Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng môn Toán 7
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng môn Toán 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_mon_toan.docx
BC_thi_GV_gioi_2020-2021_Nguyet_3e7f0578ad.pdf
Nang_cao_chat_luong_mon_Toan_7_690e9cd391.ppt
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng môn Toán 7
- 5 Trước tiên, để học tốt tất cả các môn nói chung và môn toán nói riêng thì học sinh cần phải có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. Do đặc trưng môn toán có phần hình học nên đặc biệt học sinh cần phải có các đồ dùng như: bút, thước đo độ, thước ê ke, compa, Bởi vì đồ dùng học tập đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình học sinh lĩnh hội kiến thức. Từ đó dẫn đến khâu kiểm tra đồ dùng học tập nhất định phải được làm trước khi bắt đầu tiết học. Học sinh nếu không mang đủ sách vở, đồ dùng học tập sẽ dẫn đến việc mất trật tự ảnh hưởng đến việc học tập. Tuy nhiên, do thời gian tiết học không có nhiều, không thể kiểm tra được đồ dùng của tất cả học sinh nên vào giờ truy bài, tôi đã yêu cầu học sinh kiểm tra chéo đồ dùng học tập của nhau (học sinh kiểm tra theo cặp đôi, theo từng bàn) và báo cáo lại. Trong quá trình kiểm tra, đối với những trường hợp không mang đủ đồ dùng học tập tôi đã nhắc nhở và chỉ rõ cho các em biết vai trò quan trọng của đồ dùng trong việc học tập, đặc biệt là môn toán. Ví dụ: Khi học bài “ Tính chất của tia phân giác” ta cần phải có thước đo độ để có thể vẽ được tia phân giác của một góc cho trước. Tuy nhiên, vẫn còn một vài trường hợp như em Tú, em Sơn vẫn chưa thực hiện tốt, tôi đã phối kết hợp với phụ huynh động viên, nhắc nhở và các em đã có sự tiến bộ, thực hiện tốt hơn. Việc kiểm tra, đánh giá học sinh không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập mà nó còn xuyên suốt trong quá trình dạy và học bài mới. Thứ nhất, đó là việc liên hệ kiến thức đã học để tìm ra kiến thức mới. Ví dụ: Khi dạy bài “Lũy thừa cửa một số hữu tỉ” thì ta cần kiểm tra kiến thức cũ là gì?. Đó là định nghĩa và cách tính giá trị lũy thừa với số mũ tự nhiên đã học trong chương trình số học 6. Thứ hai, đó là liên hệ kiến thức cũ vào giải bài tập. Ví dụ: Trong bài “Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác” thì kiến thức học sinh cần nắm được đó là nội dung định lí 1 và định lí 2. Định lí 2 là định lí đảo của định lí 1. Nội dung hai định lí được phát biểu như sau: Định lí 1: Trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn. Định lí 2: Trong một tam giác, cạnh đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn. 5
- 6 A BC Trong tam giác ABC: B□ C□ AC AB Để giúp học sinh nắm được định lí, cách vận dụng định lí để giải bài tập, yêu cầu tối thiểu để học sinh đạt được, tôi đã ra hai bài tập sau: Bài 1: So sánh các góc của tam giác ABC, biết rằng: AB= 2cm, BC= 4cm, AC= 5cm. Bài 2: So sánh các cạnh của tam giác ABC, biết rằng: A 800 ; B□ 450 Đây là hai bài tập cơ bản mà sau khi học sinh học xong bài này cần phải giải được. Bài 1: Xét □ ABC có: AB BC AC 2cm 4cm 5cm C□ □A B□ Bài 2: Xét □ ABC có: □A B□ C□ 1800 800 450 C□ 1800 C□ 1800 800 450 C□ 550 B□ C□ □A 450 550 800 AC AB BC Đối với bài 1, để có thể áp dụng được định lí 1, tôi đã yêu cầu học sinh so sánh các cạnh của tam giác (liên hệ tới cách so sánh hai đoạn thẳng đã học trong chương trình hình học 6). Đối với bài 2, để có thể sử dụng định lí 2 thì ta cần phải biết số đo của cả ba góc □A, B□ , C□ . Từ đó dẫn đến việc phải tính số đo góc C□ (liên hệ tới bài tổng ba góc của một tam giác đã học trong kì I). 6
- 7 Trong quá trình học bài mới, sẽ có một số học sinh chưa lĩnh hội được kiến thức, tôi đã tranh thủ thời gian ra chơi để phụ đạo thêm cho các em, đồng thời cũng cử ra một số bạn học khá của lớp kèm thêm cho các bạn học sinh yếu. Sau quá trình phụ đạo là các bài kiểm tra đánh giá quá trình học của học sinh. Đối với những học sinh kèm và được kèm có tiến bộ sẽ có các phần thưởng khích lệ tinh thần, đồng thời là tạo động lực cho các em cùng cố gắng hơn nữa. Bên cạnh đó, vào tất cả các buổi học thêm, tôi đều dành 5-10 phút đầu giờ để kiểm tra nhanh kiến thức cần nhớ theo chuyên đề của cả lớp nhằm kiểm tra, đánh giá trực tiếp việc học bài cũ của học sinh. Ví dụ, hôm nay tôi dạy chuyên đề tam giác cân, tôi đã yêu cầu học sinh nêu định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết tam giác cân. Thay vì như trước là kiểm tra pháp vấn thì tôi đã thay đổi dạng kiểm tra, đó là kiểm tra dưới dạng điền khuyết nhằm giúp các em khắc sâu kiến thức hơn. Đối với những học sinh không học bài, tôi đã gọi ra trao đổi riêng, nếu còn tái phạm sẽ liên lạc trao đổi với phụ huynh. Đặc biệt, biện pháp đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá này có vai trò rấtquan trọng trong việc kiểm tra bài tập về nhà của học sinh. Thật vậy, việc kiểm tra bài cũ, kiểm tra bài tập về nhà của học sinh là điều vô cùng cần thiết. Bởinếu chúng ta kiểm tra thường xuyên thì việc học bài cũ và làm bài tập trước khi đến lớp của học sinh sẽ chu đáo hơn. Ngược lại, nếu bước này bị xem nhẹ thì việc chuẩn bị bài sẽ bị hạn chế và chất lượng học tập sẽ bị giảm rõ rệt. Ở lứa tuổi của các em đôi khi nhận thức còn kém, học là để đối phó thầy cô giáo, học là để giáo viên kiểm tra bài mình đã làm, đã thuộc mà chưa có sự hiểu biết phải tự giác học là để hiểu, để bản thân mình được tiến bộ. Do vậy, kiểm tra bài cũ thường xuyên là biện pháp để học sinh tự giác học bài và làm bài tập về nhà trước khi đến lớp. Từ đó tạo nên không khí lớp học nghiêm túc, trật tự, mọi học sinh đều ở tư thế chuẩn bị giáo viên sẽ kiểm tra mình. Do thời gian kiểm tra bài cũ ở đầu các tiết học rất có giới hạn, không thể kiểm tra hết tất cả học sinh được. Vì vậy, muốn nắm được việc làm bài tập ở nhà của học sinh một cách toàn diện, tôi đã phân công học sinh kiểm tra chéo theo 7
- 8 từng bàn rồi báo cáo lại cho tổ trưởng tổng hợp. Đầu tiết học, các tổ trưởng báo cáo tình hình làm bài tập về nhà của các tổ viên cho tôi. Học sinh nào chưa làm bài tập về nhà sẽ có biện pháp xử lí thích đáng. Đối với những trường hợp vi phạm nhiều lần tôi đã gọi điện về thông báo với gia đình. Có như vậy trong từng tiết học mới sớm phát hiện được những học sinh lười học bài, lười làm bài tập, giúp tôi sớm có biện pháp xử lí và tìm ra nguyên nhân để khắc phục. Với kế hoạch kiểm tra như trên, tôi đã kiểm tra và đánh giá được toàn diện học sinh. Đặc biệt biện pháp này khi làm thường xuyên, liên tục thì tôi đã thấy được kết quả nâng cao chất lượng rõ rệt, tạo thành nếp thi đua học tập sôi nổi ở học sinh. Học sinh hứng thú học tập và tôi cũng biết được các học sinh cá biệt của mình. Khi trở thành thói quen, tôi làm việc rất nhẹ nhàng nhưng lại đạt hiệu quả cao. Từ đó, tôi cũng nắm bắt được lỗ hổng kiến thức của từng học sinh để kịp thời sửa chữa. Ngoài cách chia lớp thành từng nhóm nhỏ để học sinh có thể trao đổi, kiểm tra bài vở của nhau trên lớp, tôi cũng đã lập cho học sinh các nhóm zalo, các phòng học online để giúp học sinh trao đổi học tập tốt hơn. b.Kết quả đạt được Dưới sự chỉ đạo của phòng giáo dục, ban giám hiệu nhà trường, sự quan tâm giúp đỡ của đồng nghiệp, sự phối kết hợp của phụ huynh và sự nhiệt tình nỗ lực của bản thân đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, tôi đã thu được kết quả cụ thể như sau: Giỏi Khá Trung bình Yếu Đầu năm 10 17 9 Giữa kì I 13 18 5 Cuối kì I 15 16 5 Giữa kì II 2 16 16 2 Cuối năm 2 18 16 0 Lớp 7A3 (sĩ số: 36 học sinh) – Năm học 2019-2020 - Học sinh đã yêu thích và có hứng thú với môn toán hơn. 8
- 9 c. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm Tuy đã đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh nhưng vẫn còn một số hạn chế như không thể kiểm tra bài cũ, chữa và sửa lỗi sai trực tiếp cho cả lớp vì thời gian còn hạn chế nên tôi có điều chỉnh, bổ sung như sau: - Tiếp tục tăng cường kiểm tra học sinh nhiều hơn - Bản thân cần phối hợp việc kiểm tra, đánh giá học sinh linh hoạt hơn trong tiến trình dạy học. 4. Kết luận Qua thực tế giảng dạy theo cách trên, tôi nhận thấy học sinh đã có nhiều tiến bộ. Với cách dạy và học trên, học sinh đã chăm chú say mê học môn toán hơn, các em không còn ngại khi giải toán nữa, đặc biệt là toán hình, một số học đã không còn sợ học môn toán nữa. Cũng nhờ vậy mà học sinh nắm bài nhanh hơn, nhớ kiến thức lâu hơn, chắc hơn, không khí tiết học cũng sối nổi hơn. Học sinh đã có hứng thú học toán, tạo thành thói quen tự suy nghĩ, chủ động làm bài để tìm ra cách giải hay và nhanh nhất. 5. Kiến nghị, đề xuất a. Đối với tổ/nhóm chuyên môn: Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn riêng đối với các giáo viên bộ môn toán nhằm trao đổi kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy bộ môn. b. Đối với Lãnh đạo nhà trường: Vì nhiều học sinh bị hổng kiến thức từ lớp dưới dẫn đến yếu kém, tiếp thu bài mới chậm nên tôi đề nghị nhà trường tạo điều kiện tổ chức một buổi học riêng phụ đạo thêm cho những học sinh đó. c. Đối với Sở GD&ĐT: Đề nghị cấp trên tạo điều kiện tổ chức những buổi thảo luận về chuyên môn đề giúp giáo viên có thể giao lưu học hỏi thêm. Cung cấp các tài liệu, văn bản kịp thời cho giáo viên. 9
- 10 PHẦN III: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP (Kết quả tổng hợp định kỳ lần 1 của Phòng GD&ĐT năm học 2019 – 2020) (Kết quả tổng hợp cuối HK1 của Phòng GD&ĐT năm học 2019 – 2020) 10
- 11 (Kết quả tổng hợp định kỳ lần 3 của Phòng GD&ĐT năm học 2019 – 2020) (Kết quả tổng hợp cuối năm của Phòng GD&ĐT năm học 2019 – 2020) 11
- 12 PHẦN IV: CAM KẾT Trên đây là biện pháp đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá của tôi nhằm nâng cao chất lượng môn toán của học sinh. Tôi cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền, các biện pháp đã triển khai thực hiện và minh chứng về sự tiến bộ của học sinh là trung thực. Rất mong được sự góp ý của hội đồng khoa học nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn. Ninh Xá, ngày 14 tháng 10 năm 2020 GIÁO VIÊN (ký và ghi rõ họ tên) Đánh giá, nhận xét của tổ/ nhóm chuyên môn TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN (ký và ghi rõ họ tên) Đánh giá, nhận xét của đơn vị HIỆU TRƯỞNG (ký và đóng dấu) 12