Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 3 giải tốt bài toán liên quan rút về đơn vị

docx 25 trang thulinhhd34 10444
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 3 giải tốt bài toán liên quan rút về đơn vị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_3_giai_tot.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 3 giải tốt bài toán liên quan rút về đơn vị

  1. Tóm tắt: 42 l dầu : 6 can hoặc: 42 l dầu : 6 can 84 l dầu : can ? 84 l dầu : ? can c. Phân tích mối quan hệ giữa các dữ kiện đã cho với kết luận để tìm ra cách giải bài toán: Sau khi tóm tắt đề bài xong, các em tập viết phân tích đề bài để tìm ra cách giải bài toán. Cho nên, ở bước này, giáo viên cần sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, thiết lập cách tìm hiểu, phân tích bài toán theo sơ đồ dưới dạng các câu hỏi thông thường: - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Muốn tìm cái đó ta cần biết gì? - Cái này biết chưa? - Còn cái này thì sao? - Muốn tìm cái chưa biết ta cần dựa vào đâu? Làm như thế nào? Hướng dẫn học sinh phân tích xuôi rồi tổng hợp ngược lên, từ đó các em nắm bài kĩ hơn, tự các em giải được bài toán. Cần cho học sinh được rèn luyện khả năng diễn đạt bằng lời nói và bằng chữ viết khi phải giải thích các vấn đề liên quan đến phân tích đề toán, tìm cách giải bài toán và nhất là khi diễn tả câu trả lời, trình bày bài giải của bài toán. Có thể lúc đầu học sinh tự thực hiện các hoạt động diễn đạt này còn khó khăn, nhưng đây là "cơ hội" thuận lợi để các em được phát triển tư duy, khả năng giải quyết vấn đề. d. Trình bày lời giải: Dựa vào sơ đồ phân tích, quá trình tìm hiểu bài, các em sẽ dễ dàng viết được bài giải một cách đầy đủ, chính xác. Giáo viên chỉ việc yêu cầu học sinh trình bày đúng, đẹp, cân đối ở vở là được, chú ý câu trả lời ở các bước phải đầy đủ, không viết tắt, chữ và số phải đẹp. e. Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải: Qua quá trình quan sát học sinh giải toán, chúng ta dễ dàng thấy rằng học sinh thường coi bài toán đã giải xong khi tính ra đáp số hay tìm được câu trả lời. Khi giáo viên hỏi: “ Em có tin chắc kết quả là đúng không?” thì nhiều em lúng túng. Vì vậy việc kiểm tra , đánh giá kết quả là không thể thiếu khi giải toán va phải trở thành thói quen đối với học sinh. Cho nên khi dạy giải toán, chúng ta cần hướng dẫn các em thông qua các bước: - Đọc lại lời giải. - Kiểm tra các bước giải xem đã hợp lí yêu cầu của bài chưa, các câu văn diễn đạt trong lời giải đúng chưa. - Thử lại các kết quả vừa tính từ bước giải đầu tiên. - Thử lại kết quả đáp số xem đã phù hợp với yêu cầu của đề bài chưa. Đối với học sinh giỏi, giáo viên có thể hướng các em nhìn lại toàn bộ bài
  2. giải, tập phân tích cách giải, động viên các em tìm các cách giải khác, tạo điều kiện phát triển tư duy linh hoạt, sáng tạo, suy nghĩ độc lập của học sinh. 4.2. Hướng dẫn học sinh nắm chắc phương pháp giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị bằng phép tính chia, nhân (kiểu bài 1) Để học sinh nắm chắc phương pháp giải kiểu bài toán này, tôi đã tiến hành dạy ngay ở trên lớp theo phương pháp và hình thức sau: a. Kiểm tra bài cũ: Để nhắc lại kiến thức cũ và chuẩn bị cho kiến thức mới cần truyền đạt, tôi ra đề như sau: “Mỗi can chứa được 5 lít mật ong. Hỏi 7 can như vậy chứa được bao nhiêu lít mật ong?” Với bài này, học sinh dễ dàng giải được như sau: Bài giải. 7 can như vậy chứa được số lít mật ong là: 5 x 7 = 35 (l) Đáp số: 35 l mật ong. Sau đó, tôi yêu cầu học sinh nhận dạng toán đã học và giải thích cách làm, đồng thời cho học sinh nhắc lại quy trình của giải một bài toán. b. Bài mới: * Giới thiệu bài: Dựa vào bài toán kiểm tra bài cũ, giáo viên vừa củng cố, vừa giới thiệu bài ngày hôm nay các em được học. * Hướng dẫn học sinh giải bài toán 1: Có 35 l mật ong chia đều vào 7 can. Hỏi mỗi can có mấy lít mật ong? - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài, đọc thành tiếng và đọc thầm. - Hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán (sử dụng phương pháp hỏi đáp): + Bài toán cho biết gì? (35 lít mật ong đổ đều vào 7 can). + Bài toán hỏi gì? (1 can chứa bao nhiêu lít mật ong). + Giáo viên yêu cầu học sinh nêu miệng phần tóm tắt để giáo viên ghi bảng: 7 can: 35 l mật ong 1 can: l mật ong ? - Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán để tìm phương pháp giải bài toán. - Giáo viên yêu cầu học sinh làm vào bảng con. - Giáo viên đưa bài giải đối chiếu. Bài giải Số lít mật ong có trong mỗi can là: 35 : 7 = 5 (l) Đáp số: 5 l mật ong. - Giáo viên củng cố cách giải: Để tìm 1 can chứa bao nhiêu lít mật ong ta làm phép tính gì? (phép tính chia). - Giáo viên giới thiệu: Bài toán cho ta biết số lít mật ong có trong 7 can, yêu cầu chúng ta tìm số lít mật ong trong 1 can, để tìm được số lít mật ong trong 1 can, chúng ta thực hiện phép chia. Bước này gọi là rút về đơn vị, tức là tìm giá trị của một phần trong các phần.
  3. - Giáo viên cho học sinh nêu miệng kết quả một số bài toán đơn giản để áp dụng, củng cố như: 5 bao: 300kg hoặc 3 túi : 15 kg 1 bao: ? kg 1 túi : ? kg * Hướng dẫn học sinh giải bài toán 2: Có 35 lít mật ong chia đều vào 7 can. Hỏi 2 can như vậy có mấy lít mật ong? - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ đầu bài (3 lần). - Yêu cầu học sinh nêu tóm tắt bài toán – Giáo viên ghi bảng (Phương pháp hỏi đáp). 7 can : 35 lít 2 can : ? lít. - Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán: ( Phương pháp hỏi đáp) + Muốn tính được số lít mật ong có trong 2 can ta phải biết gì? ( 1 can chứa được bao nhiêu lít mật ong) +Làm thế nào để tìm được số lít mật ong có trong 1 can? ( Lấy số lít mật ong trong 7 can chia cho 7). + Yêu cầu học sinh nhẩm ngay 1 can: ? l. + Yêu cầu học sinh nêu cách tính 2 can khi đã biết 1 can. (Lấy số lít mật ong có trong 1 can nhân với 2). - Một học sinh nêu lần lượt bài giải. Giáo viên ghi bảng. Bài giải Số lít mật ong có trong mỗi can là: 35 : 7 = 5 (l) Số lít mật ong có trong 2 can là: 5 x 2 = 10 (l) Đáp số:10l mật ong. - Yêu cầu học sinh nêu bước nào là bước rút về đơn vị: Bước tìm số lít mật ong trong 1 can gọi là bước rút về đơn vị. - Hướng dẫn học sinh củng cố dạng toán – kiểu bài 1: Các bài toán có liên quan đến rút về đơn vị thường được giải bằng 2 bước: + Bước 1: Tìm giá trị một đơn vị (giá trị một phần trong các phần bằng nhau). Thực hiện phép chia. + Bước 2: Tìm giá trị của nhiều đơn vị cùng loại (giá trị của nhiều phần bằng nhau). Thực hiện phép nhân. + Học sinh nhẩm thuộc, nêu lại các bước. - Hướng dẫn học sinh làm bài tập áp dụng. - Giáo viên nêu miệng, ghi tóm tắt lên bảng, học sinh nêu kết quả và giải thích cách làm. 3 túi : 45 kg hoặc : 4 thùng : 20 gói. 12 túi : ? kg. 5 thùng : ? gói. Sau khi học sinh nắm chắc cách giải bài toán ở kiểu bài này, chúng ta cần tiến hành hướng dẫn học sinh luyện tập.
  4. c. Luyện tập: Khi tiến hành hướng dẫn học sinh luyện tập qua từng bài, giáo viên cần thay đổi hình thức luyện tập. Bài 1: - Hướng dẫn học sinh thảo luận chung cả lớp, sau đó 1 học sinh tóm tắt và giải bài toán trên bảng, cả lớp làm vào vở. - Củng cố bước rút về đơn vị. - Củng cố các bước giải bài toán này. Bài 2: - Học sinh thảo luận và làm việc theo nhóm đôi. - Yêu cầu 1 cặp học sinh trình bày bảng – Giáo viên kiểm tra các kết quả của cả lớp. - Yêu cầu học sinh nêu bước rút về đơn vị. - Củng cố cách thực hiện 2 bước giải bài toán. Bài 3: Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi ghép hình. d. Củng cố, dặn dò: - Học sinh tự nêu các bước, cách thực hiện giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị (kiểu bài 1) - Giao thêm bài về nhà dạng tương tự để hôm sau kiểm tra. - Qua mỗi lần luyện tập xen kẽ, giáo viên đều củng cố cách làm ở kiểu bài 1 là: + Bài giải được thực hiện qua 2 bước: Bước 1: (Bước rút về đơn vị) Tìm giá trị 1 đơn vị (Giá trị 1 phần). (phép chia). Bước 2: Tìm nhiều đơn vị (từ 2 đơn vị trở lên - phép nhân). - Nhấn mạnh cốt chính của kiểu bài 1 là tìm giá trị của nhiều đơn vị (nhiều phần). - Khi học sinh đã nắm chắc kiểu bài 1 thì các em dễ dàng giải được kiểu bài 2. 4.3. Hướng dẫn học sinh nắm chắc phương pháp giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị giải bằng 2 phép tính chia (Kiểu bài 2) Khi dạy kiểu bài 2 này, tôi cũng dạy các bước tương tự. Song để học sinh dễ nhận dạng, so sánh phương pháp giải 2 kiểu bài, khi kiểm tra bài cũ, tôi đưa đề bài lập lại của kiểu bài 1: “ Có 35 lít mật ong rót đều vào 7 can . Hỏi 2 can đó có bao nhiêu lít mật ong”. Mục đích là vừa kiểm tra, củng cố phương pháp giải ở kiểu bài 1, cũng là để tôi dựa vào đó hướng các em tới phương pháp giải ở kiểu bài 2 (giới thiệu bài). Bài toán ở kiểu bài 2 có dạng sau: Có 35 lít mật ong đựng đều vào 7 can. Nếu có 10 lít mật ong thì đựng đều vào mấy can như thế? - Cách tổ chức, hướng dẫn học sinh cũng như ở kiểu bài 1. - Khi củng cố, học sinh nêu được ở bước 1 là bước rút về đơn vị và các bước thực hiện bài giải chung của kiểu bài 2 này. + Bước 1:: Tìm giá trị 1 đơn vị ( giá trị 1 phần). ( đây là bước rút về đơn vị) . ( phép chia). + Bước 2: Tìm số phần (số đơn vị) ( phép chia).
  5. Sau mỗi bài tập, chúng ta lại củng cố lại một lần, các em sẽ nắm chắc phương pháp hơn. Đặc biệt khi học xong kiểu bài 2 này, các em dễ nhầm với cách giải ở kiểu bài 1. Cho nên, chúng ta phải hướng dẫn học sinh cách kiểm tra, đánh giá kết quả bài giải ( thử lại theo yêu cầu của bài). Ví dụ: Các em đặt kết quả tìm được vào phần tóm tắt của bài các em sẽ thấy được cái vô lí khi thực hiện sai phép tính của bài giải như: 35 l : 7 can. 35 l : 7 can 10 l : 2 can ( đúng) 10 l : 50can ( vô lí). Từ đó các em nắm chắc phương pháp giải kiểu bài 2 tốt hơn, có kĩ năng , kĩ xảo tốt khi giải toán. 4.4. Hướng dẫn học sinh luyện tập, so sánh phương pháp giải 2 kiểu bài Để học sinh luyện tập tốt 2 kiểu bài này, tôi đã hướng dẫn các em so sánh các bước giải và đặc điểm của mỗi kiểu bài. CÁC KIỂU BÀI 1 KIỂU BÀI 2 BƯỚC ( Tìm giá trị của các phần) ( Tìm số phần) - Tìm giá trị của 1 phần: - Tìm giá trị của 1 phần: 1 ( phép chia) ( phép chia) (Đây là bước rút về đơn vị) (Đây cũng là bước rút về đơn vị) - Tìm giá trị của các phần: - Tìm số phần. (phép nhân) (Phép chia) 2 - Lấy giá trị 1 phần nhân với số Lấy giá trị các phần chia cho giá phần trị 1 phần. Sau đó, tôi yêu cầu học sinh học thuộc để áp dụng nhận dạng kiểu bài và giải các bài toán đó. Khi luyện tập, tôi tiến hành cho học sinh luyện 2 bài tập song song với nhau, mục đích là để các em vừa làm, vừa nhận dạng, so sánh. Sau mỗi lần luyện tập như vậy, chúng ta lại củng cố kiến thức một lần cho các em, chắc các em không còn nhầm lẫn nữa. * Lần 1: Bài toán 1: Có 5 túi gạo chứa được 40 kg gạo. Hỏi 3 túi gạo thì chứa được bao nhiêu ki - lô - gam gạo? Bài toán 2: Có 40 ki – lô - gam gạo đựng vào 5 túi. Hỏi có 24 kg gạo thì cần bao nhiêu túi như thế để đựng? * Củng cố cách giải, mối quan hệ giữa các phép tính trong 2 bài toán này. Mặt khác học sinh dễ dàng nhìn nhận ra lỗi sai của mình, nếu như nhầm phép tính ( Bài toán 2 là bài toán ngược của bài toán 1) * Lần 2: Bài toán 1: Có 4 cái áo đơm hết 24 cái cúc áo. Hỏi có 1236 cúc áo thì đơm được bao nhiêu cái áo như thế?
  6. Bài toán 2: Ba thùng như nhau đựng được 27 lít mật ong. Hỏi 7 thùng như thế đựng được bao nhiêu kg mật ong? * Đổi thứ tự bài để học sinh củng cố được cách nhận dạng 2 kiểu bài và phương pháp giải. 4.5. Bài học kinh nghiệm. Dạy toán ở Tiểu học nói chung, ở lớp 3 nói riêng là cả một quá trình kiên trì, đầy sự sáng tạo, nhất là đối với dạng toán liên quan đến rút về đơn vị, cho nên khi hướng dẫ học sinh giải toán nói chung, giải dạng toán liên quan đến rút về đơn vị nói riêng chúng ta cần phải: 1. Tạo niềm hứng thú, sự say mê giải toán, bởi các em có thích học toán thì các em mới có sự suy nghĩ, tìm tòi các phương pháp giải bài toán một cách thích hợp. 2. Hướng dẫn học sinh nắm đầy đủ các kĩ năng cần thiết khi giải toán bằng phương pháp phù hợp, nhẹ nhàng, không gò bó. 3. Kích thích tư duy sáng tạo, khả năng phân tích, tổng hợp trong khi tìm tòi, phát hiện "đường lối" trong giải toán. 4. Thường xuyên thay đổi hình thức dạy học ở mỗi bài để tránh sự nhàm chán. 5. Tập cho học sinh có kĩ năng tự phân tích bài toán, tự kiểm tra đánh giá kết quả của bài toán, tập đặt các câu hỏi gợi mở cho các bước giải trong bài toán. 6. Phải coi việc giải toán là cả một quá trình, không nóng vội mà phải kiên trì tìm và phát hiện ra “chỗ hổng” sau mỗi lần hướng dẫn để khắc phục, rèn luyện. 7. Nên động viên, khuyến khích các em có đưa ra phương pháp giải gần hợp lí, tránh đưa ra tình huống phủ định ngay. 8. Gần gũi, động viên những em học yếu môn Toán đ các em có tiến bộ, giúp đỡ nhẹ nhàng khi cần thiết. 4.6. Các giải pháp mới. Từ việc áp dụng các giải pháp đã được nêu ra, tôi đã rút ra các giải pháp mới sau để áp dụng vào quá trình dạy học: a, Giải pháp 1: Tìm hiểu và phân tích nguyên nhân. Sau khi điều tra tìm hiểu nguyên nhân tôi thấy có 3 lí do dẫn đến chất lượng bài làm thấp đó là: - Nguyên nhân thứ nhất: Giáo viên hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức không có hệ thống gặp đâu dạy đấy vì vậy học sinh nắm bài hời hợt. - Nguyên nhân thứ hai: Trong quá trình dạy, giáo viên chưa biết cách giúp học sinh ghi nhớ về phương pháp giải từng dạng bài. - Nguyên nhân thứ ba là: Một số học sinh chưa nắm vững đặc điểm, bản chất của một số bài tập cơ bản và nâng cao đã học. b, Giải pháp thứ hai: Nghiên cứu tài liệu sách tham khảo kết hợp với những kinh nghiệm của bản thân để xây dựng cho mình một phương pháp dạy phù hợp
  7. với trình độ và năng lực của học sinh. Cụ thể các phương pháp áp dụng là: Gợi mở vấn đáp, luyện tập thực hành c, Giải pháp thứ ba: Xây dựng hệ thống bài tập theo từng mức độ và từng giai đoạn nhận thức của học sinh. Hệ thống bài tập gồm: - Bài tập củng cố. - Bài tập nâng cao. - Bài tập mở rộng và vận dụng thực tế. d, Giải pháp thứ tư: Lên kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch, có đánh giá rút kinh nghiệm. 5. Kết quả thực hiện. a. Về phương pháp hình thành kiến thức: - Phương pháp này không chỉ cung cấp cho các em một cách đếm thuận tiện hơn mà còn giúp cho các em có cách suy luận, phương pháp “tương tự ” năng lực khái quát khi tập quan sát, giải quyết vấn đề. - Phương pháp này giúp cho các em có một cách học toán tích cực, chủ động, sáng tạo và chính xác. - Phương pháp này giúp cho các em có khả năng giải toán, học tập được cách suy nghĩ, cách phát hiện và giải quyết vấn đề trước một bài toán(một tình huống) có trong thực tế. b. Về quá trình nghiên cứu của giáo viên - Đã xác định đúng mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. - Làm rõ được cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy học. - Thể hiện được sự nhiệt tình, năng nổ, sáng tạo của mỗi giáo viên trong quá trình dạy học. - Thấy được những sai sót của học sinh, qua đó tìm ra những nguyên nhân dẫn đến những sai lầm, thiếu sót đó của học sinh để có hướng khắc phục và giúp học sinh được học tập tốt hơn. c. Kết quả việc vận dụng kiến thức của học sinh Sau khi áp dụng những giải pháp trên vào các tiết học, tôi thấy hiệu quả giảng dạy được nâng lên đáng kể. HS tiếp cận nhanh với các dữ liệu bài toán cho và nắm rất rõ yêu cầu bài toán đặt ra cần phải giải quyết. Khái niệm về Bài toán liên quan đến rút về đơn vị trở nên gần gũi và quen thuộc hơn đối với các em. Đặc biệt là các giải pháp đã giúp HS nhận dạng bài tập một cách chính xác, kĩ năng giải toán được hình thành. Qua đó tư duy, khả năng suy luận cũng được phát triển. Bản thân tôi cũng cảm thấy tự tin hơn nhiều, không còn lúng túng khi tổ chức các hoạt động học tập cho các em. Kết quả được ghi nhận như sau: Kết quả thực hành trên vở bài tập toán của HS lớp 3A, Trường tiểu học Hoàng Hoa năm học 2018-2019 sau mỗi tiết học như sau: BẢNG 1: PHÂN LOẠI ĐIỂM
  8. GIỎI KHÁ T. BÌNH YẾU DẠNG BÀI TẬP TL(% TL(% TL(% TL( SL SL SL SL ) ) ) %) Bài toán liên quan 15 14 đến rút về đơn vị 29 51,7 29 48,3 0 0 0 0 dạng bài toán 1 Bài toán liên quan 14 15 đến rút về đơn vị 29 48,3 29 51,7 0 0 0 0 dạng bài toán 2 Các bài luyên tập 14 48,3 15 51,7 0 0 0 0 chung 29 29 Các bài luyên tập 11 37,9 11 37,9 5 17,2 2 7,0 nâng cao 29 29 29 29 BẢNG 2: TỈ LỆ HS ĐẠT ĐIỂM TRÊN TRUNG BÌNH Bài toán liên Bài toán liên Các bài luyên tập Dạng bài luyện quan đến rút về quan đến rút về chung tập có nâng cao đơn vị dạng bài đơn vị dạng bài toán 1 toán 2 100% 100% 100% 93,0% Như vậy tỉ lệ học sinh khá giỏi so với trước khi áp dụng phương pháp mới tăng lên rất nhiều. Bảng thống kê cũng cho thấy ở kiểu bài luyện tập, tỉ lệ phần trăm HS đạt số điểm trên trung bình tăng rất cao, điều đó chứng tỏ HS đã không còn nhầm lẫn nhiều như trước đây nữa. Đặc biệt, nếu trước đây HS thường tỏ ra chán nản, không mấy hứng thú với loại toán này thì nay, qua quan sát tôi thấy HS thật sự chăm chú và hứng thú khi giải toán. Các em còn tham gia thảo luận sôi nổi khi phân tích những đề toán khó. Việc tạo ra hứng thú học tập, niềm say mê toán học ở các em cũng là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của hoạt động dạy học nói chung và dạy học toán nói riêng. Nhờ đâu mà các em có được tình cảm đó? Chính là nhờ việc các em hiểu rõ thực chất bài toán, nội dung các bài toán không nằm ngoài những vấn đề thiết thực trong đời sống của các em và cũng có thể xem như một nhu cầu cần được đáp ứng. Tóm lại, những giải pháp trên đã hình thành ở học sinh kĩ năng giải toán có lời văn nói chung và giải toán về Bài toán có liên quan đến rút về đơn vị nói riêng:
  9. Biết phân tích đề bài, biết trình bày tóm tắt và giải toán, đồng thời khơi dậy niềm đam mê và hứng thú học tập ở các em. Đặc biệt hơn nữa là sau đây là bảng so sánh đối chiếu trong hai năm học: năm học 2017- 2018 với năm học 2018- 2019. - Năm học 2017 – 2018: Chưa áp dụng đổi mới phương pháp. - Năm học 2018 - 2019 : Đã áp dụng đổi mới phương pháp. a, Về học sinh được khảo sát trong hai năm. + Học sinh lớp 3. + Số lượng đều là: 29 em. + Trình độ : Đều là học sinh giỏi cấp trường. So với trước Đánh giá kĩ năng làm bài của Năm học Năm học khi học sinh. 2017 - 2018 2018 - 2019 áp dụng Bài toán liên quan đến rút về 37,9 % 100 % Tăng 62,1% đơn vị dạng bài toán 1 Bài toán liên quan đến rút về 34,4 % 100 % Tăng 65,6 % đơn vị dạng bài toán 2 Luyện tập (có cả 2 dạng bài ở 34,4 % 100 % Tăng 65,6 % trên) Luyện tập các bài nâng cao 28,7% 93% Tăng 72,2% * Tóm lại: Trên đây là phương pháp hướng dẫn các em học sinh lớp 3 giải tốt dạng toán: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị, tôi tin rằng nếu chúng ta làm được như vậy thì các em nắm được phương pháp giải dạng toán này tốt hơn, chắc chắn hơn, tránh được những sai sót có thể xảy ra. Các em sẽ có được tinh thần phấn khởi, tự tin khi giải toán. 8. Những thông tin cần được bảo mật: (Không có) 9. Các điều kiện cần thiết áp dụng sáng kiến: - Giáo viên chuẩn bị bài học phải cụ thể, chu đáo; - Học sinh phải thực sự là trung tâm của hoạt động học, giáo viên chỉ hướng dẫn, định hướng và chỉ xuất hiện khi cần; các phương pháp, biện pháp, kỹ thuật dạy học phải được vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phối hợp với nhau để tạo sự cộng hưởng hiệu quả. - Mỗi hoạt động học phải nhằm đến phát triển một hoặc một số năng lực nhất định cho học sinh. - Việc khéo léo lồng ghép trò chơi trong quá trình dạy học cũng rất bổ ích nhưng phải cân nhắc để không lãng phí thời gian, gây nhàm chán cho học sinh. - Việc quan sát tổng thể lớp học, điều phối hoạt động, nhận định về tiến độ từng hoạt động học của học sinh phải chính xác, tinh tế, nhất là việc chia nhóm trong các hoạt động học phải phù hợp, đảm bảo đồng đều về mặt bằng sức học, nếu quá chênh lệch sẽ không phát huy được những năng lực tiềm ẩn của người học.
  10. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Qua quá trình thực nghiệm thiết kế giáo án: Áp dụng một số phương pháp dạy học phát huy năng lực của học sinh trong giảng dạy, tôi nhận thấy, các phương pháp dạy học này sẽ mở ra nhiều triển vọng cho quá trình đổi mới dạy học ở nhà trường Tiểu học. Tôi hi vọng, đề tài nghiên cứu này sẽ đóng góp một phần nhỏ bé công sức vào công cuộc đổi mới dạy học trong nhà trường hiện nay, góp phần làm cho những giờ dạy Toán trở nên thú vị, hấp dẫn và đạt kết quả như mong muốn 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Đề tài nghiên cứu có tính khả thi, và ứng dụng vào thực tiễn, mang lại hiệu quả cao trong giờ học. Giúp học sinh có niềm say mê và hứng thú với giờ học Với sáng kiến nhỏ này, người viết mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp nhằm bổ sung cho đề tài được sâu sắc và thiết thực hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Số Tên tổ Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT chức/cá áp dụng sáng kiến nhân “Biện pháp giúp học sinh Trường Tiểu học Hoàng Hoa năm 1 Lớp 3A lớp 3 giải tốt bài toán liên học 2018-2019 quan đến rút về đơn vị” Hoàng Hoa, ngày 26 tháng 02 năm 2019 Hoàng Hoa , ngày 18 tháng 02 năm 2019 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến (Ký tên, đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ tên) Trần Trung Kiên Phùng Thị Hoàn
  11. PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH HOÀNG HOA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU ĐĂNG KÝ VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP: NGÀNH: ; TỈNH: .CƠ SỞ I. Thông tin về tác giả đăng ký SKKN 1. Họ và tên: Phung Thị Hoàn 2. Ngày sinh: 02/03/1966 3. Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hoàng Hoa 4. Chuyên môn: Đại học 5. Nhiệm vụ được phân công trong năm học: Giáo viên giảng dạy lớp 5. II. Thông tin về sáng kiến kinh nghiệm 1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: “ Biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải tốt bài toán liên quan rút về đơn vị”. 2. Cấp học: Tiểu học 3. Mã lĩnh vực theo cấp học: 07
  12. 4. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 24/9/2018 đến hết tháng 2/2019 5. Địa điểm nghiên cứu: Trường Tiểu học Hoàng Hoa 6. Đối tượng nghiên cứu: học sinh lớp 3- Trường TH Hoàng Hoa Ngày tháng năm 2019. Ngày tháng năm 2019 Ngày tháng năm 2019. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ TỔ TRƯỞNG/NHÓM NGƯỜI ĐĂNG KÝ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN Trần Trung Kiên Nguyễn Văn Đủ Phùng Thị Hoàn