Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt giờ thực hành môn Tin học Lớp 3

pdf 17 trang binhlieuqn2 07/03/2022 11443
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt giờ thực hành môn Tin học Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt giờ thực hành môn Tin học Lớp 3

  1. PHẦN II: NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận khoa học Công nghệ thông tin là một trong các phương tiện quan trọng nhất của sự phát triển, đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục của thế giới hiện đại, trong đó có Việt Nam. Chúng ta đang ở thời đại thông tin kĩ thuật số, thời đại Internet. Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương chính sách đầu tư và phát triển về ứng dụng công nghệ thông tin như: - Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) về: Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; thực hiện thành công Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông. - Chỉ thị số 3031/QĐ-BGDĐT ngày 26/8/2015 của Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2015 – 2016 đã chỉ rõ: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục. - Công văn số 483/PGD&ĐT ngày 03/09/2015 của phòng GD&ĐT huyện Yên Thế hướng dẫn: Tiếp tục thực hiện tổ chức dạy học môn Tin học theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ- BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ giáo dục và đào tạo: Ở những nơi có đủ điều kiện, đẩy mạnh các hoạt động giáo dục có nội dung Tin học – Công nghệ thông tin dước hình thức các câu lạc bộ để học sinh được tiếp cận, hình thành các kỹ năng học tập, nghiên cứu sáng tạo. Phấn đấu thực hiện các mục tiêu cụ thể của ngành là: Tổ chức tốt, đẩy mạnh việc dạy và học tin học ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học nhằm phổ cập tin học trong trường học; dần đưa môn Tin học là môn học bắt buộc trong chương trình học. 3
  2. Đặc trưng của môn Tin học là khoa học gắn liền với công nghệ, do vậy dạy học Tin học một mặt trang bị cho học sinh kiến thức khoa học về Tin học, phát triển tư duy thuật toán, rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề, mặt khác phải chú trọng đến rèn luyện kĩ năng thực hành, ứng dụng, tạo mọi điều kiện để học sinh được thực hành, nắm bắt và tiếp cận những công nghệ mới của Tin học phục vụ học tập và đời sống. Do đó giờ học thực hành môn Tin học là cần thiết và quan trọng với các em học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 3 ngay từ khi bắt đầu học môn Tin học. 2. Cơ sở thực tiễn Trong năm học 2015 – 2016, tôi được nhà trường phân công giảng dạy bộ môn Tin học lớp 3 với tổng số 105 HS/3 lớp. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công tại trường Tiểu học Bố Hạ bản thân tôi gặp nhiều thuận lợi, khó khăn như: *) Thuận lợi: - Đối với giáo viên: + Được sự ủng hộ, quan tâm của các bậc cha mẹ học sinh, của nhà trường, của Phòng GD & ĐT Yên. + Được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của BGH, tổ trưởng chuyên môn và của các đồng nghiệp trong trường. + Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ: Phòng Tin học với 12 máy tính cùng máy chiếu, màn chiếu và các trang thiết bị khác tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc giảng dạy. + Được đào tạo những kiến thức cơ bản về tin học để đáp ứng yêu cầu cho dạy và học môn Tin học. + Bản thân là giáo viên trẻ, nhiệt tình trong công tác, luôn có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. + Phần lớn học sinh ngoan ngoãn, có đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập. - Đối với học sinh: + Tuy môn tin học mới chỉ là môn học tự chọn nhưng nhà trường đã tạo điều kiện cho học sinh có thể học từ khối lớp 3. 4
  3. + Là môn học trực quan, sinh động, môn học khám khá những lĩnh vực mới nên học sinh rất hứng thú nhất là tiết thực hành. *) Khó khăn: - Đối với giáo viên: + Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được 1-2 em/ 1 máy vì vậy tôi sẽ khó đem lại được hiệu quả tối đa trong dạy học. + Trong giờ thực hành, máy tính hay bị hỏng, gặp nhiều sự cố do máy cũ, có cấu hình thấp. + Môn tin học chỉ là môn tự chọn nên chưa có phân phối chương trình thống nhất trong huyện. + Kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, năng lực chuyên môn còn hạn chế cần phải học hỏi, rèn luyện và tu dưỡng nhiều hơn. + Số tiết học ít: 1 tiết/1 lớp/1tuần. Trong khi đó theo chương trình chuẩn là:2 tiết/1 lớp/1tuần. Vì thế khó có thể truyền đạt được hết kiến thức, mở rộng nâng cao cho các em. + Một số HS chưa thích học môn Tin học. Bên cạnh đó còn một số gia đình còn có quan niệm ở tiểu học môn đó là phụ nên chưa cần thiết đi sâu. - Đối với học sinh: + Là một môn học mới, xa lạ; kiến thức rộng nên việc tiếp thu còn chậm. + Đa số các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy tính ở trường là chủ yếu trong khi đó số tiết học lại ít 1 tiết/1 lớp/1 tuần do đó sự tìm tòi và khám phá máy tính với các em còn hạn chế. + Một số em chưa được bố mẹ quan tâm đến việc học. Thực tế qua những năm trực tiếp giảng dạy bộ môn tôi nhận thấy: Hầu như học sinh đều rất yêu thích và hứng thú với môn Tin học. Tuy nhiên, chất lượng bộ môn chưa cao, đặc biệt là kĩ năng thực hành trên máy của học sinh còn chậm, còn lúng túng thậm chí một số học sinh còn rất ngại khi sử dụng máy tính để rèn luyện kĩ năng. Trước thực tế này, tôi đã tiến hành tổ chức cho học sinh khối 3 thực hành để khảo sát chất lượng học tập bộ môn vào đầu năm học 2015 - 2016. Khi tổng hợp kết quả thu được thấp, cụ thể: 5
  4. Trước khi thực hiện chuyên đề Mức độ thao tác Số Hs Tỷ lệ Thao tác nhanh, đúng 10/105 9,5% Thao tác đúng 18/105 17,1% Thao tác chậm 62/105 59,1% Chưa biết thao tác 15/105 14,3% Từ thực trạng trên cho thấy học sinh vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn khi thực hành vì vậy tôi đã áp dụng “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt giờ thực hành tin học lớp 3” . 3. Những biện pháp thực hiện: 3.1. Chuẩn bị tốt những nội dung cần trước giờ thực hành Tin học. Để chuẩn bị tốt cho tiết thực hành, tôi có rất nhiều việc cần làm, ví dụ: Lập kế hoạch dạy học chi tiết cho từng tiết; khảo sát, kiểm tra trang thiết bị dạy học cho môn học; đề xuất với chuyên môn, Ban giám hiệu nhà trường để có kế hoạch sửa chữa, mua sắm bổ sung trang thiết bị của phòng thực hành. Trước giờ thực hành, tôi đến trước để kiểm tra phòng máy, các thiết bị cần thiết, đảm bảo cho một tiết dạy thực hành được ổn định, an toàn với học sinh. Không chỉ thế, kỹ năng tổ chức, bảo quản, bảo dưỡng để các thiết bị máy tính ít hư hỏng, tiết kiệm thời gian và ít tốn chi phí cho nhà trường cũng vô cùng quan trọng với giáo viên Tin học chúng tôi, 3.2. Cải thiện chất lượng phòng máy: Để có một tiết thực hành đạt hiệu quả cao và không ảnh hưởng nhiều đến HS thì tất cả các máy trong phòng phải hoạt động tốt. Nhưng trong quá trình sử dụng phòng máy, chúng ta vẫn thường xuyên gặp phải những lỗi hệ thống từ nhỏ đến lớn. Trong đó, những sự cố bất thường như: treo máy, khởi động lại, thậm chí sập nguồn, không khởi động được . làm ảnh hưởng rất nhiều đến giờ dạy. Vì vậy bản thân là giáo viên Tin học, tôi cũng cần phải nắm bắt một số những thủ 6
  5. thuật cơ bản nhất để xử lí kịp thời, góp phần nâng cao chất lượng giờ học thực hành. Ví dụ: Khi khởi động máy tính không lên màn hình, theo kinh nghiệm của tôi cần phải thực hiện các thủ thuật sau để tìm nguyên nhân: - Nhấn giữ Power: Đây là cách đơn giản nhất, nhưng cũng không phải là hiếm gặp khi máy tính không lên màn hình. Đơn giản là khi PC không hoàn toàn tắt được màn hình. Chính vì thế hãy nhấn nút Power trong khoảng 5 đến 10 giây để máy tính được tắt hoàn toàn. Sau đó nhấn Power để mở lại máy tính. - Chỉnh lại khe RAM: Có thể do các tác động va đập, hoặc lâu ngày sử dụng mà RAM máy tính sẽ bị bẩn hoặc lỏng. Lúc này cần tắt hoàn toàn máy tính -> rút nguồn điện -> tháo lắp bên hông case máy tính ra. Chú ý phần RAM và chỉnh lại cho chắc chắc. Có thể tháo hẳn RAM ra và lắp lại, phủi bụi cho RAM và khe RAM trên PC. - Kiểm tra cable kết nối màn hình: Dây cable bị lỏng cũng là một nguyên nhân thường thấy khiến máy tính không lên màn hình. Chính vì thế nên khắc phục lỗi máy tính không lên màn hình bằng cách tháo cable kết nối, cắm lại cable. - Thay card màn hình: Card màn hình là thiết bị rất bền vì vậy tỉ lệ để card màn hình bị hỏng là rất nhỏ. Nếu nguyên nhân do card màn hình thì cách duy nhất để sửa lỗi máy tính không lên màn hình là sau buổi dạy mang tới các cửa hàng sửa chữa máy tính, laptop để thay Card màn hình mới. 3.3. Thiết kế giáo án phù hợp Thiết kế bài dạy thực hành phù hợp với nhiều đối tượng học sinh là nội dung quan trọng cần lưu ý, bởi việc này sẽ giúp tôi chuẩn bị chu đáo hơn về kiến thức, kỹ năng, phương pháp, tiến trình một tiết dạy thực hành. Để thiết kế được một bài dạy phù hợp với nhiều đối tượ̣ng học sinh, tôi cần làm được những công việc sau: - Xác định được mục tiêu trọng tâm của bài học về kiến thức, kỹ năng; tìm ra được những kỹ năng cơ bản dành cho học sinh yếu kém và những kiến thức kỹ 7
  6. năng dành cho học sinh khá giỏi; tham khảo thêm tài liệu để mở rộng, đi sâu hơn vào bài giảng, giúp giáo viên nắm tổng thể, giải thích cho học sinh khi cần thiết. - Tôi cũng cần nắm được mục đích yêu cầu, chuẩn kiến thức của chủ đề, của bài để thiết kế các hoạt động học tập phù hợp với trình độ học sinh và điều kiện dạy và học; đồng thời, hoàn chỉnh tiến trình của một giờ dạy học với đầy đủ các hoạt động cụ thể. Khi thiết kế các hoạt động học tập tôi đã hệ thống các bài tập, các bài tập thực hành phù hợp với nội dung của bài học. Ví dụ: Thiết kế 3.4. Liên hệ thực tế và với một số môn học khác trong chương trình học của học sinh. Trong giờ thực hành, ngoài việc hướng dẫn cho các em làm tốt các bài thực hành trong chương trình tôi cần liên hệ với các môn học khác để tạo hứng thú cho học sinh. Một số ví dụ: Chủ đề 4: Em Tập Vẽ: Với chủ đề này, học sinh rất có hứng thú học tập. Ở phần học này tôi chú trọng cho học sinh thực hành nhiều, giảm tiết lý thuyết hoặc có thể giảng lý thuyết ngay trong tiết thực hành. Như vậy học sinh mới có thao tác thành thạo được. Sau khi học sinh làm được những bài thực hành trong SGK tôi cho các em vẽ các nhân vật hoạt hình như Doraemon, hay thiết kế thời trang, vẽ ngôi nhà mơ ước, thực tế cho thấy các em rất hứng thú và vẽ hăng say, luyện tập thao tác nhiều. Chủ đề 5: Em tập soạn thảo: Nội dung kiến thức chủ yếu là tạo cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất để soạn thảo và trình bày một văn bản. Tôi đã giảng lý thuyết ngay trong tiết thực hành, ngoài những bài thực hành trong chương trình tôi còn cho học sinh trình bày một số bài đã học trong SGK Tiếng Việt mà học sinh đã học ở trên lớp, từ đó giúp các em hứng thú hơn với bài thực hành và nâng cao kỹ năng cho học sinh. Chủ đề 6: Học cùng máy tính: Ở chủ đề này tôi yêu cầu học sinh cần có thái độ nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, không phân biệt phần mềm học 8
  7. tập hay phần mềm trò chơi. Tôi đã liên hệ thực tế để giúp các em nắm được từ việc học và chơi trên máy tính đến đời sống thường ngày. Ngoài ra tôi còn mở rộng kiến thức cho các em làm quen với Internet, trực tiếp truy cập, tìm hiểu vào các trang Violympic.vn và trang IOE.go.vn. bởi đó là hai trang web thân thuộc mà các em vẫn luyện thi giải Toán, Toán – Tiếng anh và thi Tiếng Anh qua mạng từ khi còn học lớp dưới. Học như vậy sẽ tạo được hứng thú giúp các em ghi nhớ lâu hơn, thao tác thực hành sẽ tốt lên. 3.5. Điều hành tổ chức giờ dạy thực hành Điều quan trọng trong tiết thực hành là giáo viên phải tổ chức và điều khiển các đối tượng học sinh trên lớp. Trong điều kiện cơ sở vật chất nhà trường không đảm bảo 1-2 học sinh/1 máy, mà thời gian một tiết học 35 – 40 phút, sĩ số là 35 HS/1 lớp nên tôi tiến hành chia nhóm thực hành. Với việc chia nhóm, học sinh có điều kiện hỗ trợ lẫn nhau, bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không chỉ thụ động tiếp thu từ giáo viên. Tuy nhiên, để thực hành theo nhóm hiệu quả, tôi đã giúp học sinh nắm chắc mục tiêu tiết học thực hành, tôi chỉ rõ những kỹ năng, thao tác cơ bản nhất cần phải đạt được cho học sinh; củng cố lại phần lý thuyết các em đã học trước khi vào hoạt động thực hành. Khi học sinh hoạt động thực hành thì: - Tôi cho các nhóm thi đua trong tiết học, sau đó các nhóm tự nhận xét, đánh giá nhau để tạo sự hào hứng học tập và sự sáng tạo của học sinh trong quá trình thực hành, sau mỗi giờ học tuyên dương những nhóm học sinh làm tốt, có tiến bộ để động viên học sinh. - Tôi quan sát hành vi, trạng thái và sản phẩm học của học sinh để nhận biết những biểu hiện của học sinh, đưa ra giải pháp kịp thời; tôi chỉ trợ giúp, tránh đi sâu, can thiệp làm hạn chế khả năng độc lập sáng tạo của học sinh. Đối với những học sinh có biểu hiện đang gặp khó khăn, mệt mỏi hay chưa thực sự hiểu nhiệm vụ, cần giúp đỡ, Khi đó, tôi đến bên động viên, giúp em quay trở lại hoạt động học tập hoặc giúp em tiếp tục nhiệm vụ bằng cách hướng dẫn em cách 9
  8. thức thực hiện nhiệm vụ một cách dễ hiểu nhất hoặc thay đổi yêu cầu câu hỏi/ bài tập cho vừa sức hơn. Còn đối với những học sinh có biểu hiện tích cực, tôi khen ngợi em và giao thêm nhiệm vụ “bước nhảy” (đào sâu hoặc phát triển kiến thức ngay trong sách giáo khoa hay vượt ra ngoài sách giáo khoa) để giúp các em rèn luyện và nâng cao kỹ năng thực hành. - Trong giờ thực hành, tôi khó có thể bao quát và giúp đỡ hết tất cả các em khi các em gặp khó khăn trong thực hành. Vì vậy, tôi đã để “ Những cánh tay nối dài của cô” giúp tôi giải quyết vấn đề đó: Tôi đã phân công các em thực hành tốt, thực hiện các thao tác nhanh, đúng, xong trước vào hỗ trợ, hướng dẫn các bạn, các nhóm chưa xong. Từ đó giúp học sinh giải quyết vấn đề, nâng cao chất lượng giờ thực hành. Với trường hợp trong lớp có số lượng lớn học sinh không thực hành được bài tập, nhiệm vụ của tôi giao cho thì tôi hướng dẫn học sinh các kỹ năng thao tác trong bài thực hành, thao tác mẫu bằng máy chiếu cho cả lớp cùng quan sát. Sau đó tôi tổ chức hướng dẫn học sinh thực hành, gợi mở, khuyến kích học sinh tích cực hoạt động; đồng thời quan sát, theo dõi và bổ trợ học sinh khi cần. 3.6. Chia nhỏ nội dung bài tập thực hành Với những bài thực hành gồm nhiều yêu cầu khác nhau, theo kinh nghiệm của tôi có thể chia nhỏ ra thành nhiều yêu cầu với mức độ từ dễ đến khó, cho học sinh thực hành theo những yêu cầu đã nêu. Ví dụ Ở lớp 3 HS được làm quen với 2 cách gõ là kiểu VNI và kiểu Telex. Gv cần cung cấp cả 2 cách gõ này và khuyến khích các em lựa chọn cách gõ phù hợp để việc soạn thảo dễ dàng hơn. Đồng thời, tôi đặt ra yêu cầu hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định nào đó với mỗi nhóm đối tượng. Điều đó có thể thúc đẩy sự cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của học sinh; học sinh khá giỏi có thể thực hiện theo nhiều cách để có thể hoàn thành nhiệm vụ trong khoảng thời gian nhanh nhất. 10
  9. 3.7. Tận dụng những nguồn tài nguyên trên mạng để tìm kiếm thông tin phục vụ cho quá trình dạy và học thực hành. Trong quá trình dạy học tôi luôn tìm tòi thông tin, các phương pháp, các công cụ dạy học mới để học hỏi áp dụng phù hợp với thực tế tại nhà trường. Ví dụ: Dạy và học bằng phần mềm E – learning, Bản thân tôi ngoài tự tìm tòi các phương pháp dạy học mới, tôi còn áp dụng các phần mềm quản lý phòng máy như phần mềm “Netop School” để giúp giáo viên quản lý học sinh thực hành tốt hơn. Hay sử dụng phần mềm giả lập Android trên máy tính sử dụng kết hợp cùng điện thoại để trưng sản phẩm thực hành học sinh làm ra cho cả lớp cùng quan sát để học sinh có thể học hỏi, nhận xét và rút kinh nghiệm cho nhau. 3.8. Sưu tầm một số trò chơi có ích cho học sinh làm quen, tạo hứng thú thực hành Ngoài các trò chơi trong chương trình học tôi còn giới thiệu với học sinh những trò chơi rèn luyện cách sử dụng chuột, bàn phím và rèn luyện tư duy như trò chơi “Cờ caro”, trò chơi “cá lớn cá bé”, trò chơi “Cờ vua”, trò chơi dò mìn “Mine sweeper” để tạo hứng thú thực hành, từ đó nâng cao kỹ năng sử dụng máy tính cho học sinh. 3.9. Tôi có kế hoạch bồi dưỡng, cập nhật thông tin để nâng cao kiến thức của bản thân, đáp ứng được những yêu cầu đổi mới. Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao, là một giáo viên dạy Tin học tôi luôn nhận thức được mình cần phải có kế hoạch bồi dưỡng Tin học cho bản thân bằng cách tự tìm tòi, tham khảo các tài liệu có liên quan và có thể hỏi các đồng nghiệp của trường bạn. Cập nhật các phần mềm mới như Office 2016, các phần mềm mã nguồn mở như Open Office, Unikey để từ đó hướng dẫn học sinh. Và ứng dụng, cập nhật các phần mềm E – Learning vào trong dạy học. 11
  10. 4. Kết quả: Qua quá trình một năm học áp dụng vào giảng dạy tin học khối 3 tôi thấy chất lượng học tin học cải thiện đáng kể, học sinh có kĩ năng thực hành tốt, ngày một hứng thú với môn học. Đặc biệt là giờ thực hành tin học đạt hiệu quả cao hơn so với ban đầu. So sánh với bảng tổng hợp trước đó đã thu được kết quả như sau: Trước khi thực Sau khi thực Tỷ lệ tăng, Mức độ thao tác hiện chuyên đề hiện chuyên đề giảm Số Hs Tỷ lệ Số Hs Tỷ lệ Thao tác nhanh, đúng 10/105 9,5% 27/105 25,7% Tăng: 16,2% Thao tác đúng 18/105 17,1% 43/105 41% Tăng: 23,9% Thao tác chậm 62/105 59,1% 35/105 33,3% Giảm: 25,8% Chưa biết thao tác 15/105 14,3% 0/105 0 % Giảm: 14,3% Từ kết quả trên cho thấy “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt giờ thực hành tin học lớp 3” đã trình bày ở trên giúp các em không những nắm chắc kiến thức mà còn có hứng thú hơn trong giờ học từ đó nâng cao kĩ năng môn học cho học sinh. 5. Triển vọng của đề tài: 12
  11. Tôi tin rằng khi giáo viên áp dụng “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt giờ thực hành tin học lớp 3” ở trên sẽ giúp số lượng học sinh sử dụng thành thạo máy tính ngay từ lớp 3 ngày càng tăng lên, chất lượng tham dự các cuộc thi Tin học trẻ cũng ngày một tăng. Đồng thời tạo tiền đề để các em học tốt các môn học khác, say mê giải toán trên mạng trang Violympic.vn và thi Tiếng Anh trên mạng trang IOE.go.vn. để đem lại nhiều thành tích, nhiều giải cao về cho nhà trường trong các năm học. 13
  12. PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ Nâng cao hiệu quả giáo dục luôn là vấn đề cấp bách đựơc đặt lên hàng đầu trong sự nghiệp giáo dục. Dạy tốt - học tốt là mục tiêu mà những người làm công tác giáo dục hướng tới. Trong những năm gần đây, nhiều nội dung của công tác thi đua trong nghành giáo dục đã được cụ thể hoá bằng các cuộc vận động. Theo tôi song song với việc bồi dưỡng nhân tài, nâng cao chất lượng giáo dục thì việc đưa giảng dạy bộ môn Tin học trở thành môn học bắt buộc là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với việc phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ mới - Thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin phù hợp với quan điểm của UBND tỉnh Bắc Giang đang hướng đến: Đề án đẩy mạnh dạy tin học và ứng dụng CNTT trong trường phổ thông giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm 2025. Sáng kiến kinh nghiệm mang nội dung “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt giờ thực hành tin học lớp 3” của tôi sẽ phần nào giúp các đồng nghiệp có thêm những kinh nghiệm nhằm góp phần quan trọng vào việc giảng dạy bộ môn Tin học còn mới mẻ trong trường tiểu học hiện nay đặc biệt là những trường đang bắt đầu áp dụng bộ môn Tin học trong trường Tiểu học. Trên thực tế, việc ứng dụng sáng kiến này mới chỉ trong một phạm vi hẹp, vì thế cũng chưa thể đánh giá được toàn diện và chính xác nhất những ưu điểm và hạn chế trong dạy học. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ các thầy cô đồng nghiệp để sáng kiến ngày một hoàn thiện hơn. Một số ý kiến kiến nghị: Với nhà trường: Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương và các cấp quản lý giáo dục tăng cường thêm máy tính, sửa chữa nâng cấp các máy đã cũ, hỏng để giúp học sinh học tốt môn tin học và các môn học qua mạng như toán, tiếng anh Với Phòng Giáo dục và Đào tạo: Tăng cường các đợt tập huấn, SHCM môn tin tiểu học để giáo viên tin học có cơ hội học hỏi và nâng cao kỹ năng giảng dạy. 14
  13. Tôi xin chân thành cảm ơn! Cao Xá, ngày 22 tháng 10 năm 2017 Người viết đề tài Nguyễn Thị Thanh Hải 15
  14. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Xuân Huy, Cùng học tin học quyển 1, NXB giáo dục Việt Nam. [2]. Các văn bản chỉ đạo chuyên môn. [3]. Một số tài liệu, phần mềm sưu tập Internet. 16
  15. Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG. Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT 17