Sáng kiến kinh nghiệm Góp phần tra cứu, giải thích các địa danh châu Âu trong Địa lý 7

pdf 42 trang binhlieuqn2 4560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Góp phần tra cứu, giải thích các địa danh châu Âu trong Địa lý 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_gop_phan_tra_cuu_giai_thich_cac_dia_da.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Góp phần tra cứu, giải thích các địa danh châu Âu trong Địa lý 7

  1. Một góc thành cổ ở thành phố Ta-lin, thủ đô của E-xtô-ni-a g Gi-bran-ta: Eo biển nối Địa Trung Hải với Đại Tây Dương. Eo có chiều rộng 15km, bị kẹp bởi mỏm cực Nam bán đảo I-bê-rich (thuộc Tây Ban Nha) và lục địa Phi (thuộc lãnh thổ Ma-rốc). Đang có dự án xây dựng cầu vượt qua eo biển này. Giơ-ne-vơ: 1/. Hồ nằm ở biên giới Pháp và Thụy Sĩ, diện tích: 58.000km2. Là một thắng cảnh nổi tiếng thế giới, có giá trị về du lịch. Còn có tên là hồ Lê-man. 2/. Thành phố ở Thụy Sĩ, nằm bên bờ hồ cùng tên và sông Rôn. Trung tâm kinh tế, văn hoá nổi tiếng của Châu Âu. Giơ-ne-vơ là trung tâm du lịch với nhiều khách sạn cao cấp. Giơ-ne-vơ là nơi đóng trụ sở của nhiều tổ chức quốc tế như: Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA), tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Góp phần tra cứu, giải thích các địa danh châu Âu trong Địa lý 7 20
  2. Có hai sự kiện quan trọng đối với nước ta diễn ra ở Giơ-ne-vơ là hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 và sự kiện Việt Nam được kết nạp vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2006. 1 2 ) Trụ sở WTO (1) và băng rôn chào mừng Việt Nam là thành viên thứ 150 của WTO tại trụ sở WTO (2) ở Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ) Giut-len: Bán đảo ở phía Bắc vùng Trung Âu. Diện tích: 40.000km2. Phần lớn bán đảo thuộc lãnh thổ Đan Mạch, một phần nhỏ thuộc lãnh thổ Đức. Grit Brit-tên: Đảo ở phía Tây Bắc Châu Âu, thuộc lãnh thổ nước Anh. Đảo Grit Brit-tên gồm 3 xứ là: Xcốt-len ở phía Bắc, Ing-lân (England) ở giữa và phía Nam, còn Uyên-xơ ở phía Tây Nam. Thủ đô Lôn Đôn của Anh nằm ở xứ Ing-lân. Đảo còn có tên gọi quen thuộc là đảo Anh. h Hà Lan: Quốc gia quân chủ lập hiến ở Tây Âu, nằm bên bờ biển Bắc. Diện tích: 41.200km2, thủ đô: Am-xtéc-đam. Hà Lan là nước có nền công nông nghiệp rất phát triển, nổi tiếng thế giời về lĩnh vực hàng hải và trồng hoa, chăn nuôi bò sữa và sản xuất sữa. Tên Hà Lan có hai nguồn gốc: theo tiếng Đức là: Holland nghĩa là “Vùng đất có nhiều rừng” nhưng rừng nay đã không còn. Còn có một tên gọi khác (phổ biến hiện nay) là Netherlands, Góp phần tra cứu, giải thích các địa danh châu Âu trong Địa lý 7 21
  3. nghĩa là “vùng đất thấp” vì phần lớn diện tích đất nằm thấp hơn mực nước biển. Vì vậy, nhân dân Hà Lan phải quai đê, sử dụng các máy bơm nước sử dụng sức gió để bơm nước ra biển, tránh ngập lụt. Máy bơm nước sử dụng sức gió ở Hà Lan Cánh đồng trồng hoa ở Hà Lan Góp phần tra cứu, giải thích các địa danh châu Âu trong Địa lý 7 22
  4. Hen-xin-ki: Thành phố cảng, thủ đô của Phần lan, nằm bên bờ biển Ban- tích. Hen-xin-ki là nơi đóng trụ sở của công ty mẹ NOKIA. Hi lạp: Quốc gia cộng hòa ở Nam Âu, nằm trên bán đảo Ban-căng và một số đảo trong Địa Trung Hải. Diện tích: 132.000km2, thủ đô: A-ten. Hi Lạp là quốc gia có nền văn minh lâu đời. Hiện nay, ở Hi Lạp đang có nhiều công trình văn hoá cổ đại như quần thể khảo cổ Ac-ro-po-lit, đền Pa-the-nonHi Lạp là quê hương của Thế vận hội (O-lim-pic). Hung-ga-ri: Quốc gia cộng hoà ở Trung Âu, trong lưu vực sông Đa- nuyp. Diện tích: 93.000km2, thủ đô: Bu-đa-pét. Hung-ga-ri là nước nông- công nghiệp phát triển. i I-bê-rích: Bán đảo lớn nhất ở Nam Âu, có diện tích khoảng 580.000km2. Các quốc gia Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đều nằm trên bán đảo này. Cả hai phía Bắc và Nam của bán đảo đều có những dãy núi chắn. Phía Bắc là dãy Pi-rê-nê, phía Nam là dãy Xi-e-ra Nê-va-đa. Bán đảo I-bê-rích còn có tên khác là bán đảo Pi-rê-nê. I-ta-li-a: hay còn gọi là ý, là quốc gia Cộng hoà thuộc Nam Âu, nằm trên bán đảo cùng tên trong Địa Trung Hải. Diện tích khoảng 301.300km2. Thủ đô: Rô-ma. I-ta-li-a là nước công-nông nghiệp rất phát triển (thuộc nhóm các nước công nghiệp phát triển-G8), mặc dù nghèo tài nguyên. I-ta- li-a có khí hậu địa trung hải với bầu trời ít mây, rất trong xanh, đó là lý do để đội tuyển bóng đá nước này có màu áo truyền thống là màu xanh da trời (Thiên thanh). Lãnh thổ I-ta-li-a có hình dáng giống chiếc ủng nên được gọi là “đất nước hình chiếc ủng”. ở I-ta-li-a có nhiều công trình kiến trúc văn hòa nổi tiếng thế giới. Góp phần tra cứu, giải thích các địa danh châu Âu trong Địa lý 7 23
  5. Tháp nghiêng Pi-da ở I-ta-li-a k Ki-ep: Thành phố thủ đô của U-crai-na, nằm ở hai bờ sông Đơ-ni-ep. Ki- ep là một thành phố cổ, đẹp với nhiều công trình văn hoá nổi tiếng thế giới. Ki-ep có thời kỳ là đế đô của Nga Hoàng. Góp phần tra cứu, giải thích các địa danh châu Âu trong Địa lý 7 24
  6. Kin-lơ: Thành phố ở phía Bắc Cộng hoà Liên Bang Đức, trên bán đảo Giút-len, nằm ven vịnh cùng tên của biển Ban-tich. Kin-lơ là đầu mối giao thông, trung tâm kinh tế lớn của Đức. Qua thành phố này có kênh đào Kin- lơ, nối biển Ban-tich với biển Bắc. l Lat-vi-a: Quốc gia Cộng hòa nằm ở Đông Âu ven bờ biển Ban-tich. Diện tích: 63.000km2, thủ đô: Ri-ga. Lat-vi-a là một nước Cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây, tuyên bố độc lập năm 1991. li-ông: Thành phố ở Đông Nam nước Pháp. Là một trung tâm công nghiệp quan trọng, đặc biệt là các ngành dệt, hóa chất, sản xuất ô tô Lit-va: Nước Cộng hoà ở Đông Âu, nằm bên bờ biển Ban-tich. Diện tích: 62.000km2, thủ đô Vin-li-nhut. Còn gọi là Li-tu-y-a-ni theo tiếng Pháp. Lit- va là một nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, tuyên bố độc lập năm 1991. Lôn-đôn (Luân Đôn): Thành phố cảng, thủ đô của Vương Quốc Anh, nằm ở phía Đông Nam đảo Grit Brit-tên, bên bờ sông Thêm, cách biển Bắc 64km. Luân Đôn nổi tiếng thế giới với đài thiên văn Grin-uych và tháp chuông Bich-ben (bigben). Góp phần tra cứu, giải thích các địa danh châu Âu trong Địa lý 7 25
  7. Đài thiên văn Grin-wich ở ngoại ô Lôn-Đôn (Anh) Góp phần tra cứu, giải thích các địa danh châu Âu trong Địa lý 7 26
  8. Cô gái đang đứng một chân ở Bán Cầu Đông, một chân ở Bán Cầu Tây qua Kinh tuyến gốc tại đài thiên văn Grin-wich m Ma-đrit: Thành phố thủ đô của vương quốc Tây Ban Nha, nằm ở trung tâm của bán đảo I-bê-rich. Đầu mối giao thông và là trung tâm công nghiệp của Tây Ban Nha. Tên Ma-đrit có từ thế kỷ X, theo tiếng A-rập có nghĩa là “đồng cỏ”. Góp phần tra cứu, giải thích các địa danh châu Âu trong Địa lý 7 27
  9. Mat-xcơ-va: Thành phố thủ đô của Liên Bang Nga, nằm bên bờ sông cùng tên, ở trung tâm đồng bằng Đông Âu. Mat-xcơ-va là một thành phố lớn của thế giới, là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của Liên bang Nga. Điện Krem-ly, nơi làm việc của Tổng thống Nga ở Mat-xcơ-va Măng-sơ: Biển ở Tây Âu, nằm giữa Pháp và đảo Grit Brit-tên (Anh), nối thông biển Bắc với Đại Tây Dương. chiều rộng từ 31-180Km, độ sâu trung binh 35m. Cũng gọi là eo với nhiều tên khác nhau như eo La Măng-sơ, eo Pa Đơ ca-lê theo tiếng Pháp, eo Đo-va theo tiếng Anh Trong chiến tranh thế giới thứ 2, khi quân phát xít Đức xâm chiếm nước Pháp, có một phụ nữ đã dũng cảm một mình vượt qua eo biển trên. Ngày nay, đã có một hệ thống hầm đường bộ vượt biển qua eo biển này nối hai nước Pháp với Anh. Góp phần tra cứu, giải thích các địa danh châu Âu trong Địa lý 7 28
  10. 1 2 Sơ đồ đường hầm (1) và ở bên trong đường hầm xuyên Măng-sơ (2) Mi-lan: Thành phố ở Phía Bắc I-ta-li-a. Mi-lan là đầu mối giao thông đường sắt, đường không, là trung tâm kinh tế, văn hóa lớn. Mi-lan nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực thời trang, được gọi là “kinh đô thời trang” của thế giới. Mô-na-cô: Công quốc thành thị ở miền Nam nước Pháp, ven Địa Trung Hải, nơi nghỉ mát và nhiều ca-si-nô nổi tiếng. Góp phần tra cứu, giải thích các địa danh châu Âu trong Địa lý 7 29
  11. Môn-đô-va: Quốc gia cộng hòa ở phía Tây Nam Đông Âu. Diện tích: 33.700km2, thủ đô: Ki-si-nhốp. Môn-đô-va là nước cộng hoà thuộc Liên Xô trước đây, tuyên bố độc lập năm 1991. Mông-tê-nê-grô: Quốc gia ở Nam Âu, trong vùng Ban-căng. Diện tích: 13.800km2, thủ đô: Pôt-gô-ri-ca. Mông-tê-nê-grô là một trong 6 nước cộng hòa thuộc Liên Bang Nam Tư trước đây. n Na-Uy: Quốc gia quân chủ lập hiến ở Bắc Âu, nằm trên bán đảo Xcăng-đi- na-vi. Diện tích: 369.000km2. Thủ đô: Ô-xlô. Na Uy là quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh, đặc biệt là các ngành: Năng lượng, đóng tàu và đánh cá. Na-Uy cũng là nước có chất lượng an sinh xã hội và bình đẳng giới vào loại tốt nhất thế giới hiện nay. o Ô-xlô: thành phố thủ đô của vương quốc Na Uy, nằm ở phía nam bán đảo Xcang-đi-na-vi, là đầu mối giao thông, trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn. Thành phố Ô-xlô được xây dựng từ thế kỷ XI. Các giải thưởng Nô-ben đều được trao ở Xtốc-khôm (Thụy Điển), riêng giải thưởng Nô-ben hòa bình lại được trao ở thành phố này. p Pa-Léc-mô: Thành phố cảng lớn của nước công hoà I-ta-li-a, nằm ở phía Tây Bắc đảo Xi-xin, bên bờ biển Ti-rê-nê. Trung tâm văn hoá, có nhiều công trình kiến trúc cổ kính. Pa-lec-mô điển hình cho khí hậu địa trung hải. Pa-ri: Thành phố thủ đô của Pháp, là một trong những thành phố lớn nhất thế giới. Pa-ri nổi tiếng là một thành phố thơ mộng, hoa lệ với dòng sông Xen và tháp Ep-phen. Pa-ri từng được coi là kinh đô ánh sáng, kinh đô văn Góp phần tra cứu, giải thích các địa danh châu Âu trong Địa lý 7 30
  12. hoá, khoa học kỷ thuật, kinh đô châu Âu. Nơi có nhiều vĩ nhân sinh ra hoặc sống ở đây. Pa-ri là nơi đặt trụ sở của tổ chức văn hóa, giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO). Pa-ri về đêm Pháp: Quốc gia cộng hòa ở Tây Âu. Diện tích: 547.000km2, thủ đô: Pa-ri. Trước chiến tranh thế giới II, Pháp có rất nhiều thuộc địa (thứ 2, sau Anh) trong đó có các nước Đông Dương. Pháp là một nước có công nông nghiệp rất phát triển. Phần Lan: Quốc gia ở vùng Bắc Âu, diện tích 337.000km2, thủ đô: Hen- xin-ki. Phần Lan nằm trên vùng lãnh thổ bị băng hà cày xới mạnh, vết tích để lại là rất nhiều hồ băng hà. Vì vậy, Phần Lan là nước có nhiều hồ nhất thế giới, được mệnh danh là “đất nước vạn hồ”. Phần Lan cũng là nước có diện tích rừng lá kim (taiga) rất lớn. Góp phần tra cứu, giải thích các địa danh châu Âu trong Địa lý 7 31
  13. Rừng lá kim và hồ băng hà ở Phần Lan Pi-rê-nê: Dãy núi trẻ ở phía Tây Nam Châu Âu, là biên giới tự nhiên giữa Cộng hoà Pháp và vương quốc Tây Ban Nha, kéo dài trên 450km, rộng từ 20 đến 110km; Độ cao trung bình 2.500-3.000km; đỉnh cao nhất là: A-nê-tô (3.404km). Trên dẫy núi này có nhiều khoáng sản như sắt, cô ban, ni kenvà nhiều suối nước nóng. r Rai-nơ: Sông lớn ở Tây Âu, bắt nguồn từ vùng núi thuộc Liên bang Thụy Sĩ, sau đó chảy theo hướng Đông Nam-Tây Bắc rồi đổ ra biển Bắc. Chiều dài 1.320km. Nước sông đóng băng khoảng hai tháng trong năm. Sông có nhiều nhánh tạo thành hệ thống giao thông thuỷ thuận lợi giữa các nước Pháp, Đức, Bỉ và Hà Lan. Rai-nơ còn nối thông với các sông khác như Xen, Rôn, Đa-nuyp bởi nhiều kênh đào. Sông Rai-nơ còn có tên gọi khác là sông Ranh. Góp phần tra cứu, giải thích các địa danh châu Âu trong Địa lý 7 32
  14. Rô-ma: Thành phố thủ đô của I-ta-li-a, nằm ở trung tâm bán đảo A-pen- nin. Rô-ma là thành phố có sự tồn tại kết hợp của cổ, trung và hiện đại. Hiện nay, thành phố có ba khu vực: khu vực thành phố cổ với nhiều di tích kiến trúc cổ đại; khu vực thành phố thời trung cổ với nhiều di sản văn hoá Phục hưng; và khu thành phố hiện đại với nhiều trung tâm công nghiệp tiên tiến. Đấu trường Cô-li-dê ở Rô-ma Rôt-xtéc-đam: Thành phố ở Hà Lan, nằm trong châu thổ sông Rai-nơ, cách cửa sông 18km. Rôt-xtec-đam là hải cảng lớn nhất thế giới (từ 1962 đến 2004); hiện nay là cảng lớn nhất Châu Âu, thứ 2 thế giới (Sau Thượng Hải). Rôt-xtec-đam theo tiếng Hà Lan có nghĩa là: “thành phố nằm trên đập của sông Rôt”. Góp phần tra cứu, giải thích các địa danh châu Âu trong Địa lý 7 33
  15. Cảng Rốt-xtec-đam Rua: Vùng công nghiệp quan trọng ở phía Tây nước Đức, trong vùng có mỏ than lớn nhất nước Đức. Vùng chủ yếu phát triển các ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, chế tạo máy, hoá chất. Vùng có con sông cùng tên, có giá trị lớn về cung cấp nước, giao thông vận tải Ru-ma-ni: Quốc gia ở Đông Nam Châu Âu. Diện tích: 237.000km2, thủ đô: Bu-ca-ret. Ru-ma-ni là nước nông-công nghiệp phát triển. s Sec: Quốc gia cộng hòa, lãnh thổ gồm hai vùng là Bô-hem và Mô-ra-vi-a. Diện tích: 79.000km2, thủ đô: Pra-ha. Năm 1939, lãnh thổ Séc bị phát xít Đức chiếm đóng. Năm 1945, Séc được giải phóng, nằm trong liên bang Tiệp Khắc (gồm Séc và Xlô-va-ki-a). Tách thành quốc gia độc lập từ tháng 1 năm 1993. t Tây Ban Nha: Quốc gia quân chủ lập hiến ở Tây Nam Châu Âu. Diện tích: 504.800km2, thủ đô: Ma-đrit. Lãnh thổ Tây Ban Nha chiếm phần lớn Góp phần tra cứu, giải thích các địa danh châu Âu trong Địa lý 7 34
  16. diện tích bán đảo I-bê-rích. Đây là quốc gia có lượng rau quả xuất khẩu lớn nhất thế giới. Thụy Điển: Quốc gia quân chủ lập hiến ở vùng Bắc Âu, nằm trên bán đảo Xcang-đi-na-vi. Diện tích: 540.000km2; thủ đô: Xtốc-khôm. Thụy Điển là nước phát triển cao và có chất lượng môi trường, cuộc sống tốt nhất thế giới. An-be Nô-ben, tác giả của bộ giải thưởng uy tín nhất thế giới hiện nay là người Thụy Điển. Thụy sĩ: Quốc gia Cộng hòa ở Trung Âu, nằm trong vùng núi An-pơ. Diện tích: 41.300km2, thủ đô: Bec-nơ. Thụy Sĩ là quốc gia Trung lập trong hai cuộc chiến tranh thế giới. Hiện nay, Thụy Sĩ vẫn là một nước trung lập, không tham gia Liên Hiệp Quốc, Liên minh Châu Âu cũng vì quan điểm trung lập của quốc gia này. Thụy Sĩ nổi tiếng thế giới về máy tính bỏ túi, đồng hồ, các đồ trang sức, lĩnh vực ngân hàng và hoạt động du lịch Du lịch trượt tuyết trên vùng núi An-pơ (Thụy Sĩ) Góp phần tra cứu, giải thích các địa danh châu Âu trong Địa lý 7 35
  17. Tu-lu-dơ: Thành phố cổ ở phía Nam nước Pháp. Tu-lu-dơ là trung tâm công nghiệp quan trọng, nơi đặt xưởng lắp ráp máy bay của hãng E-bơt. Lắp ráp máy bay E-bớt tại Tu-lu-dơ u U-crai-na: Nước cộng hoà nằm ở phía Tây Nam đồng bằng Đông Âu. Diện tích: 603.700km2, thủ đô: Ki-ep. U-crai-na là một nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây, tuyên bố độc lập từ năm 1991. U-Ran: 1/. Dãy núi già ở Liên Bang Nga, thấp và dài trên 2.000km, chạy theo hướng Bắc-Nam, làm thành biên giới tự nhiên giữa hai châu Âu, á; (Vì vậy, U-ran được gọi là dãy núi của hai châu lục). Dãy U-Ran rất giàu khoáng sản như: than, sất, đồng, đá quýtạo điều kiện để vùng U-Ran trở thành vùng công nghiệp lớn bậc nhất Liên Bang Nga. 2/. Sông bắt nguồn từ sườn nam dãy U-ran, chảy vào biển Ca-xpi, cũng là biên giới tự nhiên giữa chây Âu và Châu á, (được gọi là con sông Góp phần tra cứu, giải thích các địa danh châu Âu trong Địa lý 7 36
  18. chảy trên hai châu lục). Sông U-ran có chiều dài 3434Km, có giá trị lớn về giao thông và đánh cá. v Va-ti-căng: Quốc gia thành thị, nằm lọt trong vùng phía Tây thủ đô Rô- ma của I-ta-li-a. Trung tâm tư tưởng và hành chính của Thiên chúa giáo, dưới quyền quản trị của Giáo hoàng. Va-ti-căng là Nhà nước nhỏ nhất thế giới với diện tích chỉ 0,44km2, dân số khoảng 1.000 người nhưng có đầy đủ đặc điểm của một quốc gia như quân đội, cảnh sát, đồng tiền Vị trí của Va-ti- căng ở Rô-ma Vôn-ga: 1/. Là con sông lớn nhất Châu Âu, bắt nguồn từ vùng đồi Van-đai, chảy trong đồng bằng Đông Âu, trên lãnh thổ Liên Bang Nga rồi đổ ra biển Ca-xpi. Chiều dài: 3.690km. Sông Vôn-ga có giá trị lớn về giao thông, có nhiều kênh đào nối với các sông lớn đi ra biển Ban-tích, Biển Đen, Biển Trắng. 2/. Thành phố lớn của Liên Bang Nga, nằm ở bên bờ phải sông Vôn- ga. Qua nhiều thời kỳ, thành phố có nhiều tên gọi khác nhau như: Xa-rit- Góp phần tra cứu, giải thích các địa danh châu Âu trong Địa lý 7 37
  19. xưn (thành phố Nga Hoàng), Xta-lin-grát, hiện nay là Vôn-ga-grát. Trong chiến tranh thế giới II, đã diễn ra trận quyết chiến nổi tiếng giữa Hồng quân Liên Xô và quân phát xít Đức, làm thay đổi căn bản cục diện chiến trường lúc bấy giờ. Vơ-ni-dơ: Thành phố cảng ở phía Đông Bắc I-ta-li-a, nằm trên các đảo trong một vùng nước nông thuộc biển A-đri-a-tích, cách đất liền 3,5 Km. Thành phố có hệ thống đập bao quanh để bảo vệ, như một âu tàu lớn, thuận lợi cho việc đi lại, neo đậu của tàu thuyền. Việc đi lại trong thành phố chủ yếu được thực hiện bằng thuyền. Vơ-ni-dơ được xây dựng từ thế kỷ V, còn có tên gọi khác là Vê-nê-xi-a. Trong thành phố có viện bảo tàng mỹ thuật nổi tiếng. Thành phố Vơ-ni-dơ Góp phần tra cứu, giải thích các địa danh châu Âu trong Địa lý 7 38
  20. v Xanh-pê-tec-pua: Thành phố cảng của Liên Bang Nga, bên bờ biển Ban-tích. Thành phố được xây dựng từ năm 1703, từ 1703 đến 1917 là thủ đô của nước Nga Sa Hoàng. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, thành phố mang nhiều tên khác nhau: từ 1703 đến 1915 là Xanh-pê-téc-pua, từ 1915 đến 1924 là Pê-trô-grát, từ 1924 đến 1991 là Lê-nin-grát. Hiện nay, mang tên cũ là Xanh-pê-téc-pua. Xanh-pê-tec-pua theo tiếng địa phương có nghĩa là “thành của thánh Pi-tơ”. Cung điện Mùa Đông Xec-bi-a: Quốc gia ở Nam Âu, trong vùng Ban-căng. Diện tích: 88.400km2, thủ đô: Bê-ô-grát. Xec-bi-a là nước lớn nhất trong Liên Bang Nam Tư cũ. Xcan-đi-navi: 1/. Bán đảo lớn ở phía Tây Bắc Châu Âu, có diện tích khoảng 800.000Km2. Trên bán đảo có 2 quốc gia là Na Uy và Thuỵ Điển. Đường bờ biển của bán đảo này bị cắt xẻ giữ dội do băng hà, đặc biệt là ở phía Tây, tạo thành các phi-o với những vũng, vịnh ăn sâu vào lục địa. Bờ các phi-o là những vách núi đá dốc đứng, thuộc khối núi Xcan-đi-na-vi. 2/. Khối núi Xcan-đi-na-vi là một khối núi cổ, chiếm phần lớn diện tích bán đảo. Sườn tây là các cao nguyên có sườn dốc đổ xuống biển Na Uy, còn sườn đông thoải dần với các bậc đồng bằng đổ xuống Thụy Điển. Trên dãy Xcan-đi-na-vi có nhiều rừng lá kim (taiga) và khoáng sản sắt. Góp phần tra cứu, giải thích các địa danh châu Âu trong Địa lý 7 39
  21. Vùng núi Xcan-đi-na-vi Xi-xin: Đảo lớn nhất trong Địa Trung Hải, thuộc nước I-ta-li-a. Diện tích: 25.000km2. Trên đảo có ngọn núi lửa Et-na, cao 3263m đang hoạt động. Vùng đất Ca-ta-ni-a ở chân núi lửa rất phì nhiêu và đông đúc dân cư nhưng cũng hay xảy ra động đất. Vùng trung tâm và phía Nam đảo có nhiều “ma- ki”, loại rừng cây bụi điển hình của vùng Địa Trung Hải. Xi-xin còn nổi tiếng bởi tổ chức tội phạm Ma-phi-a. Hiện nay, Ma-phi-a trở thành một danh từ để chỉ các băng nhóm tội phạm có tổ chức trên thế giới. Góp phần tra cứu, giải thích các địa danh châu Âu trong Địa lý 7 40
  22. Núi lửa Et-na Xlô-va-ki-a: Nước cộng hòa ở Trung Âu. Thuộc liên bang Tiệp Khắc cũ. Tách ra độc lập năm 1993. Thủ đô là: Bra-ti-xla-va. Xlô-vê-ni-a: Quốc gia ở Nam Âu, trong vùng Ban-căng. Diện tích: 20.226km2, thủ đô: Li-bli-a-na. Xlô-vê-ni-a là một trong 6 nước cộng hòa thuộc Liên Bang Nam Tư trước đây. Xpit-béc-ghen: Quần đảo trong Bắc Băng Dương, nằm ở phía đông bán đảo Xcan-đi-na-vi. Trên các đảo có nhiều băng hà. Quần đảo thuộc chủ quyền của Na-Uy. Góp phần tra cứu, giải thích các địa danh châu Âu trong Địa lý 7 41
  23. C. Kết luận Trên đây là phần tra cứu, giải thích các địa danh châu Âu có trong chương trình Địa lý lớp 7. Như phần đặt vấn đề chúng tôi đã đề cập, với ý tưởng bắt đầu từ châu Âu sẽ là tạo ra một phương tiện dạy học trợ giúp cho giáo viên và nhất là học sinh. Không phải là những sáng kiến mới, cũng không hẳn là kinh nghiệm giảng dạy mà chúng tôi cho rằng danh mục địa danh này là tập hợp một trong nhũng kiến thức, kĩ năng khi dạy và học phần châu Âu. Nó trợ giúp cho giáo viên và học sinh trong dạy và học, lượng thông tin chứa đựng trong đó không phải là sáng tạo hay mới mẻ nhưng vẫn đảm bảo được tính khoa học, tính sư phạm và nhất là tính thực tiễn trong dạy và học ở bậc trung học cơ sở. Nó góp phần nâng cao hiểu biết thực tiễn mặc dù chưa có điều kiện để tham quan thực tế. Qua đó vừa rèn luyện cho giáo viên khả năng nghiên cứu khoa học với phương châm biết mười để dạy một và vừa tập cho học sinh kỹ năng tập hợp, thu thập và xử lý thông tin với mục tiêu học một biết mười. Dù đã cố gắng rất nhiều nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để nội dung được hoàn thiện hơn. Hi vọng việc Góp phần tra cứu, giải thích các địa danh châu Âu trong địa lý 7 sẽ góp phần phần nhỏ vào ứng dụng giảng dạy trong các nhà trường. Góp phần tra cứu, giải thích các địa danh châu Âu trong Địa lý 7 42