Sáng kiến kinh nghiệm Kĩ năng hướng dẫn giải toán có lời văn Lớp 3

docx 24 trang binhlieuqn2 07/03/2022 10614
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kĩ năng hướng dẫn giải toán có lời văn Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ki_nang_huong_dan_giai_toan_co_loi_van.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Kĩ năng hướng dẫn giải toán có lời văn Lớp 3

  1. 4. Trong đề toán có những từ nào quan trọng? 1 Ví dụ 3: Có 36 viên bi xanh, số bi đỏ bằng số bi xanh. Hỏi số bi xanh 9 nhiều hơn số bi đỏ bao nhiêu viên ? Đối với bài toán này, học sinh cần đọc kỹ đề, tự hỏi và suy nghĩ, chẳng hạn: a) Bài toán cho biết gì? 1 Có 36 viên bi xanh, số bi đỏ bằng số bi xanh 9 b) Bài toán hỏi gì? Số bi xanh nhiều hơn số bi đỏ bao nhiêu viên ? c) Trong bài toán có những mối quan hệ nào ? 1 Số bi đỏ bằng số bi xanh 9 Bước 2: Phân tích đề bài và tìm cách giải Thông thường sau khi đọc kĩ đề toán để xác định cho đúng những cái đã cho, cái phải tìm và mối quan hệ chính trong bài toán thì ta cần tìm cách biểu thị một cách trực quan và ngắn gọn những điều ấy để dựa vào đó mà suy nghĩ cho được thuận lợi. Việc làm này gọi là việc “tóm tắt đề toán”. Đây là một công việc đặc trưng cho lối giải toán ở tiểu học. Vì vậy giáo viên cần hết sức quan tâm đến việc rèn luyện cho học sinh khả năng này. Khi tóm tắt đề toán, cần tập trung suy nghĩ vào những điểm chính của đề toán, tìm cách thực hiện chúng bằng các hình vẽ, sơ đồ. Trong trường hợp khó mà vẽ ra được những điểm chính thì cần dùng ngôn ngữ, kí hiệu ngắn gọn để ghi lại thật vắn tắt, thật cô đọng. Cần khuyến khích học sinh viết tắt trong quá trình tóm tắt bài toán, càng viết tắt nhiều càng dùng nhiều kí hiệu càng tốt. Nội dung tóm tắt càng ngắn gọn càng tốt, miễn sao dựa vào tóm tắt đó, học sinh có thể tự nêu được nội dung bài toán. Có rất nhiều cách tóm tắt một đề toán, chẳng hạn: - Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng. - Tóm tắt bằng các hình trừu tượng. - Tóm tắt bằng lưu sơ đồ. - Tóm tắt với công thức bằng lời. - Tóm tắt bằng ngôn ngữ kí hiệu ngắn gọn . - Tuy nhiên tôi luôn luôn hướng các em chọn cách tóm tắt nào cho dễ hiểu nhất, ngắn gọn nhất, nêu bật lên được hướng nhanh nhất để giải bài toán và phù hợp với từng bài. 10
  2. Như ví dụ 3 tôi hướng dẫn học sinh tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng hoặc tóm tắt bằng lời: Cách 1: Tóm tắt bằng lời Bi xanh: 36 viên 1 Bi đỏ: bằng số bi xanh 9 Bi xanh nhiều hơn bi đỏ: viên bi? Cách 2: Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng: 36 viên bi Bi xanh : Bi đỏ: viên bi ? 1 Ta thấy có 36 viên bi xanh và số bi đỏ bằng số bi xanh ( có nghĩa là số bi 9 xanh được chia thành 9 phần bằng nhau và số bi đỏ bằng một phần ) vậy ta phải tìm số bi đỏ bằng cách lấy số bi xanh chia cho 9 ( 36 : 9 = 4). Sau khi tìm được số bi đỏ rồi ta lấy số bi xanh trừ đi số bi đỏ thì bằng số bi xanh nhiều hơn số bi đỏ ( 36 - 9 = 32) Số viên bi đỏ có là : 36 : 9 = 4 (viên ) Số viên bi xanh nhiều hơn số viên bi đỏ là: 36 - 4 = 32 ( viên ) Đáp số: 32 viên bi Bước 3: Tổng hợp lời giải Sau khi đọc kĩ đề toán và tóm tắt đề toán, chúng ta cần tập trung suy nghĩ để tìm tòi cách giải. Thông thường ta hay suy nghĩ theo các hướng sau: - Tìm lại trong trí nhớ xem trước mình đã giải một bài toán nào tương tự hay gần giống bài toán này chưa? Nếu có thì dựa vào cách giải bài toán ấy để suy ra cách giải bài toán mới. - Dựa vào các hình vẽ, sơ đồ tóm tắt đề toán đã có ở bước 2 để suy luận. - Suy nghĩ xem có thể biến đổi bài toán đã cho thành một bài toán đơn giản không? - Có thể tách bài toán đã cho thành nhiều bài toán nhỏ để dễ giải hơn không? Ví dụ 4: Có 1244 kg mì chính, đóng đều vào 8 thùng. Đã bán 5 thùng. Hỏi còn lại bao nhiêu kg mì chính? 11
  3. Đây là một bài toán dạng rút về đơn vị, để giúp học sinh giải bài toán trên tôi cho học sinh đọc kỹ đề bài và tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng như sau: Tóm tắt 1248 kg Bán ? còn ? Sau khi học sinh tóm tắt được kgbài toán, tôi dùng các câukg hỏi gợi mở để giúp học sinh khai thác bài toán: + Bài toán cho biết gì? (Có 1248kg mì chính, đóng đều vào 8 thùng, đã bán 5 thùng. + Bài toán hỏi gì? (Còn lại bao nhiêu kg mì chính). + Muốn biết còn bao nhiêu kg mì chính thì phải biết những gì? (Có bao nhiêu kg mì chính và bán đi bao nhiêu kg mì chính). + Có 1248 kg đóng đều vào 8 thùng, bán 5 thùng còn lại bao nhiêu kg mì chính? + Muốn biết bán 5 thùng đó có bao nhiêu kg mì chính thì phải biết được số mì chính ở mấy thùng (1 thùng). + Để tìm số mì chính của một thùng ta làm thế nào? (lấy 1248:8) + Để tìm số mì chính đã bán ta làm thế nào? (lấy số mì chính của 1 thùng x 5) + Để tìm số mì chính còn lại ta làm như thế nào? (lấy số mì chính có trừ đi số mì chính đã bán) Qua phân tích bài toán ở trên học sinh có cách giải bài toán như sau: Cách 1 : Bài giải Số mì chính trong 1 thùng là: 1248 : 8 = 156 (kg) Số mì chính đã bán ở 5 thùng là: 156 x 5 = 780 (kg) Số mì chính còn lại là: 1248 - 780 = 468 (kg) Đáp số: 468 kg Sau khi học sinh giải xong tôi cho học sinh tìm những câu trả lời khác: Câu trả lời cho phép tính thứ nhất: “Mỗi thùng có số mì chính là:” 12
  4. Câu trả lời cho phép tính thứ hai: “5 thùng có số mì chính là: hoặc Số mì chÍnh đã bán là: Câu trả lời cho phép tính thứ ba: “Còn lại số mì chính là:” Sau đó tôi lại tiếp tục hướng dẫn và khuyến khích các em tìm những cách giải khác: Cách 2: Bài giải: Số mì chính trong 1 thùng là: 1248 : 8 = 156 (kg) Còn lại số thùng mì chính là: 8 - 5 = 3 (thùng) Số mì chính còn lại ở 3 thùng là: 156 x 3 = 468 (kg) Đáp số: 468 kg Bước 4: Trình bày lời giải Khi giải một bài toán thông thường tiếp theo sau bước tìm cách giải là bước bắt tay vào giải và viết bài giải.Ở bước này, ta cần dựa vào đường lối giải đã tìm thấy ở bước tìm cách giải, lần lượt thực hiện các phép tính để đi tới đáp số. Các phép tính đó cần được thử lại cẩn thận và trình bày kèm theo những lí giải,suy luận cần thiết. Đối với học sinh lớp 3, việc giải các bài toán cũng đã là khó xong việc viết ra giấy bài giải của bài toán ấy còn khó hơn. Qua giảng dạy, quan sát, tôi thấy rằng: việc hướng dẫn để các em tự viết đầy đủ bài giải của mỗi bài toán thường tốn nhiều công sức hơn chính việc tìm ra cách giải bài toán. Chính vì vậy,việc hướng dẫn học sinh trình bày bài giải sao cho khoa học, đúng yêu cầu của bài cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình dạy học. Từ việc học sinh giải được bài toán ra đáp số đúng cho đến khi các em tự viết được bài giải là cả một con đường gian nan, đòi hỏi những cố gắng hết sức to lớn của cả thầy và trò. Ví dụ 5: Có 72 chiếc đĩa xếp đều vào 8 hộp. Hỏi 369 chiếc đĩa xếp đều được mấy hộp như thế? Đây cũng là một bài toán dạng rút về đơn vị nhưng khác với cách giải ở ví dụ 4. Vậy tôi cần có những phương pháp gì để học sinh phân biệt được sự khác nhau và không nhầm lẫn giữa hai dạng với nhau. + Việc thứ nhất tôi cho học sinh đọc bài và tóm tắt bài toán. 13
  5. + Tóm tắt: Có 72 chiếc đĩa xếp: 8 hộp 369 chiếc đĩa xếp: hộp + Việc thứ hai: Tôi cho học sinh nhìn vào tóm tắt và đọc thành bài toán. + Việc thứ ba: Tôi cho học sinh khai thác bài toán. - Bài toán cho biết gì? (Có 72 chiếc đĩa xếp vào 8 hộp) - Bài toán hỏi gì? (369 chiếc đĩa xếp vào bao nhiêu hộp) - Muốn biết 369 chiếc đã xếp vào bao nhiêu hộp ta phải biết được cái gì? (ta phải biết 1hộp có bao nhiêu chiếc đĩa). - Để tìm một hộp có bao nhiêu chiếc đĩa ta phải làm như thế nào? - Ta dựa vào cái đã biết (lấy 72 : 8 = 9 ) - Khi biết 1 hộp có 9 chiếc đĩa rồi thì ta phải làm gì? - Ta tìm 369 chiếc xếp vào bao nhiêu hộp. - Làm thế nào để tìm được số hộp theo yêu cầu ? (ta lấy 369 : 9 = 41). - Bài toán này thuộc dạng toán nào? (Thuộc dạng viết về đơn vị). - Qua phân tích bài toán, học sinh sẽ thấy được bài toán phải giải bằng mấy phép tính và có bài giải như sau: Bài giải Số chiếc đĩa trong một hộp là: 72 : 8 = 9 (chiếc đĩa) 369 chiếc đĩa xếp vào số hộp là: 369 : 9 = 41 (hộp) Đáp số: 41 hộp Khi học sinh làm xong bài tôi cho 1 em lên bảng chữa bài, gọi vài em nhận xét và đọc bài giải của mình. - Sau khi chữa bài tôi tuyên dương và động viên các em giải toán nhanh, nhận dạng bài tốt. Ví dụ 5: Một hình vuông có diện tích 64cm 2. Một hình chữ nhật có chu vi bằng chu vi hình vuông, chiều rộng là 6cm.Tính diện tích hình chữ nhật đó. Suy nghĩ tìm cách giải : + Một hình vuông có diện tích 64cm2 + Một hình chữ nhật có chu vi bằng chu vi hình vuông, chiều rộng là 6cm Từ các dữ liệu đã cho và câu hỏi của bài toán ta suy luận để giải được bài toán như sau: 14
  6. - Phải tìm cạnh của hình vuông khi biết diện tích của hình vuông ( 64 = 8 x 8.Vậy cạnh của hình vuông là 8cm) - Tìm chu vi hình chữ nhật bằng chu vi hình vuông, vậy ta tính chu vi hình vuông( 8 x 4 = 32 cm). Chu vi hình chữ nhật là 32 cm. - Tìm chiều dài hình chữ nhật: Biết chu vi, chiều rộng ta tìm chiều dài hình chữ nhật bằng cách lấy chu vi chia hai rồi trừ đi chiều rộng ( 32 : 2) - 6 = 10 (cm) - Tính diện tích hình chữ nhật: lấy chiều dài x chiều rộng : 10 x 6 = 60(cm2) - Quá trình suy nghĩ tìm cách giải bài toán trên cho phép ta lập được trình tự giải bài toán gồm những bước sau: + Bước 1: Tìm cạnh của hình vuông + Bước 2: Tìm chu vi của hình vuông hay chu vi hình chữ nhật. + Bước 3: Tìm chiều dài hình chữ nhật khi biết chiều rộng hình chữ nhật. + Bước 4: Tính diện tích hình chữ nhật. Việc lập được các bước giải như trên sẽ giúp học sinh trình bày được bài toán có hệ thống, trình tự mạch lạc tránh sai sót. Bài giải: Ta có : 64 = 8 x 8 Vậy cạnh của hình vuông là 8 cm. Chu vi hình vuông hay chu vi hình chữ nhật là : 8 x 4 = 32 (cm) Chiều dài hình chữ nhật là : ( 32 : 2 ) - 6 = 10 (cm) Diện tích hình chữ nhật đó là : 10 x 6 = 60 ( cm2) Đáp số 60 cm2 Bước 5: Khai thác bài toán. Đối với các em việc giải đúng một bài toán cũng vẫn chưa đủ. Giáo viên vần phải tập cho các em thói quen: Chưa tự bằng lòng mỗi khi giải xong bài toán, tìm đúng đáp số, ngay cả trong trường hợp đã thử lại cẩn thận, soát lại chu đáo đâu vào đó. Điều đó có nghĩa là: Sau khi tìm ra đúng đáp số của bài toán, học sinh cần suy nghĩ để khai thác bài toán đó. Đây là giai đoạn hoàn toàn có tính chất sáng tạo nhằm giúp học sinh tìm hiểu sâu thêm bài toán, học một, hiểu mười. Đây là giai đoạn làm việc hoàn toàn tự nguyện, tự giác. Chỉ có điều muốn giỏi hơn, thông minh hơn thì phải cố mà làm. 15
  7. Giáo viên cần kích thích sự phát triển trí tuệ gần nhất của học sinh để các em bật lên sự tập trung chú ý, tìm tòi cái mới, các em có thể hoàn thành được với sự nỗ lực cao nhất về trí tuệ. Muốn vậy người giáo viên phải xây dựng hệ thống câu hỏi sao cho phù hợp, quan tâm tới trình độ nhận thức của các đối tượng học sinh trong lớp. Để phát huy vai trò chủ động, tích cực của học sinh và phát huy hết năng lực sẵn có của các em, khi dạy các bài toán cho các em, nhất là những dạng toán nâng cao tôi thường dùng hệ thống các câu hỏi gợi mở đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để các em độc lập suy nghĩ, sáng tạo trong học tập, các em tự phát hiện ra vấn đề cần giải quyết. Với mỗi bài toán tôi luôn hướng dẫn cho các em tìm hiểu các cách giải khác nhau (nếu có), cách trả lời khác nhau. Từ đó các em đi so sánh tìm ra cách giải hay nhất, ngắn nhất và tự lựa chọn cách giải phù hợp với trình độ của bản thân. Từ đó giúp các em nắm sâu hơn phương pháp giải từng dạng toán. Ví dụ 6: Quãng đường thứ nhất dài 1324 km, quãng đường thứ hai dài gấp 3 lần quãng đường thứ nhất. Hỏi cả hai quãng đường dài bao nhiêu ki-lô-mét? Cho học sinh tóm tắt ngắn gọn làm nổi bật yếu tố đã cho và yếu tố phải tìm. Tóm tắt: 1324km Quãng đường thứ nhất: km? Quãng đường thứ hai: Cách 1: Bài giải Quãng đường thứ hai dài là: 1324 x 3 = 3972 (km) Cả hai quãng đường dài là : 1324 + 3972 = 5296 (km) Đáp số : 5296 km Tiếp tục tôi yêu cầu học sinh tìm cách giải khác, tôi dùng hệ thống câu hỏi dẫn dắt để học sinh hiểu được rằng: nếu coi quãng đường thứ nhất nhất là một phần thì quãng đường thứ hai thứ hai là 3 phần. Như vậy cả hai quãng đường có tất cả số phần là 1 + 3 = 4 (phần). Mà giá trị quãng đường của 1 phần là 1324 km, nên học sinh dễ dàng tìm được giá trị quãng đường của 4 phần bằng 1324 x 4 = 5296(km) 16
  8. Cách 2: Bài giải Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 3 = 4 (phần) Cả hai quãng đường dài là : 1324 x 4 = 5296 ( km ) Đáp số: 5296 km Sau khi học sinh làm xong bài tôi tiếp tục hướng dẫn học sinh tìm các câu trả lời khác hay cách cách giải khác nhau. Như vậy với mỗi bài toán có thể nhiều lời giải, nhiều cách giải khác nhau. Tùy theo khả năng, năng lực tư duy của từng em mà học sinh lựa chọn cho mình cách giải phù hợp. Sau đó mỗi bài toán với dữ kiện đưa ra tôi luôn lật ngược, thay đổi vấn đề, nhằm giúp các em hiểu sâu vấn đề, tiếp thu kiến thức một cách chắc chắn có chọn lọc. Từ một bài toán đã học các em có thể giải nhiều bài toán khác nhau. Sau khi giải xong mỗi bài toán, học sinh có thể dựa vào bài toán đó mà nghĩ ra các bài toán khác tương tự với bài toán đã giải,biết tự lập một đề toán là một biện pháp tốt để nắm cách giải bài toán cùng loại, giúp học sinh nắm vững hơn mối quan hệ giữa các đại lượng và mối quan hệ bản chất trong mỗi loại bài toán. Nhờ thế mà học sinh hiểu bài toán sâu sắc hơn rất nhiều. 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến “Kĩ năng hướng dẫn giải toán có lời văn lớp 3” có khả năng áp dụng cho giáo viên tiểu học, học sinh lớp 3. a. Quá trình áp dụng của bản thân: Trong quá trình giảng dạy, giáo viên đóng vai trò chủ đạo tác dụng lên hoạt động nhận thức của học sinh. Để thực hiện tôt hoạt động dạy học của mỉnh, giáo viên cần sử dụng tốt các phương pháp dạy học nhằm truyền thụ tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh giải toán lớp 3. Đối với hoạt động của học sinh, chúng ta thấy học sinh không chỉ là đối tượng tác động sư phạm của người giáo viên mà còn là chủ thể của hoạt động nhận thức. Người học sinh chủ động tiếp thu tri thức, rèn kĩ năng, kĩ xảo mà người giáo viên truyền thụ cho. Chính vì vậy, trong học tập không ai có thể thay thế người khác chỉ khi chủ thể chủ động nhận thức thì hoạt động của giáo viên mới có hiệu quả và hoạt động dạy học mới có ý nghĩa. Học sinh phải tự giác tích cực tiếp thu kiến thức nhằm trang bị cho mình những kĩ năng thực hành giải các bài toán một cách thành thạo. Học sinh phải 17
  9. nắm chắc các dạng toán, phân biệt được sự khác nhau của các dạng toán lớp 3. Từ đó, đào sâu suy nghĩ tìm tòi cách giải khác nhau. b. Bài học kinh nghiệm: Để giảng dạy tốt các dạng toán ở lớp 3 theo tôi giáo viên cần thực hiện tốt một số yêu cầu sau: - Giáo viên cần nắm vững trình độ học sinh trong lớp. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến chất lượng giải toán còn hạn chế, những sai lầm học sinh thường mắc phải khi thực hiện giải toán. - Giáo viên cần nắm vững nội dung chương trình môn toán lớp 3 trong tổng thể chương trình của bậc học và của giai đoạn I (Lớp 1,2,3); đặc biệt là chương trình toán lớp3 (có bao nhiêu dạng, những dạng nào học sinh thường gặp khó khăn). - Điều quan trọng nhất là giáo viên phải nắm được tinh thần đổi mới phương pháp dạy học nói chung, định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn toán nói riêng để từ đó áp dụng vào giảng dạy. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học. Coi trọng các phương pháp dạy học mới, với các hình thức dạy học đa dạng, phong phú, để học sinh làm việc tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tri thức. - Giáo viên cần thực hiện đủ các bước khi dạy giải toán đặc biệt là bước "tìm hiểu kỹ đầu bài" và "lập kế hoạch giải". Tuy nhiên tuỳ theo đối tượng của từng lớp mà ta có thể coi trọng bước này và giảm nhẹ bước kia sao cho hợp lý để đảm bảo mọi học sinh trong lớp đều hiểu được bài, và thực hành làm bài đạt yêu cầu trở lên. - Giáo viên phải luôn tìm tòi và áp dụng các phương pháp dạy học phù hợp với trình độ học sinh lớp mình, chú ý sử dụng đồ dùng trong giảng dạy sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. - Thường xuyên kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh qua việc chấm bài, chữa bài. Cần đánh giá học sinh theo hướng động viên có chú ý tới sự tiến bộ của học sinh, phối hợp nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá. - Khi dạy các dạng toán này một việc làm quan trọng là cần phải so sánh các dạng toán này với nhau để học sinh phân biệt rõ, vì các em hay nhầm lẫn giữa các dạng toán này với nhau. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không 9. Những điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Đối tượng học sinh khối lớp 3. 18
  10. - Học sinh có đủ sách vở, đồ dùng học tập, chủ động tiếp thu kiến thức. - Giáo viên là người có phương pháp truyền đạt, có tâm huyết với nghề. 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến. - Từ khi bắt đầu áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Kĩ năng hướng dẫn giải toán có lời văn lớp 3 vào dạy học, các em học sinh có tư duy tốt hơn, sáng tạo hơn, các em biết nhận dạng đề toán, phân tích đề toán, phân biệt được các dạng toán đã học, bài giải rõ ràng hơn, lời giải có sáng tạo đúng với yêu cầu của bài. Các em không còn nhầm lẫn giữa các dạng toán đã học. - Các em tích cực tìm tòi khám phá, tạo hưng phấn trong học tập cho học sinh. Phát huy tính sáng tạo của học sinh. - Giờ học toán không còn khô khan mà trở nên sôi nổi, hiệu quả mà rất nhẹ nhàng. - Giáo viên rất hứng thú, tự tin khi dạy toán. 10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả Ngay từ đầu năm học 2018 - 2019, nhà trường đã lên chỉ tiêu kế hoạch xây dựng cho các khối lớp. Tôi nhận được chỉ tiêu của tổ khối giao cho và bắt đầu áp dụng sáng kiến kinh nghiệm của tôi vào giảng dạy, tôi thấy rằng: Thông qua việc áp dụng các biện pháp khắc phục những khó khăn, tồn tại của lớp, của mỗi em học sinh. Tôi đã áp dụng các phương pháp dạy học theo định hướng đổi mới, áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Qua áp dụng trong thực tế giảng dạy, quan sát học sinh giải toán, tôi thấy các em rất thích giải toán khi các em đã có đủ vốn kiến thức, các bước giải một bài toán. Với các biện pháp này tôi đã trang bị cho các em vốn kiến thức cơ bản để các em giải các dạng toán không nhầm lẫn, sai sót, hiệu quả học của các em được nâng lên rõ rệt. Ngoài ra, các em còn giải được các bài toán nâng cao, trình bày bài khoa học, sạch sẽ. Với việc thực hiện các biện pháp như trên, năm học 2018 - 2019 tôi đã đạt được kết quả như sau: - 100% học sinh biết, hiểu, vận dụng các bước giải một bài toán. Tổng hợp trong học kỳ 1: Kết quả khảo sát Tổng HTT HT CHT (Theo TT22/2016) số HS SL % SL % SL % Sau khi thực hiện đề tài 38 30 78,9 8 21,1 0 0 19
  11. Nhìn vào kết quả trên, tôi thấy đó là kết quả thực chất của các em. Kết quả đó cho chúng ta thấy được có phương pháp tốt thì học sinh làm bài tốt hơn. Chất lượng học của học sinh không tự dưng mà có được, mà đòi hỏi mỗi người giáo viên chúng ta biết phương pháp truyền đạt tới từng đối tượng học sinh. Nhiều đồng chí cho rằng dạng toán này dễ. Song không hẳn như vậy, nếu chúng ta truyền đạt kiến thức, phương pháp hời hợt thì các em dễ dàng nhầm lẫn, cũng có khi nhầm cả sang dạng toán khác. Cho nên dạy giải toán mà chúng ta càng cẩn thận, chi tiết bao nhiêu thì chất lượng tiếp thu và làm bài càng tăng lên, các em học toán tự tin hơn. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của các cá nhân trong tổ Kể từ khi tôi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Kĩ năng hướng dẫn giải toán có lời văn lớp 3 ở tổ khối tôi được đánh giá là có hiệu quả, tạo hứng thú tích cực học tập cho học sinh, phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp và chất lượng đã được nâng lên rõ rệt. Tôi và đội ngũ khối lớp 3 ở trường đã sử dụng những giải pháp đã nêu trên và thấy rằng chất lượng học sinh trong lớp mình đã nâng lên. Kết quả đạt được cụ thể của các lớp năm học 2018 - 2019 như sau: Bảng so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng sáng kiến Trước khi áp dụng Các môn học và hoạt động giáo dục HS đạt giải Hoàn thành Chưa Số Hoàn thành qua các sân Lớp tốt hoàn thành HS chơi Thành SL TL% SL TL% SL TL% Tỉnh phố 3A1 38 20 52,6 18 47,4 0 3A2 33 13 39,3 20 60,7 0 3A3 34 6 17,6 28 82,4 0 3A4 38 18 47,4 20 52,6 0 3A5 38 15 39,4 23 60,6 0 3A6 38 18 47,4 20 52,6 0 3A7 39 22 56,4 17 43,6 0 3A8 36 6 16,7 30 83,3 0 20
  12. Áp dụng đến cuối học kì II năm học 2018 – 2019 Các môn học và hoạt động giáo dục HS đạt giải Hoàn thành Chưa Số Hoàn thành qua các sân Lớp tốt hoàn thành HS chơi Thành SL TL% SL TL% SL TL% Tỉnh phố 3A1 38 30 78,9 8 21,1 0 0 6 3A2 33 25 75,8 7 21,2 0 0 2 3A3 34 28 82,4 6 17,6 0 0 3A4 38 30 78,9 8 21,1 0 0 5 3A5 38 29 76,3 9 23,7 0 0 9 3A6 38 30 78,9 8 21,1 0 0 5 3A7 39 32 82,1 7 17,9 0 0 10 3A8 36 27 75,0 9 25,0 0 0 5 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu: Số Phạm vi/Lĩnh vực Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ TT áp dụng sáng kiến 1 Đỗ Thị Thanh Lệ Trường Tiểu học Liên Minh Học sinh lớp 3A1 2 Trần Thị Kim Dung Trường Tiểu học Liên Minh Học sinh lớp 3A2 3 Khổng Thị Lan Trường Tiểu học Liên Minh Học sinh lớp 3A3 4 Nguyễn Thị Thu Hường Trường Tiểu học Liên Minh Học sinh lớp 3A4 5 Bùi Thị Thanh Huyền Trường Tiểu học Liên Minh Học sinh lớp 3A5 6 Đinh Thu Hương Trường Tiểu học Liên Minh Học sinh lớp 3A6 7 Trần Thị Thu Hà Trường Tiểu học Liên Minh Học sinh lớp 3A7 8 Nguyễn Thị Thái Thanh Trường Tiểu học Liên Minh Học sinh lớp 3A8 Vĩnh Yên, ngày 24 tháng 4 năm 2019 Vĩnh Yên, ngày 23 tháng 4 năm 2019 Xác nhận của Lãnh đạo nhà trường Tác giả sáng kiên (Ký, ghi rõ chức danh và đóng dấu) Đỗ Thị Thanh Lệ 21
  13. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Toán bồi dưỡng học sinh lớp 3, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2009. 2. Toán nâng cao lớp 3, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2011. 3. 500 bài toán chọn lọc, Nhà xuất bản Đại học sư phạm. 4. Luyện giải toán lớp 3. Nhà xuất bản giáo dục, năm 2013. 5. Vở bài tập toán nâng cao lớp 3, tập 1+2, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, năm 2014. 6. 500 bài toán trắc nghiệm Tiểu học, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, năm 2005. 22