Giải pháp Rèn chữ đẹp cho học sinh Lớp 5 tại trường Tiểu học Bình Trinh Đông

doc 12 trang trangle23 16/08/2023 1940
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp Rèn chữ đẹp cho học sinh Lớp 5 tại trường Tiểu học Bình Trinh Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiai_phap_ren_chu_dep_cho_hoc_sinh_lop_5_tai_truong_tieu_hoc.doc

Nội dung tóm tắt: Giải pháp Rèn chữ đẹp cho học sinh Lớp 5 tại trường Tiểu học Bình Trinh Đông

  1. PHẦN I: THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI  Trường Tiểu học Bình Trinh Đơng cĩ một điểm trường, điều kiện kinh tế vẫn cịn khĩ khăn. Năm học 2017-2018, nhà trường cĩ 10 lớp với tổng số 314 học sinh. Trường đã được cơng nhận trường chuẩn Quốc gia mức độ I, nhiều năm liền trường đạt danh hiệu Tập thể Lao động Tiên tiến cấp huyện. Trong hoạt động chuyên mơn dạy và học nhà trường thường xuyên nghiên cứu, cải tiến nâng cao chất lượng giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, khơng ngừng đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với nội dung chương trình. Chính vì thế việc rèn chữ viết là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng, nhà trường tiến hành triển khai đồng bộ đến tồn thể cán bộ giáo viên về việc tăng cường rèn luyện chữ viết cho học sinh. Đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Yêu cầu mỗi thầy, cơ giáo cần tâm huyết, trách nhiệm hơn trong việc giáo dục tồn diện cho học sinh. Mỗi giáo viên trong nhà trường khơng chỉ nâng cao chất lượng chuyên mơn nghiệp vụ, mà cịn thường xuyên quan tâm đến đời sống, tâm tư tình cảm của học sinh. Qua giảng dạy học sinh lớp 5, tôi theo dõi và nhận thấy các em học sinh viết chữ chưa đúng mẫu. Kết quả cụ thể như sau: • Đầu năm học 2017 – 2018. Lớp 5. Sỉ số 34 học sinh. Chữ viết đúng, đẹp Chữ viết không đúng Chữ viết xấu, và rõ nét mẫu và độ cao không rõ nét SL TL SL TL SL TL 5 14,7% 21 61,8% 8 23,5% - Năm học 2017 - 2018: Trang 1
  2. + Đầu năm học chỉ có 14,7% học sinh có chữ viết đúng mẫu, đẹp, rõ nét. Còn lại 85,3% học sinh chữ viết chưa đúng mẫu, độ cao. Qua thực tế cho thấy nguyên nhân của tình hình trên là: + Do chữ cái mới có nhiều nét cong, nét lượn. + Do tư thế ngồi viết, cách cầm bút của các em chưa đúng. + Do học sinh chưa nắm được cách rê bút, lia bút. + Do lứa tuổi các em còn hiếu động, thiếu kiên trì, khó thực hiện các động tác đòi hỏi sự khéo léo cẩn thận. + Do thời gian rèn luyện chữ viết ở trường còn rất ít không đủ thời gian rèn luyện cho các em. Riêng đối với học sinh lớp 5, viết chữ đúng mẫu, đều và đẹp, đúng khoảng cách giữa các con chữ, giữa chữ với chữ là vấn đề rất khĩ đối với học sinh nên nhiều em đâm ra chán nản, dẫn tới các em viết chữ không đúng mẫu, không rõ ràng và không đẹp. + Do giáo viên chưa rèn luyện cho học sinh một cách thường xuyên và liên tục. Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải có tính kiên trì và lòng nhiệt tâm trong công việc giảng dạy và giáo dục học sinh. Từ những nguyên nhân của tình hình trên và qua năm năm giảng dạy và nghiên cứu các giải pháp. Tôi nhận thấy các biện pháp mình vận dụng đạt hiệu quả khá cao. Do đó trong năm học 2017 – 2018 tôi mạnh dạn chọn một số biện pháp mới kết hợp với một số phương pháp đã được chọn lọc ở năm học trước thì tôi thấy chất lượng chữ viết đạt hiệu quả cao hơn. Trang 2
  3. PHẦN II: NỘI DUNG GIẢI QUYẾT  Trong năm học 2017 – 2018 ngành giáo dục phải thực hiện tốt chủ trương “Không vi phạm đạo đức nhà giáo, xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. Để thực hiện tốt chủ trương trên, là giáo viên tôi phải xem trọng công tác chủ nhiệm lớp và rèn luyện chữ viết cho học sinh. Xuất phát từ mục đích mong muốn cho học sinh lớp mình viết chữ đúng và ngày càng đẹp hơn. Từ tình hình chung của lớp để học sinh viết chữ đúng mẫu, đều và đẹp. Sau khi phân chia ra từng đối tượng học sinh với các loại chữ viết khác nhau, tôi có áp dụng nhiều biện pháp để nâng cao chữ viết cho học sinh lớp mình. Để thực hiện các yêu cầu trên tôi tâm đắc nhất là các biện pháp sau: - Vai trò và trách nhiệm của giáo viên giảng dạy. - Quan tâm giúp đỡ các em còn sai tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách để vở, xê dịch vở khi viết. - Chữ viết của giáo viên là chữ mẫu cho học sinh noi theo. - Làm cho học sinh thấy rõ chữ viết như thế nào là chữ không đúng mẫu, độ cao, khoảng cách, chữ viết xấu, . . . và hướng dẫn các em viết chữ đúng mẫu, đúng độ cao, đúng khoảng cách và đẹp. - Làm cho học sinh yêu thích chữ viết và quyết tâm rèn luyện chữ viết. Trang 3
  4. PHẦN III: BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT  1. Vai trò và trách nhiệm của giáo viên giảng dạy: Ngay từ ngày đầu tiên nhận lớp, tôi phổ biến một số vấn đề về nội quy, quy định của trường, của lớp và hướng dẫn mua các đồ dùng, thiết bị học tập của học sinh cho từng phụ huynh khi đưa con em mình đến lớp (vì ngay từ đầu năm học chưa có điều kiện để họp phụ huynh học sinh). Do chữ viết lớp 5 có nhiều nét cong, nét lượn, có những con chữ cao 2,5 li, để cho học sinh viết chữ đẹp, không bị dính các con chữ từ hàng trên với con chữ ở hàng dưới thì phải viết tập 5 ô li (tập không lem). - Viết: Tôi cấm tuyệt đối không cho học sinh sử dụng viết bic mà chỉ sử dụng viết lông kim, viết mực. - Tập viết: Để học sinh viết đúng mẫu chữ, đúng độ cao và đẹp phải viết tập trắng 5 ô li. - Xây dựng nề nếp ban đầu cho học sinh: là giáo viên chủ nhiệm lớp tôi thường xuyên uốn nắn học sinh về tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở, để bảng con và giữa khoảng cách giữa vở và mắt, . . . Luôn nhắc nhở học sinh về cách trình bày, ý thức viết chữ và giữ gìn sách vở cho sạch đẹp, quan tâm đến các điều kiện cần thiết: ánh sáng, bàn ghế, dụng cụ học tập, . . . Cho nên người ta thường nói: “Kết quả cuối cùng bao giờ cũng phụ thuộc vào nền tảng ban đầu”. Nền nếp ban đầu mà xây dựng tốt thì quá trình dạy viết về sau cũng sẽ tốt hơn. Qua thực hiện giải pháp trên thì tôi thấy học sinh viết chữ đúng mẫu hơn, đúng độ cao hơn, chữ viết sạch đẹp hơn, nề nếp lớp tốt hơn trước rất nhiều. Trang 4
  5. 2. Quan tâm giúp đỡ các em còn sai tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách để vở, xê dịch vở khi viết. + Qua giảng dạy các ngày đầu tiên của năm học, tôi thấy đa số các em ngồi viết không đúng tư thế và cách cầm bút cũng chưa đúng. Cho nên tôi mạnh dạn kịp thời giúp đỡ các em khắc phục ngay hạn chế của mình thông qua giáo dục từ các môn học khác như: Tiếng việt, Khoa học, Lịch sử, . . . từ đó các em thấy được tác hại của việc ngồi học (viết) không đúng tư thế sẽ làm cho các em cong vẹo cột sống, nếu cúi đầu quá sẽ ảnh hưởng đến mắt, + Về cách cầm bút: Lâu nay có không ít giáo viên xem nhẹ việc này, khi đi vào dạy các em viết, giáo viên để học sinh tự cầm lấy mà chẳng để ý dạy các em cách cầm bút. Do cầm sai nên nhiều em viết chữ không đẹp, viết chậm, khả năng lia bút yếu dẫn đến viết chữ xấu. Có em cầm bút cả 4 ngón tay. Cho nên khi viết bài làm cho các em khó xê dịch mà các em di chuyển ngòi bút bằng cả bàn tay dẫn đến chữ viết các em xấu đi mà còn làm cho chữ viết ở hàng trên bị lem khi viết chữ ở hàng dưới. Do đó, tôi bắt buộc các em sửa chữa lại ngay là cầm bút bằng ba ngón tay cái, trỏ, giữa còn hai ngón út và áp út làm giá đỡ để sự di chuyển khi viết sẽ dễ dàng hơn, đúng và đẹp hơn. Mặc dù sửa cách cầm bút của các em hơi khó khăn, nhưng để đạt được mục tiêu thì đòi hỏi giáo viên phải theo dõi và kiên trì. Tôi thấy lúc đầu các em viết hơi chậm nhưng qua một, hai tuần thì các em đã quen dần và viết nhanh hơn, không bị lem chữ và đẹp hơn trước nữa. + Ngoài một số điểm về tư thế ngồi viết, cách cầm bút, tôi còn hướng dẫn thêm cho các em về cách để vở, xê dịch vở khi viết. Cụ thể là: Khi viết chữ đứùng tôi hướng dẫn các em để vở ngay ngắn trước mặt. Trang 5
  6. Nếu tập viết chữ nghiêng (tự chọn) các em cần để vở hơi nghiêng và sao cho mép vở phía dưới cùng với mép bàn tạo thành một góc 150 tức là khoảng 1 ngón tay của học sinh. Khi học sinh viết độ nghiêng của mép chữ cùng với mép bàn sẽ tạo thành một góc vuông 900. Vì mẫu chữ viết nghiêng theo mẫu chữ viết trong trường tiểu học do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành có độ nghiêng 150. Như vậy, dù viết theo kiểu chữ đứng hay kiểu chữ nghiêng nét chữ luôn thẳng đứng trước mặt học sinh (chỉ khác nhau về cách để vở). + Khi viết chữ về bên phải, quá xa lề vở tôi hướng dẫn học sinh xê dịch vở sang trái để mắt nhìn thẳng nét chữ, tránh nhoài người về bên phải để viết tiếp. Qua áp dụng giải pháp tôi thấy học sinh ngồi viết đúng tư thế, không còn học sinh nằm trên bàn hay nghiêng người sang một bên để viết, để vở cũng đúng hơn trước và có ý thức về để vở khi viết, cách xê dịch vở, . . . 3. Chữ viết của giáo viên là chữ mẫu để học sinh noi theo: Học sinh hàng ngày cho rằng chữ viết của giáo viên trên lớp là chữ mẫu. Cho nên hàng ngày lên lớp tôi luôn chú ý đến từng nét chữ của mình khi viết bảng hay nhận xét tôi luôn cố gắng viết thật đẹp và đúng mẫu, đúng độ cao, đúng khoảng cách cho các em noi theo. Bởi vì trong tâm trí của các em người thầy là cao cả nhất. Vì vậy khi viết bảng lớp thì đòi hỏi phải đạt yêu cầu tính khoa học, tính sư phạm và tính thẩm mỹ. Do đó người giáo viên cần thường xuyên có ý luyện tập, có kinh nghiệm trong việc viết chữ và trình bày bảng sao cho đạt hiệu quả cao. Cho nên khi viết bảng tôi luôn chú ý một số yêu cầu luyện tập kĩ thuật sau đây: * Cầm phấn: - Cầm phấn viết bảng cũng bằng 3 ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa) như cầm bút, nhưng khác cầm bút ở những điểm sau: Trang 6
  7. - Cả 3 ngón đều tham gia vào việc giữ và điều khiển viên phấn. - Đầu ngón cái cách đều viên phấn khoảng 1cm. - Cầm phấn với tốc độ chắc vừa phải. * Điều khiển viên phấn: - Tuỳ theo hướng di chuyển của đầu phấn mà có thể tăng thêm độ nhấn của ngón tay cùng hướng. - Khi đưa đầu phấn lên cần nhẹ tay (tạo nét thanh); khi đưa xuống nên “miết” đầu phấn mạnh hơn một chút (tạo nét đậm) nhưng phải từ từ, tránh đột ngột; cố gắng không xóa chữ đã viết để viết lại hoặc tô lại nét đã viết. - Luôn chú ý xoay đầu phấn để nét viết được đều đặn. Không được viết tiếp đầu phấn đã mòn, tạo nét quá đậm và thô. * Tư thế đứng khi viết bảng: - Khi viết ở tầm ngang hoặc thấp hơn mặt của giáo viên, cần nghiên người về phía bên trái để học sinh nhìn rõ chữ của giáo viên viết. - Tránh viết ở tầm bảng quá cao hoặc quá thấp, khó điều khiển phấn để viết cho rõ chữ. Cho nên tôi khom lưng hoặc gập chân thấp xuống để tạo tầm viết ngang mặt. Ở đây đối với các em chữ viết rất quan trọng đến kết quả học tập. Vì vậy tôi luôn gương mẫu khi viết chữ ghi tiếng và kể cả các con chữ số. Qua kết quả chấm vở sạch chữ đẹp hàng tháng tôi thấy các em viết chữ có tiến bộ rõ rệt. 4. Làm cho học sinh thấy rõ thế nào là chữ viết không đúng mẫu, độ cao, chữ viết xấu, . . . và hướng dẫn học sinh viết đúng mẫu, đúng độ cao và đẹp. + Hằng ngày mỗi giờ học, mỗi tiết học tôi thường xuyên nhắc nhở theo dõi các em viết chữ không đúng mẫu, độ cao, chữ viết xấu, . . . thì tôi đến tận Trang 7
  8. bàn các em này để hướng dẫn cụ thể về cách viết sai của từng em để viết lại cho đúng. Và không chỉ những em này mà tất cả những em khác trong lớp tôi cũng nhắc nhở các em phải viết từng nét một cho thật đẹp. Khi làm bài hay viết chính tả tôi cũng đưa ra yêu cầu viết chữ cho thật đẹp. Nếu em nào nộp bài sớm hay viết trước các bạn mà chữ viết không đúng mẫu và không đẹp thì cho dù bài đó đúng vẫn phải bị trừ lỗi để các em biết tác hại của chữ viết xấu mà có sự cố gắng rèn luyện chữ viết để không tranh đua nộp bài với các bạn. + Song song đó hàng tuần tôi có cho các em viết một đoạn văn (bài thơ) và lưu ý cho các em chữ nào có độ cao 1,5 ô li hay 1,25 ô li, 2 ô li, 4 ô li, . . . để các em nhớ và viết cho đúng, đẹp hơn. Qua mỗi buổi tôi có biểu dương những em viết tiến bộ và đẹp, những em nào viết chưa đẹp, chưa đúng mẫu, chưa đúng về độ cao thì tôi viết lại chữ đúng để các em đối chiếu và so sánh, tự rút ra “chỗ chưa được” để khắc phục và viết lại một hàng chữa đúng ở dưới bài viết. Ở các môn học khác để học sinh khắc sâu vào tâm trí là lúc nào khi cầm bút lên thì phải viết chữ đúng mẫu và đẹp. Qua thời gian áp dụng tôi thấy học sinh viết đúng mẫu và độ cao, không còn học sinh nào viết không đúng mẫu và đúng độ cao nữa. 5. Làm cho học sinh yêu thích chữ viết và quyết tâm rèn luyện chữ viết: Để học sinh thấy rõ điều này, tôi cho các em xem bài viết của các bạn có chữ đẹp, rõ ràng, đúng mẫu, . . . để các em noi theo bạn. Hằng tháng tôi có tổ chức thi vở sạch chữ đẹp, sau mỗi cuộc thi tôi nhận xét cụ thể từng bài viết và tuyên dương những em có tiến bộ trong chữ viết, những em nào có chữ viết chưa tiến bộ tôi động viên, khích lệ để các em viết đẹp hơn. Tôi làm Trang 8
  9. cho học sinh thấy chữ viết đẹp, đúng mẫu, . . . cũng rất quan trọng trong khi làm bài kiểm tra thường xuyên hay kiểm tra định kỳ. Vì trong tất cả các loại bài kiểm tra này lúc nào cũng có điểm sạch sẽ, viết đúng mẫu, đúng độ cao. Nếu chữ viết không đạt yêu cầu cho dù bài làm đúng vẫn không được điểm tối đa. Để từ đó các em có chiều hướng phấn đấu hơn và đi đến quyết tâm cố gắng rèn luyện chữ viết cho thật đẹp. Qua áp dụng tôi thấy các em ham thích viết chữ, lúc nào cũng nắn nót viết thật đẹp chứ không còn trường hợp viết mấy chữ đầu thì đẹp đến lúc sau thì viết xấu nữa. Trang 9
  10. PHẦN IV: KẾT QUẢ  Qua thực hiện từng bước các giải pháp đã đặt ra ở trên, trong năm học này tôi thấy lớp tôi có sự chuyển biến rõ rệt so với đầu năm học 2017 – 2018 cụ thể như sau: Chữ viết đúng, Chữ viết không Chữ viết xấu đẹp, rõ nét đúng mẫu, độ cao không rõ nét Tháng SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) Đầu năm 6 17,6 19 55,9 9 26,5 HKI 13 38,2 16 47,1 5 14,7 HKII 25 73,5 7 20,6 2 5,9 Từ số liệu trên cho thấy số học sinh viết không đúng mẫu, độ cao, chữ viết xấu giảm, chữ viết đúng mẫu và đẹp tăng lên. - Chữ viết đúng và đẹp tăng 55,9%. - Chữ viết không đúng mẫu, độ cao giảm 35,3%. - Chữ viết xấu giảm 20,6%. - Tham gia hội thi viết chữ đẹp cấp trường đạt 1 giải nhất, 1 giải nhì. Mặc dù vậy tôi vẫn áp dụng các biện pháp trên để giúp đỡ các em còn lại vươn lên. Tôi tin tưởng đến cuối năm học thì kết quả chữ viết của học sinh lớp tôi sẽ được nâng cao hơn nữa. Trang 10
  11. PHẦN V: KẾT LUẬN  a. Tĩm lược giải pháp: Ở trường tiểu học việc rèn luyện chữ viết cho học sinh là một công việc rất cần thiết và quan trọng vì chỉ có viết đúng mẫu, rõ ràng, tốc độ nhanh thì các em có điều kiện ghi chép bài được tốt, kết quả học tập sẽ cao hơn. Vì vậy để rèn luyện chữ viết cho học sinh đạt kết quả tốt trước hết người giáo viên phải làm tốt các công việc sau: - Ngay từ đầu năm học giáo viên phải phổ biến một số nội quy, quy định của trường, lớp và hướng dẫn mua các đồ dùng và trang thiết bị học tập. Kết hợp với phụ huynh học sinh để trao đổi về cách viết các con chữ cái hoa để hướng dẫn thêm ở nhà cho các em. - Sau khi trao đổi với phụ huynh học sinh xong giáo viên phải khảo sát chữ viết của các em để tìm hiểu nguyên nhân viết chữ xấu, không đúng mẫu, độ cao, . . . tìm biện pháp thích hợp để rèn luyện cho học sinh, rèn luyện cho các em từ các nét cơ bản cho đến phức tạp, từ chữ cái hoa đầu tiên cho đến chữ cái hoa cuối cùng. - Song song đó giáo viên phải hướng dẫn học sinh nắm chắc cấu tạo, độ cao, cách rê bút, lia bút, cách để vở và xê dịch vở khi viết, . . . để học sinh đạt kết quả tốt trong việc rèn luyện chữ viết đúng và đẹp. - Kết hợp giảng dạy, rèn chữ viết qua các môn học. Ngoài ra, tùy theo mức độ sai sót của các em về tư thế ngồi viết, cách cầm bút mà giáo viên có thể giáo dục cho các em thông qua các môn học, các bài học. Việc rèn luyện chữ viết này đòi hỏi người giáo viên phải làm thường xuyên và liên tục, xem rèn luyện chữ viết cho học sinh là trách nhiệm quan trọng của mỗi giáo viên. Trang 11
  12. b. Phạm vi áp dụng: Đề tài này áp dụng cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Bình Trinh Đơng nhằm để rèn luyện cho các em viết đúng và đẹp ở tất cả các môn học trong nhà trường. Vì chữ đúng và đẹp thì sẽ ghi chép bài được tốt, kết quả học tập sẽ cao. Rèn chữ viết cho các em còn rèn luyện được tính cẩn thận, tinh thần kỹ luật và khiếu thẩm mỹ giúp các em trở thành con người phát triển toàn diện theo mục tiêu giáo dục. Trang 12