Giải pháp Sử dụng tài liệu văn học giúp học sinh hứng thú học tập môn Lịch sử Việt Nam lớp 8
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp Sử dụng tài liệu văn học giúp học sinh hứng thú học tập môn Lịch sử Việt Nam lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giai_phap_su_dung_tai_lieu_van_hoc_giup_hoc_sinh_hung_thu_ho.doc
Nội dung tóm tắt: Giải pháp Sử dụng tài liệu văn học giúp học sinh hứng thú học tập môn Lịch sử Việt Nam lớp 8
- SKKN: Sử dụng tài liệu văn học giúp học sinh hứng thú học tập môn Lịch sử Việt Nam lớp 8 Tâm lí học sinh vẫn xem nhẹ bộ môn Lịch sử, coi môn Lịch sử là môn phụ, các em chưa thực sự tập trung tìm hiểu sâu bài học mà chỉ dừng lại ở mức độ học thuộc những gì thầy cô cho ghi, mặt khác bộ môn Lịch sử vốn khô khan, dễ nhàm chán, nhiều giáo viên chưa có phương pháp phù hợp, nên các em không ưa thích, không hứng thú học tập, dẫn đến kết quả không cao, nên khi khảo sát chất lượng đầu năm có kết quả như sau: Đầu Lớp Chất lượng học Giỏi Khá Trung bình Yếu - kém kỳ I SL % SL % SL % SL % 8/3 36 5 7,6 8 22,2 6 16,7 17 47,2 8/4 38 10 26,3 12 31,5 5 13,1 11 28,9 TC 74 15 20,3 20 27 11 14,8 28 37,8 Điều đó, làm cho tôi không khỏi băn khoăn và càng thấy sự cấp bách của việc thay đổi phương pháp dạy học, nhằm giúp học sinh hứng thú học tập, phát huy tính tích cực của học sinh, giúp học sinh tư duy và nắm được nội dung kiến thức trọng tâm. Chính vì vậy, trong quá trình dạy tôi thường phối kết hợp nhiều phương pháp trong đó có sử dụng đến kiến thức liên môn ở các môn học khác như: Địa lí, Giáo dục công dân, Vật lí, Văn học, những bộ môn đó làm cho giờ học lịch sử sống động hơn, hấp dẫn học sinh hơn. Đặc biệt, là môn Văn học tôi thường vận dụng một số câu trích dẫn, câu văn, câu thơ, đoạn trích để miêu tả tường thuật một sự kiện, một cuộc đời hoạt động của nhân vật, một cuộc cách mạng điều đó sẽ làm phong phú tri thức học sinh, giúp học sinh yêu thích, hứng thú say mê học tập môn Lịch sử và sẽ làm bớt đi sự khô khan của giờ học. Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, tôi xin trình bày một số vấn đề về việc: “Sử dụng tài liệu văn học giúp học sinh hứng thú học tập môn Lịch sử Việt Nam lớp 8”. Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo viên có một giờ dạy học có hiệu quả tốt hơn, học sinh tự giác, chủ động lĩnh hội kiến thức và ngày càng yêu thích học môn Lịch sử, đem lại chất lượng, hiệu quả hơn và mong sao cho các em đừng lãng quên lịch sử. GV: Lê Thị Anh Đài
- SKKN: Sử dụng tài liệu văn học giúp học sinh hứng thú học tập môn Lịch sử Việt Nam lớp 8 PHẦN 2. NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT Muốn đổi mới cách học thì trước hết phải đổi mới cách dạy, phải xác định rõ vai trò của thầy và trò trong dạy - học. Trong phương pháp đổi mới phải có sự hợp tác của thầy - trò và có sự phối hợp hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công. Tăng cường vận dụng các phương pháp dạy học đặc thù của bộ môn Lịch sử để phát huy tính tích cực của học sinh. Trong sách giáo khoa lịch sử 8 kênh chữ và kênh hình là phương tiện chủ yếu, để tránh tiết học quá khô khan, nhàm chán, giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp để tiết học trở nên sinh động hơn, học sinh hứng thú và thích học bộ môn Lịch sử, kiến thức có thể khắc sâu và nhớ lâu hơn. Và một trong những phương pháp mà tôi thấy cần thiết để đưa vào trong giảng dạy là “Sử dụng tài liệu văn học”. Văn học và sử học có mối quan hệ mật thiết với nhau, trước đây người ta cho rằng “Văn, Sử, Triết bất phân” bởi lúc đó Văn học, Sử học, Triết học chưa trở thành những môn khoa học độc lập, còn ngày nay chúng đã trở thành các môn khoa học độc lập, nhưng giữa chúng vẫn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do đó, Văn học bổ trợ cho Sử học, ngược lại Sử học bổ trợ cho Văn học, vì vậy nếu chúng ta biết vận dụng yếu tố Văn học trong dạy học lịch sử thì hiệu quả dạy học lịch sử sẽ được nâng lên. Theo tiến sĩ N.G Đairi trong cuốn “Chuẩn bị bài học lịch sử như thế nào?”, thì bài giảng lịch sử trên lớp nên thực hiện theo sơ đồ sau: 1 2 2 3 Trong đó, con số 1 chỉ phần tài liệu tham khảo không có trong SGK, giáo viên đưa vào bài giảng nhằm nâng cao tính khoa học, sự trong sáng vừa sức, sự hấp dẫn lôi cuốn của giờ học lịch sử. Ngoài SGK, tài liệu tham khảo có vị trí, ý nghĩa quan trọng trong việc làm phong phú kiến thức lịch sử đang học, hiểu sâu hơn quá khứ, tạo bài giảng hấp dẫn, sinh động có sức lôi cuốn học sinh. Đặc biệt là tài liệu văn học trong quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông có vai trò to lớn.Vậy phương pháp sử dụng tài liệu văn học như thế nào? Trong thực tiễn dạy học, các tác phẩm văn học dân tộc cũng như văn học thế giới có vai trò to lớn đối với việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Trước hết, các tác phẩm văn học bằng những hình tượng cụ thể có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm người đọc, trình bày những nét đặc trưng điển hình của các hiện tượng kinh tế, chính trị, những qui luật của đời sống xã hội. Trong khi sáng tác một tác phẩm nhà văn phải nghiên cứu các tài liệu lịch sử, không ít tác phẩm văn học tự nó là tư liệu lịch sử. Ví dụ như: Cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh GV: Lê Thị Anh Đài
- SKKN: Sử dụng tài liệu văn học giúp học sinh hứng thú học tập môn Lịch sử Việt Nam lớp 8 Trong việc giảng dạy, giáo viên thường sử dụng các loại tài liệu văn học chủ yếu như: Văn học dân gian, các tác phẩm văn học ra đời vào thời kì diễn ra các sự kiện lịch sử, tiểu thuyết lịch sử GV: Lê Thị Anh Đài
- SKKN: Sử dụng tài liệu văn học giúp học sinh hứng thú học tập môn Lịch sử Việt Nam lớp 8 PHẦN 3. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT Theo Trịnh Tùng, trong cuốn Phương pháp dạy học lịch sử (trang 164. NXB Giáo Dục 1999) để sử dụng tài liệu văn học trong giờ dạy lịch sử, có thể tiến hành theo cách sau: Thứ nhất: Đưa vào bài giảng một đoạn thơ, đoạn văn ngắn nhằm minh hoạ những sự kiện đang học làm cho nội dung bài học được phong phú và giờ học thêm sinh động. Thứ hai: Dùng một đoạn trích để cụ thể hoá sự kiện, nêu ra kết luận khái quát giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn một thời kì, một sự kiện lịch sử. Thứ ba: Tài liệu văn học được sử dụng để tổ chức những buổi ngoại khoá. Tùy vào nội dung bài học, tiết dạy và năng lực của mỗi giáo viên mà chúng ta có thể sử dụng một trong những cách trên sao cho phù hợp giúp giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn lôi cuốn học sinh, giúp học sinh có cái nhìn đa chiều đối với một sự kiện, một nhân vật, một hiện tượng lịch sử. Dễ dàng đưa kiến thức lịch sử đến với học sinh. Nói tóm lại, việc sử dụng tài liệu văn học trong giờ học lịch sử là một trong những cách thức để giáo viên đưa tài liệu tham khảo vào trong giờ dạy sử. Thực hiện theo sơ đồ dạy học của Đairi, qua đó hoàn thành mục tiêu bài học, kế hoạch dạy học và nâng cao chất lượng bộ môn trong trường phổ thông nói chung và chương trình lịch sử Việt Nam lớp 8 nói riêng. Minh họa cách sử dụng tài liệu văn học trong dạy một số bài ở chương trình lịch sử lớp 8. 1. Văn học dân gian Văn học dân gian ra đời từ rất sớm và rất phong phú với nhiều thể loại khác nhau như thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao, dân ca Đây là những tài liệu có giá trị, nó phản ánh nội dung nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử dân tộc. Các loại hình văn học dân gian còn góp phần minh họa, làm rõ sự kiện, nhân vật lịch sử. Do đó, giáo viên nên đưa vào để học sinh hiểu rõ hơn về sự kiện, nhân vật lịch sử đó Ví dụ: khi dạy bài 24 “Cuộc kháng chiến từ 1858 đến năm 1873” khi nói đến tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược, chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng kéo theo khủng hoảng về kinh tế, xã hội như nông nghiệp sa sút, đất đai khai khẩn được lại rơi vào tay địa chủ, dân phiêu tán khắp nơi. Giáo viên có thể trích một bài vè nói về tình cảnh của nhân dân ở giai đoạn này: “Cơm thì chẳng có GV: Lê Thị Anh Đài
- SKKN: Sử dụng tài liệu văn học giúp học sinh hứng thú học tập môn Lịch sử Việt Nam lớp 8 Rau cháo cũng không Đất trắng xóa ngoài đồng Nhà giàu niêm kín cổng Còn một bộ xương sống Vơ vất đi ăn mày. ” Hay ở bài 29 mục II- phần 2: Khi phân tích về giai cấp công nhân đầu thế kỉ XX người công nhân bị bóc lột rất nặng nề, đời sống khốn khổ giáo viên có thể nhấn mạnh bằng các câu sau: “Cao su đi dễ khó về Khi đi trai tráng khi về bủng beo” Hay: “Cao su xanh tốt lạ đời Mỗi cây bón một xác người công nhân” - Không những vậy, tài liệu văn học dân gian còn làm cho bài học sinh động, tạo được không khí gần gũi với bối cảnh lịch sử đang học. Nó phản ánh những hiểu biết về các sự kiện lịch sử đang học, giúp học sinh hiểu được vấn đề cụ thể rõ ràng hơn. Ví dụ như khi dạy bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 – 1884) mục II – phần 2: Nhân dân Bắc kì tiếp tục kháng Pháp. Để làm cho học sinh hiểu rõ tình cảnh rối ren của triều Nguyễn khi Tự Đức mất cũng như hiểu tại sao Pháp lại không nhân nhượng triều Nguyễn như năm 1874 nữa. Giáo viên có thể đọc cho học sinh nghe hai câu ca dao sau: “Một nhà sinh được ba vua Vua sống, vua chết, vua thua chạy dài” (Ba vua này là Đồng Khánh (sống), Kiến Phúc (chết), Hàm Nghi chạy ra Sơn phòng đều là con của Kiến Thái Vương (một nhà)). Tất nhiên giáo viên cần lưu ý giải thích từ “thua” thuộc quan điểm giai cấp nào? - Ngoài ra, việc sử dụng tài liệu văn học dân gian còn giúp học sinh biết được, hiểu được về chí khí con người, về địa danh của một nhân vật lịch sử nào đó. Ví dụ: Khi dạy bài 25 “Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873-1884), ở mục I- phần 3: Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873 – 1874). Chiến thắng tiêu biểu trong cuộc đấu tranh của quân dân Bắc Kì là chiến thắng Cầu Giấy lần nhất (21/12/1873) và chiến thắng Cầu Giấy lần hai (19/5/1883) (mục II- phần 2), chiến thắng này công lớn thuộc về đội quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc, để khắc họa về tài cũng như tinh thần chống Pháp của Lưu Vĩnh Phúc như sau: “Cung kiếm tài cao ít kẻ lường GV: Lê Thị Anh Đài
- SKKN: Sử dụng tài liệu văn học giúp học sinh hứng thú học tập môn Lịch sử Việt Nam lớp 8 Đáo để anh hùng lòng bất khuất Về Tàu còn nguyện giết Tây dương.” - Sau hiệp ước Giáp Tuất 1874, nhân dân phản đối mạnh mẽ, nhân dân không chỉ đánh Tây mà chống cả triều đình: “Dập dìu trống đánh cờ xiêu Phen này quyết đánh cả Triều lẫn Tây” 2. Các tác phẩm văn học ra đời vào thời kì diễn ra các sự kiện lịch sử. Đối với các tác phẩm văn học này, nó có ý nghĩa rất lớn khi khơi lại hình ảnh quá khứ. Nó làm quá khứ của sự kiện lịch sử trở lên sống động hơn, chân thật hơn. Sự kiện trở nên có sức sống hơn và thu hút học sinh hơn khi theo dõi bài giảng. Ví dụ như, vào đầu thế kỉ XX, khi nói về sự biến đổi của xã hội Việt Nam, cũng như thân phận của người nông dân trong xã hội thời thuộc Pháp ở bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam, mục II – phần 1: Giáo viên có thể sử dụng nhiều tác phẩm văn học có giá trị như: “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố; “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan; “Lão Hạc” của Nam Cao để khắc sâu hình ảnh thân phận người nông dân trong lòng xã hội cũ. Hay khi dạy bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1973, mục I - phần 2: Chiến sự ở Gia Định 1859. Ngày 17/2/1859, Pháp nổ súng đánh thành Gia Định, quân triều đình nhanh chóng tan rã, Nguyễn Đình Chiểu đã ghi lại sự kiện bi thảm này qua bài thơ “Chạy Tây” “Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây, Một bàn cờ thế phút sa tay! Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy, Mất ổ đàn chim dáo dác bay. Bến Nghé của tiền tan bọt nước, Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây. Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng, Nỡ để dân đen mắc nạn này?”. Ở mục II - phần 2: Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kì, để nói lên khí thế chống giặc của người dân Nam Bộ nói chung, ba tỉnh miền Tây Nam Kì nói riêng, giáo viên có thể trích một đoạn trong văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu như: “Nhớ linh xưa: GV: Lê Thị Anh Đài
- SKKN: Sử dụng tài liệu văn học giúp học sinh hứng thú học tập môn Lịch sử Việt Nam lớp 8 Cui cút làm ăn; Toan lo nghèo khó. Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen xì, muốn ra cắn cổ”. Hoả mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ ” - Khi Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì rồi chiếm luôn ba tỉnh miền Tây Nam Kì, Nguyễn Trung Trực đã đấu tranh anh dũng qua hai trận đánh: Đánh chìm tàu Ét-pê-răng của địch trên sông Vàm Cỏ Đông (10/12/1861), tiêu diệt đồn Kiên Giang (16/6/1868), ông đã được danh sĩ Huỳnh Mẫn Đạt khen ngợi qua hai câu thơ sau: “Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa Kiếm bạt Kiên Giang khóc quỷ thần.” - Hay giáo viên có thể lấy câu nói của Nguyễn Trung Trực khi ông bị giặc đem đi hành hình: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”, vừa là ý chí chống giặc của ông đồng thời là ý chí chống giặc của toàn dân Việt Nam. - Cũng có thể sử dụng đoạn trích của Gosselin người Pháp nói về tinh thần chiến đấu của nhân dân Việt Nam vì độc lập dân tộc: “Đứng trước vũ khí của chúng ta, những người An Nam chỉ có một phương sách duy nhất là hi sinh cho sự bảo vệ các quyền tự do của họ. Họ đã bình tĩnh đương đầu cái chết với một sự can đảm tột đỉnh và trong số rất đông những người ngã xuống vì những viên đạn của các đơn vị hành hình hay dưới làn gươm của các tên đao phủ, chúng tôi không bao giờ ghi nhận được một sự yếu đuối nào”. Trong bài 30 “Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 mục II - phần 3: Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước. Từ rất sớm Người đã có chí đánh đuổi thực dân Pháp giải phóng đồng bào. Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các chí sĩ như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh nhưng không tán thành con đường cứu nước của họ nên quyết định tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc. Người quyết định sang phương Tây, đến nước Pháp để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào mình. Giáo viên có thể lấy một đoạn trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước” của Chế Lan Viên để nhấn mạnh ý này: “Hiểu sao hết “Người đi tìm hình của Nước” Không phải hình một bài thơ đá tạc nên người Một góc quê hương nửa đời quen thuộc GV: Lê Thị Anh Đài
- SKKN: Sử dụng tài liệu văn học giúp học sinh hứng thú học tập môn Lịch sử Việt Nam lớp 8 Hay một đấng vô hình sương khói xa xôi Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai Thế đi đứng của toàn dân tộc Một cách vinh hoa cho hai mươi lăm triệu con người” 3. Tiểu thuyết lịch sử Tiểu thuyết lịch sử có vai trò không nhỏ đối với việc dạy học lịch sử, vì các tiểu thuyết này có chủ đề gần với những sự kiện trong khoá trình lịch sử, giúp học sinh khôi phục lại bối cảnh lịch sử, hình ảnh các sự kiện nhân vật của quá khứ. Ví như: Tiểu thuyết“Đêm hội long trì”; tác phẩm “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” tuy nhiên khi dạy giáo viên cần lựa chọn, sàng lọc loại bỏ những tiểu thuyết bịa đặt, ảnh hưởng xấu đến nhận thức lịch sử của học sinh. Ngoài ra, tài liệu văn học được sử dụng để tổ chức những buổi hoạt động ngoại khóa cho môn Lịch sử và cách dễ thực hiện, đạt hiệu quả cao là đọc sách, nhằm cung cấp thêm kiến thức và phát triển tư duy cho học sinh. Muốn đưa tài liệu văn học vào dạy lịch sử trong hoạt động ngoại khóa có hiệu quả thì giáo viên phải giúp học sinh lập danh mục sách cần đọc, nêu một số tác phẩm truyện hoặc thơ có liên quan để học sinh tìm dễ dàng. Giáo viên có thể khơi dậy tính hiếu kì và lòng ham hiểu biết của học sinh bằng cách tóm tắt sơ lược nội dung trong sách, kể một vài chi tiết, những đoạn nhỏ trong sách để kích thích học sinh tiếp tục đọc để tìm hiểu. Trên đây là một số dẫn chứng trong việc sử dụng yếu tố văn học trong dạy học lịch sử, nội dung văn học gắn liền với sự kiện lịch sử, văn học phản ánh lịch sử dân tộc, nếu trong quá trình giảng dạy giáo viên biết vận dụng một cách linh hoạt kiến thức văn học thì sẽ làm cho bộ môn đỡ khô khan, đỡ nhàm chán hơn cho các em, gây cho học sinh sự thích thú tìm tòi, khai thác kiến thức lịch sử và hơn hết là giúp các em dễ nhớ, dễ thuộc. GV: Lê Thị Anh Đài
- SKKN: Sử dụng tài liệu văn học giúp học sinh hứng thú học tập môn Lịch sử Việt Nam lớp 8 PHẦN 4. KẾT QUẢ Tôi đã sử dụng kinh nghiệm này vào các tiết dạy và đạt được kết quả khả quan, khi sử dụng một số câu thơ, câu văn, câu trích dẫn minh họa cho một sự kiện lịch sử, một bài học lịch sử, làm cho giờ học sinh động, hấp dẫn thu hút sự chú ý học sinh hơn, giờ học đạt hiệu quả cao hơn. Trong dạy học dùng thơ văn cho học sinh có vai trò tích cực, chủ động trong việc học tập, qua đó các em chủ động tìm những kiến thức đã học để hiểu sâu, toàn diện một sự kiện lịch sử, đồng thời học sinh còn ôn tập, củng cố, tổng hợp kiến thức ở mức độ cao hơn. Kết quả học kì I năm học 2017-2018 cụ thể như sau: Học Khối Chất lượng kỳ II 8 Giỏi Khá Trung bình Yếu – kém SL % SL % SL % SL % 8/3 36 12 33,3 16 44,4 7 19,4 1 2,9 8/4 38 12 31,6 11 28,9 13 34,2 2 5,2 TC 74 24 32,4 27 36,4 20 27 3 4 Cũng ở thời điểm này năm học trước, theo số liệu thống kê tỉ lệ học sinh giỏi – yếu của các khối tương ứng là: Khố Sĩ số HKI năm 2016-2017 Sĩ số HKI năm 2017-2018 i HSG % HSY % HSG % HSY % lớp 7 73 5 6,8 15 20,5 73 20 27,3 3 4,1 8 150 12 8,0 20 13,3 148 28 18,9 8 5,4 9 100 9 9,0 18 18,0 141 20 14,2 10 7,0 Qua đó, ta có thể nhận thấy rằng năm nay tỉ lệ học sinh đạt loại giỏi cao hơn năm trước và số lượng học sinh yếu giảm dần. Tôi đã sử dụng kinh nghiệm này vào các tiết dạy ở các khối lớp mình phụ trách, kết quả đáng mừng là kích thích được sự tìm tòi học tập của các em học sinh, số học sinh có hứng thú học tập bộ môn tăng, chất lượng dạy học bộ môn cũng tăng. Trong các năm học qua nhiều em đã tích cực tham gia ôn tập và dự thi HSG môn Lịch sử cấp trường, cấp huyện, có học sinh đạt HSG cấp tỉnh. Tài liệu văn học được vận dụng trong các tiết dạy lịch sử sẽ đạt được kết quả cao nhất của học sinh về các mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển, giúp học sinh hứng thú học tập, lĩnh hội kiến thức nhanh và vận dụng một cách sáng tạo vào thực tế. Giáo viên không chỉ đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn để học sinh có cơ hội tìm hiểu, chiếm lĩnh kiến thức mà còn phải biết vận dụng vốn kiến thức đã biết để hiểu GV: Lê Thị Anh Đài
- SKKN: Sử dụng tài liệu văn học giúp học sinh hứng thú học tập môn Lịch sử Việt Nam lớp 8 kiến thức mới, có như vậy mới phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh trong học tập. GV: Lê Thị Anh Đài
- SKKN: Sử dụng tài liệu văn học giúp học sinh hứng thú học tập môn Lịch sử Việt Nam lớp 8 PHẦN V: KẾT LUẬN 1. Những vấn đề quan trọng được đề cập. Tài liệu văn học được vận dụng trong các tiết dạy góp phần tạo cho học sinh nắm được truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc ta, trong chiến đấu cũng như trong lao động sản xuất. Là cơ sở hình thành nhân cách, lối sống và tự hào về truyền thống dân tộc. Đây là nền tảng giúp học sinh hứng thú hơn trong việc học tập bộ môn Lịch sử, là cơ sở phương pháp luận để học sinh chủ động nắm bắt thông tin cũng như sưu tầm thơ ca nhằm tiếp cận các sự kiện lịch sử chính xác khoa học, làm cho tiết học sôi nổi và đạt kết quả cao, khắc sâu vào tâm trí học sinh trong quá trình nhận thức cũng như trong giờ học lịch sử. Mặt khác, học sinh nhận thức được vai trò của bộ môn, nhiều em đã thay đổi suy nghĩ không coi lịch sử là môn phụ và đầu tư nhiều thời gian hơn cho bộ môn, các em không những tìm hiểu kiến thức lịch sử trong sách giáo khoa mà còn khai thác kiến thức lịch sử thông qua báo chí, ti vi và các phương tiện thông tin truyền thông khác. Trách nhiệm và nghĩa vụ cơ bản của trường học là làm cho các em không quên lịch sử và không để cho các em thờ ơ với lịch sử. 2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến. Dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng là một hoạt động đặc thù giữa thầy và trò. Muốn nâng cao chất lượng bộ môn, đòi hỏi sự nỗ lực của cả thầy và trò không phải trong ngày một, ngày hai mà là cả một quá trình lâu dài, trong dạy học lịch sử đòi hỏi giáo viên phải biết sử dụng linh hoạt và kết hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau, biết kích thích sự tìm tòi và giúp các em chiếm lĩnh được tri thức. Để đổi mới phương pháp dạy học: lấy học sinh làm trung tâm, không có nghĩa là chúng ta phó mặc cho các em tự chiếm lĩnh tri thức. Ngược lại, giáo viên đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp, đề tài này cũng chỉ dừng lại ở việc vận dụng, khai thác các yếu tố văn học, nhằm bổ trợ cho quá trình dạy học lịch sử phù hợp, thích ứng theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng trường; cốt lõi và chuẩn kiến thức bài dạy phải đảm bảo yêu cầu. Trên đây là kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi, phần lớn dựa vào tình hình học tập của học sinh trường THCS Nhựt Tân nên khả năng áp dụng thực tiễn có thể còn hạn chế nhất định. Kính mong quí thầy cô đóng góp ý kiến thêm. Tôi chân thành cảm ơn! 3. Kiến nghị * Đối với cấp trường: GV: Lê Thị Anh Đài
- SKKN: Sử dụng tài liệu văn học giúp học sinh hứng thú học tập môn Lịch sử Việt Nam lớp 8 - Thường xuyên tổ chức báo cáo các chuyên đề lịch sử để rút kinh nghiệm, cần đầu tư trang bị, xây dựng phòng học bộ môn để phục vụ cho công tác dạy học. - Bổ sung tranh ảnh về các di tích lịch sử và di sản văn hóa, các chân dung nhân vật lịch sử. Cung cấp nhiều tư liệu, phương tiện để giảng dạy tốt phần lịch sử địa phương. - Tổ chức những buổi học ngoại khóa, tham quan các di tích, bảo tàng lịch sử. GV: Lê Thị Anh Đài
- SKKN: Sử dụng tài liệu văn học giúp học sinh hứng thú học tập môn Lịch sử Việt Nam lớp 8 MỤC LỤC Phần 1. Thực trạng đề tài Trang 1 Phần 2. Nội dung cần giải quyết Trang 3 Phần 3. Biện pháp giải quyết Trang 5 Phần 4. Kết quả Trang 10 Phần 5. Kết luận Trang 12 GV: Lê Thị Anh Đài