Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh giải tốt các bài toán thực tế về tỉ lệ thức và đại lượng tỉ lệ Lớp 7

docx 26 trang Đinh Thương 15/01/2025 310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh giải tốt các bài toán thực tế về tỉ lệ thức và đại lượng tỉ lệ Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_giai_tot_cac_bai_toan_th.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh giải tốt các bài toán thực tế về tỉ lệ thức và đại lượng tỉ lệ Lớp 7

  1. thức và đại lượng tỉ lệ nhưng trong quá trình giảng dạy cần chú ý vận dụng linh hoạt vào từng trường hợp cụ thể: + Đối với những chủ đề chưa được thiết kế bài toán thực tế, ta có thể sáng tạo các bài toán có lời văn mang nội dung thực tế hoặc các bài toán khác làm ví dụ minh họa cho học sinh. + Đối với học sinh trung bình, yếu ta cần bổ sung những bài toán ở mức độ thấp hơn thường bằng các bài tập tương tự như cách xây dựng H1, hoặc với những bài khó hơn thì có sự chỉ dẫn, gợi ý giúp các em hoàn thành được bài tập ở nhà. + Đối với những học sinh khá, giỏi ta có thể lựa chọn những bài tập nâng cao, ra nhiều bài tập theo H2 lạ hơn để các em nghiên cứu tự học ở nhà. - Về việc xây dựng các giáo án tăng cường có bài toán thực tế vào dạy học: + Lựa chọn thời điểm cụ thể đưa bài toán thực tế vào giảng dạy cho học sinh. + Xác định và sử dụng hợp lí quỹ thời gian thích hợp dành cho bài toán thực tế + Các gợi ý về phương pháp dạy học sử dụng các bài toán đã được thiết kế. + Phối hợp chặt chẽ, linh hoạt, mềm dẻo giữa các nội dung khác của bài dạy với việc dạy học các bài toán thực tế. - Về việc lựa chọn thời điểm đưa các bài toán thực tế vào giảng dạy: Tuỳ thuộc vào từng bài, từng chương mà ta đưa bài toán có nội dung thực tế vào thời điểm nào là phù hợp. Có thể đưa vào khi khởi động (hay đặt vấn đề), khi khai thác các ví dụ và tình huống thực tế trong hoạt động hình thành kiến thức và luyện tập, vận dụng kiến thức, thay thế bổ sung các ví dụ hoặc thay thế bổ sung bài tập trong sách giáo khoa, hoặc trong những tiết học Luyện tập chung. Và đặc biệt, cần thực hiện những buổi ngoại khóa ứng dụng kiến thức Toán học vào thực tế phù hợp với tính chất, trình độ của học sinh cũng như cơ sở vật chất hiện tại. - Về phương pháp giảng dạy bài toán thực tế : Trong giảng dạy các bài toán thực tế, cần chú ý vận dụng linh hoạt các bước trong quy trình giải đã xây dựng ở biện pháp 1. Có thể nói cả 3 biện pháp được đề xuất trong bài báo cáo này đều rất quan trọng trong việc rèn luyện cho học sinh giải toán thực tế nội dung về tỉ lệ thức và đại lượng tỉ lệ, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau để việc dạy và học thực sự có liên hệ với thực tiễn một cách hiệu quả. Thiếu một biện pháp thì việc thực hiện dạy học các bài toán thực tế cho học sinh sẽ gặp khó khăn. 19
  2. 3.2. Kết quả đạt được Trong học kì 2 của năm học 2022 - 2023, để hiện thực hóa các biện pháp tôi đã tiến hành khảo sát thực nghiệm ở các lớp 7C, 7G đánh giá mức độ hiểu biết của các em qua các bài kiểm tra. Tương ứng là bài kiểm tra 15 phút số 1 sau khi học xong các tiết lý thuyết về tỉ lệ thức và tính chất dãy tỉ số bằng nhau và bài kiểm tra 15 phút số 2 sau khi có các tiết luyện tập chung. Đề bài kiểm tra số 1: “Ba lớp 7A, 7B, 7C đi lao động trồng cây xanh, số cây trồng được của ba lớp theo thứ tự lần lượt tỉ lệ với 3; 5; 8 và tổng số cây trồng được của ba lớp là 64 cây. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây.” Đề bài kiểm tra số 2: “Ba đơn vị kinh doanh góp vốn theo tỉ lệ 3 : 5 : 7. Hỏi mỗi đơn vị được chia bao nhiêu tiền lãi, biết tổng số tiền lãi là 600 triệu đồng và tiền lãi được chia tỉ lệ thuận với số vốn đã góp?” Kết quả cụ thể: Để thấy rõ sự tiến bộ của học sinh, tôi lập bảng so sánh như sau: Bài kiểm Lớp Số Kết quả tra khảo lượng sát học sinh Tốt Khá Đạt Chưa đạt 7C 43 9 2 21 11 Bài kiểm 7G 42 10 4 14 14 tra số 1 Tổng 85 19 6 35 25 7C 43 16 14 11 2 Bài kiểm 7G 42 26 5 9 2 tra số 2 Tổng 85 42 19 20 4 Diễn biến chất Tăng 23 Tăng 13 Giảm 15 Giảm 21 lượng em em em em Ngoài ra, sau khi thực nghiệm học sinh khi giáo viên cung cấp cho học sinh biết quy trình giải các bài toán thực tế, học sinh thiết kế và giải các bài tập phù hợp với từng hoạt động học và hệ thống bài tập vừa sức để tự luyện thì học sinh không những 20
  3. hiểu bài, trình bày lời giải tốt mà còn luôn hứng thú, không còn lúng túng khi gặp các bài toán có thực tế nữa. 3.3. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm Sau mỗi năm dạy tôi lại rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân về bài dạy, cách dạy ngắn gọn để học sinh dễ hiểu, và tăng cường hệ thống bài tập theo chủ đề, yêu cầu học sinh tự học, tự chủ động nắm bắt kiến thức nhiều hơn. 4. Kết luận Sau một quá trình nghiên cứu và thực nghiệm các biện pháp trên vào trong các tiết dạy cho học sinh lớp 7C, 7G trường THCS Tam Sơn tôi nhận thấy: Kết quả thu được chứng tỏ các giải pháp mà tôi đề xuất đã góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và quan trọng hơn là đã giúp Toán học đến gần hơn với các em, cho các em thấy được mối liên hệ mật thiết của Toán học với thực tế. Từ đó không những giúp cho chất lượng bộ môn được cải thiện mà còn hình thành và phát triển toàn diện về năng lực và phẩm chất cho người học. 5. Kiến nghị, đề xuất 5.1. Đối với tổ/ nhóm chuyên môn: Biện pháp: “Giúp học sinh giải tốt các bài toán thực tế về tỉ lệ thức và đại lượng tỉ lệ lớp 7” được hoàn thành trong thời gian ngắn, cùng với vốn kiến thức hạn hẹp của bản thân nên một số ý kiến đánh giá, đề xuất chắc còn mang tính chủ quan, phiến diện. Vì vậy, tôi rất mong những đóng góp ý kiến của thầy cô trong tổ/nhóm chuyên môn để biện pháp được hoàn thiện hơn. Tích cực tổ chức các buổi trao đổi, thảo luận về việc tập trung vào việc nâng cao ý thức, rèn kỹ năng cho học sinh giải toán thực tế. Tổ chức các chuyên đề về vấn đề này để giáo viên học hỏi, mở rộng hơn. 5.2. Đối với lãnh đạo nhà trường: Để việc ứng dụng biện pháp đạt hiệu quả cao hơn, tôi mong muốn được triển khai đến từng giáo viên dạy Toán trong nhà trường. Kiến nghị với các cấp trên về tăng cường thêm trang thiết bị, cơ sở vật chất cho giáo viên như tài liệu, sách tham khảo để việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học hiệu quả hơn. 5.3. Đối với Phòng GDĐT, Sở GDĐT: Tăng cường thêm trang thiết bị, cơ sở vật chất cho giáo viên như tài liệu, sách tham khảo để việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học hiệu quả hơn. 21
  4. PHẦN III. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách giáo khoa toán 7(Kết nối tri thức với cuộc sống)- NXB Giáo dục Việt Nam Sách bài tập toán 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - NXB Giáo dục Việt Nam 22
  5. PHẦN IV. MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP Dưới đây là bảng điểm 2 bài kiểm tra của lớp 7C, 7G. Trong đó bài kiểm tra số 2 được lấy vào điểm đánh giá thường xuyên (ĐĐGtx) và lưu ở sổ theo dõi và đánh giá của nhà trường, trên phần mềm qlgd.bacninh.edu.vn. Lớp 7C: STT Họ và tên Điểm bài kiểm tra số 1 Điểm bài kiểm tra số 2 (ĐĐGtx) 1 Nguyễn Thị An 8 10 2 Nguyễn Hoàng Anh 3 7 3 Tạ Tuấn Anh 4 9 4 Nguyễn Thị Hồng Ánh 5 7 5 Phan Trí Bảo 4 3 6 Phan Trí Công 8 7 7 Phan Thị Phương Dung 4 8 8 Nguyễn Thị Thanh Điệp 5 7 9 Nguyễn Như Đồng 8 8 10 Phạm Minh Hằng 6 6 11 Ngô Sách Hậu 6 9 12 Nguyễn Văn Hòa 8 7 13 Ngô Đức Huy 4 7 14 Ngô Khánh Huyền 8 5 15 Đặng Duy Hưng 5 5 16 Tạ Đức Hưởng 4 6 17 Nguyễn Như Hướng 5 8 18 Nguyễn Như Bảo Khang 8 5 19 Nguyễn Thị Như Khánh 5 6 20 Vũ Minh Khoa 4 9 21 Tạ Duy Kiên 8 10 22 Phạm Mai Linh 7 8 23 Ngô Đức Lộc 5 6 24 Tôn Khánh Ly 6 7 25 Nguyễn Thanh Mạnh 6 6 23
  6. 26 Nguyễn Quang Bảo Nam 6 8 27 Tạ Bảo Ngân 8 8 28 Tạ Bảo Ngân 4 8 29 Nguyễn Thị Vân Nhung 5 7 30 Ngô Mai Phương 6 6 31 Lê Thu Phương 5 9 32 Nguyễn Minh Quốc 5 7 33 Nguyễn Minh Quý 6 5 34 Nguyễn Như Thảo 5 5 35 Trần Thị Thảo 5 7 36 Vũ Viết Thế 6 8 37 Phùng Vũ Minh Thuận 5 9 38 Ngô Thùy Trang 7 7 39 Nguyễn Nam Trung 8 7 40 Ngô Đức Tùng 6 8 41 Tạ Đức Tùng 4 7 42 Nguyễn Long Vũ 3 7 43 Nguyễn Phương Nhi 2 2 Lớp 7G: STT Họ và tên Điểm bài kiểm tra số 1 Điểm bài kiểm tra số 2 (Điểm 15 phút) 1 Nguyễn An An 6 8 2 Chu Đức Anh 3 6 3 Nguyễn Trần Phương Anh 5 8 4 Trần Quang Anh 5 4 5 Vũ Thị Phương Anh 8 9 6 Nguyễn Văn Ban 6 8 7 Nguyễn Đắc Bảo 2 6 8 Nguyễn Thị Yến Chi 3 8 9 Nguyễn Tuấn Dương 8 9 10 Đặng Thị Trà Giang 8 9 11 Ngô Thị Thu Hà 5 8 24
  7. 12 Vũ Trịnh Ngọc Hà 5 7 13 Nguyễn Văn Hải 4 8 14 Nguyễn Khắc Hiệp 3 5 15 Nguyễn Thanh Hiệp 8 9 16 Ngô Đức Hiếu 4 8 17 Vũ Việt Hùng 7 7 18 Ngô Mạnh Hưng 4 6 19 Nguyễn Hữu Khải 3 7 20 Nguyễn Khắc Duy Khánh 4 5 21 Hà Thùy Linh 6 8 22 Nguyễn Thị Khánh Linh 5 6 23 Trần Văn Long 8 10 24 Nguyễn Nhật Minh 8 9 25 Nguyễn Thị An Na 6 6 26 Nguyễn Xuân Nghĩa 6 5 27 Nguyễn Văn Nhân 7 7 28 Nguyễn Thị Tuyết Nhi 3 4 29 Lê Yến Nhi 8 10 30 Ngô Thị Bích Phượng 4 8 31 Nguyễn Đức Sơn 3 6 32 Vũ Minh Tâm 4 8 33 Nguyễn Văn Thắng 8 9 34 Nguyễn Huy Tiến 5 8 35 Nguyễn Văn Tiến 5 8 36 Nguyễn Thanh Trúc 8 10 37 Nguyễn Như Trường 7 8 38 Nguyễn Hữu Tuấn 5 8 39 Nguyễn Hải Vân 8 9 40 Nguyễn Thành Vinh 7 8 41 Nguyễn Thị Tường Vy 6 10 42 Nguyễn Ngọc Như Ý 4 7 25
  8. PHẦN V. CAM KẾT Trên đây là nội dung, biện pháp thực hiện, kết quả và những bài học kinh nghiệm của báo cáo mà bản thân đã rút ra trong quá trình giảng dạy. Mặc dù đã rất cố gắng khi thực hiện các biện pháp này nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy tôi mong được sự trao đổi, góp ý của các đồng nghiệp, các giáo viên có kinh nghiệm của trường THCS Tam Sơn và Phòng giáo dục - đào tạo Thành phố Từ Sơn, để biện pháp được hoàn thiện hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Tôi cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền, các biện pháp đã triển khai thực hiện và minh chứng về sự tiến bộ của học sinh là trung thực. Tôi xin trân trọng cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG Từ Sơn, ngày 24 tháng 11 năm 2023 Giáo viên Vũ Thị Hoài Phương 26