Sáng kiến Hướng dẫn học sinh Lớp 6 luyện tập từ vựng qua các trò chơi

docx 13 trang Giang Anh 21/03/2024 2220
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến Hướng dẫn học sinh Lớp 6 luyện tập từ vựng qua các trò chơi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_huong_dan_hoc_sinh_lop_6_luyen_tap_tu_vung_qua_cac.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến Hướng dẫn học sinh Lớp 6 luyện tập từ vựng qua các trò chơi

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 2 TRƯỜ NG THCS NGUYỄNTHỊ ĐỊNH Tổ: Anh văn – Thể dục – Âm nhạc o0o SÁNG KIẾN TÊN ĐỀ TÀI: HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 6 LUYỆN TẬP TỪ VỰNG QUA CÁC TRÒ CHƠI Giáo viên : TRẦN THỊ NGỌC THUẬN NĂM HỌC 2019 – 2020
  2. MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài II. Mục đích nghiên cứu III. Đối tượng và thời gian nghiên cứu IV. Phương pháp nghiên cứu B. NỘI DUNG: I. Giải pháp nghiên cứu II. Ưu điểm và hạn chế III. Những kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài C.KẾT LUẬN: I. Kết luận chung II. Những vấn đề kiến nghị 1
  3. A. MỞ ĐẦU: I. Lí do chọn đề tài: a) Về cơ sở lí luận: Tiếng Anh là một thứ tiếng nước ngoài được nhiều người Việt Nam học do nhu cầu giao tiếp, học tập và nghiên cứu. Việc học tiếng Anh hiện nay được phổ biến rộng rãi và được học với nhiều hình thức như học tại trường chính quy, qua ứng dụng điện thoại, trực tuyến qua máy tính . Nhưng vấn đề nằm ở chỗ là làm sao để học tốt thứ tiếng này. Chương trình giáo dục nhằm giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản về tiếng anh, có kỹ năng sử dụng tiếng Anh như là công cụ giao tiếp. Việc truyền đạt kiến thức là yếu tố quan trọng nhất, nhưng bên cạnh đó cũng cần phải chú ý đến phương pháp truyền đạt các kiến thức đó tới học sinh như thế nào trong mỗi tiết dạy, giúp học sinh tiếp thu bài nhanh hơn và nhớ được kiến thức đó. Đặc biệt là học sinh có thể nhớ và sử dụng chính xác từ vựng là vô cùng quan trọng, đặc biệt là học sinh lớp 6 – vừa mới bước chân vào môi trường cấp học mới nên còn nhiều ngỡ ngàng chưa quen với phương pháp học cấp trung học cơ sở. Để làm tốt được điều này người giáo viên cần phải sáng tạo, áp dụng các phương pháp mới trong giảng dạy để bài giảng có hiệu quả và phù hợp với từng đối tượng học sinh và với từng lớp dạy của mình. Vì vậy, tôi đã tìm tòi và thực hành một số trò chơi được áp dụng trong hoạt động luyện tập từ vựng trong quá trình giảng dạy tiếng Anh ở lớp 6 để hoạt động dạy và học có hiệu quả cao hơn. b) Về cơ sở thực tiễn: Ở nước ta trong các cấp trường phổ thông, đại học hay cao đẳng và chương trình đào tạo sau đại học bộ môn tiếng Anh đã được coi như là một môn học chính. Trong thực tế khi giảng dạy, tôi nhận thấy việc học tập và thực hành bộ môn tiếng Anh của các em học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Các em chưa có 2
  4. khả năng vận dụng kiến thức ngôn ngữ một cách chủ động trong việc giao tiếp ở trên lớp. Vì vậy việc cần phải nghiên cứu, trao đổi để tìm ra những phương pháp dạy học hay mà phù hợp với từng kiểu bài hoặc từng đối tượng học sinh. Để giúp cho các em dễ hiểu bài, dễ nhớ từ vựng, tôi đã áp dụng một số hoạt động trò chơi trong khi giảng dạy và luyện tập tiếng Anh . Trong quá trình thực hiện điều này tôi gặp những thuận lợi và có một số khó khăn cụ thể như sau: ❖ Thuận lợi: - Ban Giám Hiệu nhà trường rất quan tâm đến việc giảng dạy bộ môn và luôn tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh: lớp học được trang bị đầy đủ các phương tiện hiện đại như máy chiếu, màn chiếu, loa, micro, máy tính, phòng nghe nhìn, phòng lab, - Đa số học sinh có tinh thần học tập tốt, có chuẩn bị bài và học bài đầy đủ. ❖ Khó khăn : - Khả năng tiếp thu kiến thức của các em chưa đồng đều, điều kiện và môi trường sống của các em chưa đủ để giúp các em học tập tốt. - Vẫn còn một số học sinh chưa chuyên cần, dẫn đến việc các em học trước quên sau và đó là nguyên nhân chính làm cho chất lượng học tập của các em chưa cao. - Một số em tuy rất chăm chỉ học tập song chưa có phương pháp học sao cho có hiệu quả, có thể tiếp thu kiến thức từng bài tốt nhưng chưa biết cách tổng hợp và vận dụng các kiến thức về từ vựng để giao tiếp với bạn bè và thầy cô. - Trong thực tế việc áp dụng các bước, các tình huống giao tiếp cho học sinh một cách triệt để trong quá trình dạy học còn gặp nhiều khó khăn. Điều đó đòi hỏi phải có đầy đủ phương tiện, cơ sở vật chất và tuỳ thuộc vào trình độ của học sinh. II. Đối tượng và thời gian nghiên cứu: Học sinh lớp 6A2 của trường THCS Nguyễn Thị Định. 3
  5. Được áp dụng từ ngày 09/09/2019 đến hết Học kì I năm học 2019 – 2020. III. Mục đích nghiên cứu: Với việc nghiên cứu thành công đề tài, sáng kiến sẽ giúp giáo viên và học sinh có được những kinh nghiệm sau: 1. Học sinh có thể tham gia hoạt động cùng với các học sinh khác và cùng giải quyết các vấn đề, thông qua đó học sinh có thể mở rộng vốn từ vựng, trao dồi khả năng giao tiếp và khả năng hoạt động theo cặp, nhóm. 2. Những học sinh yếu, kém có cơ hội học hỏi, trao dồi thêm vốn từ vựng. 3. Giáo viên có thêm cơ hội để quan tâm, giúp đỡ những học sinh yếu, kém; có thêm kinh nghiệm trong việc truyền đạt từ vựng cho học sinh. IV. Phương pháp nghiên cứu: 1. Đọc tài liệu: Thu thập, tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến đề tài nhằm định hướng vấn đề nghiên cứu và giải quyết các vấn đề. 2. Quan sát: Dự giờ đồng nghiệp để đúc kết kinh nghiệm trong việc dạy từ vựng. 3. Thực nghiệm: Thực nghiệm của bản thân mình qua các tiết dạy, áp dụng một số phương pháp trong việc luyện tập từ vựng và rút ra kinh nghiệm qua mỗi tiết dạy. 4. Đàm thoại: Trao đổi với những đồng nghiệp trong tổ về những khó khăn trong quá trình thực hiện và học hỏi thêm những phương pháp khác. 5. Kiểm tra: Kiểm tra chất lượng của học sinh, thông qua đó đánh giá hiệu quả của các trò chơi nhằm luyện tập từ vựng. B. NỘI DUNG I. Giải pháp thực hiện: Trong đề tài này, tôi muốn đề cập đến việc áp dụng một số trò chơi trong khi luyện tập từ. Có rất nhiều các trò chơi mà giáo viên có thể sử dụng để luyện tập từ cho các em nhằm tạo hứng thú. Đồng thời thông qua các trò chơi giáo viên có thể kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh đến đâu để từ đó có thể bổ sung và mở rộng hơn cho các em. Giáo viên cần phải nghiên cứu từng bài học cụ thể, từng tiết học cụ thể xem có thể sử dụng trò chơi nào thì phù hợp và đạt hiệu quả cao khi luyện tập để áp dụng triệt để, chứ không nhất thiết phải sử dụng 4
  6. cùng lúc tất cả các trò chơi cho một bài. Tôi thường sử dụng một số trò chơi sau: Jumble letters, Hangman, Slap the board, Rub out and remember, Matching, Simon says, Brainstorming, Bingo, 1. Jumbled letters: - Để kiểm tra mức độ nhớ từ của học sinh, giáo viên có thể viết một số từ với chữ cái bị xáo trộn lên bảng; trên giấy bìa hoặc chuẩn bị sẵn bằng slide trên Microsoft Powerpoint. - Chia học sinh làm 4 nhóm chơi để tính điểm. - Từng đại diện nhóm lên sắp xếp lại các chữ cái để tạo thành từ có nghĩa hoặc làm việc theo nhóm và viết kết quả lên bảng nhóm. - Nhóm nào sắp xếp được nhiều từ đúng hơn sẽ thắng. 2. Hangman: - Giáo viên có thể cho lớp chơi theo nhóm hoặc chơi cá nhân (tùy theo thời gian cụ thể). - Giáo viên gợi ý chủ đề và số chữ của từ cần đoán bằng số gạch ngắn trên bảng. (_ _ _ _ _ _ _ ) : Mỗi dấu gạch tương ứng cho một chữ cái. - Yêu cầu học sinh của từng nhóm hoặc từng học sinh ( nếu chơi cá nhân) đoán từng chữ cái ( Yêu cầu học sinh đọc bằng tiếng Anh). - Nếu học sinh đoán sai, giáo viên gạch một gạch (theo thứ tự trong hình vẽ “Hangman”) - Nếu vẽ đủ hình của “Hangman”, học sinh sẽ thua, sau đó giáo viên giải đáp từ. 3. Slap the board: - Giáo viên viết một số từ mới hoặc dán tranh lên bảng. - Giáo viên chia lớp thành bốn nhóm nhỏ. - Gọi một đại diện của bốn nhóm lên bảng. - Yêu cầu các nhóm đứng cách bảng một khoảng cách bằng nhau. - Giáo viên hô to từ tiếng Việt nếu trên bảng là từ tiếng Anh và ngược lại. - Lần lượt học sinh ở các nhóm chạy lên bảng và vỗ vào từ mà giáo viên vừa đọc. 5
  7. - Đại diện của nhóm nào vỗ được nhiều từ hơn (ghi được nhiều điểm hơn) thì thắng. 4. Rub out and remember: - Giáo viên viết từ mới hoặc dán tranh lên bảng, cho học sinh đọc vài lần để ghi nhớ. - Xoá dần từng từ tiếng Anh và yêu cầu học sinh nhìn từ tiếng việt để đọc lại các từ bị xoá. - Khi các từ đã bị xoá hết, yêu cầu học sinh lên viết lại. 5. Matching: - Giáo viên viết các từ mới hoặc từ muốn ôn lại cho học sinh thành cột. Cột khác viết nghĩa tiếng Việt hoặc hình vẽ không theo thứ tự của các từ ở cột kia. - Yêu cầu học sinh nối các từ tương ứng ở 2 cột với nhau. - Sau đó giáo viên kiểm tra lại kết quả của học sinh. 6. Simon says: - Giáo viên có thể chia lớp thành 2 hoặc 4 nhóm. - Giáo viên chọn một học sinh khá, giỏi làm người hô (chỉ đạo) - Học sinh sẽ làm theo người chỉ đạo đó bắt đầu câu mệnh lệnh bằng từ : “Simon says” VD : - Người chỉ đạo hô : “Simon says : Stand up!” -> Học sinh sẽ đứng dậy. - Người chỉ đạo hô: “Stand up!” -> Học sinh không làm theo mệnh lệnh đó. - Nhóm nào có ít người vi phạm sẽ thắng. 7. Brainstorming: - Giáo viên viết chủ đề từ vựng lên bảng. - Chia lớp thành 4 nhóm hoặc nhiều hơn tùy theo thời gian cụ thể. Mỗi nhóm có khoảng 2 phút chuẩn bị để liệt kê các từ liên quan đến chủ điểm của nhóm. - Mỗi nhóm cử đại diện luân phiên nhau lên bảng viết từ theo chủ điểm của nhóm mình. - Nhóm nào viết được nhiều từ hơn và nhanh hơn sẽ thắng. 6
  8. 8. Bingo: - Giáo viên chuẩn bị một dãy số hoặc từ vựng. - Yêu cầu học sinh vẽ một bảng gồm 9 ô vuông. - Học sinh tự viết vào 9 ô vuông 9 con số hoặc 9 từ bất kỳ. - Giáo viên đọc to lần lượt các con số hoặc từ trong dãy số, từ vựng mà mình đã chuẩn bị sẵn. - Học sinh lắng nghe và đánh dấu vào ô có con số, từ mà giáo viên vừa đọc. - Học sinh nào có 3 ô liên tiếp ở hàng ngang, dọc hoặc chéo thì hô lớn: BINGO, học sinh nào hô BINGO trước sẽ thắng. Tiết dạy minh họa: UNIT 4 – BIG OR SMALL ? – C1,2,3 I. Objectives: - At the end of the lesson students will be able to talk about their routine day (in the morning) II. Preparation: - Pictures of activities. III. Procedures: Teacher’s activities Students’activities 1-Warmer : *Net works: -Lets Ss play a game of words. “ What do you do in the morning?” - Asks some Ss to tell about some activities they do in the morning. (Maybe in Vietnamese) Ngủ dậy rửa mặt 2-Presentation: C1-Listen and repeat: - Uses pictures to present some *New words: new words. -get up (v) (picture) -Checks by -get dressed (picture) “Slap the board” -wash face (picture) -brush teeth (picture) ăn sáng Mặc quần áo -have breakfast (picture) -go to school (picture) đi học Ngủ dậy * Model sentences: -What do you do every morning? đánh răng Rửa mặt Iget up brush my teeth have breakfast 7
  9. -What does Ba do in the morning? - Gives modeling. He gets up - Asks Ss to point out the brushes his teeth differences between two sentences. has breakfast -Gives the notes. *Notes: -Listen and repeat. -I, We, You, They-> get, have, -One by one speak out. brush, go C2-Practice with a partner: -He, She, It, Ba, -> gets, has, -Work in pair. brushes, goes P1:What do you do everymorning? 3- Practice: P2:I get up.Then I - Plays the tape.(twice) -Retell their friend’s activities. - Gets Ss to say about their routine “-He/she gets up.Then ” day in pairs. C3-Write five sentences about Ba: - Calls some pairs to practice. -Write invidually. - Asks other Ss to listen and retell -Share and compare with a partner. about his/her routine day. -Listen and correct them. Ex: I get up.Then I “Every morning Ba gets up.Then he ” 4-Production: -What does Ba do everymorning? * Chain games: S1: I get up. -Calls on Ss to speak aloud. S2: I get up and I brush my teeth. S3: I get up, brush my teeth and I get - Guides Ss to play chain game dreesed. - Calls Ss to speak aloud. S4: ( work in groups) -Ask sts to do exercises in the workbook. -Write and learn new words. -Retell about their routine day. 5-Homework: -Asks Ss to do at home. II. Ưu điểm và hạn chế khi thực hiện: 1.Ưu điểm: - Từ vựng được thực hành nhiều: Khi luyện tập từ vựng thông qua tham gia trò chơi theo nhóm tạo cho học sinh cơ hội nói Tiếng Anh nhiều hơn và số lượng học sinh nói cùng một lúc nhiều. - Học sinh tập trung nhiều hơn vào nhiệm vụ của họ, rèn luyện khả năng hoạt động theo nhóm. 8
  10. - Vì tham gia trò chơi theo nhóm nên học sinh nhận thấy yên tâm hơn so với làm việc cá nhân đặc biệt với những học sinh nhút nhát. - Khuyến khích học sinh có thể giúp đỡ nhau, và chia sẻ ý tưởng và hiểu biết. 2. Hạn chế và cách khắc phục: - Tiếng ồn, thời gian: Thông thường khi tham gia trò chơi, học sinh hay gây ra tiếng ồn. Một số trò chơi có thể mất thời gian hơn. Do vậy, giáo viên cần chủ động hoặc hỗ trợ học sinh trong các thao tác để tiết kiệm tối đa thời gian cho một tiết dạy. - Học sinh hay mắc lỗi hoặc khó tìm được đáp án do lượng từ vựng mới học, nên giáo viên cần linh hoạt trong việc đưa gợi ý hoặc tìm các hình ảnh rõ ràng và bám sát với từ vựng; phân bổ nhóm hợp lý ( phân bố đồng đều số lượng học sinh khá, giỏi và yếu, kém đều ở các nhóm). - Giáo viên quản lớp khó hơn thông thường. Giáo viên cần đưa luật chơi và tính điểm một cách rõ ràng và công bằng. - Một số học sinh yếu, kém hay ngại tham gia trò chơi, giáo viên nên khích lệ, động viên, tạo cơ hội cho tất cả các học sinh đều phải tham gia. III. Những kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài: Sau một thời gian vận dụng các trò chơi nêu trên trong quá trình giảng dạy từ vựng tiếng Anh lớp 6A2, tôi nhận thấy tiết học sinh động hơn, học sinh dần có thói quen chủ động tham gia vào quá trình học từ vựng và sử dụng vốn từ vào giao tiếp thực tế có phần chuyển biến tốt hơn. Và đem lại kết quả khả quan. Kết quả đạt được của lớp 6A2 như sau: Giỏi Khá T.Bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % Đầu năm 15 36.6 18 43.9 6 14.6 2 4.9 0 0 Kiểm tra HKI 22 53.66 16 39.02 3 7.32 0 0 0 0 Mặc dù tỉ lệ học sinh trên trung bình tăng không đáng kể nhưng đây cũng là một kết quả đáng khích lệ sau thời gian ngắn vận dụng sáng kiến kinh nghiệm của mình. Tôi tin rằng nếu tiếp tục vận dụng sáng kiến kinh nghiệm trên một 9
  11. cách nghiêm túc, xuyên suốt quá trình giảng dạy thì chất lượng học tập bộ môn tiếng Anh 6 sẽ cao hơn. Nhìn chung khi giảng dạy tiếng Anh ở các lớp, tuỳ theo tình hình học sinh và thời gian có thể cho phép, tôi đã hướng dẫn các em học sinh vừa học từ vựng, vừa giúp các em nhớ lại các kiến thức cũ đã học ở các bài học trước. Việc sử dụng các trò chơi không chỉ được sử dụng trong luyện tập từ mà còn có thể sử dụng ở đầu giờ để ôn bài cũ hoặc dẫn vào chủ đề của bài mới. Qua các hoạt động trò chơi học sinh có thể tự đánh giá được kết quả học tập và khả năng giao tiếp của chính bản thân mình và giáo viên biết được mặt mạnh, yếu của các em để từ đó giúp các em học tập tốt hơn. C. KẾT LUẬN I. Kết luận chung: Qua quá trình nghiên cứu và sử dụng các trò chơi trong việc luyện tập từ vựng vào hầu hết mỗi tiết dạy tiếng Anh 6. Bản thân tôi nhận thấy rằng: Từ vựng chỉ là một phần của tiết học tuy nhiên nó đóng vai trò cực kì quan trọng trong sự thành công của cả tiết học bởi vì việc thực hành mẫu câu, rèn luyện kĩ năng giao tiếp có lưu loát, trôi chảy, thuận lợi hay không tùy thuộc vào việc học sinh có đọc được từ, nắm được nghĩa và cách sử dụng vốn từ vựng mới hay không. Thông qua các trò chơi các em còn có cơ hội để giao lưu, trao đổi kiến thức, củng cố vốn ngữ pháp và từ vựng của mình. Từ đó giúp các em hình thành kỹ năng để thực hành tốt các hoạt động, các trò chơi, các bài tập trong các giờ học trên lớp, và gây hứng thú học tập bộ môn tiếng Anh hơn. Trong quá trình giảng dạy, mỗi giáo viên cần nghiên cứu và cân nhắc lựa chọn hình thức luyện tập ngôn ngữ sao cho thích hợp và có hiệu quả nhất. Giáo viên có thể sử dụng các hoạt động trò chơi trong các hoạt động khác như khi kiểm tra bài cũ, dạy ngữ liệu mới, đưa tình huống để giới thiệu chủ đề bài học và phối hợp với các bài tập nhằm nâng cao trình độ cho học sinh để không gây cho học sinh sự nhàm chán. 10
  12. Với việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này trong quá trình dạy từ vựng cho học sinh lớp 6, tôi nhận thấy đa số học sinh hứng thú hơn, tham gia vào quá trình học tập nhiều hơn, các em cảm thấy tự tin hơn trong thực hành và giao tiếp. Tôi tin rằng bất cứ giáo viên nào sử dụng những giải pháp ở sáng kiến kinh nghiệm này cũng sẽ thu được nhiều thành công trong kết quả học từ vựng của học sinh nói riêng và chất lượng học bộ môn nói chung. II. Những vấn đề kiến nghĩ: Xuất phát từ cơ sở lý luận, thực tiển, mục đích dạy học cũng như những thành công và hạn chế trong khi thực hiện đề tài, để góp phần cho việc dạy tiếng Anh nói chung, việc sử dụng các trò chơi trong việc luyện tập từ đạt chất lựơng ngày càng cải thiện bản thân tôi có những kiến nghị sau: 1.Đối với giáo viên: - Giáo viên cần phải có sự đầu tư, phân tích tìm tòi mỗi bài dạy để tìm ra cái hay, cái mới trong phương pháp giảng dạy, giúp học sinh nắm được nhiệm vụ của hoạt động ngay từ ban đầu. - Giáo viên phải nắm chắc các thủ thuật, phương pháp tổ chức trò chơi. - Giáo viên phải luôn tạo môi trường ngoại ngữ trong giờ học và phải sử dụng tiếng Anh như là ngôn ngữ chính đễ giao tiếp. Tùy theo khối lớp và đối tượng học sinh, giáo viên có thể sử dụng những câu tiếng Anh ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc. - Giáo viên phải luôn biết khích lệ học sinh sử dụng kiến thức đã học để sử dụng trong giao tiếp, tham gia vào trò chơi. - Giáo viên cần phải chọn, sử dụng và phối hợp linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật và trò chơi trong tiến trình của giờ dạy. - Nên tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học. - Ngữ cảnh cần phải được giới thiệu rõ ràng. 2. Đối với học sinh: - Để giờ học đạt kết quả cao, các em nên xem bài học sắp tới. Tăng cường đông viên, giúp đỡ nhau trong học tập. Thường xuyên nghe băng đài để học cách phát âm, nói đúng ngữ điệu Tiếng Anh. 11
  13. - Tự giác tham gia các trò chơi, giúp đỡ các bạn trong nhóm cùng tham gia. Tích cực thực hành nói Tiếng Anh từ những câu đơn giản đến phức tạp, không nên nôn nóng hay nản chí vì sợ sai. - Xây dựng phong cách ngoại ngữ cho mình. Tạo ra không khí ngoại ngữ trong lớp học để thấy được môn học ngoại ngữ có đặc thù riêng. TML, ngày 06 tháng 01 năm 2020 Người viết Trần Thị Ngọc Thuận Nhận xét của Hội đồng Khoa học đơn vị: Ngày tháng năm HIỆU TRƯỞNG 12