Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng, đọc hiểu, đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 3

docx 16 trang Đinh Thương 14/01/2025 140
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng, đọc hiểu, đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_ren_ky_nang_doc_dung_doc_hie.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng, đọc hiểu, đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 3

  1. Ví dụ: Trong bài đọc “ Những bậc đá chạm mây” Sách Tiếng Việt lớp 3 tập 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.Với các từ cần giải nghĩa cho các em là từ Cố, Truông. Các từ trên là từ khó hiểu nghĩa đối với các em song không phải là từ chìa khoá. Giáo viên cần căn cứ vào nội dung. Câu chuyện nhằm giải thích cho học sinh. Việc rút từ chìa khoá của giáo viên không yêu cầu từ nào cũng phải giải nghĩa mà chủ yếu là để học sinh hiểu được nội dung bài từ đó giúp các em đọc, viết đúng; đọc hay. Biện pháp thứ năm: Rèn kỹ năng đọc ngắt, nghỉ giọng đúng chỗ cho học sinh: Có 2 kiểu ngắt giọng: Ngắt giọng logic và ngắt giọng biểu cảm. Ngắt giọng logic là những chỗ dùng để tách nhóm trong câu. Ngắt giọng logic phụ thuộc vào ý nghĩa và quan hệ giữa các từ trong câu. Ngắt giọng biểu cảm đối lập với ngắt giọng logic đó là những chỗ nghỉ lâu hơn bình thường hoặc chỗ nghỉ không do logic ngữ nghĩa mà do dụng ý của người đọc nhằm tạo ra ấn tượng về cảm xúc. a) Kỹ năng ngắt giọng logic: Khi đọc một văn bản nếu gặp dấu câu ta cần phải ngắt, nghỉ giáo viên cần hướng dẫn học sinh sau dấu chấm, dấu hai chấm, chấm cảm ta cần phải nghỉ. Song sau dấu chấm xuống dòng cần nghỉ lâu hơn sau dấu chấm. Sau dấu phẩy ta phải ngắt giọng, sau dấu phẩy có lúc cũng phải ngắt giọng khác nhau. Dấu phẩy ngăn cách giữa vế và câu ngắt lâu hơn, dấu phẩy sau trạng ngữ. Khi đọc một số bài văn xuôi có những câu dài, cấu trúc ngữ pháp phức tạp học sinh thường ngắt tuỳ tiện như sau: Ví dụ : Trong bài “ Đi tìm mặt trời” Sách Tiếng Việt lớp 3 tập 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống có câu văn dài: Gà trống bay đến cây chò cao nhất, nhìn lên thấy mây bồng bềnh và sao nhấp nháy. Thì các bạn thường ngắt nghỉ hơi như sau: Gà trống bay đến cây chò cao nhất,/ nhìn lên thấy mây bồng bềnh và sao nhấp nháy./ Nhưng ngắt nghỉ hơi đúng sẽ phải là: Gà trống bay đến cây chò cao nhất,/ nhìn lên/ thấy mây bồng bềnh và sao nhấp nháy. b) Ngắt giọng biểu cảm: Dạy cho học sinh biết cách ngắt giọng logic là yêu cầu quan trọng với học sinh lớp 3, ngoài ra giáo viên có thể dạy cho học sinh ngắt giọng biểu cảm ở một số bài thơ đây là phương tiện tác động người nghe. Ngắt giọng logic thiên về trí tuệ còn ngắt giọng biểu cảm thiên về cảm xúc. Ví dụ: Trong bài Con đường của bé sách Tiếng Việt lớp 3 tập 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách đọc ngắt giọng biểu cảm đọc đúng nhịp thơ thể hiện sự hào hứng, say mê, tha thiết. Tóm lại: Đọc đúng chỗ ngắt giọng và ngắt giọng hay là yêu cầu, mục đích của việc dạy tập đọc là phương tiện để phát triển ngôn ngữ cho học sinh.
  2. Thực tế giáo viên chúng ta chưa am hiểu sâu sắc về lý luận văn học tuy nhiên nếu giáo viên đầu tư, chuẩn bị bài kỹ lưỡng, đọc bài nhiều lần để tìm cách đọc đúng, chuẩn xác, cách đọc hay nhất để có mẫu tốt cho học sinh học tập. Muốn vậy theo tôi giáo viên cần: + Nắm vững nội dung bài, tính cách nhân vật, giọng điệu của câu chuỵên, bài tập đọc, bài thơ. + Nắm được cốt truyện – nội dung các đoạn truyện. + Nắm thể loại thơ để chọn cách đọc, giọng điệu nhẹ nhàng sâu lắng, ngọt ngào hay chua ngoa. + Nắm được cấu trúc ngữ pháp của câu thơ, câu văn. CHƯƠNG III.Kiểm chứng các giải pháp đã triển khai của sáng kiến: Sau một thời gian trực tiếp giảng dạy, với tất cả sự tâm huyết của mình bản thân tôi đã tìm tòi, tự học, tự đúc rút kinh nghiệm dần dần khắc phục các tồn tại của bản thân nên đã thu được một số kết quả như sau: 1. Về giáo viên Tôi đã sử dụng thành thạo, linh hoạt quy trình lên lớp một tiết đọc biết kết hợp nhuần nhuyễn việc đọc câu với luyện đọc từ khó, tiếng khó chữa lỗi cho học sinh triệt để. Việc giải nghĩa từ khó và rút từ chìa khoá trong giảng dạy đã thành thạo, biết kết hợp để ghi bảng cho hợp lý. Triệt để khai thác các câu hỏi trong sách giáo khoa, chỉ đặt câu hỏi phụ khi cần thiết để dẫn dắt học sinh trả lời câu hỏi chính. Lối tham giảng, nói nhiều đã được gạt bỏ dần. Bản thân đã mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm vậy mà tiết dạy ngày càng đạt hiệu quả cao. 2. Về học sinh: a) Kỹ năng đọc: Học sinh phát âm đúng không còn em nào nhầm l/n, biết ngắt nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài, giữa các mục, các phần trong bài học. 92,7% học sinh đọc tốc độ trên 60 tiếng/phút. Biết đọc thầm để hiểu nội dung và trả lời câu hỏi do giáo viên nêu ra. b) Kỹ năng nghe: Sau khi nghe giáo viên đọc mẫu học sinh bắt chước, có nhiều em đọc giống giọng đọc của giáo viên. Thậm chí có 2 đến 3 học sinh còn đọc hay hơn. Biết nghe bạn đọc và nhận xét cách đọc của bạn. Không khí lớp học sôi nổi. Mỗi lần giáo viên đặt câu hỏi tìm hiểu bài thường có 60-70% số học sinh giơ tay phát biểu. c) Kỹ năng nói: 70% học sinh nói dõng dạc, nói có đầu có cuối khi được giáo viên hỏi. Lời nhận xét rõ ràng, các em đã có thói quen một số thao tác cơ bản như: Phân tích, phán đoán, so sánh, lựa chọn Điều đáng nói ở đây là các em hứng thú học tập và tự giác tham gia vào các hoạt động học tập. 3.Kết quả đạt được: Kết quả khảo sát vào Cuối học kỳ II của lớp như sau:
  3. Năm học Tổng số Đọc diễn cảm Đạt chuẩn Còn chậm Đọc đánh vần 2022-2023 SL TL SL TL SL TL SL TL Cuối HKI 24 3 12,5% 15 62,5% 5 20,8% 1 4,2% SL TL SL TL SL TL SL TL Cuối HKII 24 6 25% 15 62,5% 3 12,5 0 0% Học sinh lớp của tôi đã tham gia cuộc thi Giới thiệu sách trực tuyến với chủ đề Cuốn sách em yêu đã đạt được Giải Nhất cấp huyện và giải Xuất sắc cấp tỉnh đó là một điều vô cùng tự hào với các em. Không chỉ dừng lại ở cuộc thi Giới thiệu sách trực tuyến mà học sinh của tôi lại tiếp tục tham gia cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc và học sinh của tôi đã đạt giải Nhì. Bên cạnh đó trong ngày Hội đọc sách lớp 3B của tôi đã tham gia một tiết mục kể chuyện với câu chuyện Mười cô gái Ngã Ba Đồng Lộc. Với giọng đọc truyền cảm, xúc động, lôi cuốn và hấp dẫn người nghe, câu chuyện mà em Nguyễn Ngọc Diệp kể đã lấy đi rất nhiều nước mắt của khán giả.
  4. PHẦN 3. KẾT LUẬN: Phân môn Đọc chiếm vị trí hết sức quan trọng trong chương trình Tểu học. Đó là phân môn nòng cốt xuyên suốt toàn bộ chương trình nói chung và môn Tiếng việt nói riêng. Thực tế cho thấy rằng nếu như học sinh đọc diễn cảm, hiểu nội dung bài đọc, các em sẽ vận dụng và làm bài văn hay, diễn đạt gãy gọn khi nói, khi viết trong việc học các môn khác của chương trình. Để dạy tốt phân môn Đọc trong quá trình giảng dạy, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm như sau: Ngay từ đầu năm học giáo viên phải ổn định nề nếp, thói quen cầm sách – tập cho học sinh cách trả lời câu hỏi và điều tra, khảo sát chất lượng học tập của học sinh để có hướng giảng dạy phù hợp với từng đối tượng. Giáo viên cần bám sát chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên, nhiệm vụ của phân môn Đọc đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, của lớp mình phụ trách để chọn những hình thức tổ chức và phương pháp dạy học thích hợp. Việc chuẩn bị bài của giáo viên chiếm vị trí quan trọng. Trong khi chuẩn bị bài giáo viên mới xác định nội dung, mục tiêu cần truyền thụ, có khả năng lựa chọn từ khóa của bài chính xác đồng thời nghiên cứu hệ thống câu hỏi sách giáo khoa. Dựa vào trình độ của học sinh lớp mình để chuẩn bị thêm các câu hỏi gợi mở và dự kiến các tình huống xảy ra. Mục tiêu chính của Đọc lớp 3 là rèn kỹ năng đọc. Giáo viên cố gắng tạo mọi điều kiện để các em được đọc. Việc tìm hiểu nội dung bài chủ yếu là dựa vào hệ thống câu hỏi ở sách giáo khoa. Giải nghĩa từ phải đặt trong văn cảnh - giáo viên không nên tham lam, dài dòng, mất thời gian. Trong tiết Đọc giáo viên cần phân loại đối tượng – có yêu cầu riêng với từng đối tượng học sinh. Với những học sinh đọc chưa đạt chuẩn về tốc độ giáo viên cần ưu tiên để các em được đọc nhiều. Giáo viên cần linh hoạt khi lên lớp. Lựa chọn thời điểm thích hợp để tổ chức cho học sinh được “chơi mà học” nhằm kích thích, khơi gợi sự hứng thú của các em. * Kiến nghị: Việc dạy cho học sinh kĩ năng đọc tốt không phải là việc làm một sớm một chiều. Song thông qua tất cả các môn học trong trường Tiểu học, giáo viên đều có thể rèn đọc cho học sinh ở mọi lúc mọi nơi. Phân môn Đọc có tác dụng và vai trò quan trọng đối với học sinh Tiểu học đặt nền móng để các em đi vào kho tàng tri thức bằng ngôn ngữ của mình. Qua việc nghiên cứu viết sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mong muốn không chỉ riêng tôi mà mọi giáo
  5. viên Tiểu học đều hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của phân môn Đọc trong bộ môn Tiếng Việt để trong quá trình giảng dạy, rèn tốt cho học sinh kĩ năng đọc và khả năng cảm thụ của học sinh. Tuy nhiên, với khả năng của bản thân còn hạn chế, bài viết cũng chỉ đáp ứng được phần nào của việc dạy Đọc mà thôi. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp giúp tôi đưa ra được những biện pháp rèn đọc cho học sinh có hiệu quả hơn nữa. Tôi cũng mạnh dạn nêu một số kiến nghị sau để việc giảng dạy phân môn Tập đọc đạt hiệu quả cao hơn. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đã đúc rút được. Rất mong được sự góp ý kiến của Ban giám khảo để bản thân tôi thực hiện có hiệu quả tốt hơn giờ Đọc trên lớp. Xin trân trọng cảm ơn! Người thực hiện Lương Thị Thơm