Sáng kiến kinh nghiệm Máy điện xoay chiều ba pha

docx 32 trang thulinhhd34 6142
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Máy điện xoay chiều ba pha", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_may_dien_xoay_chieu_ba_pha.docx
  • docBIA SKKN.doc
  • docĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SKKN CẤP CƠ SỞ.doc
  • docPHIẾU ĐĂNG KÝ VIẾT SKKN.doc
  • pdfSKKN tích hợp liên môn Máy điện xoay chiều.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Máy điện xoay chiều ba pha

  1. SKKN: Dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Máy điện xoay chiều ba pha” 2. Rôto III. Nguyên lí làm việc IV. Cách đấu dây b) Cách thức thực hiện chủ đề: Thời lượng: 4 tiết - Tiết 1 và 2: + Tìm hiểu khái niệm, phân loại và công dụng của máy điện xoay chiều ba pha. + Khái niệm, công dụng, cấu tạo và nguyên lí làm việc của máy biến áp xoay chiều ba pha. - Tiết 3: Tìm hiểu về khái niệm, công dụng, cấu tạo, nguyên lí làm việc của máy phát điện xoay chiều ba pha. - Tiết 4: Tìm hiểu về khái niệm, công dụng, cấu tạo và nguyên lí làm việc của động cơ không đồng bộ ba pha. c) Chuẩn bị tài liệu, nguồn cung cấp thông tin: - Tài liệu: Sách giáo khoa và sách giáo viên Công nghệ 12, sách giáo khoa và sách giáo viên Vật lí 12, sách giáo khoa và sách giáo viên Công nghệ 8, sách giáo khoa Nghề điện dân dụng 11; các sách, báo tài liệu về các loại máy điện. - Phương tiện dạy học: Sơ đồ, tranh ảnh, mô hình, vật thật về một số loại máy điện. - Ngoài ra, giáo viên tìm trên mạng internet những trang web có thông tin phục vụ cho chủ đề mà học sinh có thể khai thác. Cung cấp cho học sinh địa chỉ các trang web hoặc các từ khóa để việc tìm kiếm của các em tập trung và đúng mục đích, tránh lan man hoặc lạc vào những trang có nội dung không phù hợp - Các trang web có liên quan đến chủ đề và phần mềm powerpoint để hỗ trợ cho việc soạn giảng của giáo viên và trình bày sản phẩm của học sinh, 14
  2. SKKN: Dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Máy điện xoay chiều ba pha” - Các tài liệu, giáo trình về kĩ thuật điện. d) Phương pháp dạy học: Sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học, trong đó chú trọng các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy khả năng tự học của học sinh: phương pháp dạy học trực quan, nêu vấn đề, bản đồ tư duy, khăn trải bàn, kỹ thuật mảnh ghép, thảo luận nhóm, ghép đôi e) Giao nhiệm vụ cho học sinh: Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 đến 7 học sinh. Để đảm bảo tất cả học sinh đề phải học như nhau, giáo viên yêu cầu mỗi nhóm học sinh phải thực hiện tất cả các nhiệm vụ dưới đây. Với mỗi nhiệm vụ, học sinh viết báo cáo ngắn gọn, chuẩn bị báo cáo trước lớp với thời gian báo cáo không quá 10 phút, có thể kết hợp với trình bày PowerPoint. Để đảm bảo chất lượng các báo cáo, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách tìm tài liệu, cách thu thập và xử lí thông tin, cách viết báo cáo. - Nội dung Máy biến áp: + Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu cấu tạo của máy biến áp ba pha + Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nguyên lí làm việc của máy biến áp ba pha. Tài liệu tham khảo chính: bài 42 sách giáo khoa Công nghệ 8, bài 38 sách giáo khoa Vật lí 11, bài 16 sách giáo khoa Vật lí 12; bài 25 sách giáo khoa Công nghệ 12, bài 7 và 8 sách giáo khoa Nghề điện dân dụng 11. - Nội dung Máy phát điện xoay chiều ba pha: + Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu máy phát điện xoay chiều một pha + Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu máy phát điện xoay chiều ba pha Tài liệu tham khảo chính: bài 17 sách giáo khoa Vật lí 12. - Nội dung Động cơ không đồng bộ ba pha: + Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu cấu tạo của động cơ không đồng bộ ba pha 15
  3. SKKN: Dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Máy điện xoay chiều ba pha” + Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nguyên lí làm việc của động cơ không đồng bộ ba pha. Tài liệu tham khảo chính: bài 26 sách giáo khoa Công nghệ 12, bài 18 sách giáo khoa Vật lí 12, bài 44 sách giáo khoa công nghệ 8. 2) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA CHỦ ĐỀ Trên tình thần sử dụng phương pháp dạy học tích cực và hoạt động nhóm là chủ đạo, tiến trình dạy học chủ đề Máy điện xoay chiều ba pha bao gồm các hoạt động chính sau: * Hoạt động 1: Hoạt động định hướng của giáo viên 1) Tổ chức ổn định lớp tạo tâm thế học tập: 2) Kiểm tra bài cũ: (thể hiện trong bài giảng minh họa) 3) Bài mới: Đặt vấn đề - Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh về một số loại máy, động cơ và yêu cầu học sinh phân biệt những loại máy nào là máy điện, chúng được ứng dụng như thế nào. Sau đó, giáo viên giới thiệu về các loại máy điện và nhấn mạnh máy điện một chiều, xoay chiều một pha các em đã được học nên chúng ta chỉ tìm hiểu thêm về máy điện xoay chiều ba pha. * Hoạt động 2 : Hoạt động chủ động chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng Nội dung 1: Tìm hiểu khái niệm, phân loại và công dụng của máy điện xoay chiều ba pha. - Mục tiêu: HS biết được những loại máy điện nào được gọi là động cơ điện xoay chiều ba pha, phân loại và công dụng của máy điện xoay chiều ba pha. - Nội dung và phương pháp tổ chức: Phương pháp chính là trực quan và đàm thoại gợi mở và bản đồ tư duy (MindMap). Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu lần lượt khái niệm máy điện xoay chiều ba pha, phân loại và công dụng của từng loại, có thể dẫn dắt học sinh bằng các câu hỏi 16
  4. SKKN: Dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Máy điện xoay chiều ba pha” gợi mở (có thể có những câu hỏi giáo viên phải gợi ý), sau đó cho học sinh quan sát hình ảnh. Câu hỏi có thể sử dụng: (1). Máy điện là gì? (2). Máy điện xoay chiều ba pha sử dụng dòng điện loại nào? (3). Quan sát sơ đồ khối, em hãy cho biết máy điện xoay chiều ba pha được chia thành những loại nào? Biến đổi các thông số Máy của hệ thống điện điện như điện áp, dòng tĩnh điện, MÁY Máy biến áp Máy biến dòng ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA Máy phát điện Làm nguồn cấp điện Máy cho tải điện quay Động cơ điện Làm nguồn động lực cho máy, thiết bị - Kết quả cần đạt được: Học sinh biết được khái niệm và phân loại được các loại máy điện xoay chiều ba pha. Nội dung 2: Tìm hiểu khái niệm và công dụng của máy biến áp ba pha - Mục tiêu: Trình bày được nhiệm vụ và công dụng của máy biến áp ba pha. - Nội dung và phương pháp: Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu lần lượt nhiệm vụ của máy biến áp ba pha và công dụng của máy biến áp ba pha trên thực tế. 17
  5. SKKN: Dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Máy điện xoay chiều ba pha” Phương pháp dạy học chủ yếu là đàm thoại nêu vấn đề và dạy học trực quan. Câu hỏi có thể sử dụng: (1). Quan sát sơ đồ hệ thống điện và sơ đồ lưới điện, nhận xét về điện áp vào và ra ở các trạm biến áp và máy biến áp? (2). Máy biến áp có nhiệm vụ gì? (3). Nêu ứng dụng của máy biến áp ba pha? (HS quan sát hình ảnh minh họa) Máy biến áp trong truyền tải và phân phối điện năng Máy biến áp trong kỹ thuật hàn 18
  6. SKKN: Dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Máy điện xoay chiều ba pha” - Kết quả cần đạt được: Học sinh phát biểu được nhiệm vụ của máy biến áp ba pha và nêu được ứng dụng của máy biến áp ba pha trên thực tế. Nội dung 3: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của máy biến áp xoay chiều một pha - Mục tiêu: Trình bày được cấu tạo và nguyên lí làm việc của máy biến áp xoay chiều một pha làm cơ sở để tìm hiểu kiến thức về máy biến áp ba pha. - Nội dung và phương pháp: Đây là nội dung kiến thức học sinh đã được học trong chương trình Công nghệ 8 và môn Nghề điện dân dụng lớp 11 Giáo nên viên sử dụng tranh vẽ kết hợp với một số câu hỏi gợi mở để học sinh tìm hiểu cấu tạo của máy biến áp. Câu hỏi có thể sử dụng: (1). Máy biến áp một pha có cấu tạo gồm những bộ phận nào? (2). Tại sao lõi thép của máy biến áp không làm liền khối mà phải ghép từ các lá thép kĩ thuật điện? (3). Tác hại của dòng điện Fucô? Với nguyên lí làm việc của máy biến áp, giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức về hiện tượng cảm ứng điện từ. Giáo viên tiến hành làm thí nghiệm khảo sát thực nghiệm một máy biến áp (thuộc loại gần lí tưởng – hiệu suất xấp xỉ 100%) để hình thành các công thức tính toán máy biến áp. - Kết quả đạt được: Học sinh hiểu được cấu tạo và nguyên lí làm việc của máy biến áp một pha. Nội dung 4: Tìm hiểu cấu tạo của máy biến áp ba pha - Mục tiêu: Trình bày được cấu tạo của máy biến áp ba pha và đọc được sơ đồ nguyên lí. - Nội dung và phương pháp: Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học trực quan kết hợp cho học sinh làm việc nhóm theo phương pháp Bản đồ tư duy. 19
  7. SKKN: Dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Máy điện xoay chiều ba pha” Dùng làm mạch dẫn từ LÕI THÉP Gồm các lá thép kĩ thuật điện ghép lại với nhau Mỗi lá thép dày 0,35 đến 0,5mm, phủ sơn cách điện Là mạch dẫn điện DÂY QUẤN Làm bằng dây đồng cách điện quấn quanh trụ từ Ba cuộn dây nhận điện vào gọi là dây sơ cấp (AX, BY, CZ) Ba cuộn dây lấy điện ra gọi là dây thứ cấp (ax, by, cz) + Giao nhiệm vụ: Tìm hiểu cấu tạo máy biến áp ba pha + Học sinh thảo luận, nhóm trưởng tổng hợp ý kiến, thư ký trình bày vào khổ giấy A0 dưới dạng sơ đồ tư duy. + Cử đại diện một nhóm báo cáo + Các nhóm còn lại so sánh với kết quả của nhóm mình và nhận xét, đánh giá theo mẫu. + Giáo viên nhận xét, đánh giá: về kiến thức, về kĩ năng thuyết trình, kĩ năng tìm kiếm thông tin, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin + Giáo viên kết hợp sử dụng một số câu hỏi để đánh giá về mức độ hiểu bài của học sinh. + Giáo viên tổng hợp lại kiến thức học sinh cần đạt được. - Kết quả đạt được: Học sinh thể hiện được năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực giao tiếp từ đó học sinh hiểu được cấu tạo của máy biến áp ba pha. 20
  8. SKKN: Dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Máy điện xoay chiều ba pha” Nội dung 5: Tìm hiểu nguyên lí làm việc của máy biến áp ba pha - Mục tiêu: Hiểu được nguyên lí làm việc của máy biến áp xoay chiều ba pha - Nội dung và phương pháp: Phương pháp thảo luận nhóm. Nội dung này đã được giao cho học sinh chuẩn bị ở nhà nên giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả thực hiện. + Cử đại diện một nhóm báo cáo + Các nhóm còn lại so sánh với kết quả của nhóm mình và nhận xét, đánh giá theo mẫu. + Giáo viên nhận xét, đánh giá: về kiến thức, về kĩ năng thuyết trình, kĩ năng tìm kiếm thông tin, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin + Giáo viên sử dụng hình động trong bài giảng powerpoint tổng hợp lại kiến thức học sinh cần đạt được. - Kết quả đạt được: Học sinh thể hiện được năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực giao tiếp từ đó học sinh hiểu được nguyên lí làm việc của máy biến áp ba pha, biết cách đấu dây và giải được các bài tập về tính toán máy biến áp. Nội dung 6: Tìm hiểu máy phát điện xoay chiều một pha - Mục tiêu: Hiểu được cấu tạo và nguyên lí làm việc của máy phát điện xoay chiều một pha - Nội dung và phương pháp: để Hs nắm được kiến thức của nội dung này giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi gợi mở để tìm hiểu cấu tạo; kết hợp với phương pháp dạy học trực quan (học sinh quan sát video). Câu hỏi có thể sử dụng: + Em hãy nhắc lại nguyên tắc chung để tạo ra dòng điện xoay chiều? + Cấu tạo của máy phát điện xoay chiều một pha gồm mấy phần? + Trình bày cấu tạo và công dụng của từng phần? + Quan sát video và trình bày nguyên lí làm việc của máy phát điện xoay chiều một pha? 21
  9. SKKN: Dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Máy điện xoay chiều ba pha” - Kết quả đạt được: Học sinh hiểu được cấu tạo cũng như nguyên lí làm việc của máy phát điện xoay chiều một pha. Nội dung 7: Tìm hiểu máy phát điện xoay chiều ba pha - Mục tiêu: Hiểu được cấu tạo và nguyên lí làm việc của máy phát điện xoay chiều ba pha - Nội dung và phương pháp: trên cở sở của phần máy phát điện xoay chiều một pha đã học ở trên và nội dung này đã được giao cho học sinh chuẩn bị ở nhà nên giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm theo kỹ thuật khăn trải bàn để báo cáo kết quả thực hiện. 1 2 Ý kiến sau khi tổng hợp nhóm 6 3 5 4 + Cử đại diện một nhóm báo cáo + Các nhóm còn lại so sánh với kết quả của nhóm mình và nhận xét, đánh giá theo mẫu. + Giáo viên nhận xét, đánh giá: về kiến thức, về kĩ năng thuyết trình, kĩ năng tìm kiếm thông tin, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin + Giáo viên tổng hợp lại kiến thức học sinh cần đạt được - Kết quả đạt được: Học sinh thể hiện được năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực giao tiếp từ đó học sinh hiểu được cấu tạo cũng như nguyên lí làm việc của máy phát điện xoay chiều ba pha. 22
  10. SKKN: Dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Máy điện xoay chiều ba pha” Nội dung 8: Tìm hiểu khái niệm và công dụng của động cơ không đồng bộ ba pha - Mục tiêu: biết được khái niệm và ứng dụng của động cơ không đồng bộ ba pha. - Nội dung và phương pháp: + Giáo viên cho học sinh quan sát video về nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ (hoặc có thể quan sát thí nghiệm) để học sinh có thể hiểu một cách khái quát về động cơ điện và thuật ngữ không đồng bộ. + Học sinh lấy ví dụ về ứng dụng của động cơ điện ba pha trong đời sống và trong sản xuất. - Kết quả đạt được: Học sinh trình bày được khái niệm về động cơ không đồng bộ ba pha và hiểu được tầm quan trọng của động cơ trong sản xuất cũng như trong đời sống. Nội dung 9: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của động cơ không đồng bộ ba pha - Mục tiêu: Hiểu được cấu tạo và nguyên lí làm việc của động cơ không đồng bộ ba pha - Nội dung và phương pháp: Trên nền tảng kiến thức về động cơ điện một chiều mà học sinh đã được học trong chương trình công nghệ lớp 8 và nội dung này đã được giao cho học sinh chuẩn bị ở nhà nên giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm. Nội dung Cấu tạo động cơ: sử dụng phương pháp bản đồ tư duy. 23
  11. SKKN: Dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Máy điện xoay chiều ba pha” + Cử đại diện một nhóm báo cáo + Các nhóm còn lại so sánh với kết quả của nhóm mình và nhận xét, đánh giá theo mẫu. + Giáo viên nhận xét, đánh giá: về kiến thức, về kĩ năng thuyết trình, kĩ năng tìm kiếm thông tin, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin + Giáo viên tổng hợp lại kiến thức học sinh cần đạt được: với kiến thức của phần Nguyên lý làm việc, giáo viên chốt kiến thức dưới dạng sơ đồ khối để học sinh dễ ghi nhớ kiến thức (mô hình động trong bài giảng powerpoint). 24
  12. SKKN: Dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Máy điện xoay chiều ba pha” Tác động Momen quay n < n 1 Từ trường e Cảm ứngi Xuất hiện quay Xuất hiện Dây quấn Dây quấn Stato 3 pha Quét qua Roto - Kết quả đạt được: Học sinh thể hiện được năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực giao tiếp từ đó học sinh hiểu được cấu tạo cũng như nguyên lí làm việc của máy động cơ điện xoay chiều ba pha. Nội dung 10: Tìm hiểu cách đấu dây trên động cơ - Mục tiêu: Biết được các cách đấu dây động cơ đện ba pha trên thực tế - Nội dung và phương pháp: + Yêu cầu học sinh nhắc lại các cách đấu dây đã học. + Học sinh quan sát hộp đấu dây trên vỏ của động cơ + Quan sát kí hiệu đấu dây trên hộp đấu dây động cơ không đồng bộ ba pha - Kết quả đạt được: Chọn được cách đấu dây phù hợp với từng loại đông cơ * Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá - Giáo viên đánh giá kiến thức học sinh tiếp thu được sau khi học xong chủ đề: học sinh trả lời vào phiếu học tập. 25
  13. SKKN: Dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Máy điện xoay chiều ba pha” PHIẾU HỌC TẬP Họ tên: Điểm Lớp: Khoanh tròn vào đáp án đúng: Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng : a/ Máy biến áp dùng để biến đổi nguồn điện xoay chiều thành một chiều b/ Máy biến áp dùng để biến đổi công suất của nguồn điện xoay chiều c/ Máy biến áp gia đình có độ an toàn điện không cao vì cuộn sơ cấp và thứ cấp có liên hệ trực tiếp về điện d/ Tất cả đều đúng Câu 2. Lõi thép của máy biến áp có nhiệm vụ : a/ Truyền dẫn từ trường của nam châm vĩnh cửu c/ Cả a, b đúng b/ Dùng làm mạch dẫn từ trường của dòng điện xoay chiều d/ Cả a, b sai Câu 3. Máy biến áp chất lượng tốt phải đảm bảo các yêu cầu sau a/ Cấu tạo gọn, đẹp, giá thành rẻ c/ Có khả năng chịu tải tốt, độ tăng nhiệt không cao b/ Khi sử dụng không có tiếng kêu, không có hiện tượng rò điện d/ Tất cả đều đúng Câu 4. Ở máy biến áp gia đình, khi điện áp vào thay đổi, muốn điện áp ra không đổi ta phải điều chỉnh : 26
  14. SKKN: Dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Máy điện xoay chiều ba pha” a/ Thay đổi số vòng dây thứ cấp b/ Giữ cố định số vòng dây sơ cấp c/ Thay đổi số vòng dây sơ cấp d/ Giữ cố định số vòng dây thứ cấp Câu 5. Một máy biến áp có điện áp vào là 220V, cuộn sơ cấp quấn 3000 vòng. Muốn lấy điện áp ra là 55V phải quấn cuộn thứ cấp : a/ 1000 vòng b/ 1500 vòng c/ 55 vòng d/ Tất cả đều sai Câu 6. Một MBA ba pha có tỉ số vòng dây pha N1/ N2 = 2. Xác định tỉ số BA dây khi đấu theo thứ tự: Y/Y0 , Y/∆, ∆/ Y0 , ∆/∆? a. 2 3; 2; 2/ 3; 2. b. 2; 2 3; 2/ 3; 2. c. 2 3; 2/ 3; 2; 2. d. 2; 2 3; 2; 2/ 3. Câu 7. Máy phát điện xoay chiều 1 pha có roto là phần ứng và máy phát điện xoay chiều 3 pha giống nhau ở điểm nào sau đây: a. Đều có bộ góp điện để dẫn điện ra mạch ngoài b. Đều có nguyên tắc hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ c. Đều có phần ứng quay, phần cảm cố định d. Trong mỗi vòng quay của rôto, suất điện động của máy đều biến thiên tuần hoàn 2 lần Câu 8. Một máy phát điện xoay chiều một pha có rôto gồm 4 cặp cực từ, muốn tần số dòng điện xoay chiều là máy phát ra là 50HZ thì rôto phải quay với tốc độ là bao nhiêu? a. 3000 vòng/phút b. 1500 vòng/phút c. 750 vòng/phút d. 500 vòng/phút Câu 9. Động cơ không đồng bộ ba pha là động cơ: a. Hoạt động được với các dòng điện ngược pha nhau. 27
  15. SKKN: Dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Máy điện xoay chiều ba pha” b. Được cấu tạo bởi ba cuộn dây không đồng bộ nhau. c. Rôto quay không đồng bộ với từ trường quay của stato. d. Có cấu tạo của stato và rôto ngược với động cơ đồng bộ. Câu 10. Nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha: a. Rôto là bộ phận tạo ra từ trường quay. b. Tốc độ quay của rôto bằng với tốc độ quay của từ trường. c. Chuyển động quay của stato được dùng để làm quay các máy. d. Stato là bộ phận tạo nên từ trường quay E. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP - Trên tinh thần đánh giá quá trình và đánh giá sự phát triển năng lực của học sinh, giáo viên vận dụng linh hoạt các hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá. Trong đó nên đặc biệt chú trọng phương pháp đánh giá đồng đẳng (học sinh tự đánh giá) kết hợp với sự đánh giá của giáo viên. - Các nội dung cần đánh giá qua chủ đề: + Đánh giá kiến thức học sinh tiếp thu được sau khi học xong chủ đề (phần củng cố) + Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức. + Đánh giá kĩ năng tự học, làm việc nhóm: mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao. + Đánh giá kí năng thuyết trình: trình bày kết quả. + Đánh giá kĩ năng công nghệ thông tin: tìm kiếm thông tin và trình bày sản phẩm. 7.1.4. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC QUA KHẢO NGHIỆM, ĐÁNH GIÁ - Kết quả tiếp thu kiến thức của học sinh sau khi học xong chủ đề: 28
  16. SKKN: Dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Máy điện xoay chiều ba pha” Điểm (phiếu học tập) Sĩ STT Lớp 9 đến số 5 đến 5.9 6 đến 6.9 7 đến 7.9 8 đến 8.9 10 1 12A 38 0 8 15 10 5 2 12D 38 5 10 16 5 2 Tổng 76 5 18 31 15 7 Thành phần 6,6% 23,7% 40,8% 19,7% 9,2% % - Về kĩ năng, thái độ học tập của học sinh: + Tích cực, chủ động trong việc tìm kiếm thông tin, tiếp thu kiến thức. + Nâng cao kĩ năng giao tiếp với bạn bè, với giáo viên thông qua hoạt động nhóm, trình bày, phản biện ý kiến. + Hứng thú trong học tập. 7.2. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG: Chủ đề tích hợp này có thể áp dụng với các đối tượng học sinh trong điều kiện cơ sở kỹ thuật hiện có của các trường THPT hiện nay. 8. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT (NẾU CÓ): 9. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: 10. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC HOẶC DỰ KIẾN CÓ THỂ THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN THEO Ý KIẾN CỦA TÁC GIẢ: - Đối với học sinh: Trước hết, các chủ đề tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một 29
  17. SKKN: Dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Máy điện xoay chiều ba pha” cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn. - Đối với giáo viên: Dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. Thế hệ giáo viên tương lai sẽ được đào tạo về dạy học tích hợp, liên môn ngay trong quá trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm. 11. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG THỬ HOẶC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU: Số Tên tổ Phạm vi/Lĩnh vực Địa chỉ TT chức/cá nhân áp dụng sáng kiến Trường THPT Quang Hà 1 Lớp 12A Năm học 2015 - 2016 Trường THPT Quang Hà 2 Lớp 12D Năm học 2015 - 2016 Bình Xuyên, ngày tháng năm 2019 Bình Xuyên, ngày 15 tháng 2 năm 2019 Phó Hiệu trưởng Tác giả sáng kiến Nguyễn Viết Ngọc Nguyễn Thị Lành 30
  18. SKKN: Dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Máy điện xoay chiều ba pha” 31