Sáng kiến kinh nghiệm Hứng thú của học sinh trong giờ học Địa lí

docx 31 trang Đinh Thương 14/01/2025 250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hứng thú của học sinh trong giờ học Địa lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_hung_thu_cua_hoc_sinh_trong_gio_hoc_di.docx
  • pdfBao_cao_giai_phap-N_T_04cd579ea3.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Hứng thú của học sinh trong giờ học Địa lí

  1. *Ví dụ: Tiết ôn tập học kì 1 * Chuẩn bị: Bộ bài, đồng hồ bấm giờ. * Tổ chức trò chơi: - Bước 1: Phổ biến luật chơi GV chia lớp làm 4 nhóm. Mỗi nhóm sẽ được phát 1 bộ bài gồm 60 lá bài, (trong đó có 30 câu hỏi và 30 câu trả lời). các nhóm sẽ chia đều các lá bài cho thành viên. Sau đó tiến hành chơi. Câu hỏi sẽ đánh trước, sau đó ai có câu trả lời tương xứng sẽ đáp trả lại, và giành quyền đi tiếp. Nhóm nào hết bài trước nhóm đó sẽ giành chiến thắng. - Bước 2: Tiến hành chơi. GV cử thư kí quan sát và thu lại các bộ bài của các nhóm theo đúng thứ tự Nội dung bộ bài 23
  2. GV chiếu đáp án, thư kí kiểm tra kết quả của các nhóm. - Bước 3: Tuyên bố nhóm thắng cuộc. Giáo viên nhận xét, cho điểm . Từ kết quả trò chơi giáo viên nhận xét và các nhóm sẽ cùng nhau hệ thống lại kiến thức ôn tập. 3.Thực nghiệm sư phạm a, Mô tả cách thức thực hiện - Thời gian thực nghiệm: Tuần: 10, từ ngày 9/11/2020 đến ngày 14/11/2020. - Xây dựng giáo án thực nghiệm Nội dung thực nghiệm được tiến hành qua 1 tiết dạy của chương trình Địa lí 11: Bài 6: Hợp chúng quốc Hoa Kì- Tiết 1: Tự nhiên và dân cư. - Lựa chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng: 11A5 và 11A6 năm học 2020-2021 +Lớp thực nghiệm: 11A5 +Lớp đối chứng: 11A6 -Xây dựng phiếu khảo sát và bài kiểm tra để đánh giá kết quả thực nghiệm Kết thúc thời gian thực nghiệm tôi tiến hành kiểm tra lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Sau đó tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả. Phạm vi đánh giá chủ yếu trên 2 bình diện: Đánh giá định tính về tác động của việc áp dụng các biện pháp tạo ra hứng thú học tập Địa Lí cho học sinh. Đánh giá định lượng hiệu quả của các biện pháp đó thông qua kết quả bài kiểm tra. b, Kết quả đạt được Qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm lớp 11A5 và 11A6, Trường THPT Thuận Thành số 3 trong năm học 2020-2021, tôi đã lập phiếu điều tra, khảo sát về thái độ của HS trong các giờ học có sử dụng các trò chơi học tập và quan sát trực tiếp HS chơi, kết quả thu được như sau: Đa số HS (trên 50% HS lớp thực nghiệm) rất tích cực và hứng thú tham gia trò chơi, các em chơi rất sôi nổi, hào hứng và muốn phát huy hết khả năng của mình để chiến thắng; số HS tham gia ít tích cực, ít sôi nổi chiếm tỉ lệ ít, số HS thờ ơ, không hứng thú chiếm tỉ lệ rất ít, số này chủ yếu các em học yếu và kém nhanh nhẹn, hoạt bát. 25
  3. Qua quá trình kiểm tra (tự luận và trắc nghiệm), chấm điểm và đánh giá kết quả học tập HS, tôi thu được kết quả như sau: Biểu đồ tỉ lệ điểm kiểm tra thực nghiệm ở lớp thực nghiệm (11A5) và lớp đối chứng (11A6) năm học 2020-2021. Kết quả trên đã phản ánh hiệu quả của việc sử dụng các trò chơi trong dạy học, giúp HS tích cực tìm hiểu bài học để chiến thắng trong trò chơi; qua đó, các em lĩnh hội tốt các kiến thức mới, ghi nhớ sâu hơn. Có tới trên 50% HS đạt kết quả khá, giỏi, tỉ lệ HS yếu rất ít (6,0%). Đặc biệt, việc tham gia trò chơi rèn cho 26
  4. HS nhiều năng lực như: hợp tác trong khi chơi, hợp tác trong giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng các phương tiện học tập, tư duy logic, liên hệ thực tế, chia sẻ, lắng nghe, phản biện Qua các kết quả thực nghiệm thu được xét về mặt định tính và định lượng có thể khẳng định: việc sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí 11 ở trường THPT Thuận Thành số 3 đã góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn rõ rệt. c, Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm Sau khi tiến hành thực nghiệm có 1 số vấn đề cần phải bổ sung, điều chỉnh khi sử dụng trò chơi trong dạy học môn Địa lí như sau: - Cần đa dạng các hình thức trò chơi: dùng lời, ứng dụng công nghệ .để có thể áp dụng rộng rãi trong mọi trường hợp. -Sử dụng những trò chơi huy động được sự tham gia của cả lớp để những HS yếu kém, nhút nhát cũng có cơ hội được tham gia chơi, được thể hiện. -Sắp xếp thời gian hợp lí khi tổ chức trò chơi, tránh mất thời gian ảnh hưởng đến những nội dung khác của bài học. -Luôn tạo sự mới mẻ trong trò chơi, cách chơi để học sinh luôn luôn bất ngờ. - Đánh giá công bằng để tạo động lực cho HS tham gia trò chơi 4, Kết luận Trong dạy học Địa lí ở trường phổ thông nói chung và Địa lí 11 nói riêng, việc sử dụng các trò chơi trong dạy học là điều cần thiết và phù hợp với tâm lí học tập của HS. Nếu tổ chức trò chơi học tập có mục đích, nội dung cụ thể, phục vụ cho nhận thức kiến thức bộ môn, được chuẩn bị và tổ chức chu đáo sẽ tạo được không khí hào hứng, thích thú học tập, giúp khả năng lĩnh hội kiến thức, ghi nhớ bài học của HS tốt hơn. HS cũng có nhiều khả năng mở rộng và nâng cao kiến thức, rèn luyện được các kĩ năng địa lí. Việc áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí trong yêu cầu hiện nay là rất cấp thiết nhằm đảm bảo hiệu quả, chất lượng của giáo dục. Đó là một quá trình lâu dài cần có sự hợp tác tích cực của cả giáo viên và học sinh, của cả hệ thống giáo dục. Với mục đích và trong khuôn khổ bài báo cáo này chắc chắn sẽ không thể đáp ứng được hết những yêu cầu, mong muốn của quý thầy cô giáo và các em học sinh. Những kết quả mà tôi đã thu được trong quá trình nghiên cứu không phải là cái mới so với kiến thức chung về môn Địa lí ở bậc phổ thông, song lại là cái mới đối với bản thân tôi. Các biện pháp này đã được thực 27
  5. hiện thành công ở các lớp tôi đang dạy và cũng góp một phần nhỏ vào công cuộc nâng cao hiệu quả dạy học môn Địa lí của trường THPT Thuận Thành số 3. 5, Kiến nghị, đề xuất a, Đối với tổ, nhóm chuyên môn - Tăng cường các buổi sinh hoạt chuyên môn trao đổi về các phương pháp , kĩ thuật dạy học hiệu quả mà các GV đã áp dụng để cùng học hỏi lẫn nhau. b, Đối với lãnh đạo nhà trường - Tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia các khóa học về vận dụng phương pháp tích cực trong dạy học. -Coi trọng vai trò của bộ môn trong việc nâng cao chất lượng học tập đại trà, thi tốt nghiệp,thi học sinh giỏi. c, Đối với Sở GD-ĐT -Tổ chức cho giáo viên tham gia những lớp tập huấn chuyên sâu về các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học trên cơ sở phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. PHẦN III: TÀI LIỆU THAM KHẢO 1, Dạy và học tích cực- Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học – Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà. 2, Fanpage: Dạy học tích cực, Giáo viên công nghệ 4.0, Giáo viên Địa lí, những giáo viên địa lí trẻ trung yêu nghề. 3. Nguyễn Đức Vũ (2006). Tổ chức các trò chơi trong dạy học Địa lí ở phổ thông 4.Trần Thị Chinh (2018). Tổ chức các trò chơi học tập trong dạy học Địa lí ở trường trung học phổ thông. Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. PHẦN IV: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP Sau một thời gian áp dụng việc sử dụng trò chơi trong dạy học Địa Lí 11 năm học 2020-2021, kết quả là học sinh ngày càng tích cực, chủ động hơn trong lĩnh hội kiến thức và minh chứng cụ thể là kết quả cuối kì 1 của các em có sự tiến bộ rõ so với năm học trước. 28
  6. Bảng 1: Điểm trung bình môn cả năm (TBMCN) khối lớp 10 năm học 2019-2020 – Trường THPT Thuận Thành số 3 Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % A1 45 2 4,44 29 64,44 13 28,89 1 2,22 0 0 A2 45 1 2,22 19 42,22 23 51,11 2 4,44 0 0 A3 41 1 2,44 25 66,98 15 36,59 0 0 0 0 A4 38 0 0 21 55,26 16 42,11 1 2,63 0 0 A5 39 0 0 21 53,85 16 41,03 2 5,13 0 0 A6 38 1 2,63 23 60,53 12 31,58 2 5.26 0 0 A7 37 0 0 17 45,59 20 54,05 0 0 0 0 A8 41 1 2,44 28 68,29 12 29,27 0 0 0 0 A9 44 1 2,27 20 45,45 23 52,27 0 0 0 0 A10 42 0 0 12 28,57 29 69,65 1 2,38 0 0 A11 40 0 0 12 30,0 25 62,5 3 7,5 0 0 A12 41 1 2,44 15 36,59 21 51,22 4 9,76 0 0 TỔNG 491 8 1,63 242 49,29 225 45,82 16 3,26 0 0 Bảng 2: Điểm trung bình môn học kì I (TBMHKI) của khối lớp 11 năm học 2020-2021 – Trường THPT Thuận Thành số 3. LỚP Trung Kém Giỏi Khá Yếu Sĩ số bình SL % SL % SL % SL % SL % A1 45 21 46,67 21 46,67 3 6,67 0 0 0 0 A2 37 14 37,84 20 54,05 3 8,11 0 0 0 0 A3 42 13 30,95 26 61,9 3 7,14 0 0 0 0 A4 38 6 15,79 21 55,26 11 28,95 0 0 0 0 A5 37 10 27,03 23 62,16 4 10,81 0 0 0 0 A6 40 7 17,5 20 50 13 32,5 0 0 0 0 A7 40 4 10 31 77,5 5 12,5 0 0 0 0 A8 42 13 30,95 27 64,29 2 4,76 0 0 0 0 A9 43 10 23,26 23 53,49 10 23,26 0 0 0 0 A10 39 7 17,95 19 48,72 13 33,33 0 0 0 0 A11 42 10 23,81 29 69,05 3 7,14 0 0 0 0 A12 43 5 11,63 29 67,44 9 20,93 0 0 0 0 TỔNG 488 120 24,59 289 59,22 79 16,19 0 0 0 0 (Số liệu trích từ hệ thống quản lí giáo dục- Sở GD-ĐT Bắc Ninh) 29
  7. Kết quả trên cho thấy các biện pháp mà tôi đã áp dụng để nâng cao chất lượng dạy học Địa lí bước đầu có kết quả khả quan. Trong những năm học tiếp theo tôi sẽ tiếp tục áp dụng biện pháp trên kết hợp với các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để góp phần đạt được mục tiêu dạy học trong giai đoạn hiện nay. 30
  8. PHẦN V: CAM KẾT Tôi xin cam kết nội dung báo cáo trên là do tôi đúc kết từ thực tiễn quá trình dạy học tại trường THPT Thuận Thành số 3 thời gian qua. Các biện pháp đã triển khai thực hiện và thu được kết quả. Số liệu minh chứng về sự tiến bộ của học sinh là trung thực được trích dẫn từ hệ thống quản lý giáo dục – Sở GD-ĐT Bắc Ninh. Thuận Thành, ngày 10/1/2021 Giáo viên Nguyễn Thị Thu 31