Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử ở trường Trung học Cơ sở

doc 35 trang Đinh Thương 15/01/2025 220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử ở trường Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_yeu_thi.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử ở trường Trung học Cơ sở

  1. Ví dụ 2: Tiết 36 - Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc ( tiếp) Với tiết học này, tôi cũng đã vận dụng linh hoạt rất nhiều phương pháp khác nhau khiến bài giảng sinh động: phương pháp thuyết trình, vấn đáp, kể chuyện, đọc thơ, ra câu đố đồng thời tôi ứng dụng CNTT vào tiết dạy này. Ví dụ: + Kể chuyện: Khi thuyết trình về đợt 1- chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, tôi kể chuyện về anh Phan Đình Giót: trong khi tấn công cứ điểm Him Lam, anh lao cả thân mình lấp lỗ châu mai tạo điều kiện cho đơn vị xông lên tiêu diệt cứ điểm này + Đọc thơ: Khi kết thúc chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, tôi đọc 1 đoạn bài thơ: “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” của nhà thơ Tố Hữu ca ngợi tinh thần chiến đấu hi sinh anh dũng của các chiến sĩ: “ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên Chiến sĩ anh hùng Đầu nung lửa sắt Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt. Máu trộn bùn non Gan không núng Chí không mòn! Những đồng chí lấy thân chôn làm giá súng. Đầu bịt lỗ châu mai Băng mình qua núi thép gai Ào ào vũ bão, Những đồng chí chèn lưng cứu pháo Nát thân, nhắm mắt, còn ôm Những bàn tay xẻ núi lăn bom Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện ” + Ứng dụng CNTT: việc ứng dụng CNTT vào các môn học hiện nay không còn là chuyện mới nữa nhưng trong môn lịch sử, lược đồ minh họa diễn biến các chiến dịch chỉ là lược đồ câm, lược đồ trống; nên việc ứng dụng CNTT vào trình bày diễn 25
  2. biến các chiến dịch có hiệu quả rất cao. Trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ lại chia làm 3 đợt rất phức tạp, nên nếu chúng ta ứng dụng CNTT thì HS sẽ dễ hiểu, dễ nhớ, hứng thú về sự kiện lịch sử quan trong này: - Đợt 1: - Đợt 1: 13/3 - 17/3/54 ta tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc. Đồi Độc Lập Đồi Độc Lập Bản Kéo Đồi Him Lam Mường D CHÚ GIẢI: Thanh 2 c1 Sở chỉ huy địch A 3 A Cứ điểm và tên cứ điểm của địch 1 A3 Sân bay A2 S R . ố Quân ta tấn công đợt 1 N m ậ Quân ta tấn công đợt 2 m Quân ta tấn công đợt 3 Bản Hồng Cúm Lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) 26
  3. - Đợt 2: 30/3- 26/4/54 ta đánh chiếm phía đông phân khu Trung tâm . Đồi Độc Lập Đồi Độc Lập Bản Kéo Đồi Him Lam D1 Mường E 1 D D CHÚ GIẢI: Thanh 2 c1 3 Sở chỉ huy địch A1 Cứ điểm và tên cứ điểm của địch A3 A3 Sân bay A2 S R . ố Quân ta tấn công đợt 1 N m ậ Quân ta tấn công đợt 2 m Quân ta tấn công đợt 3 Bản Hồng Cúm Lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) - Đợt 3: 1/5 -7/5/54 ta đánh chiếm các căn cứ còn lại ở phân khu Trung tâm và phân khu Nam. Đồi Độc Lập Đồi Độc Lập Bản Kéo Đồi Him Lam D1 Mường E 1 D D CHÚ GIẢI: Thanh 2 c1 3 Sở chỉ huy địch  A1 Cứ điểm và tên cứ điểm của địch A3 Sân bay A2 A3 S R . ố Quân ta tấn công đợt 1 N m ậ Quân ta tấn công đợt 2 m Quân ta tấn công đợt 3 Bản Hồng Cúm Lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) + Ra câu đố: để củng cố bài học, ngoài việc ứng dụng CNTT bằng các sơ đồ tư duy, tôi thường xuyên ra 1 số câu đố như đã trình bày ở phần giải pháp. Ở tiết học này, tôi cũng đã ra 1 số câu đố để giúp khắc sâu hơn nội dung bài học, tạo hứng thú học tập ở các giờ học tiếp theo: 27
  4. Ví dụ: + Mười năm kháng chiến chẳng nề gian lao ? - Là cuộc kháng chiến nào ? Thời gian cụ thể ? Đáp án: 10 năm kháng chiến chống Pháp( 1945-1954) + Đồng chí lấy thân chôn làm giá súng ? - Là ai ? Đáp án: Liệt sĩ Bế Văn Đàn + Đầu bịt lỗ châu mai Băng mình qua núi thép gai Ào ào vũ bão ? - Là ai ? Đáp án: Liệt sĩ Phan Đình Giót + Những đồng chí chèn lưng cứu pháo Nát thân mắt nhắm còn ôm. - Là ai ? Đáp án: Liệt sĩ Tô Vĩnh Diện - Kết quả thực hiện: Trải qua quá trình giảng dạy và thực nghiệm kinh nghiệm ở trường THCS Xuân Ninh kết quả cho thấy: Với các biện pháp đã thực hiện ở trên, tôi thấy không khí tiết học lịch sử sôi động, học sinh hiểu bài, hứng thú hơn. Đa số các em đều thích tìm hiểu kiến thức Lịch sử. Sau đây là kết quả đối chứng: * Kết quả khảo sát cụ thể: Say mê Hứng thú Bình thường Không thích Lớp Sĩ số SL % SL % SL % SL % 9A 36 15 41,7 13 36,1 8 22,2 0 0 9B 37 15 40,5 15 40,5 7 19 0 0 III/ Kết luận. Với mục tiêu thực hiện tốt các cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động “ Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học sáng tạo” cùng với phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh 28
  5. tích cực.” Bản thân tôi với tư cách là một giáo viên bộ môn, tôi luôn suy nghĩ tìm tòi các phương pháp dạy học sao cho học sinh của mình có thể nắm bắt kiến thức một cách dễ hiểu nhất, giúp các em có hứng thú với bộ môn, tránh được áp lực khi học bộ môn này. Bằng sáng kiến của mình, tôi rất mong muốn được đóng góp một phần nhỏ cùng với các bạn đồng nghiệp để học sinh yêu thích học môn Lịch sử hơn. Tôi viết và áp dụng kinh nghiệm này để cá nhân tôi và các đồng nghiệp trong tổ KHXH nói chung cùng áp dụng để nâng cao chất lượng ở từng bộ môn. Tuy nhiên, có thể vẫn còn một số đồng nhiệp và HS chưa thật sự thấy thuyết phục cao bởi nội dung và tầm quan trọng và đề tài. Nhưng tôi tin rằng, họ sẽ sớm nhận thấy nếu kinh nghiệm này được áp dụng rộng rãi và có tác dụng thúc đẩy việc nâng cao chất lượng giờ học. + Những đề xuất, khuyến nghị và ứng dụng: - Để giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử ngoài những biện pháp mà tôi nêu ở trên thì cần có các giải pháp trước mắt như: chỉnh sửa SGK, đổi mới kiểm tra đánh giá, về lâu dài cần đưa môn Lịch sử thành môn bắt buộc bên cạnh môn Văn, Toán như các nước vẫn làm đối với giáo dục phổ thông: “ Nước Mĩ có hơn 200 năm lịch sử dân tộc nhưng họ dành 5 tiết học lịch sử/ tuần, trong khi nước ta có hàng 1000 năm lịch sử dân tộc thì chỉ dành 1-2 tiết/ tuần”. Việc đưa ra các giải pháp hữu hiệu khắc phục sự sa sút đáng lo ngại của môn lịch sử trong nhà trường là trách nhiệm không chỉ của cơ quan chức năng mà của giới sử học cả nước nói chung rằng môn Lịch sử cần được nâng tầm cho đúng chức năng, vai trò của nó. Đặc biệt trong quá trình đất nước hội nhập thì môn Lịch sử nhất là quốc sử càng cần được coi trọng để giúp giới trẻ xây dựng nhân cách, bản lĩnh con người để giữ gìn bản sắc dân tộc trước sự giao thoa văn hóa thế giới. - Cần thay đổi nếp nghĩ, không coi môn lịch sử là “môn phụ” trong nhà trường và toàn xã hội. Hiện nay, trong nhà trường THCS, thiết bị dạy học đã được bổ sung đặc biệt là một số trường đã có cả phòng máy vi tính, máy chiếu đa năng, đáp ứng về cơ bản cho dạy và học theo xu hướng đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng CNTT. Tuy vậy, để đạt được kết quả giáo dục toàn diện đối với các môn học nói chung và môn Lịch sử nói riêng, theo tôi cần phải có những đề xuất, kiến nghị sau: 29
  6. * Đối với cấp trên: - Cần cấp phát những thiết bị dạy học về các trường nhiều hơn nữa đặc biệt là máy chiếu đa năng, những thước phim tư liệu lịch sử để tiến tới mỗi phòng học đều có hệ thống máy chiếu giúp giáo viên ứng dụng CNTT một cách thuận tiện nhất. * Về phía nhà trường: - Cần tuyên truyền sâu rộng thông qua hoạt động ngoại khóa nhiều hơn nữa về kiến thức lịch sử ở các tiết GDNGLL, tiết chào cờ, buổi sinh hoạt tập thể * Đối với tổ xã hội: - Thường xuyên tổ chức các chuyên đề để nâng cao chất lượng môn Lịch sử. * Đối với giáo viên: - Ngoài những kiến thức có trong SGK, người giáo viên cần không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp cận sự kiện mới nhất để giảng cho học sinh. Đó là những kinh nghiệm chủ quan của cá nhân tôi được đúc rút từ thực tế giảng dạy bộ môn qua nhiều năm. Chắc chắn vẫn còn nhiều điểm thiếu sót, chưa phù hợp, câu từ chưa trau truốt, kết quả chưa được thuyết phục. Rất mong được sự tham gia, đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, sự chỉ đạo, hướng dẫn của Hội đồng khoa học các cấp để kinh nghiệm dạy học của tôi được hoàn thiện hơn, phù hợp với thực tế hơn; nhằm góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử nói riêng, chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường nói chung; đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục của đất nước trong thời kỳ đổi mới, hội nhập hiện nay. *Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Tôi cam kết báo cáo sáng kiến kinh nghiệm này không vi phạm bản quyền Xuân Ninh, ngày 19 tháng 5 năm 2020 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Mai Thị Hà 30
  7. XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG THCS XUÂN NINH PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO ( Xác nhận, đánh giá, xếp loại) 31
  8. III. Tài liệu tham khảo STT Tài liệu Tác giả Nhà xuất bản Năm Xuất bản 1 Sách giáo khoa Lịch sử 9 Phan Ngọc Liên GD 2011 2 Sách giáo viên Lịch sử 9 Phan Ngọc Liên GD 2007 3 Thiết kế bài dạy Lịch sử 9 Nguyễn Thị Thạch HN 2005 4 Câu hỏi và bài tập trắc Tạ Thị Thuý Anh ĐHSPHN 2005 nghiệm Lịch sử 9 5 Đổi mới phương pháp dạy Phan Ngọc Liên ĐHSPHN 2005 học Lịch sử ở trường phổ thông 6 Ôn tập môn Lịch sử theo chủ Nguyễn Tiến Hỷ ĐHSPHN 2004 đề 7 Tài liệu bồi dưỡng thường Đỗ Thanh Bình- GD 2007 xuyên cho Giáo viên THCS Đào Thị Hồng- Phan môn Lịch sử Ngọc Liên 32
  9. Mục lục Tên sáng kiến Trang 1 Thông tin sáng kiến Trang 2 I/ Mở đầu .Trang 3 a/ Đặt vấn đề Trang 3 - Thực trạng của vấn đề Trang 3- 4 - Ý nghĩa và tác dụng Trang 5 - Phạm vi nghiên cứu của đề tài . Trang 6 b/ Phương pháp tiến hành Trang 6-8 - Cơ sơ lý luận và thực tiễn Trang 6 + Cơ sở lý luận Trang 6 + Cơ sở thực tiễn Trang 6- 7 - Các biện pháp tiến hành Trang 7- 8 II/ Nội dung .Trang 7 A/ Mục tiêu Trang 7 B/ Khảo sát Trang 8 C/ Mô tả giải pháp của đề tài Trang 9 * Một số biện pháp Trang 9-13 * Áp dụng đổi mới Trang 13-27 * Kết quả thực hiện Trang 27-28 III/ Kết luận Trang 27 - Những đề xuất khuyến nghị Trang 28-29 - Cam kết Trang 30 - Xác nhận của Phòng GD Trang 31 - Tư liệu tham khảo Trang 32 - Mục lục Trang 33 33
  10. Các chữ viết tắt STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết Trang Ghi chú tắt 1 Trung học cơ sở THCS 1, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 19, 20, 26,27,28, 29 2 Học sinh HS 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 12, 13, 16, 17, 18, 23, 25, 27, 28 3 Trung học phổ thông THPT 5, 27, 28 4 Giáo dục ngoài giờ GDNGLL 27, 29 lên lớp 5 Công nghệ thông tin CNTT 9, 13, 22, 23, 24, 25, 27, 28, 29 6 Khoa học xã hội KHXH 27, 28 7 Học sinh giỏi HSG 27, 28 8 Sáng kiến kinh SKKN 3 nghiệm 9 Nhà xuất bản NXB 12 10 Sách giáo khoa SKG 4, 6, 16, 17, 18, 27, 29, 30 11 Sách giáo viên SGV 4, 6 12 Sách tham khảo STK 4, 6 13 Sách bài tập SBT 4, 6 34