Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào giúp học sinh yêu thích làn điệu dân ca
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào giúp học sinh yêu thích làn điệu dân ca", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_lam_the_nao_giup_hoc_sinh_yeu_thich_la.docx
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào giúp học sinh yêu thích làn điệu dân ca
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên sáng kiến kinh nghiệm :”Làm thế nào giúp học sinh yêu thích làn điệu dân ca”. A. MỞ ĐẦU: I. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN: -Thực hiện việc đưa dân ca vào trường học là việc giáo dục học sinh một phần nào đó thực hiện hình thành nhân cách con người học sinh. Và cũng qua đó tìm hiểu bản sắc dân tộc, lối sinh hoạt của con người từng vùng miền ở trên đất nước. -Từ năm 2011-2012 Bộ Giáo Dục đã triển khai đưa dân ca vào trường học với nhiều hình thức. Đây là vấn đề rất quan trọng trong việc giúp các em học sinh tìm hiểu về truyền thống và sinh hoạt văn hóa của các vùng miền địa phương . - Khi thực hiện vấn đề này sẽ giúp nâng cao chất lượng học tập của học sinh ở phân môn dạy hát. Và cũng nâng cao chất lượng giáo dục học sinh ở môn âm nhạc. II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: - “Làm thế nào giúp học sinh yêu thích làn điệu dân ca ” - Quá trình thực hiện vấn đề cần học hỏi, rút kinh nghiệm vào việc giảng dạy tốt các bài hát dân ca ở chương trình âm nhạc khối 6, 7, 8, 9. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Vận dụng cho học sinh tất cả các khối lớp 6, 7, 8, 9 ở trường THCS An Phú năm học 2018-2019 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Phương pháp quan sát: - Phương pháp này giúp ta thu nhập thông tin về đối tượng nghiên cứu bằng các tri giác trực tiếp vào đối tượng nhân vật và nhân tố liên quan. - Thông qua phương pháp này giúp ta nắm thực trạng nghiên cứu. 2. Phương pháp đàm thoại: - Qua việc quan sát ta phải trực tiếp trao đổi với đối tượng từ đó ta có thể điều chỉnh lại phương pháp của mình. 3. Phương pháp nghiên cứu, phương tiện dạy học: - Ta cần phải tìm hiểu trực tiếp trao đổi với đối tượng để phân tích nội dung dạy học để tìm ra phương cách dạy học tương ứng. - Ta tiến hành phân tích các phương pháp dạy học bổ trợ là phân tích các mối quan hệ mật thiết giữa nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học. - Nghiên cứu thành quả đạt được tác dụng của quá trình giáo dục kết hợp phương tiện dạy học truyền thống và phương tiện hiện đại. 4. Phương pháp thực hành: - Đây là phương pháp giúp chúng ta thực hiện cho học sinh vận dụng những kiến thức đã trãi qua quá trình nghiên cứu từ các hoạt động lí luận vào thực tiễn. 5. Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm: - Phương pháp này cần được thực hiện trong suốt quá trình nghiên cứu. Phương pháp này cũng giúp chúng ta có một cách nhìn tổng thể vào vấn đề. Chúng ta
- cũng cần cập nhật các thông tin một cách thường xuyên và kịp thời để điều chỉnh các phương pháp nghiên cứu cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu. B. NỘI DUNG: 1. Cơ sở lí luận: - Việc đưa dân ca vào trưởng học là một việc làm đúng đắn và cần phát huy. Tuy nhiên, để phong trào này được phát triển sâu rộng và có hiệu quả cần được triển khai một cách đồng bộ. Việc đưa dân ca vào trường học cũng là phương pháp góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống, nét sinh hoạt văn hóa của dân gian. Ngoài việc đưa dân ca vào các tiết học nội khóa và thông qua các câu lạc bộ học hát dân ca. Tổ chức hội diễn văn nghệ, liên quan đến hát dân ca sẽ góp phần định hướng tạo sự yêu thích và tạo khả năng biểu diễn cảm thụ những làn điệu dân ca. Như vậy để thực hiện tốt các điều trên cần sự hỗ trợ của Ban Giám Hiệu - Tổng phụ trách và giáo viên chủ nhiệm. - Dân ca là những bài hát do nhân dân sáng tác và nó mang bản sắc văn hóa của từng địa phương, từng vùng miền. Cuộc sống hiện đại với sự thâm nhập của những trào lưu âm nhạc mới đã ảnh hưởng tới năng lực và cảm thụ của thế hệ trẻ khiến học sinh trở nên lạ lẫm với dòng âm nhạc mà cha ông ta để lại từ bao đời nay. Cho nên, chúng ta cần bảo tồn và phát huy dân ca là một yêu cầu bức thiết. Việc đưa dân ca vào trường học là giúp học sinh nhận ra những giá trị to lớn của dân ca. Từ đó giúp các em ham hiểu, yêu quý, quan tâm và trân trọng vốn quý này nhiều hơn nữa. 2. Cơ sở thực tiễn: - Kế hoạch đưa dân ca vào trường học đó là điều kiện thuận lợi tạo tiền đề giúp cho các em học sinh hiểu biết hơn về tầm quan trọng của dân ca. Do đó ta phải xây dựng một nền móng vững chắc tạo cơ sở cho các em thấm nhuần dân ca ngày một tốt hơn. - Giúp học sinh làm quen với khúc dân ca sẽ tạo điều kiện nuôi dưỡng và phát triển những giá trị văn hóa của ông cha ta đã để lại. Qua đó, ta cũng ca ngợi, giữ gìn và phát huy những làn điệu dân ca của dân tộc và cũng làm khơi dậy cho lớp trẻ một niềm đam mê mới về dòng âm nhạc dân tộc này. - Mặt khác do điều kiện về cơ sở vật chất của trường chưa trang bị đầy đủ. Phòng học chỉ trang bị một đàn organ, một casset chưa đáp ứng được thị hiếu quan sát và cảm nhận thực tế của các em, chưa có phòng học chức năng. Do đó cũng chưa thật sự gây được sự hứng thú cho các em. Cho nên muốn tạo cho học sinh có sự quan tâm đặc biệt là vấn đề rất nan giải và khó khăn. - Sau khi tập huấn về dân ca tôi đã tích lũy một số kiến thức để phục vụ tốt cho việc giảng dạy. 3. Nội dung vấn đề: - Dân ca là sản phẩm tinh thần của cha ông ta đã để lại. Vì thế, ta phải nghe và học các bài dân ca sẽ giúp ta tìm hiểu về cuộc sống của ông cha ta sinh hoạt như thế nào, tìm hiểu nét văn hóa đặc trưng của mỗi vùng dân tộc và cũng từ đó giúp các em hình thành nhân cách nhớ cội nguồn xưa của ông cha ta. Đó cũng chính là lí do tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm này.
- - Được sự hỗ trợ của nhà trường cùng với thời gian tập huấn hè năm học 2013- 2014 đã tạo điều kiện thuận lợi để đưa dân ca vào trường học và giúp học sinh tìm hiểu về dân ca và cũng làm cho các em chú ý nhiều hơn về các bài hát dân ca. - Để đạt được những điều đó ta phải thực hiện tốt các hình thức sau: *Tổ chức sinh hoạt dưới cờ: Vấn đề này sẽ nhờ sự hỗ trợ từ Ban Giám Hiệu trường - Tổng phụ trách - Giáo viên chủ nhiệm. Tổ chức thi tìm hiểu dân ca nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm. Do đó, giáo viên phải hướng dẫn các em thi hát dân ca các vùng miền. Mỗi chi đội thành lập một đội văn nghệ, thông qua các hoạt động nói trên đặc biệt là dân ca cổ truyền ở các trường học sẽ đánh thức được khả năng dân ca của các em học sinh, những giá trị văn hóa truyền thống, nét sinh hoạt văn hóa dân gian đã được các em thể hiện dễ dàng, do dân ca là những bài hát xuất phát từ người dân lao động nên tất cả ai cũng có thể hát được. Vì vậy, chúng ta cần tạo môi trường diễn xướng tổ chức nhiều hoạt trò chơi dân gian gắn với từng bài dân ca có trong chương trình Sách Giáo Khoa THCS hoặc ngoài chương trình Tích cực vận dụng các dịp lễ lớn cho học sinh tham quan, tham gia để các em có được cảm giác sống động của các sinh hoạt văn hóa dân gian có sử dụng hát dân ca. Ngoài các việc trên ta có thể tạo điều kiện cho các em thi hái hoa bằng một số câu hỏi dân ca xen lẫn vào các câu hỏi của các môn khác. Để thực hiện được điều này cần phải nhờ sự phối hợp của Ban Giám Hiệu -Tổng phụ trách - giáo viên chủ nhiệm. *Thực hiện trong các tiết dạy hát những bài dân ca trong chương trình: KHỐI 6: - Tiết 5: Học hát bài ‘Vui bước trên đường xa” Giới thiệu bài hát do nhạc sĩ Hoàng Lân đặt lời mới theo điệu lí con sáo Gò Công (Dân ca Nam bộ). Giáo viên có thể trình bày cả bài hát Lí con sáo Gò Công và có thể cho học sinh ghi lời và hát theo. Giáo viên có thể cho các em nghe thêm bài Lí cây bông - Tiết 12: Âm nhạc thường thức: Sơ lược về dân ca Việt Nam. Để học sinh có những khái niệm đúng và yêu thích làn điệu dân ca, giáo viên có thể giới thiệu và trình bày trích đoạn một vài bài dân ca ở từng vùng miền để tạo sự hứng thú cho các em. Ví dụ: * Dân ca Bắc bộ: - Trống cơm (Quan Họ Bắc Ninh). - Ba mươi sau thứ chim (Quan Họ Bắc Ninh). - Cây trúc xinh (Quan Họ Bắc Ninh). * Dân ca Trung Bộ: - Ví dặm (Nghệ An). - Lí ngựa ô (Huế). * Dân ca Tây Nguyên:
- - Ru em (dân ca Xơ –Đăng). * Dân ca miền núi phía Bắc: - Ca hạnh phúc (Dân ca xá). - Mưa rơi (Dân ca xá). * Dân ca Nam Bộ: - Lý cây khế. - Lý cống chùa. - Lý đất giồng. - Lý trái mướp. Giáo viên có thể tổ chức thi tìm hiểu về dân ca Nam Bộ giữa các tổ, vì đó là quê hương gần gũi của các em. - Tiết 14: Học hát bài “Đi Cấy” Đây là một bài hát của Thanh Hóa, nơi có đủ cả ba vùng địa dư: Đồng bằng, Trung du, miền núi và cũng chính là quê hương của các anh hùng dân tộc như Bà Triệu, Lê Lai, Và cũng là một trong những bài hát trong tổ khúc múa đèn . KHỐI 7: - Tiết 7: Học hát: bài Lí cây đa Đây là một bài hát dân ca Bắc bộ -Quan Họ Bắc Ninh. Giáo viên có thể minh họa trích đoạn một vài bài hát dân ca Quan Họ Bắc Ninh: Cây trúc xinh, Trống cơm, ba mươi sáu thứ chim - Tiết 19: Học hát: bài Đi cắt lúa Đây là bài hát dân ca Tây nguyên - dân ca Hrê do nhạc sĩ Lê Minh Châu viết lời mới - Hrê là dân tộc ít người ở miền núi phía Bắc. Giáo viên có thể dẫn chứng bằng một số bài hát như: - Mưa rơi (Dân ca xá Tây Bắc). - Ca hạnh phúc (Dân ca xá). - Quê hương tươi đẹp (Dân ca Nùng). - Gà gáy (Dân ca Kống khao). - Tiết 32: Âm nhạc thường thức: Vài nét về dân ca một số dân tộc ít người. Giáo viên giới thiệu sơ lược về các dân tộc thiểu số, cho học sinh nghe một số bài hát dân tộc ít người: - Gà gáy (Dân ca kống kao). - Xòe Hoa (Dân ca Thái). - Quê hương tươi đẹp (Dân ca Nùng). - Mưa rơi (Dân ca Xá Tây Bắc). - Ca hạnh phúc (Dân ca Xá). KHỐI 8:
- - Tiết 4: Học hát: bài Lí dĩa bánh bò Đây là bài hát dân ca Nam Bộ - giáo viên có trình bày trích đoạn thêm một vài bài dân ca Nam bộ : Lý cây bông, Lý đất giồng, lý cây khế - Tiết12: Học hát: bài Hò Ba lí Giáo viên giới thiệu thêm các thể loại hò ba lí dựa vào thơ lục bát “Trèo lên trên rẩy khoai lang Chẻ tre đan sịa cho nàng phơi khoai” Giáo viên có thể gợi cho học sinh đặt hai câu thơ lục bát để thay thế cho bài Hò ba lí. KHỐI 9: - Tiết 12: Học hát: bài Lí kéo chài. Đây là một hát Dân ca Nam bộ thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời của người dân đánh cá - giáo viên có thể cho học sinh nghe thêm một số bài hát người dân đánh cá, hướng dẫn các em đặt lời mới cho bài hát này với chủ đề tự chọn, Giáo viên có thể minh họa thêm một số bài hát dân ca Nam Bộ: Lý đất giồng, lý cái bông, Lý ngựa ô - Tiết 14: Âm nhạc thường thức: Một số ca khúc mang âm hưởng dân ca. Giáo viên có thể cho học sinh nghe và tham khảo một vài bài. Ví dụ: - Bài ”Đi học” Giáo viên giải thích bài hát này lấy chất liệu từ giai điệu đàn T’rưng. - Tiếng chim trong vườn Bác - Giáo viên giải thích đây là bài dân ca Tây Nguyên đặc biệt là dùng thang âm đặc trưng của dân ca Gia-rai. - Dáng đứng bến tre - Giáo viên giải thích bài hát này lấy chất liệu từ bài hát ru con. - Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác - Giáo viên giải thích bài hát này lấy chất liệu từ dân ca Tày - Nùng. * Ngoài việc dạy các bài dân ca giáo viên có thể xen lẫn vào một số thời gian còn ít của tiết dạy có thể cho học sinh nghe một số bài dân ca, hoặc đàn một đoạn nhạc gọi học sinh đoán bài hát đó là bài dân ca gì. Có như thế mới làm cho kho tàng kiến thức của học sinh ngày càng tăng. Và qua đó cũng tạo được sự tò mò của các em về làn điệu dân ca đặc biệt này. KẾT QUẢ: - Được sự hỗ trợ từ phía nhà trường và tổ chuyên môn cũng đã góp phần tạo sự thành công giúp học tìm hiểu thêm một số bài hát dân ca. Đây cũng sẽ là nền tảng giúp các em hình thành nhân cách của con người bởi nó sẽ tạo điều kiện cho các em tìm hiểu về cội nguồn của ông cha ta ngày xưa, từ đó giúp các em biết nhớ ơn những người đã tạo ra những bài hát hay để đến hôm nay các em được thừa hưởng. Những kết quả thiết thực từ đợt tập huấn do Sở giáo dục đã tổ chức.
- - Rút kinh nghiệm thu được từ các tiết dạy, dự giờ và học hỏi từ các bạn đồng nghiệp. - Kết quả thực tế: *Trước khi áp dụng : - Có khoảng 25,2% học sinh biết được trên 10 bài dân ca. - Có khoảng 50,1% học sinh biết trên 5 bài dân ca. - Có khoảng 24,7% học sinh chưa biết đến 1 bài dân ca. *Sau khi áp dụng ở Học kì I: - Có khoảng 35,1 % học sinh biết được trên 10 bài dân ca. - Có khoảng 64,4% học sinh biết trên 5 bài dân ca. - Có khoảng 0,5% học sinh chưa biết đến 1 bài dân ca. Với kết quả trên đạt không cao lắm nhưng đó cũng là bước đầu tạo nền tảng cho sự thành công sau này. Tôi cũng rất hy vọng kết quả này cũng sẽ đạt cao hơn nữa nếu chúng ta có điều kiện cho các em tiếp xúc với dân ca nhiều hơn nữa. C. KẾT LUẬN: 1. Bài học kinh nghiệm: - Qua quá trình tìm hiểu các bài hát dân ca tôi đã đúc kết đựợc nhiều kinh nghiệm phục vụ cho công tác giảng dạy. - Qua một thời gian thực hiện vấn đề này đã giúp cho các em tìm hiểu thêm một vài bài dân ca và qua đó cũng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của bộ môn âm nhạc trong nhà trường . - Những thành công bước đầu này là kết quả của sự quan tâm, giúp đỡ của Ban Giám Hiệu nhà trường - Tổ chuyên môn và sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp. - Tuy nhiên việc thực hiện vấn đề này vẫn còn gặp một số khó khăn về cơ sở vật chất như trang thiết bị nghe nhìn chưa đầy đủ, chưa có điều kiện để tự tạo một buổi biểu diễn riêng biệt, nếu có chỉ là biểu diễn lồng ghép vào các chương trình khác. Mặt khác, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường phối hợp vẫn chưa đồng bộ. Một số em học sinh còn chưa để ý và quan tâm đến bộ môn, còn có suy nghĩ đây là môn phụ nên không phải chú trọng. Chính vì vậy mà giáo viên còn gặp nhiều trở ngại khi thực hiện đề tài này. Trên đây là một vài kinh nghiệm rất nhỏ của tôi, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để tôi rút kinh nghiệm và hoàn thành đề tài tốt hơn cho những lần sau. 2. Hướng dẫn phổ biến, áp dụng đề tài: “Làm thế nào giúp học sinh yêu thích làn điệu dân ca” áp dụng cho tất cả các khối lớp ở trường Trung học cơ sở. 3. Hướng dẫn nghiên cứu tiếp đề tài: Việc học tập tiếp thu dân ca sẽ là tiền đề cho việc hình thành nhân cách con người.
- Trong thời gian tới tôi sẽ thực hiện tiếp đề tài “Cách tiến hành dạy một bài dân ca Nam bộ”, kết hợp với dạy lồng ghép Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Người viết Nguyễn Trung Hiếu