Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng tính giá trị biểu thức cho học sinh Lớp 3
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng tính giá trị biểu thức cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_tinh_gia.docx
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng tính giá trị biểu thức cho học sinh Lớp 3
- Phương pháp tổ chức trò chơi Với việc thực hiện trên thì chắc chắn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giờ học. b) Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh cách phân loại các dạng biểu thức ở lớp 3. * Mục tiêu: Học sinh phân loại được dạng biểu thức và áp dụng đúng quy tắc để thực hiện. * Cách tiến hành: GV hướng dẫn học sinh phân loại cụ thể từng dạng bài tính giá trị biểu thức trong môn Toán 3, gồm có 3 dạng bài và 4 quy tắc như sau: Đối với dạng bài tính giá trị biểu thức ở lớp 3, có 3 dạng bài cơ bản đó là: + Dạng bài 1: Biểu thức có 2 dấu phép tính: cộng, trừ hoặc nhân, chia. + Dạng bài 2: Biểu thức có 2 dấu phép tính: cộng, nhân (chia) hoặc trừ, nhân (chia) + Dạng bài 3: Biểu thức có dấu ngoặc đơn. a) Đối với dạng bài 1 (áp dụng quy tắc 1 và 2): Biểu thức có 2 dấu phép tính: Ví dụ 1: (Bài 1b trang 104 Toán 3 tập 1 Bộ sách Kết nối tri thức vổi cuộc sống) Tính giá trị của biểu thức 60 + 50 - 20 Tôi đã tiến hành theo các bước sau: * Bước 1: Tôi đưa ra biểu thức : 60 + 50 - 20 để giúp học sinh có biểu tượng về biểu thức. * Bước 2: Tôi đặt một số câu hỏi để học sinh đưa ra nhận xét xem biểu thức có mấy dấu phép tính? Phép tính nào đứng trước? Phép tính nào đứng sau? * Bước 3: Tôi hướng dẫn để học sinh dựa vào mẫu và tự phát hiện ra thứ tự thực hiện phép tính từ trái sang phải: 60 + 50 - 20 = 110 - 20 = 90 * Bước 4: Tôi hướng dẫn để giúp học sinh rút ra quy tắc: Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải. - Gọi vài học sinh nhắc lại quy tắc. Ví dụ 2: 30 : 5 x 2 (Bài 1a trang 106 Toán 3 tập 1 Bộ sách Kết nôi tri thức với cuộc sống) Tính giá trị biểu thức: 30 : 5 x 2
- - Tôi đặt câu hỏi: Biểu thức có mấy dấu phép tính? Đó là những dấu phép tính nào? - Tôi tiếp tục tiến hành các bước tương tự như ví dụ 1 để học sinh rút ra được quy tắc 2: Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải. - Gọi vài học sinh nêu lại quy tắc 2. Sau đó tôi chỉ vào lần lượt từng ví dụ, yêu cầu học sinh nhắc lại các bước thực hiện để khắc sâu kiến thức, đồng thời giúp học sinh ghi nhớ quy tắc. b) Đối với dạng bài 2 (áp dụng quy tắc 3): Biểu thức có 2 dấu phép tính: cộng, nhân (chia) hoặc trừ, nhân (chia) Ví dụ 1: 24 + 5 × 6 (Bài 1b trang 106 Toán 3 tập 1 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) 1 Tính giá trị của biểu thức (theo mẫu). Mẫu: b, 24 + 5 × 6 24 + 8 : 2 = 24 + 4 = 28 * Bước 1: HS đọc biểu thức: 24 + 5 × 6 * Bước 2: Tôi hỏi câu hỏi để học sinh nhận xét về các dấu phép tính trong biểu thức. * Bước 3: Tôi gợi mở để học sinh dựa vào mẫu tự nhận biết được : Biểu thức 24 + 5 × 6 có hai dấu phép tính cộng và nhân nên không thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải mà ta thực hiện 5 x 6 trước sau đó mới thực hiện phép tính cộng. 24 + 5 × 6 = 24 + 30 = 54 Ví dụ 2: 30 – 18 : 3 (Bài lc trang 106 Toán 3 tập 1 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) HS thực hiện các bước tương tự và trình bày cách tính giá trị của biểu thức 30 – 18 : 3 = 30 - 6 = 24 * Bước 4: Hướng dẫn học sinh rút ra quy tắc: "Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng trừ, nhân, chia ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau". "Nếu trong biểu thức chỉ có phép tính cộng trừ hoặc chỉ có phép tính nhân, chia,
- ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải" c) Dạng bài 3 (áp dụng quy tắc 4): Biểu thức có dấu ngoặc đơn Ví dụ: 45 : (5 + 4) = ? (Bài 1a trang 107 Toán 3 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) Tính giá trị của biểu thức (theo mẫu). Mẫu: 30: (20 - 14) = 30 : 6 = 5 * Bước 1: HS đọc biểu thức : 45 : (5 + 4) = ? * Bước 2: Tôi hỏi câu hỏi để học sinh nhận xét về đặc điểm của biểu thức và các dấu phép tính trong biểu thức * Bước 3: Tôi gợi mở để học sinh dựa vào mẫu tự nhận biết được: Biểu thức 45 : (5 + 4) = ? có dấu ngặc đơn nên thực hiện phép tính ở trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau. 45: (5 +4) = 45 : 9 = 5 * Bước 4: Hướng dẫn học sinh rút ra quy tắc: Nếu trong biểu thức có chứa dấu ngoặc đơn thì ta thực hiện phép tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau. * Đối với các bài giải toán có lời văn tôi hướng dẫn học sinh phân tích đề bài, tìm cách giải và trình bày bài giải Ví dụ: Bài 3, SGK Toán 3 (Tập 1), Sách kết nốì tri thức với cuộc sống Cả 3 thùng có bao nhiêu lít nước mắm? 64 + 55 + 45 = ? Câu a: Đây là dạng bài khám phá, giúp HS bước đầu làm quen với tính chất kết hợp của phép cộng. Tôi sẽ tiến hành hướng dẫn HS như sau: Phân tích bài toán: Có ba thùng lần lượt đựng 641, 551 và 451 nước mắm. Hỏi cả ba thùng đựng bao nhiêu lít nước mắm? HDHS đưa ra phép tính: 64 + 55 + 45 =? Có hai cách tính giá trị của biểu thức 64 + 55 + 45 như Nam và Mai trình bày. Nam: Mai 64 + 55 + 45 = (64 + 55) + 45 64 + 55 + 45 = 64 + (55 + 45)
- = 119 + 45 = 64 + 100 = 164 = 164 (Nam nhóm hai số hạng đầu cho vào ngoặc (Mai nhóm hai số hạng cuối cho ngoặc rồi rồi tính 64 + 55 = 119) tính 55 + 45 = 100) Tôi cho HS nhận xét (như Rô-bốt) rồi chốt lại: (64 + 55) + 45 = 64 + (55 + 45) Qua đó HS khắc sâu: "Muốn tính tổng của ba số hạng, ta có thể tính tổng hai số hạng đầu trước hoặc hai số hạng sau trước, rồi cộng tiếp số hạng còn lại" c) Biện pháp 3: Xây dựng nền nếp học tập và tổ chức các trò chơi toán học. * Mục tiêu: Nhằm tạo hứng thú cho học sinh yêu thích, say mê toán học * Cách thực hiện: Để tạo hứng thú cho học sinh yêu thích, say mê toán học, trước hết giáo viên cần xây dựng cho học sinh những thói quen, phương pháp học khoa học, hợp lí để mang lại hiệu quả cao trong học tập nhất là trong học Toán. Nội dung tổ chức các trò chơi Toán học phải truyền tải những nội dung trong bài học, tạo hứng thú học tập và gần gũi với đời sống hằng ngày, phù hợp với từng đốì tượng tạo điều kiện để tất cả các em đều có thể tự tìm được cách giải quyết vấn đề. Trước khi thiết kế trò chơi tôi thực hiện nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa, xác định yêu cầu cần đạt của từng bài. Từ đó lựa chọn trò chơi thích hợp với nội dung bài. - Nghiên cứu thực tế: Điều kiện cơ sở vật chất, không gian lớp học . - Xác định mục đích tiến hành trò chơi - Lựa chọn trò chơi - nội dung kiến thức - Xây dựng thư viện tư liệu phục vụ cho trò chơi - Tổ chức vận dụng Ví dụ: Tổ chức trò chơi: Ai nhanh - Ai đúng (Bài 1 trang 111 Toán 3 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1) Tôi chuẩn bị 3 bảng phụ, mỗi bảng ghi nội dung bài tập như sách giáo khoa và 3 bút dạ. Ở trò chơi này, tôi chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm cử 5 đại diện đứng thành hàng dọc thi tiếp sức với nhau, số còn lại là cổ động viên cổ vũ cho bạn chơi. Sau tiếng hô "Bắt đầu" của giáo viên, lần lượt mỗi bạn đại diện của nhóm lên tính giá trị một biểu thức và nối với giá trị của biểu thức đó cho đúng. Sau đó quay trở về
- chỗ cũ và đưa bút cho bạn thứ hai lên làm. Cứ tiếp tục như vậy cho đến hết. Tôi yêu cầu học sinh ở các tổ nhận xét lẫn nhau. Sau đó tôi đưa ra kết quả cuối cùng. Đội nào làm đúng và nhanh hơn thì đội đó thắng cuộc. GV nhận xét, đánh giá kết quả sau khi chơi Trên đây là một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng tính giá trị biểu thúc cho học sinh. Các biện pháp này cần được áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo đối với từng đối tượng học sinh. 3. Kết quả đạt được: Trong thời gian thực hiện biện pháp, tôi thấy học sinh thích học các tiết toán về tính giá trị biểu thức hơn. Các em chủ động trong tiết học. Kĩ năng tính giá trị biểu thức của học sinh được nâng cao, học sinh nắm chắc các quy tắc tính, trình bày khoa học và còn biết vận dụng vào giải các bài toán có lời văn và các bài toán liên quan đến thực tế. Qua việc áp dụng các biện pháp cho học sinh tại lớp 3A tôi thu được kết quả như sau: Học sinh thực Học sinh chưa HS chưa thạo kĩ Số hiện tốt cách nắm được quy thuật tính toán, Thời điểm áp học tính giá trị biểu tắc tính GTBT còn tính toán sai dụng Lớp sinh thức biểu thức SL % SL % SL % Tháng 1/2023 3A 29 20 68,5 8 27 1 4,5 Qua kết quả trên cho thấy học sinh giải bài tập về giá trị biểu thức đạt kết quả tốt chiếm 68,5%. Số học sinh giải bài tập về giá trị biểu thức còn chưa tốt chỉ chiếm 27%. Điều đó cho thấy các biện pháp áp dụng kể trên đạt hiệu quả rất khả quan. 4. Kết luận:
- Thông qua việc thường xuyên áp dụng một số biện pháp rèn kĩ năng tính giá trị biểu thức cho các em học sinh lớp 3 cho thấy việc sử dụng hệ thống bài tập cần phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp mình. Quan trọng hơn nữa là qua việc rèn kĩ năng tính giá trị biểu thức cho học sinh chúng ta còn giúp các em hình thành một số kĩ năng như quan sát, nhận xét từ đó hình thành khả năng tư duy cho các em học sinh. Giúp các em học sinh hình thành thói quen tốt khi gặp vấn đề. Từ đó phát triển tư duy cho các em. 5. Kiến nghị, đề xuất: a. Đối với tổ chuyên môn. Thường xuyên sinh hoạt chuyên môn tổ để học hỏi tìm tòi tích lũy kinh nghiệm từ đồng nghiệp, từ thông tin, sách vở và từ chính học sinh. b. Đối với Lãnh đạo nhà trường. Tạo điều kiện để giáo viên nâng cao tay nghề qua việc đầu tư nhiều hơn nữa các loại sách tham khảo, trang thiết bị phục vụ bộ môn. c. Đối với Phòng GDĐT, Sở GDĐT. - Tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên. - Tổ chức hội thảo những sáng kiến có chất lượng để cán bộ, giáo viên học tập, trao đổi và áp dụng kinh nghiệm trên phạm vi rộng. Thanh Khương, ngày tháng năm 2023 XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG GIÁO VIÊN (Ký và ghi rõ họ tên) Vũ Thị Thuỳ Dương