Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán chuyển động đều cho học sinh Lớp 5

doc 33 trang thulinhhd34 10986
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán chuyển động đều cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_giai_toan.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán chuyển động đều cho học sinh Lớp 5

  1. (1 giờ 20 phút x 3) : 2 = 2 giờ Vậy thời gian đi đoạn CD với vận tốc ban đầu là: 3 giờ - 2 giờ = 1 giờ Suy ra vận tốc ban đầu là 50 km/giờ và quãng đường AB dài là: 50 x (3 + 1) = 200 (km) Đáp số: 200 km. Cách 2: Với vận tốc đã giảm thì: Thời gian đi trên đoạn AC là: 5 5 1 giờ x giờ 3 3 Thời gian đi trên đoạn CB là: 5 5 2 giờ x = 2 giờ x = 5 giờ 5 3 2 Thời gian đi trên đoạn AB là: 5 20 giờ + 5 giờ = giờ 3 3 Thời gian đi trên đoạn DB là: 5 4 5 20 10 1 giờ 20 phút x giờ x giờ = giờ 2 3 2 6 3 Thời gian đi trên đoạn CD là: 10 5 5 giờ - giờ = giờ 3 3 Vận tốc đã giảm là: 5 50 : = 30 (km/giờ) 3 Quãng đường AB dài số km là: - 21 -
  2. 20 30 x = 200 (km) 3 Đáp số: 20 km. 7.2.4.3. Tính thời gian Bài toán 1: Trên quãng đường 2,5 km, một người chạy với vận tốc 10 km/giờ. Tính thời gian chạy của người đó. (BT2 – SGK, trang 143). Đây là bài toán học sinh chỉ đơn thuần vận dụng công thức để tìm ra đáp số, có chú ý đổi kết quả ra đơn vị đo thời gian hợp lí. * Hướng dẫn học sinh thực hiện các bước giải. - Hướng dẫn học sinh đọc đề bài toán. - Xác định dữ kiện đã cho và dữ kiện phải tìm. + Bài toán cho biết gì ? (vận tốc đi xe 10 km/giờ, Quãng đường đi là 2,5 km). + Bài toán yếu cầu tìm gì ? (tìm thời gian). - Hướng dẫn học sinh xác định dạng của bài toán: bài toán thuộc dạng biết quãng đường và vận tốc, tìm thời gian. - Tóm tắt bài toán: Gợi ý để học sinh nêu tóm tắt bài toán theo ý kiến của mình. Giáo viên sẽ nhận xét, hoàn chỉnh tóm tắt. Tóm tắt: s = 2,5 km v = 10 km/giờ t = ? - Giáo viên yêu cầu học sinh diễn đạt lại đề bài toán dựa vào phần tóm tắt. Việc này giúp học sinh hiểu bài toán hơn. * Hướng dẫn học sinh giải bài toán: - Để tìm thời gian, trước tiên ta cần biết gì ? - Dựa vào công thức nào để tính thời gian ? (t = s : v). - Vận tốc và quãng đường đã biết, ta tìm thời gian như thế nào ? (lấy 2,5 : 10 = 0,25) (giờ)). * Hướng dẫn học sinh trình bày bài giải: Thời gian chạy của người đó là: - 22 -
  3. 2,5 : 10 = 0,25 (giờ) Đổi: 0,25 giờ = 15 phút Đáp số: 15 phút. Bài toán 2: Một người đi xe đạp từ B đến C với vận tốc 12 km/giờ, cùng lúc đó một người đi xe máy từ A cách B là 48km với vận tốc 36 km/giờ và đuổi theo xe đạp (hình vẽ). Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi, sau mấy giờ xe máy đuổi kịp xe đạp? Bài toán có hai vật chuyển động cùng chiều và đuổi theo nhau, học sinh cần sử dụng kiến thức đã học để tìm ra hiệu vận tốc của xe máy và xe đạp, khoảng cách ban đầu giữa hai vật, từ đó tìm ra thời gian đuổi kịp nhau. Bài giải Sau mỗi giờ, xe máy tiến gần xe đạp là: 36 – 12 = 24 (km) Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp là: 48 : 24 = 2 (giờ) Đáp số: 2 giờ. Bài toán 3: Sau một ngày đêm một con mối có thể gặm thủng lớp giấy dày 0,8mm. Trên giá sách có một tác phẩm văn học gồm 2 tập, mỗi tập dày 4cm, còn mỗi bìa cứng dày 2mm. Hỏi sau thời gian bao lâu thì con mối có thể đục xuyên từ trang đầu của tập I đến trang cuối của tập II? Đây là bài toán vui, học sinh chỉ cần lưu ý việc đổi đơn vị đo thích hợp rồi vận dụng các công thức đã học là có thể tìm ra lời giải cho bài toán. Bài giải Đổi đơn vị: 4 cm = 40 mm Để xâm nhập vào trang đầu của tập I con mối phải đục xuyên qua bìa 1 của tập I. Sau đó con mối phải đục xuyên qua lớp giấy và bìa 2 của tập I rồi đến bìa 1 của tập II, rồi lớp giấy của tập II. Vậy con mối phải đục xuyên qua 3 bìa cứng và 2 lớp giấy, tất cả dày: - 23 -
  4. 3 x 2 + 2 x 40 = 86 (mm) Thời gian để con mối đục xuyên qua 86mm giấy và bìa là: 86 : 0,8 = 107,5 (ngày) hay 107 ngày 12 giờ Đáp số: 107 ngày 12 giờ. 7.2.4.4. Chuyển động ngược chiều, gặp nhau Bài toán 1: Quãng đường AB dài 180km. Một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 54 km/giờ, cùng lúc đó một xe máy đi từ B đến A với vận tốc 36 km/giờ. Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi, sau mấy giờ ô tô và xe máy gặp nhau ? Bài toán có hai vật chuyển động ngược chiều và gặp nhau, học sinh cần sử dụng kiến thức đã học để tìm ra tổng vận tốc của xe máy và ô tô, khoảng cách ban đầu giữa hai vật, từ đó tìm ra thời gian hai xe gặp nhau. * Dự tính một số hạn chế : - Hiểu sai yêu cầu của đề toán. - Viết chưa chính xác đơn vị đo. - Tính sai kết quả. * Hướng dẫn học sinh thực hiện các bước giải. - Hướng dẫn học sinh đọc và tóm tắt bài toán. - Xác định dữ kiện đã cho và dữ kiện phải tìm. + Bài toán cho biết gì ? (vận tốc ô tô 54 km/giờ, vận tốc xe máy là 36 km/giờ, quãng đường là 180 km, hai xe xuất phát cùng lúc và đi ngược chiều nhau). + Bài toán yếu cầu tìm gì ? (tìm thời gian hai xe gặp nhau). - Cho học sinh xác định dạng của bài toán: bài toán thuộc dạng biết quãng đường và vận tốc của mỗi xe, tìm thời gian hai xe gặp nhau. - Tóm tắt bài toán: Giáo viên gợi ý để học sinh tóm tắt bài. Có thể tóm tắt bằng lời hoặc bằng sơ đồ theo cách hiểu của mình. Giáo viên sẽ bổ sung và hoàn chỉnh tóm tắt. Tóm tắt: s = 180 km v(ô tô) = 54 km/giờ; v(xe máy) = 36 km/giờ. - 24 -
  5. t (gặp nhau) = ? - Giáo viên cho học sinh nêu lại bài toán thông qua tóm tắt. * Nêu các bước giải bài toán: - Để tìm thời gian hai xe gặp nhau, trước tiên ta cần biết gì ? (biết quãng đường và tổng vận tốc của hai xe). - Dựa vào công thức nào để tính thời gian ? (t = s : (v1 + v2)). - Vận tốc của mỗi xe và quãng đường đã biết, ta tìm thời gian như thế nào ? (lấy 180 : (54 + 36) = 2) (giờ)). * Học sinh giải bài toán: Sau mỗi giờ, quãng đường cả ô tô và xe máy đi được là: 54 + 36 = 90 (km) Thời gian để ô tô gặp xe máy là: 180 : 90 = 2 (giờ) Đáp số: 2 giờ. Bài toán 2: Một người đi bộ khởi hành từ xã A lúc 8 giờ 45 phút đi đến xã B, quãng đường dài 24km, vận tốc 4 km/giờ. Ngày hôm sau, lúc 10 giờ 15 phút, người đó đi theo đường cũ từ B về A với vận tốc 5 km/giờ. Cả lúc đi lẫn lúc về người đó đều đi qua nhà văn hóa huyện vào cùng một thời điểm trong ngày. Tính thời điểm đó. Bài giải Ta có thể giả sử rằng có hai người cùng đi vào một ngày, ngược chiều nhau từ hai xã A và B cách nhau 24 km. Thời gian khởi hành cách nhau là: 10 giờ 15 phút – 8 giờ 45 phút = 1 giờ 30 phút Lúc 10 giờ 15 phút thì người đi từ A đã tới địa điểm O, cách A là: 4 x 1,5 = 6 (km) Lúc đó hai người cách nhau là: 24 – 6 = 18 (km) - 25 -
  6. Tổng vận tốc là: 4 + 5 = 9 (km/giờ) Thời gian để hai người gặp nhau là: 18 : 9 = 2 (giờ) Hai người sẽ gặp nhau lúc là: 10 giờ 15 phút + 2 giờ = 12 giờ 15 phút Vậy người đó đi qua nhà văn hóa lúc 12 giờ 15 phút mỗi ngày. Đáp số: 12 giờ 15 phút. 7.2.4.5. Chuyển động cùng chiều, đuổi kịp nhau Bài toán 1: Một xe máy đi từ A lúc 8 giờ 37 phút với vận tốc 36 km/giờ. Đến 11 giờ 7 phút một ô tô cũng đi từ A đuổi theo xe máy với vận tốc 54 km/giờ. Hỏi ô tô đuổi kịp xe máy lúc mấy giờ ? (BT3 – SGK, trang 146). * Dự tính một số lỗi của học sinh: - Hiểu khồn chính xác yêu cầu của đề toán. - Viết chưa đúng đơn vị đo. - Tính sai kết quả. * Hướng dẫn học sinh thực hiện các bước giải. - Cho học sinh đọc bài toán. - Xác định dữ kiện đã cho và dữ kiện phải tìm. + Bài toán cho biết gì ? (vận tốc ô tô 54 km/giờ, vận tốc xe máy là 36 km/giờ, xe máy đi lúc 8 giờ 37 phút, ô tô đi lúc 11 giờ 7 phút, ô tô đuổi theo xe máy). + Bài toán yếu cầu tìm gì ? (tìm thời gian lúc ô tô đuổi kịp xe máy). - Cho học sinh xác định dạng của bài toán: bài toán thuộc dạng biết thời gian xuất phát và vận tốc của mỗi xe, tìm thời gian hai đuổi kịp nhau. - Tóm tắt bài toán: Tóm tắt: t (xe máy) đi: 8 giờ 37 phút; t (ô tô) đi: 11 giờ 7 phút. v(ô tô) = 54 km/giờ; v(xe máy) = 36 km/giờ. t (đuổi kịp nhau) = ? - 26 -
  7. - Học sinh nêu lại bài toán thông qua tóm tắt. * Hướng dẫn học sinh tìm các bước giải cho bài toán : - Để tìm thời gian lúc ô tô đuổi kịp xe máy, trước tiên ta cần biết gì ? (biết quãng đường xe máy đi trước ô tô và hiệu vận tốc của hai xe). - Tính quãng đường xe máy đi trước ô tô như thế nào? ( lấy vận tốc của xe máy x thời gian xe máy đi trước ô tô: 36 x (11 giờ 7 phút – 8 giờ 37 phút) = 90 km). - Dựa vào công thức nào để tính thời gian ? (t = s : (v1 - v2)). - Vận tốc của mỗi xe và quãng đường đã biết, ta tìm thời gian như thế nào ? (lấy 90 : (54 - 36) = 5) (giờ)). * Học sinh giải bài toán: Thời gian xe máy đi trước ô tô là: 11 giờ 7 phút – 8 giờ 37 phút = 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ. Khi ô tô khởi hành thì xe máy đã đi được quãng đường dài là: 36 x 2,5 = 90 (km) Mỗi giờ ô tô gần xe máy thêm là: 54 – 36 = 18 (km) Thời gian ô tô đuổi kịp xe máy là: 90 : 18 = 5 (giờ) Ô tô đuổi kịp xe máy lúc là: 11 giờ 7 phút + 5 giờ = 17 giờ 7 phút Đáp số: 17 giờ 7 phút. Bài toán 2 (toán vui): Một con chó đuổi một con thỏ ở cách xa nó 17 bước của chó. Con thỏ ở cách hang của nó 80 bước của thỏ. Khi thỏ chạy được 3 bước thì chó chạy được một bước. Một bước của chó bằng 8 bước của thỏ. Hỏi cho có bắt được thỏ không? Bài giải Cách 1: Chó phải đuổi thỏ một “quãng đường” bằng 17 bước của chó hay bằng 17 x 5 = 136 bước của thỏ. Sau 1 bước chó gần thỏ được: - 27 -
  8. 8 – 3 = 5 (bước thỏ) Vậy để đuổi kịp thỏ, chó cần phải chạy: 136 : 5 = 27,2 (bước chó) Do lúc đầu chó ở cách hang (17 + 80 : 10) = 27 bước của chó nên chó không bắt được thỏ. Cách 2: Nếu coi hang là “đích” thì trong cùng một thời gian mà thỏ đến hang trước thì coi như chó không bắt được thỏ. Thỏ chạy được 80 bước của thỏ thì chó mới chạy được 80 : 3 = 26,66 bước chó. Mà hang thỏ cách chó 27 bước chó nên chó tới hang sau thỏ Cách 3: 80 bước của thỏ bằng 10 bước của chó (80 : 8 = 10). Như vậy chó ở cách hang thỏ 27 bước chó. Nếu chó chạy vừa tới hang thỏ thì thỏ đã chạy được 81 bước thỏ (27 x 3 = 81). Do đó chó không bắt được thỏ. 7.2.4.6. Chuyển động ngược chiều rời xa nhau Bài toán 1: Hai người cùng xuất phát từ TP. Hồ Chí Minh và đi ngược chiều nhau. Người thứ nhất đi xe đạp về Mỹ Tho với vận tốc 15 km/giờ, khởi hành lúc 7 giờ. Người thứ hai đi xe máy về phí Vũng Tàu với vận tốc 25 km/giờ, khởi hành lúc 7 giờ 30 phút. Hỏi lúc 8 giờ 15 phút, hai người cách nhau bao xa? Bài giải Người thứ hai đi sau người thứ nhất 30 phút tức 1 giờ. Lúc người thứ hai 2 khởi hành thì người thứ nhất đã đi cách thành phố (hay người thứ hai) là: 15 x 1 = 7,5 (km) 2 Sau mỗi giờ thì mỗi người cách xa nhau thêm là: 15 + 25 = 40 (km) - 28 -
  9. Thời gian từ 7 giờ 30 phút đến 8 giờ 15 phút là: 8 giờ 15 phút – 7 giờ 30 phút = 45 phút = 3 giờ. 4 Trong 3 giờ hai người cách xa nhau thêm là: 4 40 x 3 = 30 (km) 4 Lúc 8 giờ 15 phút hai người cách xa nhau là: 30 + 7,5 = 37,5 (km) Đáp số: 37,5 km. * Ngoài những dạng toán có nội dung cơ bản như trên, tôi còn tăng cường các bài toán chuyển động có nội dung nâng cao hơn cho những học sinh giỏi, có năng khiếu về toán. Một số dạng toán về chuyển động đề có thể khai thác nâng cao thêm cho học sinh như: + Bài toán về vật chuyển động và chiều dài của vật đó là đáng kể. + Bài toán vật chuyển động theo đường vòng (thường là vòng tròn). + Bài toán vật chuyển động lên dốc, xuống dốc. + Bài toán vật chuyển động xuôi dòng, ngược dòng. + Bài toán về tìm vận tốc trung bình của một vật. 7.3. Kết quả đạt được: Trong năm học vừa qua, tôi và các giáo viên trong khối 5 đã mạnh dạn áp dụng những biện pháp trong sáng kiến này khi dạy nội dung chuyển động đều. Kết quả, không những giúp những học sinh yếu kém, trung bình có nhiều tiến bộ trong giải toán rõ rệt. Tôi còn áp dụng sáng kiến vào việc bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu. Nhiều em đã hiểu, vận dụng và giải rất thành thạo dạng toán này. Các em từ chỗ sợ học toán, ngại giải toán đến chỗ các em không ngại nữa mà lại thích giải toán để khẳng định khả năng chính mình. Sau khi các em học xong kiến thức tôi lại tiến hành khảo sát theo phiếu bài tập lần trước và kết quả thu được như sau: - 29 -
  10. Tóm tắt đúng Giải đúng Bài toán Lớp Lớp 5A 5B 5C 5A 5B 5C Bài 1 100% 97.5% 96.2% 100% 97.5% 94% Bài 2 96.4% 92.4% 90% 96.4% 90% 87.6% Bài 3 96.5% 90% 86.5% 94.5% 88,5% 86.5% Trong năm học này, rút kinh nghiệm từ những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm của mình vào dạy học phần toán chuyển động đều cho học sinh. Tập thể giáo viên khối 5 trường tôi luôn tích cực học tập nâng cao năng lực chuyên môn, đổi mới các phương pháp – hình thức tổ chức dạy học để không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học nói chung, chuyên đề toán chuyển động nói riêng. Giải quyết dứt điểm số học sinh có học lực yếu kém còn lại, nâng cao tỉ lệ học sinh khá giỏi và bồi dưỡng có chất lượng đội tuyển thi học sinh giỏi các cấp. 7.4. Về khả năng áp dụng của sáng kiến Việc sử dụng các biện pháp rèn kĩ năng giải toán chuyển động đều được nêu trong sáng kiến này sẽ góp phần nâng cao kết quả học tập nội dung toán chuyển động của học sinh lớp 5 thay cho việc giáo viên chỉ sử dụng hệ thống công thức và ví dụ mẫu đã nâng cao kết quả học tập của học sinh. Sau thời gian áp dụng sáng kiến vào trong thực tế giảng dạy của nhà trường và lớp đối chứng, tôi nhận thấy rằng việc áp dụng sáng kiến vào trong thực tế là hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học nói chung và môn Toán nói riêng cho học sinh lớp 5. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Theo ý kiến chủ quan của riêng tôi, để áp dụng hiệu quả sáng kiến này vào thực tế giảng dạy có hiệu quả thì cần phải đáp ứng được các điều kiện sau: - Giáo viên phải nghiên cứu kĩ dạng trình và sách giáo khoa Toán 5, xác định được mục đích và yêu cầu về kiến thức kĩ năng cần đạt trong từng bài ở dạng toán Chuyển động đều. - 30 -
  11. - Dạy học nên theo hướng phân hóa đối tượng học sinh theo đặc điểm nhận thức và tâm lí, chú ý đến cách phân tích đề toán, hình thành cho học sinh thói quen đọc và xác định yêu cầu bài tập. - Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần tạo điều kiện cho các em được được trình bày ý kiến của mình. Phải cho học sinh thấy được ý kiến của mình được tôn trọng, tạo niềm tin cho các em giúp các em có sự nổ lực cố gắng vươn lên trong học tập. - Với đối tượng học sinh khó khăn về nhận thức, giáo viên cần kiên trì cho học sinh tiếp xúc với những dạng tương tự và cũng đi từ từ từng bước. Không đòi hỏi vượt khả năng của cá nhân học sinh nhưng vẫn cần khích lệ để các em cố gắng hơn mỗi ngày. - Đối với giáo viên: Luôn có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tích cực trong việc đổi mới các phương pháp dạy học, vận dụng các hình thức tổ chức dạy học mới một cách hợp lí, sử dụng thành thạo các máy móc trang thiết bị dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. - Đối với các cấp quản lí: Cần quan tâm về cơ sở vật chất như trang thiết bị máy tính, máy chiếu cho các nhà trường. Bổ sung đồ dùng, thiết bị dạy học kịp thời, đày đủ và có chất lượng. 10. Đánh giá lợi ích thu được thu được do áp dụng sáng kiến Qua thực tế một năm áp dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy và thăm dò ý kiến của học sinh, tôi nhận thấy các em rất hứng thú, tự tin trong các giờ học toán, kết quả học tập bộ môn được nâng cao rõ rệt. Kết quả cụ thể được minh chứng qua bảng tổng hợp kết quả phiếu kiểm tra sau khi học sinh học xong nội dung Chuyển động đều. Cụ thể như sau : Tóm tắt đúng Giải đúng Lớp Lớp Bài toán 5A 5B 5C 5A 5B 5C Bài 1 100% 97.5% 96.2% 100% 97.5% 94% Bài 2 96.4% 92.4% 90% 96.4% 90% 87.6% Bài 3 96.5% 90% 86.5% 94.5% 88,5% 86.5% - 31 -
  12. 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả Từ kết quả thu được ở trên, bản thân tôi đã có cở sở khoa học chắc chắn để khẳng định sáng kiến mà tôi nghiên cứu và vận dụng là thiết thực, hiệu quả. Những biện pháp nêu trong sáng kiến được áp dụng sẽ giúp cho học sinh có một phương pháp học tập hiệu quả hơn. Các em không chỉ được nắm được kiến thức mà còn có được kĩ năng chiếm lĩnh kiến thức. Với dạng toán Chuyển động đều, học sinh sinh đã có kĩ năng nhận dạng được dạng toán, phân tích đề toán đúng hướng và tìm ra cách giải ngắn gọn, chính xác và dễ hiểu nhất. Tuy nhiên thực tế cho thấy không có biện pháp nào là vạn năng cả mà điều quan trọng là người giáo viên phải biết lựa chọn, vận dụng các sáng kiến linh hoạt hài hoà, hợp lí thì quá trình giảng dạy sẽ đạt hiệu quả cao. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của các giáo viên và Ban giám hiệu Sau thời gian áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế giảng dạy, tôi thu thập ý kiến đánh giá nhận xét của các giáo viên trực tiếp áp dụng sáng kiến và ý kiến nhận xét của Ban giám hiệu. Kết quả đánh giá thể hiện qua các nội dung : - Sáng kiến có hình thức trình bày khoa học, nội dung lo-gic chặt chẽ. - Sáng kiến có nội dung sáng tạo, dễ hiểu và dễ tiếp thu và vận dụng vào giảng dạy thực tế trên lớp. - Kết quả học tập của học sinh ở nội dung áp dụng của sáng kiến được nâng lên rõ rệt. Học sinh nhận diện dạng toán tốt, biết phân tích đề bài, đưa ra các hướng giải bài toán chính xác, thể hiện sự sáng tạo. - Sáng kiến được áp dụng đã tạo ra sự thay đổi tích cực trong phương pháp dạy và học của cả giáo viên và học sinh. Thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học trong nhà trường, góp phần không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục học sinh. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Số Phạm vi/Lĩnh vực Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ TT áp dụng sáng kiến Trường TH Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán 1 Nguyễn Phú Thọ Chấn Hưng chuyển động đều cho học sinh lớp 5. Trường TH Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán 2 Nguyễn Văn Thảo Chấn Hưng chuyển động đều cho học sinh lớp 5. - 32 -
  13. Trường TH Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán 3 Dương Thị Trang Chấn Hưng chuyển động đều cho học sinh lớp 5. Trường TH Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán 4 Bùi Thị Hường Chấn Hưng chuyển động đều cho học sinh lớp 5. Với những kết quả tích cực đạt được khi áp dụng các giải pháp nêu trong sáng kiến này, tôi rất mong được các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ. Tôi mong muốn các đồng nghiệp là giáo viên cấp tiểu học có thể ứng dụng sáng kiến vào giảng dạy nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh. Tôi hy vọng đề tài sẽ được các bạn đồng nghiệp quan tâm, mở rộng nghiên cứu và áp dụng hiệu quả vào giảng dạy. Vì thời gian tiến hành nghiên cứu không nhiều và năng lực cá nhân còn hạn chế nên sáng kiến không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiếnbổ sung, nhận xét, đánh giá mang tính xây dựng để sáng kiến của tôi ngày càng hoàn thiện và được áp dụng một cách hiệu quả hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Chấn Hưng, ngày tháng 2 năm 2020 Chấn Hưng, ngày tháng 2 năm 2020 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến - 33 -
  14. PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI I. CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT - GV: Giáo viên - HS: học sinh - SGK: Sách giáo khoa - SGV: Sách giáo viên - PPDH: Phương pháp dạy học - ĐMPPDH: Đổi mới phương pháp dạy học II. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách Giáo khoa Toán 5 – NXB Giáo Dục năm 2005. 2. Sách Giáo viên Toán 5 – NXB Giáo Dục năm 2005. 3. Vở Bài tập Toán 5 - NXB Giáo Dục năm 2005. 4. Chuyên đề Toán chuyển động và số đo thời gian của Phạm Đình Thực – NXB Giáo Dục năm 2007. 5. Toán Nâng cao lớp 5 của Vũ Dương Ninh – NXB Giáo dục năm 2005. 6. Tâm lí học dạy học của Nguyễn Minh Tâm – NXB Hà Nội năm 2006. 7. Tạp chí Toán Tuổi Thơ 1. 8. T.S Đỗ Tiến Đạt – T.S Đào Thái Lai – T.S Phạm Thanh Tâm Bài tập trắc nghiệm và các đề kiểm tra Toán 4. NXB GD Việt Nam. 9. Đặng Tự Lập – Vũ Thị Thu Loan 45 đề kiểm tra và ôn tập chuẩn bị các kì thi và kiểm tra. NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh. 10. Mạng Internet: giaovien.net; violet.vn; - 34 -
  15. MỤC LỤC STT Nội dung Trang 1. Lời giới thiệu 3 2. Tên sáng kiến kinh nghiệm 4 3. Tác giả sáng kiến 4 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 4 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 4 6. Thời gian sáng kiến được áp dụng 5 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 5 8. Thực trạng dạy học dạng toán Chuyển động đều 6 9. Biện pháp thực hiện 8 10. Nội dung thực hiện 10 11. Ứng dụng sáng kiến và kiểm chứng kết quả 26 12. Kết quả đạt được 30 13. Khả năng áp dụng của sáng kiến 30 14. Thông tin bảo mật 30 15. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 30 16. Đánh giá lợi ích thu được từ sáng kiến 31 17. Danh sách tổ chức, cá nhân áp dụng sáng kiến 32 18. Phụ lục của đề tài 34 19. Tài liệu tham khảo 34 - 35 -