Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11 (chuẩn)

doc 26 trang thulinhhd34 7322
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_khai_thac_co_hieu_q.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11 (chuẩn)

  1. Học sinh làm việc và rút ra được LB Nga có tốc độ tăng trưởng GDP nhanh (trước năm 1999 tốc độ tăng trưởng GDP âm, nhưng từ năm 2000 đến 2005 tốc độ tăng trưởng GDP cao, cao nhất là năm 2000 đạt 10%). Về phần giải thích nguyên nhân thì giáo viên cần hướng dẫn học sinh dựa vào phần kiến thức của bài học được trình bày bằng kênh chữ và hiểu biết bản thân để trả lời (trước năm 2000, LB Nga gặp nhiều khó khăn và biến động sau khi Liên Xô tan rã; từ năm 2000 trở đi, LB Nga dưới sự lãnh đạo của tổng thống Putin đã đề ra chiến lược kinh tế mới, nhờ đó đã đưa nền kinh tế LB Nga phát triển, khôi phục lại vị trí cường quốc trên thế giới). Như vậy, biểu đồ trong sách giáo khoa Địa lí 11 tuy không nhiều nhưng nó có vai trò bổ sung thêm cho phần kiến thức kênh chữ được đầy đủ hơn. Ngoài các ví dụ trên còn có những biểu đồ khác, giáo viên ngoài việc hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức còn phải hướng dẫn học sinh cách chuyển hóa các biểu đồ thành các bảng số liệu, cách vẽ biểu đồ từ các bảng số liệu trong sách giáo khoa Địa lí. *) Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ ảnh chụp, tranh vẽ trong sách giáo khoa Địa lí 11 Ảnh chụp, tranh vẽ (sau đây gọi chung là hình ảnh) trong sách giáo khoa Địa lí 11 gồm có 32 ảnh chụp và 01 tranh vẽ (hình 5.6. Vườn treo Ba-bi-lon – trang 29) với nội dung khá phong phú về tự nhiên, con người, các đối tượng kinh tế, xã hội của các khu vực, quốc gia trên thế giới. Nó có một vai trò quan trọng là hình thành cho học sinh những biểu tượng địa lí cụ thể. Thông qua hình ảnh đó học sinh dễ dàng hiểu được những biểu tượng khái niệm và khắc sâu nội dung bài học. Tuy nhiên, từ thực tế dạy học trong nhiều năm, bản thân tôi nhận thấy còn nhiều giáo viên chưa chú trọng hướng dẫn học sinh khai thác các kiến thức từ hình ảnh trong sách giáo khoa Địa lí 11. Và để hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ hình ảnh trong sách giáo khoa Địa lí 11 có hiệu quả cao, giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau: - Chuẩn bị bài dạy: Giáo viên cần nghiên cứu kĩ hình ảnh có liên quan đến nội dung kiến thức trong bài học. Với hình ảnh đó thì sử dụng vào lúc nào là đạt kết quả tốt nhất, gây hứng thú nhất; với hình ảnh đó giáo viên nên dùng phương pháp nào là thích hợp nhất. Để hướng dẫn học sinh có hiệu quả trong việc khai thác kiến thức từ hệ thống hình ảnh trong sách giáo khoa Địa lí 11, giáo viên nên dùng phương pháp nêu 14
  2. vấn đề, đàm thoại để hướng dẫn học sinh quan sát, tập trung vào các chi tiết quan trọng. Giáo viên nêu các câu hỏi để học sinh vừa quan sát, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi của giáo viên từ đó lĩnh hội kiến thức. - Khi giảng bài trên lớp: Khi dạy đến phần kiến thức có hình ảnh, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh đó trong sách giáo khoa Địa lí 11 (hoặc quan sát hình ảnh đó được trình chiếu trên màn hình ti vi gắn trên tường phía trên bảng đen) và tìm hiểu nội dung của nó thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở như sau: Hình ảnh chụp gì (chủ đề ảnh)? Ảnh chụp ở đâu? Có những gì trong ảnh? Thông qua việc trả lời các câu hỏi liên quan đến hình ảnh, kết hợp phần kiến thức được trình bày bằng kênh chữ trong sách giáo khoa Địa lí sẽ giúp học sinh hiểu đầy đủ và sâu kiến thức của bài học. Ngoài ra, trong dạy học Địa lí 11 phần giới thiệu về các quốc gia, giáo viên nên sưu tầm thêm các tranh ảnh về các nước để giới thiệu cho học sinh. Trong sách giáo khoa Địa lí 11 với thời lượng có hạn nên các hình ảnh đôi khi không nêu rõ được các chi tiết quan trọng của đối tượng thì giáo viên có thể phác họa, bổ sung các sơ đồ, hình vẽ trên bảng hoặc các vật mẫu để học sinh tiếp thu một cách chủ động hơn, tránh trường hợp gò ép theo kiểu giáo viên truyền đạt một chiều đến học sinh trong khi hình ảnh quá nhỏ hoặc không rõ ràng. Ví dụ: Nhìn vào bức ảnh (hình 5.9) chúng ta thấy chủ thể một bức ảnh đơn thuần chỉ là người phụ nữ đang cùng hai người con ngồi trên đống bêtông đổ nát. Giáo viên nêu câu hỏi: Quang cảnh phía sau người phụ nữ như thế nào? Tại sao không chụp cả gia đình của người phụ nữ mà chỉ có 3 mẹ con? Nạn xung đột bạo lực đã để lại những hậu quả gì? 15
  3. Hình 5.9. Nạn nhân của xung đột bạo lực ở Tây Nam Á (trang 32 - SGK Địa lí 11) Từ những câu hỏi đó, không yêu cầu học sinh trả lời hết tất cả mà đó chỉ là sự gợi ý, Học sinh sẽ tò mò tìm hiểu vì sao lại như vậy. Học sinh có thể liên tưởng được những cuộc xung đột bạo lực để lại đống nhà cửa đổ nát, người mẹ trông mệt mỏi, chán nản và đau khổ, trong khi đó hai đứa trẻ vẫn ngây thơ chưa hề biết gì đến nỗi đau và sự mất mát của chiến tranh. Hình ảnh có sức lan toả sâu rộng, kêu gọi mọi người trên Trái Đất này lên án, phản đối chiến tranh. Như vậy, sau khi học sinh trả lời được các câu hỏi giáo viên nêu ra sẽ trả lời được câu hỏi trong sách giáo khoa (chữ in màu xanh ở phía trên hình 5.9 – mục II.2 – trang 32): Nhận xét về hậu quả của các cuộc chiến tranh, xung đột trong khu vực Tây Nam Á đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường? *) Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ các sơ đồ trong sách giáo khoa Địa lí 11 Với 07 sơ đồ trong sách giáo khoa Địa lí 11, nên để dạy học hiệu quả, phát huy tính tích cực của học sinh góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao hiệu quả dạy học, chúng ta cần xây dựng thêm các sơ đồ để giảng dạy. Trong nội dung đề tài này tôi không đề cập đến vấn đề xây dựng các sơ đồ mới mà chỉ nêu các cách sử dụng hiệu quả các sơ đồ có trong sách giáo khoa. 16
  4. Sơ đồ địa lí là hình vẽ sơ lược biểu hiện vị trí, cấu trúc, sự phân bố hoặc các mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng địa lí. Giáo viên dựa vào chính sơ đồ để soạn ra các tình huống dạy học cũng như các thao tác, phương pháp dạy học; lúc này sơ đồ chính là mục đích – phương tiện truyền đạt của giáo viên và lĩnh hội kiến thức của học sinh. Sơ đồ trong quá trình dạy học được coi là một công cụ, phương tiện, và cũng là cách thức, phương pháp dạy học. Nó có thể được sử dụng cho người dạy và cả người học ở tất cả các khâu của quá trình dạy học. Đó chính là quan điểm dạy học mới mà người học đóng vai trò trung tâm. Đối với địa lí thì sơ đồ chính là công cụ đắc lực để dạy học các mối quan hệ, đặc biệt mối quan hệ nhân quả. Với các sơ đồ trong sách giáo khoa giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào đó, kết hợp các phương tiện khác (bản đồ, hình ảnh ) mà phân tích, so sánh, rút ra các kết luận. Để khai thác tốt các sơ đồ giáo viên phải hướng dẫn học sinh xem đỉnh của sơ đồ, cạnh của sơ đồ, mối quan hệ của các yếu tố được trình bày trong sơ đồ, sơ đồ này thuộc dạng sơ đồ nào ? Ví dụ: Hình 7.3 là một sơ đồ cấu trúc với đỉnh là EU - Liên minh châu Âu còn các cạnh chính là ba trụ cột của EU theo hiệp ước Maxtrich. Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi sách giáo khoa: Dựa vào hình 7.3 trình bày những liên minh, hợp tác chính của EU. Hình 7.3. Những trụ cột của ngôi nhà chung EU (trang 48 – SGK Địa lí 11) 17
  5. Học sinh dựa vào các cạnh của hình 7.3 sẽ trình bày được ba trụ cột của EU là cộng đồng châu Âu, chính sách đối ngoại và và an ninh chung, hợp tác về tư pháp và nội vụ. Khi học sinh trả lời câu hỏi giáo viên có thể phác họa lên bảng thành các hướng mũi tên với đỉnh là EU - Liên minh châu Âu và các cạnh là ba trụ cột của ngôi nhà chung EU. *). Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bảng số liệu, bảng kiến thức trong sách giáo khoa Địa lí 11 - Đối với bảng số liệu + Nếu có yêu cầu vẽ biểu đồ thì giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất và các bước thực hiện. + Nhận xét và giải thích bảng số liệu: Tiến hành như đã trình bày ở phần khai thác kiến thức từ biểu đồ (mục 2.2.2). Ví dụ: Bảng 10.4. Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc. (Đơn vị: %) (trang 97 – SGK Địa lí 11) Năm 1985 1995 2004 Xuất khẩu 39,3 53,5 51,4 Nhập khẩu 60,7 46,5 48,6 Câu hỏi yêu cầu kèm theo: Dựa vào bảng 10.4, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc. Nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu xuất, nhập khẩu của nước này. * Về phần vẽ biểu đồ:  Giáo viên bắt đầu hướng dẫn học sinh xác định biểu đồ thích hợp nhất để vẽ. Trong trường hợp này, bảng số liệu cho mỗi năm có tổng là 100% và có từ 3 năm trở xuống thì vẽ biểu đồ tròn là thích hợp nhất.  Về độ lớn của các hình tròn thì dựa số liệu tuyệt đối (tấn, đồng, ) của mỗi năm để tính bán kính, tuy nhiên do bảng số liệu đã cho số liệu tương đối (%) nên không thể tính chính xác bán kính được. Vì vậy có thể vẽ các hình tròn có bán kính bằng nhau hoặc năm sau có bán kính lớn hơn năm trước (tỉ lệ sao cho phù hợp với trang giấy). 18
  6.  Tiếp theo giáo viên lưu ý học sinh để vẽ chính xác các số liệu trong biểu đồ tròn thì nên đổi số phần trăm sang độ ( 0) để đo chính xác 100 % = 360 0  1% = 3,60 (hoặc có thể sử dụng cách chia hình tròn thành 4 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 25%; tiếp tục chia phần 25% ra thành 5 phần bằng nhau, mỗi phần tương ứng 5%. Sau đó, tùy vào tỉ lệ % của từng nan quạt để chia cho chính xác).  Sau khi hoàn thành phần vẽ biểu đồ, giáo viên tiếp tục hướng dẫn học sinh ghi tên biểu đồ, chú giải, số liệu % tương ứng trong biểu đồ chính xác và đẹp. * Về phần nhận xét: Tiến hành như đã trình bày ở phần khai thác kiến thức từ biểu đồ (mục 2.2.2). Trong trường hợp này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhận xét sự tăng, giảm của tỉ trọng xuất khẩu và tỉ trọng nhập khẩu của Trung Quốc từ năm 1985 đến năm 2004. Đồng thời, hướng dẫn học sinh nhận xét tương quan giữa tỉ trọng xuất khẩu và tỉ trọng nhập khẩu trong từng năm để kết luận năm nào thì Trung Quốc nhập siêu và năm nào thì xuất siêu. - Đối với bảng kiến thức: Cũng có thể vừa xem là kênh chữ, vì vậy giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đọc các thông tin trong bảng kiến thức kết hợp với các kênh hình khác trong bài để hiểu và khắc sâu kiến thức bài học. Ví dụ: Bảng 9.4. Một số ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của Nhật Bản (trang 79 – SGK Địa lí 11). Hãng Ngành Sản phẩm nổi bật nổi tiếng Chiếm khoảng 41% sản lượng xuất Công nghiệp Tàu biển khẩu của thế giới. Mitsubisi, chế tạo Sản xuất khoảng 25% sản lượng Hitachi, (chiếm Ô tô ôtô của thế giới và xuất khẩu Toyota, khoảng 40% khoảng 45% số xe sản xuất ra. Nissan, giá trị hàng Sản xuất khoảng 60% lượng xe gắn Honda, công nghiệp Xe gắn máy máy của thế giới và xuất khẩu 50% Suzuki xuất khẩu) sản lượng sản xuất ra. Sản phẩm Chiếm khoảng 22% sản phẩm công tin học nghệ tin học thế giới. Hitachi, Sản xuất Vi mạch và Đứng đầu thế giới về sản xuất vi Toshiba, điện tử chất bán dẫn mạch và chất bán dẫn. Sony, (ngành mũi Vật liệu Đứng hàng thứ 2 thế giới. Nipon nhọn của truyền thông Electric, Nhật Bản) Chiếm khoảng 60% tổng số rôbôt Rôbôt Fujutsu của thế giới và sử dụng rôbôt với tỉ (người máy) lệ lớn 19
  7. Chiếm khoảng 20% giá trị thu nhập Xây dựng và Công trình công nghiệp, đáp ứng việc xây công trình giao thông, dựng các công trình với kĩ thuật công cộng công nghiệp cao. Là ngành khởi nguồn của công Dệt Sợi, vải nghiệp Nhật Bản ở thế kỉ XIX, vẫn các loại được tiếp tục duy trì và phát triển. *) Hướng dẫn học sinh kết hợp khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11 với các phương tiện dạy học khác Nội dung chính của sách giáo khoa Địa lí 11 là dạy về các quốc gia và khu vực trên thế giới, học về các đối tượng là địa lí tự nhiên và dân cư, kinh tế - xã hội. Hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11 sẽ góp phần quan trọng để nâng cao hiệu quả giảng dạy nếu giáo viên hướng dẫn học sinh biết khai thác tốt những kênh hình đó. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11 (cả lớp cùng quan sát), giáo viên có thể scan các hình đó rồi chuyển sang trình chiếu trên máy chiếu Projector hoặc tivi. Ngoài ra, với sự phát triển của công nghệ thông tin, giáo viên có thể sưu tầm thêm các tư liệu kênh hình làm cho bài giảng thêm sinh động hơn, hoặc giáo viên yêu cầu học sinh tự sưu tầm các tư liệu kênh hình có liên quan kiến thức các bài học giúp các em hiểu sâu hơn kiến thức và rèn luyện các kĩ năng học tập cần thiết. Bên cạnh đó giáo viên cũng phải hướng dẫn học sinh biết khai thác tập bản đồ thế giới và châu lục (thường gọi là Atlat thế giới) như một “cẩm nang” khi học tập địa lí lớp 11. Tuy nhiên, cần lưu ý một nguyên tắc cơ bản là cho dù sử dụng kênh hình nào cũng phải đảm bảo tính chính xác, tính sư phạm và tính khoa học, thẩm mỹ. Tránh tình trạng đưa ra nhiều kênh hình ngoài sách giáo khoa mà không khai thác hết các kênh hình đã có. Do đó, cần phải đảm bảo nội dung cần truyền đạt cho học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và theo chương trình giảm tải của Bộ GD- ĐT ban hành. 7.4.3. Tăng cường cơ sở vật chất Việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa địa lí 11 cần có sự hỗ trợ của nhiều yếu tố khác nhau. Để đạt hiệu quả cao, thiết thực trong từng tiết học, cần tăng cường cơ sở vật chất trong phòng học bộ môn, phòng học các lớp (máy chiếu, màn chiếu). Trên cơ sở đó, giáo viên truyền tải đến học sinh những hình ảnh sinh động, minh họa cụ thể cho các nội dung kiến thức trừu tượng. 20
  8. 7.4.4. Kiểm tra, đánh giá Để nâng cao hiệu quả học tập của học sinh và tăng cường khai thác kênh hình trong sách giáo khoa địa lí 11 cho học sinh, người giáo viên cần có các biện pháp cụ thể và thường xuyên thông qua việc đưa ra các câu hỏi trong những trường hợp sau: - Trong quá trình giảng bài trên lớp sao cho phù hợp với kiến thức bài học. - Trong các đề kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết và kiểm tra học kì dưới dạng các câu hỏi mở. 7.4.5. Phê phán, rút kinh nghiệm Sau mỗi tiết giảng bài ở trên lớp, các giáo viên cần phải đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình về địa lí địa phương về các khía cạnh sau: - Về nội dung: Lựa chọn các kiến về khai thác kênh hình trong sách giáo khoa để tích hợp trong bài học một cách chính xác, ngắn gọn, súc tính, các dẫn chứng tiêu biển, dễ nhận biết. Tránh việc sử dụng ví dụ quá lan man, không trọng tâm, không chuẩn xác sẽ khiến học sinh khó hiểu, gây cảm giác mệt mỏi. - Về thời lượng: Cần cân đối thời gian trong quá trình tích hợp, đảm bảo đủ thời gian cho kiến thức cơ bản của bài học. Tránh tình trạng quá sa đà trong khi liên hệ thực tế, mất nhiều thời gian. - Về phương pháp: Lựa chọn phương pháp phù hợp khi tích hợp kiến thức địa lí địa phương (phương pháp đàm thoại – gợi mở, vấn đáp, thuyết trình, giảng giải). - Về phương tiện dạy học: Sử dụng các phương tiện trực quan (tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, bảng số liệu thống kê) phù hợp, chính xác. 7.4.6. Biểu dương, khuyến khích, tuyên truyền - Giáo viên cần có các hình thức biểu dương, khen thưởng để khuyến khích tinh thần và kết quả học tập đối với những học sinh có vốn kiến khai thác kênh hình trong sách giáo khoa tốt, có ý thức học tập tích cực hăng hái, có khả năng vận dụng hiệu quả vào các bài học địa lí cụ thể. - Hình thức biểu dương: Cộng thêm điểm vào điểm kiểm tra miệng đối với những học sinh trả lời tốt trong quá trình học tập trên lớp. Cộng điểm khuyến khích cho học sinh khi làm câu hỏi mở trong các bài kiểm tra viết. 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Sau khi hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11, tôi tiến hành khảo sát chất lượng của học sinh. Được kết quả như sau: Bảng 3. Tổng hợp kết quả khảo sát sau khi hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình trong SGK địa lí 11 ở trường THPT Ngô Gia Tự Trường THPT SL HS Điểm số Điểm 21
  9. điều tra Dưới TB T.bình Khá Giỏi TB ( 8 điểm) kiểm tra Ngô Gia Tự 50 5 10 25 10 7,0 Từ kết quả trên cho thấy, việc khai thác hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11 là hết sức thiết thực. 10. Đánh giá lợi ích thu được tham gia áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: - Trong quá trình giảng dạy địa lí nói chung và địa lí 11 nói riêng, giáo viên nên sử dụng kiến thức khai thác kênh hình trong sách giáo khoa vào bài giảng nhằm minh hoạ, giải thích, mở rộng cho kiến thức bài học đã làm cho không khí lớp học sôi nổi hẳn lên, bởi các em được huy động vốn kiến thức thực tế của bản thân để phục vụ quá trình học tập. Mặt khác, nhờ vào các kiến thức sinh động, cụ thể đó mà khả năng tiếp thu tri thức của học sinh tốt rõ rệt. Các em lĩnh hội nhanh, nhớ lâu và còn có thể tự lấy thí dụ chứng minh cho nội dung kiến thức SGK. - Giáo viên phải việc lựa chọn kiến thức khai thác kênh hình trong sách giáo khoa và đưa chúng vào bài giảng một cách khôn khéo, sáng tạo của giáo viên để kích thích được tính tò mò, niềm hứng thú nhận thức của các em, vì đó là những điều SGK không viết, những điều học sinh nhìn thấy ở ngoài cuộc sống mà chưa giải thích được. - Giáo viên nên sử dụng nhiều phương pháp dạy học trong một giờ học để vừa có thể đạt được mục tiêu, yêu cầu bài học đặt vừa có thể cung cấp, bổ sung kiến thức địa lí địa phương cho các em. Các phương pháp tích cực được sử dụng tối đa (như là: nêu vấn đề, thảo luận, tự nghiên cứu, khai thác bản đồ, tranh ảnh, số liệu, ứng dụng tin học), bên cạnh việc kết hợp với những ưu điểm của các phương pháp truyền thống (như là: đàm thoại, giảng giải, giảng thuật), khiến cho học sinh lúc nào cũng phải động não làm việc, vừa nghe, vừa ghi, vừa hoàn thành các nhiệm vụ mà giáo viên đưa ra. - Tuy nhiên, để soạn các giáo án như thế giáo viên sẽ mất nhiều công sức, thời gian và phải thường xuyên theo dõi cập nhật, thu thập thông tin về địa lí địa phương; ở trên lớp, hiệu quả của giờ học phụ thuộc rất lớn vào tính tích cực và khả năng nhận thức của học sinh. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: - Khi được học tập địa lí dưới dạng tích hợp kiến thức khai thác kênh hình trong sách giáo khoa, học sinh có mức độ am hiểu và biết cách vận dụng các kiến thức thực tế địa lí địa phương vào các bài học trong SGK của nhóm thực nghiệm luôn cao hơn hẳn nhóm đối chứng. - Học sinh ở nhóm thực nghiệm đã hình thành được cho mình thói quen chủ động, độc lập nhận thức trong quá trình học tập; biết cách liên hệ, vận dụng các kiến thức thực tế địa phương vào bài học rất nhanh và sáng tạo; trước một vấn đề nghiên cứu 22
  10. học sinh biết đưa ra các quan điểm riêng của cá nhân để trao đổi trực tiếp với giáo viên và bạn bè. Các em tích cực tham gia vào bài giảng cùng với giáo viên, linh hoạt trong việc sử dụng các phương tiện trực quan phục vụ cho việc tiếp thu tri thức. Chất lượng học tập của học sinh nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử : 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử : Số Tên tổ chức/cá Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT nhân áp dụng sáng kiến 1 Lớp11a3,11a6 Trường THPT Ngô Gia Tự Địa lí lớp 11 Lập Thạch, ngày tháng năm Lập Thạch, ngày tháng năm Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Trần Thị Khánh Ly 23
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Hải Châu, Phạm Thị Sen, Nguyễn Đức Vũ (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn Địa lí, NXB Giáo dục, Hà Nội. 2. Trịnh Thị Huyền (2013), Sáng kiến kinh nghiệm “Khai thác kiến thức từ tranh ảnh trong sách giáo khoa vận dụng vào dạy học môn Địa lí lớp 11 ở trường THPT Quan Sơn 2”, Thanh Hoá. 3. Nguyễn Thị Minh Phương (Chủ biên) và nnk (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11 môn Địa lí, NXB Giáo dục, Hà Nội. 4. Phạm Thị Sen (Chủ biên) và nnk (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Địa lí lớp 11, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 5. Lê Thông (Tổng chủ biên) và nnk (2007), Sách giáo khoa Địa lí 11, NXB Giáo dục, Hà Nội. 6. Lê Thông (Tổng chủ biên) và nnk (2007), Sách giáo viên Địa lí 11, NXB Giáo dục, Hà Nội. 7. Hồ Văn Việt (2012), Sáng kiến kinh nghiệm “Khai thác hiệu quả kênh hình sách giáo khoa trong dạy học Địa lí 11 (Ban cơ bản) ở trường THPT Cù Huy Cận”, Hà Tĩnh. 24
  12. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP CƠ SỞ XẾP LOẠI: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM 25
  13. MỤC LỤC Trang 1.Lời giới thiệu 1 1 2. Tên sáng kiến: 3. Tác giả sáng kiến: 1 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 1 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu 2 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 21 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): 21 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 10. Đánh giá lợi ích thu được tham gia áp dụng sáng kiến kinh 22 nghiệm 23 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử 26