nhỏ nội dung bài tập ra thành từng phần. III. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT: Sau đây tôi xin trình bày một vài kinh nghiệm mà theo tôi có thể giúp học sinh học tốt hơn trong giờ thực hành “Chương III: Phần mềm trình chiếu”: Phương pháp 1: Thực hành theo nhóm - Nhìn chung HS thích thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm hơn là phải trả lời giáo viên trước lớp. Vì khi giao tiếp trong nhóm nhỏ các em có điều kiện để thể hiện ngôn ngữ của các em mà không bị áp lực từ bên ngoài. - HS có điều kiện giúp đỡ lẫn nhau thay vì tiếp thu thụ động từ giáo viên. - Để thực hành theo nhóm đạt hiệu quả và tránh ỉ lại vào bạn khá giỏi. Giáo viên kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh bằng cách chỉ định một học sinh bất kỳ trong nhóm thực hiện lại các yêu cầu của bài thực hành. Có 2 cách đánh giá: + Nếu HS được chỉ định không thực hiện được thì trách nhiệm thuộc về cả nhóm. + Cho cả nhóm tự kiểm tra kết quả lẫn nhau, sau đó cử đại diện trình bày nội dung, kết quả bài thực hành là trách nhiệm chung của cả nhóm. - Giúp HS có tâm thế thoải mái, không áp lực. Đồng thời cho HS có cơ hội để phát triển các năng lực bản thân. VÍ DỤ: Trong Bài thực hành 6: THÊM MÀU SẮC VÀ ĐỊNH DẠNG TRANG CHIẾU (TIẾT 1) GV phải có sự chuẩn bị cần thiết cho tiết dạy: - Phòng học có đầy đủ máy tính và máy chiếu. - Phần mềm phục vụ dạy và học được cài đặt sẵn trong máy. - Giáo viên đến lớp trước giờ học, kiểm tra trang thiết bị phục vụ cho tiết học như máy tính hoạt động tốt, máy chiếu minh họa, đồ dùng dạy học, GV chia lớp thành các nhóm để hoàn thành nội dung của bài thực hành. GV: Lê Thị Ngọc Yến – Trường THCS Bình Lãng Trang 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt giờ thực hành “Chương III: Phần mềm trình chiếu” môn Tin học 9 Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV: yêu cầu hs đọc yêu cầu bài 1. Bài 1: Tạo màu nền cho trang - HS: đọc bài. chiếu - GV: chia 4 nhóm và giao nhiệm vụ: 1. Khởi động phần mềm trình chiếu Mỗi nhóm 1 kiểu nền trong 4 kiểu như và tạo 4 trang chiếu. hình 3.20, ở mỗi kiểu nền mỗi nhóm thực 2. Tạo màu nền tương tự hình 3.20 hiện 2 kiểu trong nhóm nền của mình. - HS: tiến hành thảo luận và thực hành trên máy. - GV: theo dõi giúp đỡ các HS thực hành yếu. - GV: trong khi các nhóm thực hành GV yêu cầu HS tìm hiểu thêm cách chọn màu *Một số lưu ý khi chọn màu nền hoặc kiểu nền không có sẵn dựa vào lưu hoặc ảnh nền cho trang chiếu: ý mục 2 SGK. - Màu nền đơn sắc: nếu màu nền GV: lưu ý nếu nhóm nào tất cả các bạn không có sẵn trên hộp thoại Format trong nhóm hoàn thành xong thì có thể Background, em nháy More Color tạo hết được 4 kiểu nền như hình 3.20 và chọn màu nền thích hợp càng tốt. - Hiệu ứng chuyển màu: Chọn lần - Hết thời gian: Đại diện 4 nhóm lên trình lượt con trượt bên trái và bên phải bày. trên thanh trượt phía dưới Gradient - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Stops và chọn Color rồi chọn màu - GV: nhận xét và tổng kết lại. thích hợp. - HS: theo dõi. - Hình ảnh làm nền: Nháy chọn - HS: tự thực hiện lại các kiểu nền còn lại Picture or Texture fill, rồi nháy trên máy tính của mình. File phía dưới mục Insert From - GV: quan sát và giúp đỡ những HS thực và chọn hình ảnh hành yếu. - Mẫu có sẵn làm nền trang chiếu: - GV: lưu ý những sai sót các em hay Nháy chuột chọn Picture or Texture mắc phải trên màn hình cho cả lớp quan fill rồi chọn Texture và chọn mẫu sát. trên danh sách - GV: yêu cầu hs đọc yêu cầu bài 2. Bài 2: Áp dụng mẫu cho định dạng - HS: đọc bài. 1. Tạo bài trình chiếu mới, dùng lệnh - GV: chia nhóm 2 HS và giao nhiệm vụ: New trên bảng chọn File → Blank B1: Thống nhất chủ đề đã chuẩn bị trước. Presentation → Create trong ngăn Ví dụ: chủ đề CÂY XANH (trình bày bên phải. Tạo thêm 2 trang chiếu mới ngắn gọn về vai trò, lợi ích của cây xanh) và nhập nội dung thích hợp theo ý B2: Thống nhất nội dung. em. GV: Lê Thị Ngọc Yến – Trường THCS Bình Lãng Trang 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt giờ thực hành “Chương III: Phần mềm trình chiếu” môn Tin học 9 B3: Thực hành tạo trang chiếu theo yêu 2. Chọn mẫu định dạng tùy ý. Hãy cầu đề bài và rút ra nhận xét. cho nhận xét về: - HS: tiến hành thảo luận và thực hành - Phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ và trên máy. màu chữ của nội dung văn bản trên - GV: theo dõi giúp đỡ các HS thực hành yếu. các trang chiếu. - GV: nhóm nào làm xong gửi bài đại - Kích thước và vị trí các khung văn diện nhóm đó vào địa chỉ gmail để trình bản trên các trang chiếu. bày trên màn hình cả lớp quan sát. - Hết giờ: Đại diện 4 nhóm lên trình bày kết quả tương tự như sau: Nội dung 1: Tạo bài trình chiếu Nội dung 2: Áp dụng mẫu định dạng - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Các em dễ dàng rút ra được nhận xét: + Bài trình chiếu sẽ tự động có nền, phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ, và màu chữ. + Kích thước và vị trí các khung văn bản tự điều chỉnh tùy theo mẫu em chọn. - GV: nhận xét và tổng kết lại. - HS: theo dõi. GV: Lê Thị Ngọc Yến – Trường THCS Bình Lãng Trang 4
  5. Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt giờ thực hành “Chương III: Phần mềm trình chiếu” môn Tin học 9 Kết quả là đa số các em đều tạo được màu nền (hoặc ảnh nền) cho các trang chiếu. Thực hiện được các thao tác định dạng văn bản trên trang chiếu. Áp dụng được các mẫu bài trình chiếu có sẵn cho trang chiếu của mình. Phương pháp 2: Hướng dẫn thao tác trực quan Được sử dụng trong các tiết dạy hình thành kiến thức mới cho HS. Tùy theo nội dung bài học mà tôi kết hợp trình chiếu ví dụ minh họa, video liên hệ thực tế, thao tác trực tiếp trên màn hình máy chiếu cho HS quan sát. Từ đó giúp các em nắm bắt vấn đề nhanh hơn, dễ hiểu bài và khắc sâu kiến thức hơn. Giáo viên cần chuẩn bị trước bài giảng điện tử các file ví dụ, hình ảnh, phục vụ cho tiết dạy. VÍ DỤ: Trong BÀI 11: TẠO CÁC HIỆU ỨNG ĐỘNG (Tiết 1) Để HS nắm và tạo được các hiệu ứng động GV phải kết hợp hướng dẫn thao tác trực quan cho HS quan sát. Hoạt động của GV và HS Nội dung Trước khi đi vào nội dung, GV lần lượt VD1: Chưa sử dụng hiệu ứng đưa ra các ví dụ như hình 3.42 và 3.43 Cách 1: Hình 3.42 cho HS quan sát và rút ra nhận xét. - GV: Lần lượt trình chiếu 2 cách tạo các trang chiếu về Hồ Hoàn Kiếm trong SGK. - GV: Theo em, cách trình bày nào hiệu quả hơn? - HS: trả lời: cách 2 (hình 3.43) - GV: Trình bày trang chiếu theo cách 1 nhưng có sử dụng các hiệu ứng động để Cách 2: Hình 3.43 trình chiếu từng nội dung. - HS: quan sát. - GV: nhận xét. GV: Lê Thị Ngọc Yến – Trường THCS Bình Lãng Trang 5
  6. Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt giờ thực hành “Chương III: Phần mềm trình chiếu” môn Tin học 9 - GV: cho HS xem 2 video ngắn của Video 1: sinh viên sử dụng phần mềm trình chiếu thuyết trình luận văn tốt nghiệp. Mỗi video trong vòng 30 giây. - HS: quan sát. - GV: Em hãy kể thêm 1 vài lĩnh vực trong thực tế có ứng dụng phần mềm trình chiếu. - HS: trả lời. - GV: Liên hệ thực tế. Chúng ta thấy được phần mềm trình chiếu được ứng Video 2: dụng rất rộng rãi trong thực tiễn cuộc sống. - HS: thấy được tầm quan trọng của công nghệ thông tin nói chung, phần mềm trình chiếu nói riêng. 1. Hiệu ứng động cho đối tượng trên - GV: Theo em mục đích của các hiệu trang chiếu: ứng động là gì? * Mục đích của các hiệu ứng động: - HS: trả lời. - Thu hút sự chú ý của người nghe hoặc - GV: Giới thiệu dải lệnh Animations nhấn mạnh những điểm quan trọng. và các hiệu ứng trong đó. - Điều khiển quá trình thuyết trình một - HS: quan sát. cách hiệu quả hơn. - GV: Các em hãy mở bài CÂY XANH * Các bước̉ tạo hiệu ứng động cho đối đã tạo trong các tiết thực hành trước. tượng trên trang chiếu như sau: - GV: chia nhóm 2 HS thực hành tạo - Chọn đối tượng trên trang chiếu cần GV: Lê Thị Ngọc Yến – Trường THCS Bình Lãng Trang 6
  7. Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt giờ thực hành “Chương III: Phần mềm trình chiếu” môn Tin học 9 hiệu ứng cho trang chiếu thứ 2. áp dụng hiệu ứng động. - HS: thực hành trên máy. - Mở dải lệnh Animations. - HS lên thực hiện trên máy chiếu. - Nháy chọn hiệu ứng động thích hợp - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. trong nhóm Aninmation. - GV: thực hành mẫu cho HS các thao tác để tạo hiệu ứng động cho đối tượng trên trang chiếu. - HS: quan sát và ghi bài. - GV: Chỉ vào khu vực các hiệu ứng - Lưu ý: Nháy nút More thường dùng được hiển thị sẵn trên dải lệnh. Nếu chưa ưng ý với các hiệu ứng động đó em có thể nháy nút More để lựa chọn các hiệu ứng động khác. - HS: lắng nghe và ghi nhớ. - GV: Cho HS quan sát bài trình chiếu 2. Hiệu ứng chuyển trang chiếu: theo 2 cách: không có hiệu ứng chuyển trang và có hiệu ứng chuyển trang. - HS: tìm ra sự khác nhau. - GV: Chúng ta có thể thay đổi cách xuất hiện của trang chiếu, ví dụ cho trang chiếu xuất hiện giống như cuộn giấy được mở dần ra, Ta gọi đó là hiệu ứng chuyển trang chiếu. - GV: Giới thiệu dải lệnh Transitions và - Các bước đặt hiệu ứng chuyển cho các thành phần trên đó. các trang chiếu như sau: - HS: quan sát. 1. Chọn các trang chiếu cần tạo hiệu - HS: thao tác trên máy. ứng. - HS lên thực hiện. Cả lớp quan sát, bổ 2. Mở dải lệnh Transitions và chọn sung. kiểu hiệu ứng chuyển trang chiếu - GV: nhận xét, HS ghi bài. trong nhóm Transition to This Slide. - GV: Nếu muốn bỏ tất cả các hiệu ứng 3. Nháy Apply To All trong nhóm chuyển trang đã tạo ta làm như thế nào? Timing nếu muốn áp dụng kiểu hiệu - HS: thảo luận nhóm và trả lời ứng đã chọn cho mọi trang chiếu; nếu - GV: nhận xét và minh họa. không hiệu ứng chỉ được áp dụng cho các trang chiếu đã được chọn trước. Kiểu đầu tiên None: không hiệu ứng GV: Lê Thị Ngọc Yến – Trường THCS Bình Lãng Trang 7
  8. Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt giờ thực hành “Chương III: Phần mềm trình chiếu” môn Tin học 9 - GV: giới thiệu cho HS các tính năng - Các tùy chọn để thiết lập thời gian thiết lập thời gian cho hiệu ứng. cho hiệu ứng chuyển trang chiếu: + Duration: Thời gian thực hiện hiệu ứng chuyển. + On Mouse Click: Trang chiếu tiếp theo xuất hiện khi nháy chuột. + After: Tự động chuyển trang sau - HS: vừa quan sát vừa thực hiện trên một khoảng thời gian. bài CÂY XANH. Nhìn chung các em đã nắm được: - Biết vai trò và tác dụng của các hiệu ứng động khi trình chiếu. - Biết cách tạo hiệu ứng động cho các đối tượng và hiệu ứng chuyển trang. Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy đối với các tiết dạy học hướng dẫn thao tác trực quan học sinh dễ hiểu bài hơn, tập trung chú ý bài hơn. Vì có một số nội dung nếu chỉ liệt kê thao tác mà không minh hoạ cụ thể thì HS không thể hình dung được. Từ đó dẫn đến HS không hiểu bài, các em sẽ gặp khó khăn trong những giờ thực hành. Do đó, việc GV thiết kế trước một bài dạy học phù hợp với nhiều đối tượng HS là bước quan trọng của một tiết dạy. Thiết kế trước bài dạy giúp GV chuẩn bị chu đáo hơn về kiến thức, kĩ năng, phương pháp, tiến trình để đi vào một tiết dạy. Phương pháp 3: Chia nhỏ nội dung bài tập ra thành từng phần GV chia bài tập lớn ra thành từng nội dung nhỏ cho các em thực hành. GV đưa ra yêu cầu hoàn thành từng nội dung trong khoảng thời gian nhất định nào đó với mỗi nhóm đối tượng. Điều này giúp cho các em thực hành yếu cố gắng hơn và các em biết được công việc cụ thể cần thực hiện. Đối với một số bài tập không có yêu cầu cụ thể, GV nên yêu cầu HS thực hiện bài tập theo từng giai đoạn và GV kiểm tra kết quả từng giai đoạn để hoàn thành bài tập. Với cách thực hành từng phần này GV dễ dàng uốn nắn và sửa sai HS kịp thời. VÍ DỤ: Trong Bài thực hành 8: HOÀN THIỆN BÀI TRÌNH CHIẾU VỚI HIỆU ỨNG ĐỘNG (Tiết 2) GV tiến hành cho HS hoàn thành bài tập 3 theo từng phần. Các em làm việc cá nhân. Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV: yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 3. Bài 3. Tạo bài trình chiếu. - HS: đọc yêu cầu. Tạo bài trình chiếu gồm một vài GV: Lê Thị Ngọc Yến – Trường THCS Bình Lãng Trang 8
  9. Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt giờ thực hành “Chương III: Phần mềm trình chiếu” môn Tin học 9 - GV: chia bài tập 3 ra thành 4 nội dung trang chiếu và trang tiêu đề. Tạo màu nhỏ cho các em thực hành. nền cho trang tiêu đề bằng một hình 1. Tạo bài trình chiếu. ảnh và các trang khác có màu nền 2. Tạo màu nền cho trang tiêu đề bằng theo ý em. Nhập nội dung văn bản đã một hình ảnh. chuẩn bị trong bài tập 6 (Bài 9) giới 3. Các trang khác có màu nền theo ý em. thiệu thắng cảnh quê hương em vào 4. Nhập nội dung văn bản đã chuẩn bị. các trang chiếu và lưu kết quả. - HS: thực hành lần lượt từng nội dung. - GV: quy định thời gian cho từng nội Kết quả bài làm của HS: dung để kiểm tra tiến độ của. Từ đó, GV + Trang 1: đánh giá được trình độ chung và uốn nắn kịp thời các lỗi của HS. - Hết thời gian thực hiện nội dung 1. - HS thay phiên nhau lên thực hiện trên máy chiếu: tạo 4 trang chiếu. - HS nào hoàn thành trước GV có thể gọi lên thực hiện trong khi các HS khác thực hành. + Trang 2: - Tương tự nội dung 2, 3, 4. - Trong quá trình HS thực hành GV quan sát và giúp đỡ HS thực hành chậm và yếu, giúp các em theo kịp tiến độ chung. - GV: Kiểm tra bài thực hành hoàn chỉnh của HS và nhắc nhở những lỗi sai và khen những bạn có thao tác tốt. - Nội dung trên 4 trang chiếu theo bố cục: + Trang tiêu đề. + Trang 3: + Giới thiệu về các cảnh đẹp quê hương. + Hình ảnh 1 vài cảnh đẹp quê hương em. + Liệt kê các thắng cảnh đẹp của đất nước. - GV chỉ định 1 vài HS gửi bài vào địa chỉ gmail để trình chiếu cho cả lớp quan sát và nhận xét. GV: Lê Thị Ngọc Yến – Trường THCS Bình Lãng Trang 9
  10. Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt giờ thực hành “Chương III: Phần mềm trình chiếu” môn Tin học 9 + Trang 4: Tùy theo nội dung bài học GV có thể kết hợp đồng thời 3 phương pháp nói trên hoặc chỉ sử dụng 1 trong các phương pháp đã nêu. Trong mỗi tiết học GV cần phải phát huy tính tích cực, chủ động của HS. Đặt HS làm vị trí trung tâm, giúp HS tự phát hiện vấn đề, GV chỉ là người gợi ý, hướng dẫn, chỉnh sửa bài làm của các em. Đây là môn học chủ yếu thực hành nhiều trên máy tính nên GV cần cho các em ghi bài ngắn ngọn, dễ học, dễ vận dụng kiến thức để thực hành. Tóm lại, qua thời gian nghiên cứu và áp dụng đề tài “Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt giờ thực hành “Chương III: Phần mềm trình chiếu” môn Tin học 9” giúp HS thực hành tốt hơn. IV. KẾT QUẢ CHUYỂN BIẾN CỦA ĐỐI TƯỢNG: Qua nghiên cứu và thực hiện các phương pháp trên tôi nhận thấy: - Đối với các tiết lý thuyết các em tập trung nghe giảng bài hơn và hoàn thành yêu cầu GV đặt ra. - HS hoàn thành số lượng bài tập thực hành nhiều hơn trước, hiệu quả hơn. - HS học tập tích cực hơn, sáng tạo hơn và làm được bài tập thực hành ngay tại lớp. - HS không làm mất trật tự, nhốn nháo trong giờ thực hành, GV dễ dàng quản lý và hướng dẫn nội dung thực hành. Kết quả bài kiểm tra 15’ thực hành về phần mềm trình chiếu ở tuần 24 sau khi áp dụng đề tài. Sau đây là bảng thống kê chất lượng học tập qua quá trình áp dụng đề tài như sau: Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Lớp Sỉ SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL số 91 3 3 100% - - - - - - - - 92 3 3 100% - - - - - - - - 93 8 8 100% - - - - - - - - Tổng 14 14 100% - - - - - - - - cộng GV: Lê Thị Ngọc Yến – Trường THCS Bình Lãng Trang 10
  11. Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt giờ thực hành “Chương III: Phần mềm trình chiếu” môn Tin học 9 Qua bảng thống kê trên cho thấy: Sau thời gian áp dụng đề tài số HS đạt trung bình trở lên chiếm 100%, số HS đạt điểm giỏi 100%. Kết quả là chất lượng học tập của HS nâng lên rõ rệt hơn so với các bài kiểm tra thực hành ở học kì 1. HS thực hành thành thạo hơn. V. KẾT LUẬN: 1. Tóm lược giải pháp: Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng đề tài Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt giờ thực hành “Chương III: Phần mềm trình chiếu” môn Tin học 9 bản thân tôi rút ra được một vài kinh nghiệm sau: Tùy theo nội dung mỗi tiết học mà GV vận dụng các phương pháp nói trên để đạt được mục tiêu của bài học: - Phương pháp thực hành theo nhóm: các em trong nhóm cùng hỗ trợ nhau thực hiện nhiệm vụ học tập. Kết quả là HS thực hiện nhiệm vụ học tập theo tiến trình chung của cả lớp. Các em thực hành còn yếu có cố gắng hơn rất nhiều. Qua đó phát triển các năng lực cho HS. - Phương pháp hướng dẫn thao tác trực quan: dạy học trực quan giúp HS hiểu bài hơn, các em tập trung chú ý bài hơn, chép bài đầy đủ hơn. - Phương pháp chia nhỏ nội dung bài tập ra thành từng phần: giúp GV dễ phát hiện các lỗ hỏng kiến thức của HS. GV đảm bảo tất cả HS đều thực hiện nhiệm vụ học tập. HS không lơ là mà tranh thủ hoàn thành xong nội dung GV yêu cầu đúng thời gian quy định. Các em được GV uốn nắn, sửa sai kịp thời. - Đặc biệt, qua các ví dụ liên hệ thực tế của GV lồng ghép trong tiết học. Các em thấy được tầm quan trọng của Tin học trong đời sống nên không còn ý nghĩ môn chính và môn phụ. Từ đó, các em có thái độ học tập tích cực hơn. 2. Phạm vi đối tượng áp dụng: Đề tài này tôi đã nghiên cứu và áp dụng cho HS khối 9 của trường THCS Bình Lãng và có thể áp dụng cho HS khối 9 các trường THCS trong huyện. Trên đây chỉ là một vài ý kiến tôi đưa ra để cùng trao đổi với các đồng nghiệp nhằm góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, giúp các em yêu thích môn học. Từ đó, phát triển nguồn nhân lực trẻ nắm vững công nghệ thông tin, Lạc Tấn, ngày 25 tháng 04 năm 2019 Người viết Lê Thị Ngọc Yến GV: Lê Thị Ngọc Yến – Trường THCS Bình Lãng Trang 11