Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 6 làm tốt văn miêu tả

doc 25 trang Hoàng Trang 13/05/2023 4593
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 6 làm tốt văn miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_6_l.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 6 làm tốt văn miêu tả

  1. -Tả em bé đang tập đi: Cu Tí đang chập chững tập đi . Hai bàn chân bấm xuống. Hai tay dang ra để giữ thăng bằng. Một bước. Hai bước. “ Uỵch”. Cu Tí khóc òa lên vì bị ngã. Mẹ vội đỡ Tí dậy, thơm một cái vào đôi má trắng hồng. Tí ta nhoẻn cười, nước mắt vẫn đọng trên mí. Hai bàn chân lại bấm xuống. Hai tay lại dang ra. Một bước Hai bước Năm bước Mười bước Tiếng vỗ tay cổ vũ của mọi người làm cho cu Tí càng phấn khởi. ( Một loạt câu ngắn) –Tả hoa phượng: Trên cành cây, lác đác xuất hiện những bông hoa phượng đầu mùa. ( Câu đảo ngữ) Tuy nhiên tôi cũng lưu ý và nhắc nhở học sinh trong khi làm văn miêu tả là phải biết dùng đan xen các kiểu câu khác nhau. Có câu dài xen câu ngắn. Có câu bình thường xen câu đặc biệt. Như vậy mới tạo được sự phong phú, đa dạng cho cách diễn đạt. *Cách dựng đoạn trong văn miêu tả Ngoài việc đặt câu, cách dựng và liên kết giữa các đoạn trong một bài văn miêu tả cũng rất cần được quan tâm. Thông thường, khi làm văn, học sinh chia bài thành ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. Do đó, ứng với ba phần thường là ba đoạn văn. Mở bài và kết luận ngắn, thân bài thì dài. Dù nội dung bài văn nghèo nàn hay phong phú, dù dung lượng bài văn dài hay ngắn, dù đối tượng miêu tả ít hay nhiều, phần thân bài cũng chỉ có một đoạn. Đây là hạn chế đáng tiếc mà tôi thường gặp trong bài làm của học sinh. Vậy có thể khắc phục hạn chế này bằng cách nào? .Trước hạn chế đó tôi hướng dẫn học sinh làm như sau: – Điều trước tiên tôi hướng dẫn học sinh xác định những ý cần triển khai trong bài văn miêu tả để chia thân bài thành các đoạn văn tương ứng.Có nhiều cách để chia đoạn trong bài văn tả. Sau đây là một số cách giúp học sinh tách đoạn trong phần thân bài: – Chia đoạn theo trình tự thời gian: Người làm bài đặt đối tượng miêu tả vào các khoảng thời gian khác nhau. Trong một năm thì theo bốn mùa xuân – hạ – thu – đông (tả cây cối, cảnh vật); trong một ngày thì có sáng – trưa –chiều – tối (tả cảnh vật, thời tiết); trong quá trình thì có bắt đầu- diễn biến- kết thúc (tả cảnh sinh hoạt), khi nhỏ – khi lớn – về già (tả con người), – Chia đoạn theo trình tự không gian: Người làm bài quan sát đối tượng miêu tả ở nhiều góc độ và từ nhiều hướng khác nhau: từ xa nhìn lại, từ ngoài nhìn vào, từ trong nhìn ra, từ trên nhìn xuống, từ dưới nhìn lên, nhìn bên trái, nhìn bên phải, nhìn phía trước, nhìn phía sau, nhìn toàn cảnh, nhìn chi tiết – Chia đoạn theo đặc điểm tính cách của đối tượng được miêu tả: mỗi đặc điểm tính chất có thể được tách ra để miêu tả trong một đoạn văn độc lập. Ví như tả người nói chung có thể chia thành hai ý (hình dáng, tính tình) – Chia đoạn theo số lượng đối tượng được miêu tả: có thể sử dụng cách chia đoạn này cho kiểu bài tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh sinh hoạt, tả thế giới loài vật, đồ vật Ví như tả cảnh thiên nhiên thì có: bầu trời – mặt đất; cảnh trong vườn – ngoài đồng; cảnh biển cả – cảnh núi rừng Hoặc tả không khí giờ học thì có: công việc của thầy cô giáo, công việc của học sinh, Tả đàn gia súc, gia cầm của gia đình thì có: bầy gà, đàn vịt, lũ trâu bò – mấy con lợn Sau khi học sinh chia đoạn rồi tôi hướng dẫn cách triển khai ý trong từng đoạn. Thông thường, nếu toàn bộ thân bài triển khai trong một đoạn văn thì nhiều khi chỉ cần liệt kê cảnh cũng có thể thành một đoạn ( dù rằng nội dung miêu tả sẽ nghèo nàn, dù rằng cách tả 14
  2. sẽ không hay). Nhưng khi tách phần thân bài ra một số đoạn mà người viết không có đủ kiến thức để triển khai ý trong một đoạn thì những đoạn văn ấy sẽ làm cho bài văn trở nên rời rạc, vụn vặt, thiếu liên kết. Như vậy, thực tế này đòi hỏi người viết phải có khả năng mở rộng ý, phát triển hình ảnh miêu tả một cách phong phú và hợp lí. Thông thường có thể mở rộng ý theo một số hướng sau: – Mở rộng ý bằng cách liên tưởng, so sánh đối tượng đang miêu tả với đối tượng khác. Hoặc đặt đối tượng đang miêu tả trong các bước quan hệ với những đối tượng xung quanh. – Mở rộng ý bằng cách đi vào miêu tả thật tỉ mỉ, thật chi tiết từng đường nét, hình dáng, đặc điểm của đối tượng. – Mở rộng ý bằng cách đan xen vào những câu văn tả là những câu văn nêu cảm xúc, suy nghĩ, nhận xét. – Mở rộng ý bằng cách kết hợp miêu tả đặc điểm với những lời giới thiệu về giá trị, về cộng dụng của đối tượng được miêu tả Ví dụ : Khi làm bài văn tả cây cối trong vườn vào một thời điểm cụ thể, ta có thể chia thân bài thành một số đoạn ứng với một số đối tượng miêu tả như sau : Đoạn một : tả một cây cối có đặc điểm tiêu biểu và gây ấn tượng nhất trong vườn (Lớn nhất, đặt ở vị trí quan trọng nhất). Khi tả phải giới thiệu được vị trí, miêu tả, hình dáng, đặc điểm của thân, lá,rễ,hoa,quả, ,tầm quan trọng của nó đối với các cây cối khác trong vườn, hoặc đối với con người. Có trường hợp nêu lên lai lịch của nó(Ai trồng?Trồng lúc nào?Người trồng và thời điểm trồng có ý nghĩa như thế nào đối với chủ nhân của khu vườn?). Đoạn hai : Tả loại cây hoa cho hương: Liệt kê một số loài hoa(hoa nhài,hoa hồng, ). Đồng thời miêu tả cụ thể vị trí, hình dáng đặc điểm, cấu tạo của từng loại cây(thân,lá,hoa,hương vị ) Đoạn ba : Tả loài cây cho quả: Liệt kê một số loại cây tiêu biểu(cam,bưởi,na,ổi ). Sau đó tập trung miêu tả vị trí, quy trình ra hoa kết trái, cấu tạo, công dụng của từng loài cây. *Lưu ý: là trong quá trình tả, có thể đặt các đối tượng được tả trên trong mối quan hệ với nắng, với gió, với chim chóc, ong bướm,với con người để tả toàn cảnh khu vườn hiện lên sống động và đẹp hơn. c, Cách mở đầu và cách kết luận cho một bài văn miêu tả Mô hình bố cục của một bài văn miêu tả thông thường gồm ba phần rõ rệt: – Mở bài : giới thiệu đối tượng cần miêu tả ( Đối tượng là gì? Có quan hệ như thế nào đối với người miêu tả ? Hoàn cảnh tiếp xúc gặp gỡ với đối tượng ấy có gì đặc biệt?) – Thân bài : Lần lượt dừng lại hình ảnh hoặc khung cảnh được miêu tả với những nét đặc điểm chung riêng – Kết luận : Nêu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả Cách mở bài *Cách mở bài trực tiếp Với cách mở bài trực tiếp thì văn miêu tả chỉ mở bài bằng việc giới thiệu đối tượng và kết bài bằng cách nêu cảm nghĩ của người viết (Và với cách mở bài và kết bài này tôi áp dụng cho những học sinh nhận thức ở mức độ trung bình, yếu) Ví dụ 1: Khi tả một cây ăn quả, thường các em hay đi theo cách mở và kết như sau: 15
  3. Mở bài: Trong vườn bà em trồng rất nhiều thứ quả như cam, ổi, xoài Nhưng em thích nhất là cây bưởi đào. Kết luận: Em rất yêu quý khu vườn (yêu cây bưởi đào). Hoặc em muốn được chăm sóc cho khu vườn ngày càng tươi tốt (Chăm sóc cây bưởi đào để nó tiếp tục đơm hoa kết trái ở những mùa sau). Ví dụ 2: Đối với đề văn “Tả một người bạn thân”, cách mở bài và kết luận cũng lắp theo khuôn hệt như ví dụ 1 : Mở bài: Em có nhiều người bạn, bạn nào em cũng quý mến. Nhưng có lẽ thân thiết và gần gũi nhất vẫn là bạn X. Kết luận: Em và X rất thân thiết, gắn bó với nhau. Chúng em tự hứa với long mình rằng, dù cho hoàn cảnh và điều kiện cuộc sống có thay đổi như thế nào thì tình bạn ấy vẫn không bao giờ phai nhạt. * Cách mở bài gián tiếp Nếu cứ theo kiểu lắp khuôn như kiểu mở bài trực tiếp thì ta sẽ có một loạt Mở bài và Kết luận gần như giống nhau mặc dù đối tượng cần miêu tả có thể không giống nhau. Vì thế để bài văn miêu tả sáng tạo hơn, nên tôi hướng dẫn học sinh chọn một số cách mở bài và kết bài khác: Mở bài gián tiếp (Cách này tôi thường áp dụng cho học sinh khá giỏi) – Cách mở bài: có thể mở bài bằng một lời thông báo ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề (Ngày chưa tắt hẳn,trăng đã lên rồi – Thạch Lam) – Cũng có thể mở bài bằng lời giới thiệu tình huống để đối tượng miêu tả xuất hiện. Cách mở này thường dài dòng (Ví như tả một người công nhân làm đường : Cái Thư, bạn tôi lạ lắm kia!Hễ cứ ngồi với nhau là nó chẳng lần nào là nó không mở đầu bằng câu:“Mẹ tớ, ấy biết không, là công nhân sửa đường đấy. Năm nào mẹ tớ cũng đươc bầu là lao động tiên tiến. Tổ mẹ tớ vá đường giỏi nhất công ti. Nếu ấy được xem mẹ tớ làm việc, ấy phải thích mê đi. Này nhé! ”. Một buổi sáng, chúng tôi được đi ô tô đến chỗ mẹ Thư làm việc –Nguyễn Thị Xuyến) Cách kết bài – Có thể kết thúc bằng một câu miêu tả Ví dụ: Đêm đã khuya, vầng trăng càng sáng, vằng vặc trên vòm cao mênh mông như đang thao thức cùng trời đêm Hay: Cánh đồng lúa rập rờn, rập rờn trong gió. Hương thơm dìu dịu tỏa ra lan xa. Lan xa – Có thể kết thúc bằng một lời mở hoặc để lửng ý cho người đọc tự cảm nhận. Ví dụ:Khi tả cảnh hoàng hôn trên sông Hương, tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường đã kết thúc bài theo kiểu này: “Huế thức dậy trong nhịp chuyển động mới đi vào cuộc sống ban đầu của nó – Hoặc cũng có thể kết thúc bằng một vài lời tâm tình trực tiếp với đối tượng được miêu tả Ví dụ: Kết bài cho bài văn miêu tả mùa xuân: “Cảm ơn mùa xuân, cảm ơn những điều kì diệu mà trời đất đã ban tặng cho thiên nhiên và con người”. Ví dụ: Kết bài cho bài văn tả hình ảnh người mẹ: “Con yêu mẹ rất nhiều! Mẹ ơi!” 1.6 Hướng dẫn học sinh cách tìm ý và lập dàn ý cho bài văn miêu tả Sau khi đã xác định được yêu cầu đề bài và đúng đối tượng miêu tả nhưng chưa thể định hình được ngay hướng đi của bài làm. Vì thế tôi hướng dẫn học sinh cách lập dàn ý như sau: 16
  4. Nhóm bài tả cảnh * Mở bài:– Giới thiệu về đối tượng miêu tả * Thân bài – Tả khái quát về đối tượng miêu tả – Tả chi tiết + Quan sát lựa chọn những hình ảnh cụ thể tiêu biểu của đối tượng + Miêu tả vẻ đẹp của đối tượng theo trình tự quan sát ở nhiều góc nhìn và nhiều thời điểm khác nhau + Sắp xếp những điều quan sát được theo một trình tự hợp lý. – Cảm nghĩ về đối tượng miêu tả (nếu có) * Kết bài: - Phát biểu cảm nghĩ của mình về đối tượng miêu tả Nhóm bài tả cảnh thiên nhiên Nhóm bài tả cảnh sinh hoạt Đề bài: Hãy tả lại cây đào (cây mai) mỗi dịp tết đến xuân về. 1. Mở bài: Giới thiệu về cây đào ngày tết- tượng trưng cho sự trang nghiêm, ấm cúng của mùa xuân miền Bắc 2.Thân bài *Tả khái quát cây đào – Vị trí: Ở đâu(trong bình cắm hoa nếu là cành, trong chậu nếu là cây) – Tên loại đào( bích đào, đào hồng hay đào phai) – Sự quan tam và niềm vui của cả nhà với cây hoa * Tả chi tiết – Dáng vẻ, thế cây, màu sắc của cây đào – Hoa đào – Màu sắc và hình dáng của nụ đào . – Cách mọc và hình dáng của lá đào – Hương hoa đào * Cảm nghĩ về cây đào – Nhớ đến truyện cổ tích Việt Nam (Sự tích hoa đào), hay truyện vua Quang Trung tặng công chúa Ngọc Hân cành hoa đào nhân dịp tết Đinh Mùi – Thú chơi hoa đào trở thành nghệ thuật – Liên hệ với bản thân: vui thích, yêu quý cây đào, trang trí để cây them lộng lẫy 3. Kết bài: Ấn tượng khó phai về cây đào Đề bài: Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi 1. Mở bài:– Kỉ niệm khó quên nhất trong tuổi học trò là các giờ ra chơi – Ấn tượng của mình về một giờ ra chơi nào đó 2. Thân bài * Tả quang cảnh chung – Tả quang cảnh sân trường: cây cối, sự bố trí lớp học, sân chơi – Sự sôi động của sân trường: ồn ào náo nhiệt, đông vui, màu sắc trang phục của học sinh -Âm thanh trong giờ ra chơi * Tả chi tiết – Giới thiệu về các trò chơi tiêu biểu với cách chơi, âm thanh từ các tò chơi 17
  5. + Nhảy dây + Đá cầu + Kéo co + Mèo đuổi chuột Chú ý :Nên sử dụng các từ tượng thanh và các từ tượng hình cùng các biện pháp tu từ để bài làm thêm sinh động -Miêu tả thêm các hoạt động khác +Nhóm học sinh theo dõi bảng tin + Nhóm bạn tìm chỗ dưới gốc cây ôn bài, tâm sự. + Tập thể dục giữa giờ – Nhận xét chung về quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi: ồn nào, náo nhiệt, rộn rã , vui tươi. *Cảm nghĩ của bản thân sau giờ ra chơi: thoải mái, bổ ích * Hết giờ ra chơi, cảnh sân trường dần trở lại yên tĩnh, vắng vẻ 3. Kết bài: - Nêu ý nghĩa của cá nhân trong giờ ra chơi. Nhóm bài tả người *Mở bài: Giới thiệu về người định tả(là ai? Có quan hệ với em như thế nào) *Thân bài – Tả hình dáng bên ngoài – Tả tính cách, hành động, cử chỉ, việc làm – Kỉ niệm sâu sắc nhất với đối tượng miêu tả Chú ý: + Đối tượng miêu tả là tả chân dung hay hoạt động) + Lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu của đối tượng được tả từ thực tiễn vốn sống của mình + Biết trình bày các hình ảnh đó theo một trình tự và ngôn ngữ hợp lý *Kết bài: Thể hiện tình cảm của mình với đối tượng miêu tả Nhóm bài tả người( Chân dung) Nhóm bài tả người trong tư thế hoạt động Đề bài: Em hãy tả lại hình ảnh người thân trong gia đình( tả mẹ) 1.Mở bài: – Niềm hạnh phúc khi đươc sống bên người thân – Người gần gũi và yêu thương nhất là mẹ 2.Thân bài * Tả bao quát – Dáng người: Đậm, khỏe khoắn, nhanh nhẹn. – Làn da, nụ cười, ánh mắt, khuôn mặt, trang phục – Tài năng đặc biệt (nếu có) * Tả chi tiết – Tính cách: cởi mở, dễ gần, nên ai cũng quý mến – Trong gia đình: + Nhanh nhẹn, đảm đang, tháo vát, thu vén mọi việc trong nhà + Tận tụy, hi sinh cho chồng con – Trong công tác + Nghiêm túc, cần cù và có năng lực + Hết lòng vì mọi người, được tín nhiệm và luôn tin yêu – Kỉ niêm sâu sắc nhất về mẹ khi em bị ốm (hay mắc lỗi, làm được việc tốt ) 3. Kết bài 18
  6. – Luôn cảm thấy hạnh phúc vui sướng vì có mẹ bên cạnh – Luôn yêu quý, biết ơn mẹ, sẽ cố gắng làm mẹ vui lòng Đề bài: Tả hình ảnh cụ già đang ngồi câu cá 1. Mở bài – Những ngày nghỉ hè ở quê có nhiều điều mới lạ và thú vị, trong đó câu cá là một hoạt động lý thú mà ở thành phố không có – Em thấy rất thích thú và say mê khi được đi theo và xem ông nội câu cá 2. Thân bài * Quang cảnh chung – Không gian làng quê yên tĩnh, một chiếc ao nhỏ riêng biệt bao bọc bởi những bụi dứa gai, tre tạo thành một thế giới riêng; nước trong ao trong xanh, phẳng lặng – Thời gian 9-10h sáng mùa hè – Bầu trời cao vời vợi, gió nhẹ, không khí ở bên ao vẫn mát rượi, mặt ao lấp lánh ánh bạc * Miêu tả chi tiết: Hình ảnh ông nội ngồi câu cá – Dáng vẻ + Gày gò, nhỏ nhắn, ngồi ghế nhỏ, khom người . + Trang phục: bộ quần áo bộ đội đã bạc màu – Nét mặt: + Trầm ngâm, theo dõi chiếc phao và những biến động trên mặt ao + Mắt chăm chú nhìn – Các hoạt động của ông khi câu cá + Tay nắm chắc cần câu, vừa như nới lỏng, vừa như chắc chắn +Nhanh nhẹn, dứt khoát khi giật cần câu, nhẹ nhàng mềm mại khi buông câu + Cười giòn tan thích thú khi câu được cá – Cảm nghĩ của cá nhân 3. Kết bài – Hình ảnh ông nhàn nhã, thư thái, bình dị gây ấn tượng về lối sống của con người cần mẫn chăm chỉ. – Yêu quý ông 1.7 Thực hiện một cách nghiêm túc và có hiệu quả tiết chẩm trả bài TLV * Chấm bài – Trước khi chấm bài tôi đọc qua một lượt bài làm của các em học sinh để có cái nhìn bao quát chung về bố cục, về diễn đạt của học sinh, xem thử học sinh đã làm bài đúng thể loại, nội dung và trọng tâm bài viết chưa. – Sau đó tôi chấm từng chi tiết từng bài: đọc kĩ từng bài, sửa từng lỗi nhỏ: dùng từ, lỗi về câu, lỗi chính tả cho các em (nếu có) và tôi đặc biệt chú ý đến cách diễn đạt sử dụng các hình ảnh, các biện pháp tu từ của các em – Bên cạnh đó tôi cũng ghi lại những từ, câu văn, đoạn văn hay và những bài làm văn tốt. – Sau khi chấm bài xong, tôi tổng hợp điểm theo vào sổ cá nhân và so sánh kết quả bài làm của từng hoc sinh với kết quả bài kiểm tra trước.Từ đó biết được em nào có sự tiến bộ; em còn lơ là, chủ quan với việc học. * Trả bài – Trước hết tôi nhận xét,đánh giá chung về phần bài làm của cả lớp: về việc nắm vững các yêu cầu của đề bài, thể loại, xác định đúng nội dung trọng tâm – Sau đó tôi gọi từng học sinh lên nhân bài của mình và chỉ ra lỗi sai của các em đó để em rút kinh nghiệm trong những bài kiểm tra sau 19
  7. – Đọc trước lớp những câu văn, đoạn văn hay những bài làm tốt để các em khác học tập – Khen ngơi những em làm bài tốt đạt điểm cao, những em đã có tiến bộ. Đồng thời cũng nhắc nhở, phê bình những em làm bài chưa tốt còn cẩu thả, chủ quan *Ví dụ: Đây là phần bài làm của học sinh được tôi sửa lại lỗi diễn đạt như sau Đề bài: Từ văn bản “ Lao xao” của nhà văn Duy Khán, hãy tả lại khu vườn nhà em. Ví dụ: Một đoạn văn trong bài làm của học sinh Bài làm của học sinh Bài sửa của giáo viên Vườn cây đang vào mùa quả chín trông thật thích mắt. Đây là cây dừa lớn đứng uy nghi. Vườn cây đang vào mùa quả chín trông thật thích mắt, từng chùm quả bao quanh ngọn nặng chĩu. Giữa vườn là cây roi hồng. Năm nay roi cũng được mùa, nhiều quả có những cành không nhìn thấy lá đâu. Cuối góc vườn là cây bưởi. Đây là giống bưởi mới, thân không cao, tán lá xòe rộng, quả to và múi dày. Ngắm vườn cây vào mùa này, lòng người tự nhiên thấy thư thái hơn =>Ở đoạn văn này học sinh mới chỉ dừng lại nội dung thông báo, giới thiệu đặc điểm của từng loại cây, không chú trọng đến việc sử dụng hình ảnh và các biện pháp tu từ nên đoạn văn không hay và không có sức hấp dẫn. Giáo viên sửa lại: Vườn cây đang vào mùa quả chín trông thật thích mắt. Rợp bóng che khoảng nửa vườn là cây dừa lớn, đứng uy nghi tỏa bóng mát rượi.Những buồng dừa trông như những chùm bóng bay màu xanh lúc lỉu bám quanh ngọn, nặng trĩu. Quả nào quả ấy mơn mởn và lớn nhanh như thổi. Còn giữa vườn là cây roi hồng. Năm nay roi cũng được mùa, quả sai trĩu trịt. Có những cành roi chín đỏ mọng, uốn cong, chỉ nhìn thấy quả không thấy lá đâu nữa. Nắng gắt. Rồi một trận mưa rào đổ xuống. Những trái roi da căng mọng nước trông càng hấp dẫn thêm. Ở cuối góc vườn là cây bưởi đứng nép mình lặng lẽ cõng trên lưng những chùm quả tròn lốc. Đây là giống bưởi mới, thân không cao, tán lá xòe rộng. Nhưng được cái quả to và múi dày nên nhiều người ưa chuộng. Ngắm vườn cây vào mùa quả chín,không hiểu sao lòng người tự nhiên thấy thanh thản và thư thái hơn III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: 1. Hiệu quả kinh tế Không tốn kém về mặt kinh tế. 2. Hiệu quả về mặt xã hội * Qu¸ tr×nh thùc hiÖn kinh nghiÖm cña t«i qua một số n¨m ®øng líp, t«i tin ch¾c r»ng nh÷ng g× t«i ®· tr×nh bµy, ®· viÕt phần nào đã ®em ®Õn sù chuyÓn biÕn tích cực trong quá trình làm v¨n miªu t¶ cho c¸c em. Hầu hết các em đã xóa bỏ được mặc cảm ngại học, ngại viết với môn Ngữ văn và bước đầu có hứng thú với môn học này. Sau ®©y t«i xin ®ưa ra mét vµi con sè thùc tÕ vµ kÕt qu¶ cô thÓ cña häc sinh ë m«n TËp lµm v¨n líp 6, sau khi tôi đã áp dụng một số các biện pháp rèn các kĩ năng làm văn miêu tả nói trên : 20
  8. Lớp Sĩ số Giỏi Khá Tbình Yếu SL % SL % SL % SL % 6A 30 5 16,7 11 36,6 13 43,3 1 3,3 6B 30 8 26,7 12 40,0 10 33,3 0 0.0 Sau một thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, tôi thấy mình đã đạt được một số thành công đáng kể: Chất lượng dạy môn Ngữ văn đạt và vượt chỉ tiêu của trường, nằm trong tốp đầu của huyện. Các em học sinh đã không còn mặc cảm và ngại học bô môn này nữa. Bước đầu các em đã có kĩ năng làm tập làm văn nói chung và văn miêu tả nói riêng. Đây chính là tiền đề để các em làm tốt phân môn tập làm văn ở các lớp trên. Tuy vậy, trong quá trình ôn tập và giảng dạy sẽ có nhiều vấn đề nảy sinh cần được trao đổi và bàn bạc thêm. Trên đây chỉ là một số ý kiến của bản thân tôi. Đối với mỗi giáo viên chúng ta ai cũng mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho học sinh của mình. Chính vì vậy, tất cả các em học sinh lớp 6 có thể làm tốt văn miêu tả, sinh động hấp dẫn, đạt kết quả cao vẫn là một vấn đề còn để ngỏ. Tôi rất mong được sự đóng góp những ý kiến chân thành, quý báu của các đồng nghiệp để khi dạy môn Ngữ Văn THCS nhất là phân môn tập làm văn cho học sinh lớp 6 đạt được kết quả cao hơn nữa. IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Giao Thịnh, ngày 01 tháng 03 năm 2018 Người viết Phạm Thị Trâm 21
  9. C¬ quan ®¬n vÞ ¸p dông s¸ng kiÕn (X¸c nhËn, ®¸nh gi¸, xÕp lo¹i) Phßng GD-§T (X¸c nhËn, ®¸nh gi¸, xÕp lo¹i) 22
  10. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu dạy học theo chuẩn kiến thức ,kĩ năng môn ngữ văn 6 (NXB Đại học sư phạm). 2. Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì môn Ngữ văn 6 tập 1, tập 2 (NXB Giáo dục). 3. Ôn tập Ngữ văn 6 (NXB Giáo dục Việt Nam). 4. Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 6 (NXB Giáo dục). 5. Hướng dẫn tập làm văn lớp 6 6. SGK, SGV ngữ văn 6 tập 2 (NXB Giáo dục). 7. Văn miêu tả trong nhà trường phổ thông 8. Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh (Vụ giáo dục trung học). 9. Tư liệu Ngữ văn 6 23
  11. BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: II. Mô tả giải pháp: 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến (Nêu hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới; phân tích ưu nhược điểm của giải pháp cũ để cho thấy sự cần thiết của việc đề xuất giải pháp mới nhằm khắc phục nhược điểm của giải pháp cũ). 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: (trọng tâm) (Nêu vấn đề cần giải quyết; Chỉ ra tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ; nêu cách thức thực hiện, các bước thực hiện của giải pháp mới một cách cụ thể, rõ ràng cũng như các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp; Nêu rõ khả năng áp dụng vào thực tế của giải pháp mới và mang lại lợi ích thiết thực; ngoài ra có thể nêu rõ giải pháp còn có khả năng áp dụng cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào) III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: 1. Hiệu quả kinh tế (Giá trị làm lợi tính thành tiền): (Nêu hiệu quả, lợi ích cụ thể giải pháp mang lại; tính toán số tiền làm lợi hoặc dự kiến thu được theo ý kiến của tác giả sáng kiến, của tổ chức, cá nhân đã được áp dụng sáng kiến (nếu có). 2. Hiệu quả về mặt xã hội (Giá trị làm lợi không tính thành tiền (nếu có): (Nêu hiệu quả, lợi ích cụ thể giải pháp mang lại, như nâng cao chất lượng giáo dục . ). IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (Ký tên) (xác nhận) (Ký tên, đóng dấu) 24
  12. CÁC PHỤ LỤC (Kèm theo Báo cáo sáng kiến) 1. Bản vẽ mô tả chi tiết giải pháp kỹ thuật của sáng kiến (nếu có) 2. Ảnh minh họa sáng kiến được áp dụng trong thực tế 3. Sản phẩm khác kèm theo (nếu có) PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN GIAO THỦY TRƯỜNG THCS GIAO THỊNH 25 BÁO CÁO SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 6 LÀM TỐT VĂN MIÊU TẢ Tác giả: Phạm Thị Trâm Trình độ chuyên môn:Cao đẳng Chức vụ:Giáo viên Nơi công tác:Trường THCS Giao Thịnh Giao Thủy, ngày 02 tháng 03 năm 2018