Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh giải bài tập lập công thức hóa học bậc Trung học Cơ sở

doc 19 trang thulinhhd34 6783
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh giải bài tập lập công thức hóa học bậc Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_giai_bai_tap_lap_co.doc
  • docxTH&THCS.BACHLUU.31.02-LEXUANKHAI-TT.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh giải bài tập lập công thức hóa học bậc Trung học Cơ sở

  1. - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THCS Bạch Lưu, xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. - Số điện thoại: 0978 502 423 . E_mail: nguyenanhdung.gvc2hailuu@vinh phuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường THCS Bạch Lưu. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy chuyên đề và phụ đạo học sinh ở các giờ ôn tập, luyện tập chính khóa và bồi dưỡng học sinh giỏi môn hóa học lớp 8, lớp 9. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Sau khi kết thúc năm học 2016-2017 tôi rút ra kinh nghiệm và thực hiện từ đó cho đến nay. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: 7.1.1. Thực trạng chung: Khi chuẩn bị thực hiện đề tài, khả năng lập công thức hóa học của học sinh còn hạn chế. Đa số học sinh còn lúng túng khi lập công hức hóa học. Vì thế các em rất thụ động trong các buổi học. Rất ít học sinh có sách tham khảo về loại bài tập này. Nếu có cũng chỉ là một quyển sách “giải bài tập hóa học 8, giải bài tập hóa học 9” hoặc một quyển sách “bài tập hóa học 8, bài tập hóa học 9 ” mà nội dung viết về vấn đề này quá ít ỏi. Lý do chủ yếu là do điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn hoặc không biết tìm mua một sách hay. 7.1.2. Chuẩn bị thực hiện đề tài: Để áp dụng đề tài vào trong công tác buổi phụ đạo học sinh yếu kém, qua các giờ ôn tập, luyện tập chính khóa, tôi đã thực hiện một số khâu quan trọng như sau: a) Điều tra trình độ học sinh, tình cảm thái độ của học sinh về nội dung của đề tài; điều kiện học tập của học sinh. Đặt ra yêu cầu về bộ môn, hướng dẫn cách sử dụng sách tham khảo và giới thiệu một số sách hay của các tác giả để những học sinh có điều kiện tìm mua; các học sinh khó khăn sẽ mượn sách của bạn để học tập. b) Xác định mục tiêu, chọn lọc và nhóm các bài toán theo dạng, xây dựng nguyên tắc áp dụng cho mỗi dạng, biên soạn bài tập mẫu và các bài tập vận dụng và nâng cao. Ngoài ra phải dự đoán những tình huống có thể xảy ra khi bồi dưỡng mỗi chủ đề. 2
  2. c) Chuẩn bị đề cương bồi dưỡng, lên kế hoạch về thời lượng cho mỗi dạng toán. d) Sưu tầm tài liệu, trao đổi kinh nghiệm cùng các đồng nghiệp; nghiên cứu các đề thi học sinh giỏi hàng năm của huyện ta và một số huyện khác. 7.2. Nội dung của sáng kiến: Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh nắm vững các bước lập công thức hoá học, dựa vào từng dạng cụ thể: Dạng 1. Lập công thức khi biết thành phần các nguyên tố và hóa trị của chúng. a. Phương pháp a b - Gọi công thức dạng chung Ax By - Áp dụng quy tắc hóa trị ta có a.x = b.y ( a là hóa trị của A, b là hóa trị của B; B có thể là nhóm nguyên tử). b. Bài tập áp dụng Bài tập 1: Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi hai nguyên tố: a. Al (III) và O (II). b. P (V) và O (II). c. Na (I) và Cl (I). Giải a. Al (III) và O (II). III II - Đặt công thức hóa học của hợp chất là:Alx Oy ( x,y là các số nguyên dương) - Áp dụng quy tắc hóa trị ta có: x. III = y. II x II => => Suy ra x =2; y = 3 y III - Vậy công thức của hợp chất là Al2O3 b. P (V) và O (II). - Đặt công thức hóa học của hợp chất là: PxOy - Theo quy tắc hóa trị, ta có: x.V y.II x II 2 x 2; y 5 y V 5 - Vậy công thức của hợp chất là P2O5 3
  3. c. Na (I) và Cl (I). - Đặt công thức hóa học của hợp chất là: NaxCly - Theo quy tắc hóa trị, ta có: x.I y.I x I 1 x 1; y 1 y I 1 - Vậy công thức của hợp chất là NaCl Bài tập 2: Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi một nguyên tố và nhóm nguyên tử: a. Ba (II) và nhóm SO4 (II). b. Fe (III) và NO3 (I). Giải a. Ba (II) và nhóm SO4 (II). II II - Đặt công thức hóa học của hợp chất là: Bax (SO4 ) y , ta có: x.II = y.II x II x II 1 Ta có tỷ lệ => y II y II 1 - Chọn x = 1; y = 1 ta có công thức hóa học là: BaSO4. b. Fe (III) và NO3 (I). - Đặt công thức hóa học của hợp chất là: Fex (NO3 ) y Theo quy tắc hóa trị, ta có: x.III y.I x I 1 x 1; y 3 y III 3 - Vậy công thức của hợp chất là Fe(NO3 )3 Lưu ý: Có thể áp dụng để tính nhẩm để lập nhanh công thức hóa học. a b - Gọi công thức dạng chung Ax By ( a là hóa trị của A, b là hóa trị của B; B có thể là nhóm nguyên tử). + Nếu a = b thì x = y = 1. + Nếu a b mà tỉ lệ a : b là tối giản thì x = b, y = a + Nếu a b mà tỉ lệ a:b chưa tối giản thì ta giản ước để được tỉ lệ a’ :b’ khi đó x = b’; y = a’ Ví dụ: 4
  4. - Khi a = b thì x = y = 1 II II + Hợp chất: Cax Oy => x = y = 1. Vậy công thức hóa học là: CaO III III + Hợp chất: Alx (PO4 ) y => x = y = 1 Vậy công thức hóa học là: AlPO4 - Khi a b mà tỉ lệ a : b là tối giản thì x = b, y = a I II + Hợp chất: Nax Oy => x = 2; y = 1. Vậy công thức hóa học là: Na2O III II + Hợp chất: Fex (SO4 ) y => x = 2; y = 3. Vậy công thức hóa học là: Fe2 (SO4 )3 - Khi a b mà tỉ lệ a:b chưa tối giản thì ta giản ước để được tỉ lệ a’ : b’ khi đó x = b’; y = a’ VI II + Hợp chất: Sx Oy => x = 1; y = 3. Vậy công thức hóa học là: SO3 c. Bài tập vận dụng Bài tập 1: Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi hai nguyên tố: a. Fe (III) và O (II). b. Ca (II) và Cl (I). c. Mg (II) và NO3 (I). Bài tập 2: Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi một nguyên tố và nhóm nguyên tử: c. Na (I) và nhóm SO4 (II). d. Fe (III) và PO4 (I). 5
  5. Dạng 2. Xác định công thức hóa học khi biết thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố và phân tử khối. Nếu bài toán yêu cầu lập công thức phân tử của hợp chất, cho biết: + Thành phần gồm các nguyên tố A, B, C nguyên tử khối tương ứng là M A, MB, MC. + Thành phần phần trăm các nguyên tố là %A, %B và %C. + Phân tử khối tương ứng của hợp chất là M Ax ByCz Cần tìm x, y và z. a. Phương pháp. - Giả sử công thức của hợp chất có dạng AxByCz. x.M y.M z.M M A B C A B C x y z %A %B %C 100 %A.M A B C x x y z 100.M A % B.M A B C => y x y z 100.M B %C.M A B C z x y z 100.M C Lưu ý: Trong công thức của hợp chất hai nguyên tố: - Nếu một nguyên tố là oxi thì oxi luôn luôn đứng sau. - Nếu một nguyên tố là kim loại, một nguyên tố là phi kim thì kim loại luôn luôn đứng trước. - Trong trường hợp bài toán cho tỉ khối chất khí thì dựa vào tỉ khối chất khí để tìm khối lượng mol của chất cần tìm theo công thức: MA = dA/B . MB hoặc MA =29.dA/KK b. bài tập áp dụng. Bài tập 1: Hợp chất X có phân tử khối bằng 62 đvC. Trong phân tử của hợp chất nguyên tố oxi chiếm 25,8% theo khối lượng, còn lại là nguyên tố Na. Lập công thức hóa học của X? Giải - Phần trăm của nguyên tố Na trong hợp chất là: 100 – 25,8 = 74,2% - Gọi công thức của X là NaxOy 6
  6. x 23 y 16 62 - Ta có: 74,2 25,8 100 74,2 62 25,8 62 => x 2 ; y 1 100 23 100 16 Suy ra công thức của X là Na2O. Bài tập 2. Tìm công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần khối lượng như sau: 2,4% H, 39,1% S và 58,5% O. Biết phân tử khối là 82 đvC. Giải - Gọi công thức cần tìm là HxSyOz x 1 y 32 z 16 82 Ta có: 2,4 39,1 58,5 100 2,4 82 39,1 82 58,5 82 => x 2 ; y 1 ; z 3 100 100 32 100 16 - Vậy công thức của hợp chất là H2SO3 Bài tập 3: Phân tử hợp chất A có tỉ khối đối với khí hiđro bằng 17. Biết trong hợp chất, hiđro chiếm 5,88 % về khối lượng, còn lại là Lưu huỳnh. Xác định công thức phân tử của A. Giải - Tính khối lượng mol của hợp chất => MA = 17.2 = 34 (g) - Phần trăm của nguyên tố S trong hợp chất là: 100 – 5,88 = 94,12% - Gọi công thức của A là HxSy x 1 y 32 34 - Ta có: 5,88 94,12 100 5,88 34 94,12 34 => x 2 ; y 1 100 100 32 Suy ra công thức của A là H2S Dạng 3. Xác định công thức hóa học khi biết thành phần phần trăm về khối lượng mà không biết khối lượng mol của hợp chất. a. Phương pháp - Công thức chung của hợp chất dạng AxBy hoặc AxByCz %A % B %C Ta có tỉ lệ thức: x : y : z : : M A M B M C 7
  7. x : y : z a :b : c ( trong đó a,b,c là những số nguyên dương, tối giản) - Chọn x = a, y = b, z = c. Suy ra công thức hóa học của hợp chất. b. Bài tập áp dụng Bài tập 1: Hợp chất A chứa 3 nguyên tố Ca, C, O với tỉ lệ phần trăm các nguyên tố là: 40%Ca; 12%C và 48%O về khối lượng. Tìm Công thức phân tử của A. Giải - Gọi công thức hóa học của hợp chất A là CaxCyOz %Ca %C %O 40 12 48 x : y : z : : : : 1:1:3 Ta có: M Ca M C M O 40 12 16 x : y : z 1:1:3 - Suy ra công thức của A là CaCO3 Bài tập 2. Phân tích một hợp chất vô cơ A có thành phần % theo khối lượng như sau: Cu chiếm 40 %, S chiếm 20 % và O chiếm 40%. Xác định công thức hóa học của A? Giải - Gọi công thức của hợp chất là CuxSyOz %Cu %S %O 40 20 40 x : y : z : : : : - Ta có: : M Cu M S M O 64 32 16 x : y : z 0,625: 0,625: 2,5 x : y : z 1:1: 4 - Vậy công thức của A là CuSO4 c. Bài tập vận dụng Bài tập 1: Hợp chất vô cơ A có thành phần % về khối lượng các nguyên tố là: 45,95%K ; 16,45%N; 37,6%O. Xác định công thức hóa học của A. Đáp số: KNO2 Bài tập 2: Hợp chất vô cơ B có thành phần % về khối lượng các nguyên tố là: 28,57%Mg ;14,2%C và còn lại là O. Xác định công thức hóa học của B. Đáp số: MgCO3. Dạng 4. Lập công thức hóa học khi biết tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất. 8
  8. Trường hợp 1: Biết phân tử khối a. Phương pháp - Đặt công thức cần tìm ở dạng chung AxBy ( x, y nguyên dương, tối giản) - Tìm tỉ lệ về khối lượng các nguyên tố: x.M m x.M .m A A y A A (1) y.M B mB M B .mB - Mặt khác ta có: x.MA + y.MB = Mhợp chất (2) - Thay (1) vào (2) ta tìm được x, y rồi thay vào công thức chung ta được công thức cần tìm. b. Bài tập áp dụng Bà tập 1: Tìm công thức hóa học của một oxit của sắt, biết phân tử khối bằng 160 và có tỉ lệ khối lượng của sắt và oxi là 7:3. Giải - Giả sử công thức hóa học của oxit là FexOy. - Ta có tỉ lệ về khối lượng: x.M m x.56 7 Fe Fe y.M O mO y.16 3 y 1,5x(1) - Mặt khác: 56x + 16y = 160 (2) Thay (1) vào (2), ta được: 56x + 16.1,5x = 160 80x = 160 x= 2. Thay x = 2 vào (1) ta được: y = 1,5.2 = 3 Vậy công thức của oxit sắt đó là Fe2O3 Trường hợp 2: Không biết phân tử khối a. Phương pháp - Đặt công thức cần tìm ở dạng chung AxBy ( x, y nguyên dương, tối giản) - Tìm tỉ lệ về khối lượng các nguyên tố: x.M m .M a A A B (a, b là số nguyên dương, tối giản) y.M B mB .M A b 9
  9. - Thay x = a; y = b vào công thức chung ta được công thức cần tìm. b. Bài tập áp dụng Bài tập 1: Tìm công thức hóa học của một oxit của sắt biết tỉ lệ khối lượng của sắt và oxi là 7:3. Giải - Giả sử công thức hóa học của oxit là FexOy. - Ta có tỉ lệ về khối lượng: x.M m x m .M 7.16 2 Fe Fe Fe O y.M O mO y mO .M Fe 3.56 3 x 2; y 3 - Vậy công thức của oxit sắt đó là Fe2O3 Bài tập 2: Một hợp chất có tỉ lệ về khối lượng của các nguyên tố Ca: N: O lần lượt là 10:7:24. Xác định công thức hóa học của hợp chất biết N và O hình thành nhóm nguyên tử, và trong nhóm tỉ lệ số nguyên tử của N: O = 1:3. Giải - Gọi công thức hóa học của hợp chất cần tìm là CaxNyOz - Ta có tỉ lệ: 10 7 24 x : y : z : : 0,25: 0,5:1,5 40 14 16 => x : y : z = 1 : 2 : 6 - Vì trong nhóm nguyên tử, tỉ lệ số nguyên tử N : O = 1 : 3 Ta có nhóm (NO3)n và 3. n = 6 => n =2 - Vậy công thức của hợp chất là Ca(NO3)2. Bài tập 3: Xác định công thức hóa học của oxit một kim loại A chưa rõ hóa trị.Biết tỉ lệ về khối lượng của A và oxi là 7 : 3. Giải. Gọi n là hóa trị của A → công thức hóa học của hợp chất có dạng A2On Ta có tỉ lệ khối lượng các nguyên tố : 2.M m A A n.M O mO M n.m 7n A A M O 2.mO 2.3 10
  10. 16.7.n 112n M A 6 6 Vì n là hóa trị của kim loại A nên n chỉ có thể là 1,2,3,4. Ta xét bẳng sau: n I II III IV R 18,6 37,3 56 76,4 Kết quả Loại Loại Fe Loại Từ kết quả bảng trên ta được công thức hóa học của hợp chất là : Fe2O3. c. Bài tập vận dụng Bài tập 1: Tìm công thức hóa học của một oxit biết tỷ lệ về khối lượng là: m 7 N . mO 20 Đáp số: N2O5. Bài tập 2: Tìm công thức hóa học của một oxit biết tỷ lệ khối lượng của hợp m 2 chất là: S mO 3 Đáp số: SO3. Dạng 5: Lập công thức hóa học theo phương hóa học. Trường hợp 1: Biết hóa trị của nguyên tố. a. Phương pháp + Đổi số liệu đề bài ra số mol ( nếu có) + Đặt công thức chất cần tìm ở dạng chung. + Viết phương trình hóa học, tìm số mol của chất cần xác định công thức theo số mol của chất đã biết. + Tính khối lượng mol (M) của chất cần tìm => Nguyên tử khối => dựa vào bảng toàn hoàn xác định nguyên tố. b. Bài tập áp dụng Bài tập 1: Hòa tan hoàn toàn 7,2 g một kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl dư ,thu được 6,72 lít H2 (đktc). Xác định tên kim loại. Giải: Số mol của H2 thu được là : 11
  11. 6,72 n 0,3 mol H2 22,4 Đặt M là kim loại hóa trị II đã dùng: PTHH : M + 2HCl → MCl2 + H2 (1) 0,3 mol 0,3 mol Theo (1) => n = n = 0,3 mol M H2 7,2 => M 24 M 0,3 Vậy kim loại có hóa trị II là Mg = 24. Bài tập 2: Cho 2 g hỗn hợp gồm Fe và kim loại hóa trị II vào dung dịch HCl dư thì thu được 1,12 lít H2 (đktc). Mặt khác, Nếu hòa tan 4,8 g kim loại hóa trị II đó cần chưa đến 18,25 g HCl. Xác đinh tên kim loại. Giải Gọi M là nguyên tử khối và cũng là kí hiệu của kim loại hóa trị II. Phương trình hóa học: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (1) x mol x mol M + 2HCl → MCl2 + H2 (2) y mol y mol n F e x m o l Đặt : n M y m o l Theo đề ra ta có: 56x + My = 2 (*) Theo phương trình phản ứng (1) và (2) kết hợp với đề bài ta có: 1,12 n x y 0,05 mol ( ) H2 22,4 0,8 Từ (*) và ( ) ta có : y 56 M 0,8 Vì 0 M M > 19,2 (4*) M 36,5 12
  12. Từ (3*) và (4*) => 19,2 nguyên tử khối hoặc phân tử khối => dựa vào bảng toàn hoàn xác định nguyên tố => Công thức của hợp chất. b. Bài tập áp dụng Bài tập 1: Cho 10g dung dịch muối sắt clorua 32,5% tác dụng với dung dịch bạc nitrat dư thì tạo thằn 8,61 gam kết tủa. Hãy tìm công thức hoá học của muối sắt đã dùng. Giải Khối lượng muối sắt Clorua trong 10g dd nồng đọ 32,5%: (10.32,5)/100 = 3,25g Đặt x là hóa trị của sắt, vậy công thức tổng quát: FeClx PTHH: Feclx + xAgNO3 → xAgCl + Fe (NO3)x Theo PTHH: (56 + x.35,5)g x(108 +35,5)g Theo đề bài: 3,25g 8,61 g Ta có phương trình: (56+35,5x)/3,25 = 143,5x/8,61 Giải phương trình ta được x = 3. Vậy công thức của muối sắt clorua là FeCl3. 13
  13. Bài tập 2: Cho 7,2 g một kim loại chưa rõ hóa trị phản ứng hoàn toàn với 21,9 g HCl. Xác định tên kim loại. Giải. Đặt M là kim loại có hóa trị n , M cũng là nguyên tử khối của kim loại M. Số mol của HCl tham gia phản ứng là: 21,9 nHCl = = 0,6 (mol) 36,5 Phương trình hóa học: 2M + 2nHCl → 2MCln + nH2 ( 1 ) 0,6 mol 0,6 mol n 1 0,6 Theo (1) => nM = .n = mol n HCl n 7,2 => M = 12n . 0,6 n Vì n là hóa trị của kim loại nên chỉ nhận các giá trị 1,2,3,4 . Ta xét bảng sau: n 1 2 3 4 M 12 24 36 48 Loại Mg Loại Loại Từ bảng trên ta thấy chỉ có Mg = 24 có hóa trị II là phù hợp. Bài tập 3: Để khử 6,4 g một oxit kim loại cần dùng 2,688 lít H2 (đktc). Nếu lấy lượng kim loại thu được cho tác dụng với dung dịch HCl dư thì giải phóng 1,792 lít H2 (đktc) . Tìm tên kim loại. Giải. Số mol hiđro dùng để khử oxit kim loại là: 2,688 n 0,12 (mol) H2 22,4 Số mol hiđro sinh ra là: 1,792 n 0,08 (mol) H2 22,4 14
  14. Đặt M là kí hiệu hóa học, cũng là nguyên tử khối của kim loại → công thức hóa học của oxit là MxOy và gọi a là số mol của MxOy và m là hóa trị của M trong muối clorua. to PTHH : MxOy + yH2  xM + yH2O (1) a ay ax ay to 2M + 2mHCl  2MClm + mH2 (2) ax 0,5axm mol Theo (1) ta có : n n ay 0,12(mol) (1*) H2O H2 BTKL với (1) ta có: 6,4 + 0,12.2 = mM + 18.0,12 → mM = ax.M = 4,48 g (2*) Theo (2) kết hợp đề bài ta có : n 0,5axm 0,08(mol) H2 0,16 → ax (3*) m 4,48 Từ (2*) và (3*) ta có : M M 28m 0,16 m Vì m là hóa trị của M trong muối clorua nên ta xét bảng sau: m 1 2 3 M 28 56 84 (Loại) Fe (Loại) Vậy kim loại M là Fe = 56 Thay m = 2 và (3*) ta được : ax = 0,08 (4*) ax 0,08 2 Từ (4*) và (1*) ta có : → x = 2; y = 3. ay 0,12 3 Vậy công thức hóa học của oxit là : Fe2O3 Tóm lại: Muốn lập đúng và chính xác một công thức hóa học đòi hỏi các em phải tự giác vận dụng thường xuyên và linh hoạt các phương pháp lập công thức hóa học vào những dạng toán cụ thể để thuần thục hoàn chỉnh kỹ năng lập công thức hóa học của mình. 7.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: 15
  15. Với đề tài này có khả năng áp dụng rộng với tất cả các trường trung học cơ sở và học sinh thì cũng dễ hiểu, dễ vận dụng. Đề tài này không chỉ áp dụng cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi mà còn áp dụng được cho cả dạy chuyên đề và một số phương pháp có thể sử dụng để phụ đạo học sinh yếu, từ đó góp phần nâng cao chất lượng môn Hóa học. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không có thông tin cần được bảo mật. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Cơ sở vật chất phục vụ thực hiện sáng kiến: Sách giáo khoa hóa học 8, sách giáo khoa hóa học 9, các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học 8, 400 bài tập hóa học 8, 400 bài tập hóa học 9 Về con người: Học sinh khối lớp 8, 9 trường THCS Bạch Lưu. 10. Kết quả đạt được. Những kinh nghiệm nêu trong đề tài đã phát huy rất tốt năng lực tư duy, độc lập suy nghĩ cho học sinh. Các em đã tích cực hơn trong việc tham gia các hoạt động xác định hướng giải và tìm kiếm hướng giải cho các bài tập. Qua đề tài này, kiến thức, kỹ năng của học sinh được củng cố một cách vững chắc, sâu sắc; kết quả học tập của học sinh luôn được nâng cao. Từ chỗ rất lúng túng khi lập công thức hóa học, thì nay phần lớn các em đã tự tin hơn, biết vận dụng những phương pháp được bồi dưỡng để làm thành thạo các bài tập liên quan đến lập công thức hóa học. Đề tài này tôi thực hiện trong nhiều năm liền tại trường trung học cơ sở Bạch Lưu. Qua theo dõi việc sử dụng các phương pháp lập công thức hoá học nêu trên trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi qua các năm học, tôi nhận thấy kỹ năng lập công thức hoá học của học sinh được củng cố vững chắc, kết quả học tập của học sinh được nâng lên, cụ thể: Bảng thống kê kết quả thi học sinh giỏi ở ba năm gần đây: Năm học Tổng số giải cấp huyện Tổng số giải cấp tỉnh 5 giải (trong đó có 1 giải nhì, 1 3 giải giải (trong đó có 1 giải 2017-2018 giải ba và 3 giải khuyến khích) ba và 2 giải khuyến khích) 4 giải (trong đó có 1 giải nhì và 3 2018-2019 01 giải khuyến khích giải khuyến khích) 2019-2020 6 giải (trong đó có 4 giải ba và 2 16
  16. giải khuyến khích) Nhìn qua bảng thống kê số liệu theo từng năm học, ta thấy số lượng học sinh sau khi vận dụng các phương pháp lập công thức hoá học nêu trên vào các bài thi trong từng năm học tăng lên rõ rệt. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Số Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT áp dụng sáng kiến 1 Bồi dưỡng học sinh môn Trường THCS Thầy: Lê Xuân Khái hóa học lớp 8 - 9, Khoa Bạch Lưu học Tự nhiên lớp 8 2 Ôn thi Khoa học Tự Học sinh: Đỗ Thị Lan Lớp 8A nhiên lớp 8 3 Học sinh: Ôn thi Khoa học Tự Lớp 8A Nguyễn Thị Hồng Ly nhiên lớp 8 4 Ôn thi Khoa học Tự Học sinh: Đào Văn Tâm Lớp 8A nhiên lớp 8 5 Học sinh: Ôn thi học sinh giỏi môn Lớp 8A Nguyễn Hồng Nhung Hóa học 8 6 Ôn thi học sinh giỏi môn Học sinh: Hà Khánh Linh Lớp 8A Hóa học 8 7 Ôn thi Khoa học Tự Học sinh: Vũ Ngọc Sáng Lớp 8A nhiên lớp 8 8 Ôn thi Khoa học Tự Học sinh: Vũ Thị Yến Nhi Lớp 8A nhiên lớp 8 9 Ôn thi học sinh giỏi môn Học sinh: Đỗ Thị Lan Lớp 9A Hóa học 9 10 Học sinh: Lớp 9A Ôn thi học sinh giỏi môn 17
  17. Nguyễn Thị Hồng Ly Hóa học 9 Lớp 9A 11 Ôn thi học sinh giỏi môn Học sinh: Vũ Ngọc Sáng Hóa học 9 Lớp 9A 12 Ôn thi học sinh giỏi môn Học sinh: Vũ Thị Yến Nhi Hóa học 9 Lớp 8A Ôn thi Khoa học Tự 13 Học sinh: Trần Thu Phượng nhiên lớp 8 Lớp 8A Ôn thi Khoa học Tự 14 Học sinh: Đỗ Văn Chuẩn nhiên lớp 8 Lớp 8A Ôn thi Khoa học Tự 15 Học sinh: Hà Mạnh Giang nhiên lớp 8 Lớp 8A Ôn thi Khoa học Tự 16 Học sinh: Đào Xuân Chiến nhiên lớp 8 Trên đây là một số phương pháp giúp học sinh lập đúng công thức hóa học phù hợp với trình độ nhận thức chung của các em lớp 8 và lớp 9 mà tôi đã áp dụng vào giảng dạy cho các em và đã thu được kết quả nhất định. Một số phương pháp giúp học sinh lập công thức hóa học đã nêu trong đề tài nhằm mục đích bồi dưỡng và phát triển kiến thức kỹ năng cho học sinh vừa bền vững, vừa sâu sắc; phát huy tối đa sự tham gia tích cực của người học. Học sinh có khả năng tự tìm ra kiến thức, tự mình tham gia các hoạt động để củng cố vững chắc kiến thức, rèn luyện được kỹ năng. Đề tài còn tác động rất lớn đến việc phát triển tìm lực trí tuệ, nâng cao năng lực tư duy độc lập và khả năng tìm tòi sáng tạo cho học sinh giỏi. Tuy nhiên cần biết vận dụng các kỹ năng một cách hợp lý và biết kết hợp các kiến thức cơ bản hoá học, toán học cho từng bài tập cụ thể thì mới đạt được kết quả cao. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn! Bạch Lưu, ngày tháng 6 năm 2020 Bạch Lưu, ngày tháng 6 năm 2020 Bạch Lưu, ngày tháng 6 năm 2020 HIỆU TRƯỞNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TÁC GIẢ (Ký tên, đóng dấu) SÁNG KIẾN CẤP TRƯỞNG (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký tên, đóng dấu) Lê Xuân Khái Nguyễn Anh Dũng 18