Báo cáo giải pháp Sử dụng phương pháp gợi mở giúp học sinh phát huy tính tưởng tượng qua phân môn vẽ tranh

doc 9 trang trangle23 16/08/2023 2092
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo giải pháp Sử dụng phương pháp gợi mở giúp học sinh phát huy tính tưởng tượng qua phân môn vẽ tranh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_giai_phap_su_dung_phuong_phap_goi_mo_giup_hoc_sinh_p.doc

Nội dung tóm tắt: Báo cáo giải pháp Sử dụng phương pháp gợi mở giúp học sinh phát huy tính tưởng tượng qua phân môn vẽ tranh

  1. SKKN: SỬ DỤNG PP GỢI MỞ GIÚP HS PHÁT HUY TÍNH TƯỞNG TƯỢNG QUA PHÂN MÔN VẼ TRANH Phần 1. Thực trạng đề tài SKKN Lứa tuổi học sinh THCS tuổi từ 11-15 tuổi đang theo học từ lớp 6 - 9, là lứa tuổi bướng bỉnh khó bảo với sự mạnh mẽ về tâm sinh lý, biểu hiện tình cảm rõ ràng, sự yêu, sự ghét đồng thời có biểu hiện của sự e thẹn ngại ngùng, ảnh hưởng đến kết quả bài vẽ của các em. Trong quá trình làm bài các em thường che bài vẽ của mình không để thầy cô giáo thấy, đồng thời cảm giác mình đã lớn nên các em muốn độc lập trong bài vẽ của mình muốn thể hiện bản lĩnh của bản thân rằng mình sẽ làm được, sẽ vẽ được nhưng khi bắt tay vào bài vẽ thì đa số các em không thể hiện được ý tưởng của mình. Ở học sinh THCS đa số các em thích vẽ theo suy nghĩ, ý thích của mình hơn là vẽ theo sự hướng dẫn của giáo viên. Nghĩ gì là vẽ nấy, đặt bút vào là vẽ không theo trình tự khuôn khổ các bước vẽ. Chính vì vậy người giáo viên cần hiểu và hướng dẫn các em dần dần, để các em nắm bắt và thấy được tác dụng của việc vẽ tranh đúng đem lại cho bài vẽ của mình có một kết quả tốt. Các em thường vẽ tranh theo nhiều nội dung đề tài khác nhau, một số em cũng tìm cho mình được nội dung và cách thể hiện rất dí dỏm, có nhiều bố cục lạ, đẹp mắt nhưng cũng không ít bố cục thể hiện sự lỏng lẻo vụng về, lúng túng của các em trong khi xây dựng bố cục. Về hình tượng thì đa phần các em chưa có suy nghĩ tìm tòi về dáng, hình, động tác và nhất là những đặc điểm điển hình trong từng loại đề tài hay nội dung mà các em chọn. Bởi hình tượng các em chọn để vẽ còn chung chung, thiếu cái động, tĩnh, thiếu chiều sâu bức tranh. Các em vẽ tranh đơn giản chỉ là kể, tả lại những hoạt động, động tác của nhân vật, người hay vật hay một quang cảnh nào đó. Đa số học sinh thể hiện màu sắc trong tranh thường rực rỡ đôi khi trở nên đối lập về màu sắc khiến cho tranh trở nên khô cứng ngay cả tranh về đề tài thơ mộng. Những đề tài được các em ưa thích nhất thường là tranh phong cảnh, bởi vì đó là những thứ gần gũi được các em quan sát thu nhận một cách thường xuyên thể hiện trí tưởng tượng ghi nhớ của các em hết sức phong phú đa dạng. Do đó khi giáo viên yêu cầu học sinh thực hành thì đa số các em lại dựa vào những mẫu có sẵn, chưa có sự sáng tạo nên các em chủ quan chưa thật sự tích cực. Để tìm hiểu biện pháp giải quyết với vấn đề như trên, đây là một vấn đề hết sức khó khăn đối với giáo viên. Là một giáo viên dạy môn mĩ thuật tôi nghĩ rằng vấn đề gợi mở để phát huy tính sáng tạo, giảm bớt sự khuôn mẫu, đồng điệu cho học sinh, chính là nền tảng cơ bản để nâng cao chất GV: TRƯƠNG THỊ DIỄM THÚY1 TRƯỜNG THCS NHỰT TÂN
  2. SKKN: SỬ DỤNG PP GỢI MỞ GIÚP HS PHÁT HUY TÍNH TƯỞNG TƯỢNG QUA PHÂN MÔN VẼ TRANH lượng bộ môn này. Như thế vấn đề cốt lõi là phải đổi mới phương pháp dạy mĩ thuật của thầy, xây dựng phong cách học tập tiến bộ của trò. Từ thực tế trong giảng dạy, tôi nhận thấy giúp học sinh phát huy tính sáng tạo là một yêu cầu không thể thiếu và không phải lúc nào cũng dễ dàng. Từ đó, tôi mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng đề tài Sử dụng phương pháp gợi mở giúp học sinh phát huy tính tưởng tượng qua phân môn vẽ tranh. Tôi xây dựng phiếu điều tra trước và sau khi tiến hành thực nghiệm để xem thái độ và nhận thức của học sinh như thế nào đối với phân môn Vẽ tranh: Stt Nội dung câu hỏi Trả lời Em có thích học phân môn Vẽ tranh 1 không? 2 Em có hiểu nội dung bài học không? 3 Bài thực hành của em được xếp loại gì? . Giáo viên phát phiếu điều tra kết hợp với việc đánh giá bài học trước. Kết quả thu được như sau: Bảng 1: Kết quả điều tra trước khi thực hiện giải pháp: Sĩ Nội dung Khối Thái độ Nhận thức số bài dạy Thích Bình thường Không thích Số Số Số Số Vẽ tranh % % % % lượng lượng lượng lượng 8 145 đề tài gia đình. 35 24,1 78 53,8 32 22,1 113 77,9 GV: TRƯƠNG THỊ DIỄM THÚY2 TRƯỜNG THCS NHỰT TÂN
  3. SKKN: SỬ DỤNG PP GỢI MỞ GIÚP HS PHÁT HUY TÍNH TƯỞNG TƯỢNG QUA PHÂN MÔN VẼ TRANH Phần 2. Nội dung cần giải quyết Ta thấy rằng qua việc sử dụng phương pháp gợi mở để phát huy tính tưởng tượng của học sinh qua phân môn vẽ tranh là một điều hết sức quan trọng, đảm bảo cho tiết dạy, bài dạy hiệu quả hơn, đem lại sự thành công trong công tác giảng dạy. 2.1 Gợi mở qua đồ dùng dạy học. 2.2 Gợi mở khi dạy lí thuyết. 2.3 Gợi mở khi hướng dẫn thực hành. Phần 3. Biện pháp giải quyết 3.1 Gợi mở qua đồ dùng dạy học. Ngoài việc chuẩn bị giáo án, phương pháp dạy học thì một điều không thể thiếu đó là đồ dùng trực quan (tranh, ảnh minh hoạ) vì ở lứa tuổi trẻ em thì tranh ảnh nó có tác dụng rất mạnh đến thị giác và trí nhớ của các em, do vậy cần phải có đồ dùng trực quan phong phú và phải biết sử dụng đúng lúc. Mĩ thuật là môn học trực quan, đối tượng của môn mĩ thuật thường là những gì ta có thể nhìn thấy, sờ được - có hình, có khối, có đậm nhạt, có màu sắc ở xung quanh ta, gần gũi và quen thuộc. Dạy mĩ thuật thường dạy trên đồ dùng dạy học. Do vậy, đồ dùng dạy học của môn mĩ thuật là nội dung là kiến thức của bài học, dạy bằng trực quan bao giờ cũng mang lại hiệu quả cao. Giáo viên phải phân tích kĩ nội dung đề tài, chọn nội dung cho đúng đề tài, các bước tiến hành một bài vẽ tranh đề tài phải thực hiện theo những bước nào? Những bước đó là gì? Kết hợp đồ dùng minh hoạ để học sinh dễ nhớ dễ nắm bắt và bài vẽ của học sinh lớp trước để các em có thể thấy được mức độ thể hiện bài, tham khảo tranh của các hoạ sĩ về nội dung. Tuỳ vào số lượng bài mà những bài sau có thể giảm thời lượng lý thuyết và tăng dần thời gian thực hành, hướng các em đi vào trình tự các bước vẽ tranh. Nên giới thiệu qua đồ dùng minh hoạ và kết hợp trực tiếp vẽ minh hoạ bảng để học sinh nhận thức rõ ràng hơn trình tự các bước cũng như ưu điểm khi tiến hành theo trình tự các bước đem lại và nó cụ thể hơn khi chỉ là những lý thuyết chung chung. Nếu như giới thiệu nội dung rồi mới chỉ vào tranh, e rằng học sinh không chú ý không nhận ra được cách tiến GV: TRƯƠNG THỊ DIỄM THÚY3 TRƯỜNG THCS NHỰT TÂN
  4. SKKN: SỬ DỤNG PP GỢI MỞ GIÚP HS PHÁT HUY TÍNH TƯỞNG TƯỢNG QUA PHÂN MÔN VẼ TRANH hành (đâu là mảng, đâu là hình trong mảng). Tìm bố cục, phác mảng chính phụ sao cho hợp lý, cân đối với tờ giấy rõ trọng tâm, rõ nội dung thể hiện được chủ đề. Vẽ hình, vẽ màu phải rõ đặc điểm của đối tượng không vẽ chung chung. Vẽ màu thì không vẽ hình quá chi tiết cụ thể sẽ rất khó để thể hiện, màu có thể vẽ như thực hoặc theo cảm hứng song cần chú ý, tương quan giữa các màu, không vẽ độc lập từng màu, chú ý đến độ đậm nhạt của các màu gam màu để thể hiện được tính chất bài vẽ. Vận dụng triệt để lợi thế khoa học công nghệ thông tin sẽ đem lại hiệu quả cao trong công tác giảng dạy. Cho nên là người giáo viên nói chung giáo viên dạy mĩ thuật nói riêng cần phải nhanh chóng tiếp cận nắm bắt những lợi thế mà khoa học đem lại, tạo hứng thú và sự đổi mới trong cách giảng dạy. 3.2 Gợi mở khi dạy lí thuyết. Đối với bài dạy lí thuyết, giáo viên thường dùng các câu hỏi kết hợp với việc chỉ ra đối tượng thực tế (mẫu vẽ, hình minh hoạ ) để học sinh quan sát suy nghĩ và tự tìm ra cách lí giải hay nhận xét hoặc kết luận của mình. Chẳng hạn: Hai bài vẽ này giống nhau và khác nhau ở chổ nào? (bố cục, màu sắc ) Em thích bài vẽ nào? Vì sao? Hay giáo viên dựa vào thực tế từng bài cụ thể, đặt các câu hỏi gợi ý, mở ra cách giải quyết sao cho phù hợp. Chú ý: + Các câu hỏi gợi mở phải mang tính khích lệ, động viên, sao cho mỗi học sinh cảm thấy mình cần phải suy nghĩ, tìm kiếm thêm để bài vẽ đẹp hơn, mong muốn có bài vẽ đẹp như ý. + Lời nhận xét, gợi mở tuyệt nhiên không mang tính phủ định, “Thế này không đẹp” hoặc quyết định, “không làm thế này” hay mệnh lệnh “Phải làm lại, như thế này mới đúng ”. + Lời nhận xét, câu gợi mở phải “mềm” và luôn ở dạng nghi vấn. Ví dụ: “ Vẽ thế này cũng được nhưng có lẽ chưa đẹp lắm”. “Em còn có thể vẽ khác được không?” + Lời nhận xét, câu gợi mở cần sát với từng học sinh để qua đó, mỗi em điều có thể suy nghĩ và tìm ra cách làm cho bài của mình hoàn hảo hơn. Do vậy, gợi mở cần có mức độ đối với từng đối tượng học sinh. Khi soạn giáo án cần soạn kĩ biết chắt lọc những lời thoại, câu hỏi chính và câu hỏi gợi mở phải rõ ràng dễ hiểu nhằm tạo hứng thú và sôi nổi trong từng đối tượng học sinh. Nên tránh những câu hỏi dài khó hiểu và những câu hỏi lững . GV: TRƯƠNG THỊ DIỄM THÚY4 TRƯỜNG THCS NHỰT TÂN
  5. SKKN: SỬ DỤNG PP GỢI MỞ GIÚP HS PHÁT HUY TÍNH TƯỞNG TƯỢNG QUA PHÂN MÔN VẼ TRANH + Đối với học sinh kém cần gợi mở cụ thể hơn giúp các em nhận ra chỗ chưa đúng chưa đẹp để bài vẽ đẹp hơn .Ví dụ: Bố cục có lỏng lẻo quá không, hay màu sắc có lộn xộn quá không? + Đối với học sinh khá, trung bình thì có thể gợi mở để các em tự tìm ra, tự điều chỉnh hay sửa chữa. Ví dụ: Chỗ này màu này như thế nào? Làm sao cho bài vẽ đẹp hơn? + Đối với học sinh giỏi thì yêu cầu cao hơn. Ví dụ: Thử tìm xem bài vẽ có chỗ nào chưa hợp lý? Có thể vẽ khác được không? Gợi mở là phương pháp giúp cho học sinh hình dung được ngay những hình ảnh mà các em không nhìn thấy trước mắt, giúp các em nhớ lại những hình ảnh mà các em đã từng nhìn thấy trong quá khứ, để các em có thể thực hành tốt bài vẽ từ các bước như chọn nội dung, chọn hình ảnh, sắp xếp bố cục, chọn màu sắc, Môn học mĩ thuật không nhất thiết đòi hỏi các em vẽ phải đẹp các bài tập thực hành mà muốn các em có sự cảm nhận giá trị nghệ thuật, nắm được mục tiêu giáo dục ở trong mỗi bài học. Sự liên hệ với đời sống thực tế rất cần cho bài học lí thuyết, giáo viên nên có nhiều liên hệ thực tế để làm rõ hơn những khái niệm vừa được trình bày. 3.3 Gợi mở khi hướng dẫn thực hành. Qua thời gian trực tiếp giảng dạy bản thân tôi nhận thấy phương pháp Gợi mở giúp học sinh thực hành có hiệu quả rất cao trong bài vẽ của mình. Nhưng cần đảm bảo các điều kiện như: *Gợi mở là một phương pháp giúp học sinh phát huy trí sáng tạo ở các bước của bài vẽ : - Gợi mở để học sinh nhớ lại được đối tượng về hình dáng chung, về cấu trúc, về đậm nhạt và tỉ lệ của nó. Giúp người vẽ có ý định sắp xếp cho bài vẽ của mình, sao cho hình vẽ hợp tỉ lệ với trang giấy và làm cho bài vẽ đẹp hơn. - Gợi mở để học sinh có được nhiều thông tin. - Gợi mở từ bao quát đến chi tiết. - Gợi mở cách nhận xét. * Gợi mở là giúp học sinh hình dung lại cụ thể hơn vấn đề qua những gợi ý của giáo viên: - Gợi mở về đề tài. - Gợi mở về chủ đề (nội dung của đề tài). - Gợi mở về cách phác mảng (mảng chính, mảng phụ) GV: TRƯƠNG THỊ DIỄM THÚY5 TRƯỜNG THCS NHỰT TÂN
  6. SKKN: SỬ DỤNG PP GỢI MỞ GIÚP HS PHÁT HUY TÍNH TƯỞNG TƯỢNG QUA PHÂN MÔN VẼ TRANH - Gợi mở về bố cục. - Gợi mở về hình vẽ (hình ảnh chính, hình ảnh phụ). - Gợi mở về nét vẽ (nét to, nhỏ tạo sinh động cho bài vẽ) - Gợi mở về màu sắc (màu nóng, lạnh, màu tạo không gian và thời gian, ) - Gợi mở về đậm nhạt (sắc độ) Không áp đặt đòi hỏi quá cao đối với học sinh. Nên lấy động viên, khích lệ là chính, cố gắng tìm những ưu điểm dù nhỏ nhất ở từng học sinh để kịp thời động viên, khen ngợi. Dưới đây là ví dụ cụ thể: Bài 12:Vẽ tranh - ĐỀ TÀI GIA ĐÌNH (Mĩ thuật 8). * Hoạt động 1- Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài: phần này giáo viên dùng tranh, ảnh trực quan và gợi mở giúp học sinh tìm hiểu về các hoạt động sinh hoạt tập thể và đơn lẽ khác nhau để HS có hướng chọn nội dung cho bài vẽ của mình. * Hoạt động 2- Hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh (đây là phần trọng tâm của bài) giáo viên vừa cho HS xem tranh, ảnh minh hoạ vừa giảng giải, vừa minh hoạ bảng giúp HS nắm bắt cách vẽ tranh. Các hoạt động minh hoạ cho ví dụ Giáo viên nhắc lại cách vẽ tranh đã học như: chọn nội dung, chọn hình ảnh và lược bỏ chi tiết để bố cục tranh có trọng tâm hợp lí, thuận mắt. Sau khi chọn được chủ đề GV Gợi mở: > Bố cục mảng (mảng chính, mảng phụ). (Mảng chính sắp xếp chỗ nào, mảng phụ sắp xếp chỗ nào cho phù hợp). > Gợi ý cách tìm hình ảnh chính phụ và cách vẽ hình: Những hình ảnh nào là hình ảnh chính? Những hình ảnh nào là hình ảnh phụ? Cách vẽ hình (hình ảnh chính, hình ảnh phụ) sao cho phù hợp và làm rõ nội dung. > Gợi ý về màu sắc (màu nóng, lạnh, màu tạo không gian và thời gian, ) * Hoạt động 3- Hướng dẫn học sinh làm bài: phần này HS thực hành là chủ yếu, giáo viên chỉ theo dõi gợi ý (giáo viên sử dụng phương pháp minh hoạ trực quan và gợi mở giúp HS làm bài nhưng không được để HS vẽ theo hình minh hoạ gợi ý của giáo viên). GV: TRƯƠNG THỊ DIỄM THÚY6 TRƯỜNG THCS NHỰT TÂN
  7. SKKN: SỬ DỤNG PP GỢI MỞ GIÚP HS PHÁT HUY TÍNH TƯỞNG TƯỢNG QUA PHÂN MÔN VẼ TRANH Phần 4. Kết quả Các em biết tự khám phá những điều mới lạ trong bài học, theo cách nghĩ và cách hiểu của mình một cách độc lập tích cực, biết cảm nhận được những cái hay, cái đẹp từ những bài học cụ thể mà các em được học được làm quen. Từ đó các em yêu thích học mĩ thuật. Bảng 2: Kết quả sau khi thực hiện các giải pháp: Nội dung Khối Sỉ số Thái độ bài dạy Nhận thức Bình Không Thích thường thích Số Số Số Số Vẽ tranh đề % % % % 8 145 lượng lượng lượng lượng tài gia đình. 82 56,5 61 42,1 2 1,4 145 100 *Qua bảng 1 và bảng 2 cho thấy các giải pháp đưa ra để phát huy tính tưởng tượng của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học phân môn vẽ tranh đã thành công. Học sinh đã thay đổi từ thái độ đến nhận thức. Trước thực nghiệm, phần trăm học sinh có thái độ thích chỉ đạt 24,1 % nhưng sau thực nghiệm đã đạt 56,5 %. Thái độ bình thường trước thực nghiệm là 53,8% sau thực nghiệm là 42,1%. Thái độ không thích đã giảm xuống rõ rệt từ 22,1% xuống chỉ còn 1,4 %. Như vậy các biện pháp được áp dụng đã mang lại hứng thú học tập rõ rệt cho học sinh, khi có hứng thú học tập thì học sinh sẽ đạt được kết quả cao hơn trong học tập. Bằng chứng cụ thể đó là nhận thức của học sinh thông qua kết quả các bài kiểm tra được nâng lên rõ rệt từ 77,9% lên 100%. GV: TRƯƠNG THỊ DIỄM THÚY7 TRƯỜNG THCS NHỰT TÂN
  8. SKKN: SỬ DỤNG PP GỢI MỞ GIÚP HS PHÁT HUY TÍNH TƯỞNG TƯỢNG QUA PHÂN MÔN VẼ TRANH Phần 5. Kết luận 5.1 Tóm lược giải pháp. Trong thời gian áp dụng thực hiện phương pháp gợi mở bản thân tôi rút ra được bài học kinh nghiệm như sau: Phương pháp gợi mở giúp cho giáo viên rèn luyện được kĩ năng minh hoạ bảng nhanh chóng, tránh được tình trạng học sinh bế tắc trong làm bài. Phương pháp gợi mở đồng thời cũng giúp cho giáo viên thể hiện nội dung bài dạy qua hình ảnh gợi mở cụ thể. Giúp học sinh tiếp cận vấn đề một cách nhanh chóng thông qua sự gợi ý của giáo viên. Đặc biệt là phương pháp gợi mở có thể áp dụng cho nhiều môn học. Nếu chúng ta áp dụng những kinh nghiệm trên vào trong các tiết học vẽ tranh thì tính sáng tạo trong các em được phát huy. Từ đó các em hứng thú, mạnh dạn thể hiện ý tưởng của mình. 5.2 Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: Trong quá trình ứng dụng sáng kiến của mình bản thân tôi nhận thấy không chỉ học sinh hiểu bài, kĩ năng được nâng cao hơn mà học sinh còn trở nên yêu thích môn học này hơn. Tạo điều kiện cho các em tiếp xúc, làm quen và thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp và biết vận dung cái đẹp vào sinh hoạt học tập hàng ngày và những công việc cụ thể mai sau. Học sinh có năng lực quan sát, khả năng tư duy hình tượng và tính sáng tạo của các em với một phương pháp làm việc khoa học, nhằm hình thành ở các em phẩm chất của con người lao động mới, đáp ứng được đòi hỏi của một xã hội phát triển ngày càng cao. 5.3 Phạm vi áp dụng. Phạm vi áp dụng là học sinh các khối 6, 7, 8, 9 ở trường THCS Nhựt Tân năm học 2017 – 2018. Học sinh khối 8 là đối tượng nghiên cứu chính được đề cập trong đề tài này. Áp dụng cho phân môn vẽ tranh của môn mĩ thuật trường THCS. GV: TRƯƠNG THỊ DIỄM THÚY8 TRƯỜNG THCS NHỰT TÂN
  9. SKKN: SỬ DỤNG PP GỢI MỞ GIÚP HS PHÁT HUY TÍNH TƯỞNG TƯỢNG QUA PHÂN MÔN VẼ TRANH MỤC LỤC Phần 1. Thực trạng đề tài SKKN Trang 1-2 Phần 2. Nội dung cần giải quyết . Trang 3 Phần 3. Biện pháp giải quyết Trang 3-6 Phần 4. Kết quả . .Trang 7 Phần 5. Kết luận Trang 8 GV: TRƯƠNG THỊ DIỄM THÚY9 TRƯỜNG THCS NHỰT TÂN