Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp hs giải tốt bài tập về gương phẳng – Vật lí 7
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp hs giải tốt bài tập về gương phẳng – Vật lí 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_hs_giai_tot_bai_tap_ve.doc
THUYET_TRINH_GVG_22-23_b3003.pptx
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp hs giải tốt bài tập về gương phẳng – Vật lí 7
- c. α là góc tù: (hình 12) (M) A B A’ I J Hình 12 0 (N) B’ d. Điều kiện để phép vẽ thực hiện được: Từ ba trường hợp trên ta thấy: Đối với hai điểm A, B cho trước, phép vẽ thực hiện được khi A’B’ cắt hai gương tại I, J. Dạng 3: Bài tập về cách xác định vùng nhìn thấy ảnh của một điểm sáng, vật sáng qua gương phẳng. Bài 6. Một điểm sáng S đặt trước gương phẳng AB. Dùng phép vẽ để xác định vùng đặt mắt để nhìn thấy ảnh của S tạo bởi gương. Hướng dẫn giải: Từ S vẽ chùm tia tới lớn S nhất đến gương SM, SN vẽ chùm P2 P1 tia phản xạ tương ứng MP1 và NP2. Khoảng không gian giới hạn bởi 2 tia phản xạ MP1, NP2 M N và mặt phẳng gương ở trước mặt gương là miền đặt mắt để nhìn S’ thấy ảnh S’ của S qua gương. Hình 13 (hình 13) 3127 Bài 7. Cho gương phẳng GG’ và một vật sáng AB đặt trước gương (hình 14). Hãy xác định (bằng cách vẽ hình) phạm vi không gian mà trong đó ta có thể nhìn thấy được toàn bộ ảnh của vật qua gương đó. Hướng dẫn giải: z t x B Muốn nhìn thấy ảnh của toàn bộ vật A AB thì phải nhìn thấy ảnh của cả 2 điểm A y và B qua gương. Vì vậy, ta phải đi xác định vùng nhìn thấy ảnh A’ của A qua gương và G’ vùng nhìn thấy ảnh B’ của B qua gương. G Giao của 2 vùng đó có thể nhìn thấy đồng thời ảnh của cả A và B qua gương nghĩa là nhìn thấy toàn bộ ảnh A’B’ của AB qua Hình 14 A’ gương (Z G G’B). B’ 17
- Dạng 4: Xác định vị trí đặt gương để thoả mãn các điều kiện cho trước của tia tới và tia phản xạ. Bài 8. Chiếu 1 tia sáng SI theo phương nằm ngang đến một gương phẳng để tia phản xạ chiếu xuống đáy giếng thì cần phải đặt gương phẳng hợp với phương nằm ngang một góc bằng bao nhiêu? Nêu cách vẽ và vẽ hình để xác định vị trí đặt gương? Hướng dẫn giải: G + Vẽ tia tới SI theo phương nằm ngang, tia phản xạ IR theo phương S I thẳng đứng và hướng đi xuống. (hình 15). Góc SIR = 900 G’ + Vẽ tia phân giác IN của góc N SIR thì IN chính là pháp tuyến của R Hình 15 gương tại điểm tới I 1 => S· IN N· IR S· IR 450 2 + Dựng đường thẳng GG’ đi qua I và vuông góc với pháp tuyến IN thì GG’ là đường thẳng biểu diễn mặt gương vì G· IN 900 mà S· IN 450 =>G· IS 450 . Hay ta phải đặt gương hợp với phương nằm ngang 1 góc 45 0 thì tia tới gương theo phương nằm ngang sẽ cho tia phản xạ nằm theo phương thẳng đứng hướng xuống đáy giếng. Bài 9. Tia sáng Mặt Trời nghiêng 1 góc =480 so với phương ngang. Cần đặt một gương phẳng như thế nào để đổi phương của tia sáng thành phương nằm ngang. Hướng dẫn giải: Gọi , lần lượt là góc hợp bởi tia sáng mặt trời với phương ngang và góc hợp bởi 2 tia *Trường hợp 1: S Tia sáng truyền đi cho tia phản xạ từ trái sang phải. (hình 16) Ta có: + = 1800 R I => = 1800 - = 1800 – 480 = 1320 Hình 16 Dựng phân giác IN của góc 18
- suy ra: i’ = i = 660 Vì IN là phân giác cũng là pháp tuyến S nên ta kẻ đường thẳng vuông góc với IN tại I N ta sẽ được nét gương PQ (hình 17) P i Ta có: Q· IR 900 i ' 900 660 240 i' R Vậy ta phải đặt gương phẳng hợp với I · 0 phương ngang một góc QIR 24 Hình 17 Q *Trường hợp 2: S Tia sáng truyền đi cho tia phản xạ từ phải sang trái. (hình 18) Từ hình 18 ta có: = = 480 R I Dựng phân giác IN của góc suy ra: i’ = i = 240 Hình 18 Vì IN là phân giác cũng là pháp tuyến nên S ta kẻ đường thẳng vuông góc với IN tại I ta sẽ được nét gương PQ. (hình 19) N i Ta có: Q· IR 900 i ' 900 240 660 i' R I Vậy ta phải đặt gương phẳng hợp với phương · 0 Q ngang một góc QIR 66 Hình 19 19
- b) Kết quả đạt được Hiệu quả thiết thực của biện pháp: Khi áp dụng biện pháp tôi thấy rằng học sinh hứng thú hơn, tích cực hơn trong quá trình học tập, hoạt động học tập của trò sôi nổi hơn, hiệu quả hơn. HS giải bài toán về gương phẳng khả quan hơn. Đa số các HS yếu đã biết vẽ hình, biết phân dạng bài tập và vận dụng các kiến thức vào tự giải các bài tập về gương phẳng nhiều lên. Đa số các HS đã chủ động khi giải loại toán này, tất cả các em đều cảm thấy thích thú hơn khi giải một bài toán quang hình học lớp 7. Qua kết quả trên đây, tôi hy vọng lên lớp trên các em sẽ có một số kỹ năng cơ bản để giải loại toán quang hình học này. Để chắc chắn hơn vào tính hiệu quả của những biện pháp trên, tôi đã tiến hành khảo sát lại kết quả ở hai lớp 7B, 7C (năm học 2021-2022). Đối với lớp 7C tôi không áp dụng biện pháp trên, đối với lớp 7B tôi áp dụng biện pháp trên. Hình thức khảo sát được tiến hành bằng bài kiểm tra định kì (Kì thi khảo sát chất lượng giữa học kì I do sở Giáo dục Bắc Ninh tổ chức) trên giấy và mức độ hứng thú của học sinh trong các tiết học. Tôi nhận thấy, lớp 7B các em học sinh tích cực có hứng thú hơn khi tham gia học môn Vật lí so với lớp 7C, và kết quả khảo sát của lớp 7B cũng khả quan hơn. Kết quả cụ thể như sau: Kết quả khảo sát trong 77 em học sinh khối 7 do tôi giảng dạy như sau: Lớp không áp dụng Lớp áp dụng biện Nội dung câu hỏi Câu trả lời biện pháp pháp Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % - Em có hứng thú Có 15 38.5% 38 100% với tiết học không? Không 24 61.5% 0 0% Lớp không áp dụng Lớp áp dụng biện Bài của HS Nội dung câu hỏi biện pháp pháp đạt được Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 9-10 10 25.7% 24 63.2% - Khảo sát bài 7-8 24 61.5% 11 28.9% kiểm tra giữa học 5-6 5 12.8% 3 7.9% kì I. 0-4 0 0% 0 0% 20
- Khảo sát bài kiểm tra 45 phút Khảo sát hứng thú 70 với tiết học 60 120 50 100 40 80 60 30 40 20 20 10 0 0 Áp dụng Không áp Áp dụng biện pháp Không áp dụng biện biện pháp dụng biện pháp pháp 9-10. 7-8. 5-6. 0-4. Hứng thú Không hứng thú c) Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm - Giáo viên cần xây dựng kế hoạch bài dạy có hệ thống rõ ràng, chi tiết để sử dụng và chỉnh sửa phù hợp cho các năm sau (đặc biệt cho chương trình phổ thong mới 2018). - Giáo viên cần tích cực chấm, chữa bài, sửa lỗi, nhận xét chi tiết quá trình đưa ra đáp án của học sinh sau mỗi hoạt động học và giải bài tập. - Cần nghiên cứu áp dụng bài tập phù hợp cho mỗi bài học, từng đối tượng học sinh để đạt hiệu quả cao nhất. 4. Kết luận Để giúp HS lớp 7 làm tốt bài tập về gương phẳng thì có hai biện pháp tôi đề cập đến trong giải pháp của mình: Biện pháp 1: Giúp HS nắm chắc Định luật phản xạ ánh sáng và tính chất ảnh của vật qua gương phẳng. Từ đó vẽ được ảnh của một điểm sáng S, ảnh của một vật qua gương phẳng. Biện pháp 2: Hướng dẫn HS phân tích đề, phân dạng bài tập và xây dựng các bước giải: * Bài toán cho biết gì? Cần tìm gì? * Vẽ hình như thế nào? * Vận dụng kiến thức toán gì để giải? Sau khi học sinh phân tích bài toán hợp lý, tổng hợp lại rồi giải theo các bước đã xây dựng. 21
- Và trong quá trình hướng dẫn HS giải bài tập về gương phẳng. Tôi ưu tiên việc hướng dẫn HS lựa chọn cách vẽ hình chính xác để có thể giải bài toán được đơn giản, nhanh gọn nhất. Để làm được, trước hết phải giúp HS nắm chắc được các dạng bài tập. Sau đó vận dụng kiến thức toán để giải bài tập hoàn chỉnh. Với kinh nghiệm giảng dạy và học hỏi từ đồng nghiệp và tham khảo tài liệu, áp dụng các giải pháp đã nêu ở trên tôi nhận thấy kết quả giải bài tập về gương phẳng của học sinh có nhiều tiến bộ, đem lại kết quả cao. Nhìn chung, đa số các em đều nắm vững kiến thức cơ bản về gương phẳng, xuất phát từ những bài tập cơ bản. Việc áp dụng các biện pháp phân tích như trên sẽ giúp cho học sinh dễ hiểu hơn về bản chất của các dạng bài tập liên quan nhằm củng cố và khắc sâu các kiến thức, đã phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, gây được sự hứng thú cho học sinh trong học tập. 5. Kiến nghị, đề xuất a) Đối với tổ/nhóm chuyên môn Thường xuyên tiến hành các chuyên đề, hội giảng nhằm trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên. Nhằm giúp giáo viên có thể học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp và tháo gỡ những khó khăn cho bản thân nhằm nâng cao kiến thức. b) Đối với lãnh đạo nhà trường Thường xuyên tổ chức báo cáo các chuyên đề để rút kinh nghiệm. c) Đối với Phòng GDĐT, Sở GDĐT - Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn trao đổi kinh nghiệm cho giáo viên để giáo viên có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, tháo gỡ những khó khăn trong quá trình dạy học. - Cho lưu hành các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải trong các cuộc thi viết sáng kiến kinh nghiệm để giáo viên học hỏi, vận dụng vào dạy học. - Hiện nay tài liệu tham khảo lĩnh vực vật lý rất hạn chế. Vậy kính mong cấp lãnh đạo cần trang bị đầy đủ hơn để phục vụ tốt cho công tác giảng dạy. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ bé mà tôi rút ra được trong quá trình giảng dạy. Nó đã góp phần giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy trên lớp. Tôi xin mạn phép được trình bày và kính mong được sự quan tâm của các thầy cô giáo trong hội đồng giám khảo và các bạn đồng nghiệp. Chắc chắn rằng trong bài viết của tôi cũng còn nhiều thiếu sót. Rất mong được quý thầy cô góp ý, bổ sung để bản thân tôi được học hỏi nhiều hơn và hoàn thiện hơn trong công tác giảng dạy. Xin chân thành cảm ơn! 22
- PHẦN III: TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Vật lí 7 2. Sách giáo viên Vật lí 7 3. Sách bài tập Vật lí 7 4. Sách 500 bài tập vật lí trung học cơ sở 23
- PHẦN IV: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN Kết quả tổng kết học kì 1 của HS trên cơ sở dữ liệu ngành: 24
- PHẦN V: CAM KẾT Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền; các biện pháp đã triển khai thực hiện và minh chứng về sự tiến bộ của học sinh là trung thực. Ninh Xá, ngày 15 tháng 11 năm 2022 GIÁO VIÊN (Ký và ghi rõ họ tên) Ngô Thị Dương Đánh giá, nhận xét của tổ/nhóm chuyên môn TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Hà Đánh giá, nhận xét của của đơn vị HIỆU TRƯỞNG (Ký và đóng dấu) Đỗ Quốc Tuấn 25