Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú, say mê trong dạy và học môn Lịch sử 7
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú, say mê trong dạy và học môn Lịch sử 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nham_tao_hung_thu_say.docx
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú, say mê trong dạy và học môn Lịch sử 7
- - Số người thảo luận nhóm phải có giới hạn. - Hạn chế chủ đề một số nội dung,một số học sinh. - Tốn nhiều thời gian chuẩn bị,tiến hành, đúc kết. - Người tham gia phải có kinh nghiệm và đủ tài liệu tham khảo. - Người học khó chịu vì phải suy nghĩ,chú ý nhiều,góp ý kiến nhiều. - Một số người còn chủ quan,thành kiến dẫn đến bảo thủ,ngụy biện lạc đề. 3.6. Để việc thảo luận đạt kết quả tốt, GV cần phải quan tâm đến các khâu quan trọng như sau. a. Chuẩn bị: Chuẩn bị nội dung thảo luận. Tổ chức thảo luận. Theo dõi thảo luận. Tổng kết thảo luận. b. Một số yêu cầu trong phương pháp thảo luận: Tùy theo số lượng học sinh trong lớp, nội dung học tập mà giáo viên chia thành bao nhiêu nhóm ,số lương thành viên trong nhóm. Tùy theo mục tiêu và yêu cầu vấn đề học tập mà mà các nhóm được phân ngẫu nhiên hoặc mặc định, được duy trì ổn định trong cả tiết học hoặc thay đổi theo từng hoạt động của tiết học. Các nhóm được giao cùng một nhiệm vụ hoặc khác nhiệm vụ. Để chia nhóm theo ngẫu nhiên, có thể dùng thẻ học tập co ghi số hoặc điểm danh hoặc ghép mảnh theo chủ đề học tập. Trong tiết học ,nếu có nhiều nội dung, ta nên thay đổi hình thức nhóm, tạo ra cái mớ, không khí học tập vui vẻ hơn Để chia theo chủ định, giáo viên nên chú ý đặc điểm của học sinh (trình độ, thái độ, tính cách, giới tính ) để cơ cấu nhóm cho phù hợp. * Các hình thức nhóm cụ thể: 24
- Nhóm nhỏ 2-3 HS: Kỹ thuật này thường dùng khi cần học sinh trao đổi, thảo luận những vấn đề cụ thể, đơn giản, thời gian ngắn. Nhóm ghép đội: dùng để nghiên cứu , phân tích , trao đổi vê một số vấn đề phức tạp đòi hỏi có sự cộng tác cao. Nhóm 4-6 HS: dung khi hs trao đổi ý kiến hoặc thực hành một công việc cụ thể đồi hỏi nổ lực chung của cả nhóm khi tiến hành thảo luận. Nhóm 6-8 HS: dùng khi thảo luận với nội dung có nhiều vấn đề, nhiều quan điểm trong khả năng giải quyết của học sinh, các vấn đề cần so sánh hay đi sâu hơn vào một nội dung đã thảo luận ở nhóm nhỏ nhưng khó thực hiện chung cho cả lớp. Nhóm xuất phát và nhóm chuyên sâu: dùng khi thu thập thông tin và các vấn đề thảo luận, rèn luyện kỹ năng xử lý và trình bày thông tin. * Các bước tiến hành: Bước 1: Giáo viên hợp chung cả lớp, chia nhóm, nêu vấn đề học tập xác định nhiệm vụ nhận thức cho nhóm, gợi ý và hướng dẫn học sinh cách thảo luận. Bước 2: Học sinh phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. Giáo viên quan sát, theo dõi và giúp đỡ các em thảo luận nếu cần. Bước 3: Học sinh cử đại diện báo cáo kết quả của nhóm, góp ý và bổ sung cho nhau. Bước 4: Giáo viên đánh giá, nhận xét, bổ sung, kết luận. c. Tiến hành các khâu trong quá trình thảo luận. * Chuẩn bị nội dung thảo luận: Trước tiên GV cần chọn bài, chọn vấn đề thích hợp cho HS thảo luận. Cần lưu ý khi chọn đề tài thảo luận là phải xem xét nghiên cứu xem HS đã biết gì về chủ đề đã nêu ra. Khi đã chọn được vấn đề thảo luận đúng yêu cầu, GV cần thông báo cho học sinh chuẩn bị ý kiến (viết thành văn bản) tham gia thảo luận. 25
- Từ đó HS ý thức được yêu cầu nội dung của đề tài, các nguồn tài liệu chính, kế hoạch thực hiện và nhiệm vụ của tập thể cũng như của từng cá nhân * Tổ chức thảo luận: Mở đầu thảo luận: GV nên thông báo về chủ đề cần thảo luận, quy trình và nguyên tắc thảo luận. Hướng dẫn thảo luận:Trong quá trình thảo luận GV làm nhiệm vụ quan sát, theo dõi mà không tham gia ý kiến thảo luận, không cắt ngang lời HS, không tỏ phản ứng nếu câu trả lời, tranh luận không đúng với ý mình. Tuy nhiên nhằm làm tăng thêm hứng thú khi thảo luận, GV cũng có thế đưa ra các câu, giống như “ván nhún” hoặc nêu ra cách thảo luận để tạo không khí sôi nổi cho buổi thảo luận. Tạo không khí thân mật, cởi mở, khuyến khích sự tham gia của mỗi HS trong thảo luận. Khi thảo luận, GV phải nghe cẩn thận những điều học HS nói để hiểu HS định nói cái gì. * Tổng kết thảo luận: GV tổng kết những ý kiến phát biểu, nêu lên một cách súc tích và có hệ thống những ý kiến thống nhất và chưa thống nhất. Tham gia ý kiến về những điều chưa thông nhất và bổ sung thêm những điều cần thiết. Những ý kiến chưa thống nhất có thể sắp xếp vào buổi thảo luận sau GV cần đánh giá các ý kiến phát biểu, nhận xét tinh thần thái độ làm việc chung của tập thể, của nhóm và cá nhân HS. * Một số vấn đề cần lưu ý khi tổ chức thảo luận nhóm: Các vấn đề đưa ra thảo luận phải là những vấn đề buộc các thành viên trong nhóm cùng suy nghĩ để đóng góp tìm hiểu bài. Khi chia nhóm thảo luận nên cơ cấu có đủ thành phần (giỏi – khá – trung bình – yếu – kém, hiếu động – trầm lặng ). Nên để học sinh luân phiên nhau làm nhóm trưởng, thư kí. Qui mô nhóm không nên quá đông. 26
- Giáo viên nên chuẩn bị kỹ vấn đề cần thảo luận và dự kiến các tình huống xảy ra cùng các phương án xử lý. Giao nhiệm vụ phải rõ ràng, cụ thể, đảm bảo mỗi học sinh đều hiểu nhiệm vụ. Trong quá trình học sinh làm việc, giáo viên phải theo dõi từng nhóm, có sự giúp đỡ, hướng dẫn kịp thời, đảm bảo tất cả học sinh đều làm việc. Trong mỗi nhóm cần có sự phân công ràng nhiệm vụ cụ thể trong đó đề cao vai trò hợp tác. Cần tao không khí thi đua giưa các nhóm để khuyến khích học tập. Giáo viên nên nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các nhóm để kịp thời động viên, khuyến khích các nhóm thảo luận tốt hơn và rút kinh nghiệm các nhóm làm việc chưa tốt. 3.7. Các phương pháp, biện pháp tiến hành thực nghiệm. a. Về chuẩn bị dụng cụ để hoạt động nhóm: Theo tôi đặc thù các lớp 7 ở trường Trung học cơ sở thì mỗi lớp có 16 bàn nên chia thành 4 nhóm (để tránh di chuyển nhiều tốn thời gian và ồn ào mất trật tự, chỉ 2 bàn quay mặt lại là được). Mỗi nhóm phải có 2 bảng phụ, kích thước không nhỏ và cũng không quá to, quy định cỡ 50cm x 70cm là vừa + bút lông xóa được, 1 cây màu đỏ và 1 cây màu xanh hoặc đen. Nếu vùng khó khăn giáo viên có thể làm bảng phụ bằng giấy A4 và bút chì màu. Giáo viên phân nhóm và có nhóm trưởng, nhóm phó,thư kí (phòng khi nhóm trưởng vắng) để điều hành chung và chuẩn bị dụng cụ cho tốt. b. Về phương pháp cách thức hoạt động. * Về phía giáo viên: Chọn nội dung hoạt động nhóm thường là nội dung có nhiều ý, nội dung trọng tâm, có tính tư duy học sinh trung bình và yếu khó giải quyết. 27
- Xây dựng trong giáo án hệ thống câu hỏi, tình huống vấn đề phải cụ thể rõ ràng có dàn ý hệ thống chi tiết, giúp HS dễ biết cách thức nhanh chóng và có hệ thống (vì thời gian có hạn). GV nên cho HS về nhà xem trước, phân tích, tìm hiểu là toàn bài học mới, nhưng để chuẩn bị thì có thể cho 2 đến 3 nội dung và có thể 2 nhóm hoặc 3 nhóm chuẩn bị một nội dung không nên đưa ra nhiều nội dung thảo luận quá (4) hoặc ít quá (1) nên chọn sao cho hợp lí tùy nội dung và thời gian trong tiết dạy. * Về phía học sinh: Phải chuẩn bị nội dung trước ở nhà. Khi đến lớp có lệnh thảo luận phải nhanh chóng vào vị trí, phải biết dựa vào SGK, kiến thức cũ đã học, lược đồ, biểu đồ, bài tập, câu hỏi để bàn bạc thảo luận. Nhóm trưởng phải tôn trọng tất cả các ý kiến của các thành viên trong nhóm, phải làm sao ( giảng giải, phân tích ) cho các học sinh trung bình, yếu trong nhóm hiểu được vấn đề và có thể thay mặt nhóm lên trình bày trước lớp. HS thảo luận nhỏ đủ nghe trong nhóm, không cãi và ồn ào, đi lại trong lớp, khi có hiệu lệnh hết thời gian thảo luận nhanh chóng quay về vị trí và tiếp tục chú ý theo dõi để tiếp thu kiến thức hoặc bổ sung thêm ý kiến Trước khi thảo luận nhóm về một vấn đề (một nội dung cần phân tích,giải thích ) nên cho mỗi cá nhân trong nhóm tự ghi ý kiến riêng vào phiếu học tập (hoặc giấy nháp riêng) rồi đưa ra thảo luận thống nhất ý kiến đúng. 3.8. Ứng dụng cụ thể phương pháp thảo luận nhóm trong giời dạy. * Ví dụ 1: Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến 1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc. 28
- Sau khi giáo viên dùng bản đồ giới thiệu kết hợp phân tích điều kiện hình thành và phát triển của Trung Quốc, có thể cho học sinh thảo luận theo hình thức nhóm 6 đến 8 em theo 2 câu hỏi sau: - Câu 1 ( Nhóm 1, 2): Những điều kiện nào đã làm biến đổi sâu sắc xã hội Trung Quốc thời cổ đại? - Câu 2( Nhóm 3, 4): Xã hội Trung Quốc đã bị phân hoá như thế nào? Với những câu hỏi này có thể cho học sinh thảo luận trong 5 phút. Sau khi học sinh thảo luận, các nhóm trình bày và nhận xét trong cùng câu hỏi, giáo viên đưa ra đáp án ( có thể ghi bảng phụ hoặc dùng máy chiếu) kết hợp khái quát nội dung và nhận xét phần báo cáo của mỗi nhóm. * Đáp án: - Những điều kiện đã làm biến đổi sâu sắc xã hội Trung Quốc thời cổ đại: + Những tiến bộ trong sản xuất : Việc xuất hiện công cụ sản xuất bằng sắt và những tác dụng của nó => kĩ thuật canh tác mới, giao thông và thuỷ lợi thuận tiện, năng xuất lao động tăng. + Những tiến bộ trong sản xuất đã tác động đến xã hội, làm cho xã hội có sự biến đổi. - Xã hội Trung Quốc đã bị phân hoá như thế nào? (Hoặc giáo viên có thể khái quát trên sơ đồ) 2. Xã hội Trung Quốc thời Tần- Hán. Ở ý thứ nhất- thời nhà Tần, sau khi giáo viên cho học sinh tìm hiểu về Tần Thuỷ Hoàng, có thể cho các em thảo luận theo nhóm lớn sơ đồ tư duy với hai câu hỏi sau: Câu 1( Nhóm 1, 2): Em trình bày tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần? Câu 2 ( Nhóm 3, 4): Các chính sách của ông đã gây ra hậu quả gì? 29
- Tương tự như phần trên, giáo viên có thể cho học sinh thảo luận trong 5 phút, sau đó các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét chéo trong cùng câu hỏi. Giáo viên đưa ra đáp án, khái quát nội dung và nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm. 3. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường. Ở phần này, sau khi giáo viện cho học sinh đọc sách giáo khoa, yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi trong thời gian 3 phút theo câu hỏi sau: ? Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được thể hiện như thế nào? Sau khi học sinh thảo luận, đại diện một số cặp sẽ trình bày, các nhóm khác theo dõi và nhận xét. Sau các ý kiến nhận xét, giáo viên nhận xét chung và khái quát nội dung * Ví dụ 2: Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân Tống ( 1075- 1077) I. Giai đoạn thứ nhất. 1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta. 2. Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ. Sau khi cho học sinh tìm hiểu phần này, giáo viên có thể cho học sinh thảo luận theo nhóm với kĩ thuật khăn phủ bàn bằng hai câu hỏi sau: - Câu 1(nhóm 1, 2): Cuộc tấn công vào đất Tống của nhà Lý có phải là hành động xâm lược không? Vì sao? - Câu 2(nhóm 3, 4): Việc nhà Lý chủ động tấn công vào đất Tống có ý nghĩa như thế nào? Học sinh thảo luận trong thời gian 5 phút, sau đó đại diện các nhóm sẽ báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đóng góp ý kiến. Sau thời gian báo cáo và nhận xét của các nhóm giáo viên đưa ra đáp án ( có thể ghi bảng phụ hoặc dùng máy chiếu), khái quát nội dung và nhận xét kết quả thảo luận của từng nhóm. * Đáp án: 30
- Câu 1: Cuộc tấn công vào đất Tống của nhà Lý không phải là hành động xâm lược, vì nhà Lý chỉ tấn công các căn cứ quân sự, kho lương thảo, đó là những nơi quân Tống tập trung lực lượng, vũ khí để chuẩn bị xâm lược Đại Việt. Hơn nữa, khi hoàn thành được mục đích thì nhà Lý đã cho rút quân ngay. Câu 2: Việc chủ động tấn công quân Tống có ý nghĩa: - Tiêu diệt lực lượng mà quân Tống chuẩn bị để xâm lược nước ta. - Làm quân Tống hoang mang, bị động, thêm khó khăn cho việc xâm lược nước ta. - Buộc quân Tống phải có thời gian để củng cố lực lượng và quân ta cũng có thời gian để chuẩn bị tốt cho cuộc kháng chiến chống Tống mà biết trước không thể tránh khỏi. Các nhóm theo dõi, so sánh với kết quả thảo luận của nhóm mình và tự rút kinh nghiệm. * Ví dụ 3: Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê sơ ( 1428- 1527) II. Tình hình kinh tế- xã hội. 1. Kinh tế. Để dạy phần này, giáo viên có thể cho học sinh đọc sách giáo khoa sau đó thảo luận theo câu hỏi sau: ? Để nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế, nhà nước Lê sơ đã thực hiện những biện pháp gì? Nhận xét về những biện pháp đó? Sau đó giáo viên chia nhóm ( 4- 6 học sinh) thảo luận kĩ thuật khăn phủ bàn theo lĩnh vực kinh tế, cụ thể: - Nhóm 1, 2 : Thảo luận về vấn đề nông nghiệp. - Nhóm 3, 4: Thảo luận về vấn đề thủ công nghiệp. - Nhóm 5, 6: Thảo luận về vấn đề thương nghiệp. 31
- Thời gian cho phần thảo luận là 5 phút, sau thảo luận các nhóm báo cáo kết quả( nếu sử dụng máy chiếu, giáo viên có thể chiếu kết quả của từng nhóm lên màn hình), các nhóm khác cùng theo dõi và nhận xét. Sau phần báo cáo và nhận xét của học sinh, giáo viên đưa ra nội dung đáp án của câu hỏi đã chuẩn bị: - Về nông nghiệp: + Xóm làng điêu tàn, ruộng đồng bỏ hoang đời sống nhân dân khổ cực. + Cho lính về quê làm rộng. + Kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng + Đặt các chức quan chuyên lo sản xuất nông nghiệp. + Thực hiện chính sách quân điền. + Cấm giết trâu bò. => Lực lượng sản xuất được đảm bảo, nông dân có ruộng để sản xuất, diện tích đất nông nghiệp được mở rộng => nông nghiệp phát triển. - Về thủ công nghiệp: + Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời. + Thăng Long là nơi tập trung nhiều nghành nghề thủ công nhất. + Quản lý, đẩy mạnh các xưởng thủ công nhà nước. => Thủ công nghiệp được mở rộng về qui mô sản xuất, trình độ kỹ thuật của thợ thủ công ngày càng cao. - Về thương nghiệp: + Khuyến khích lập chợ mới và họp chợ. + Đúc tiền đồng. + Buôn bán với nước ngoài phát triển. => Hàng hoá, tiền tệ được lưu thông dễ dàng. 32
- Học sinh so sánh kết quả thảo luận của mình với đáp án, rút ra bài học. * Lưy ý: Hoạt động thảo luận nhóm còn được thể hiện ở những trò chơi lịch sử ( trò chơi ô chữ, ai nhanh hơn ai cho nhóm 2 học sinh, trò chơi ngôi sao may mắn, theo dòng lịch sử cho nhóm 4- 6 học sinh . . .), nhất là ở các bài dạy có áp dụng công nghệ thông tin. Trong phạm vi hạn hẹp của một đề tài nên tôi không thể đưa hết tất cả các ví dụ minh hoạ được. * Các bước thảo luận nhóm khi tiến hành giảng dạy, giáo viên rút ra những đặc điểm chung sau: - Giáo viên phải chọn nội dung thảo luận, ghi lên bảng phụ. - Phân nhóm và quy định nội dung cho từng nhóm hoạt động. - Lắng nghe và gợi ý cho học sinh. - Động viên, khích lệ các nhóm còn yếu, chưa mạnh dạn. - Quy định thời gian thảo luận. - Tất cả các đối tượng học sinh đều tham gia bàn bạc và đóng góp ý kiến. + Thư kí nhóm ghi nội dung đã thống nhất vào bảng phụ. + Các đối tượng còn lại trong nhóm ghi nội dung đã thống nhất vào phiếu học tập( hoặc vở ghi). - Cử một đại diện của nhóm lên thuyết minh phần nội dung thảo luận của nhóm ( bất kì một học sinh nào không nhất thiết phải cử học sinh khá, giỏi. Vì đây là nội dung cả nhóm đã thống nhất). - Giáo viên cho các nhóm khác góp ý bổ sung nội dung của nhóm vừa trình bày cho đầy đủ. - Giáo viên nhận xét và cho học sinh chỉnh sửa những nội dung còn thiếu sót. V. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 33
- Qua khảo sát, tôi nhận thấy học sinh rất yêu thích, say mê môn sử. Mặc dù những tiết học đầu còn bỡ ngỡ, chưa quen, nhưng với nỗ lực, sự say mê học hỏi, phần lớn học sinh đều bày tỏ thái độ đồng tình, hợp tác với giáo viên. Phân tích từ góc độ quan sát thực tế thì các phương pháp mà tác giả thực nghiệm là phù hợp với năng lực của học sinh, cần thiết trong quá trình giảng dạy môn lịch sử, tạo sự hứng thú, tìm tòi, kích thích khả năng sáng tạo, khơi dậy nguồn cảm hứng học môn lịch sử ở mỗi học sinh, giúp học sinh có cơ hội được trải nghiệm, được thực hành trong quá trình tiếp thu những kiến thức và kỹ năng mới. Thực tế sau khi áp dụng “Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú, say mê trong dạy và học môn lịch sử 7 ” đã thúc đẩy phát triển một số năng lực cần phải có cho HS như năng lực xã hội gồm: năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất; Năng lực quan hệ xã hội gồm: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác; Năng lực công cụ: năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. VI. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM. 1. Đối với giáo viên: Trong quá trình vận dụng những biện pháp trên vào bài giảng tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: Đối với phương pháp kể chuyện, sử dụng kênh hình: Người giáo viên phải biết kết hợp hài hòa mục tiêu cần đạt với nội dung cách làm mới. Có như vậy tiết dạy mới bảo đảm nội dung. Khi vận dụng người giáo viên phải sếp xếp thời gian hợp lí, nếu không sẽ không đủ thời gian cho mỗi tiết dạy. Giáo viên phải tìm mọi cách cho HS tự nêu lên thắc mắc của mình khi nghe câu chuyện hay nhìn vào một kênh hình, có như vậy mới để lại ấn tượng sâu sắc trong trí nhớ của các em. 34
- Giáo vien nên thường xuyên đặt câu hỏi có liên quan đến các tài liệu mà mình cung cấp cho các em để HS thấy rằng đọc nó rất bổ ích Đối với phương pháp thảo luận nhóm: Các tiết dạy áp dụng phương pháp thảo luận trong thời gian đầu thường không kịp giờ ( Vì kĩ năng chuẩn bị bài ở nhà của học sinh cũng như phương pháp thảo luận chưa khoa học). Đến nay thì hầu hết các học sinh đã có thói quen và làm việc khoa học, rút ngắn được một phần hai thời gian so với lúc đầu. Giáo viên cần phải có biện pháp kiểm tra bài soạn ở nhà của học sinh một cách thường xuyên, tránh không để cho các em chép bài của nhau mà phải bàn bạc thảo luận và thống nhất với nhau để hiểu nội dung của bài. Giáo viên cần phải cố gắng quản lí thật tốt khi cho các em thảo luận và khuyến khích đưa ra ý kiến ,quan điểm của mình về vấn đề đó. Một số học sinh chưa có ý thức cao vẫn còn lơ là làm ảnh hưởng đến các học sinh khác và một số em khác còn nhút nhát, chưa mạnh dạn nên mặc dù có ý kiến và nắm được vấn đề nhưng không tự tin phát biểu Nên việc quản lí, lôi cuốn các em vào hoạt động tập thể là vấn đề quan trọng mà giáo viên cần phải làm được để hoạt động nhóm thành công. 2. Đối với phụ huynh: Điều cần làm trước hết là người lớn phải là tấm gương sáng, nhìn nhận đối xử công bằng môn sử so với các bộ môn khác.Việc học môn sử của học sinh phải luôn được người lớn khuyến khích, chia sẻ. C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. I. KẾT LUẬN. Vận dụng phương pháp kể chuyện, sử dụng kênh hình và phương pháp thảo luận trong dạy học bộ môn lịch sử ở trường THCS nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, 35
- sáng tạo của học sinh trong học tập. Để nâng cao hiệu quả của phương pháp dạy học tích cực, giáo viên cần hiểu rõ ý nghĩa, yêu cầu và các đặc điểm cơ bản của mỗi phương pháp. Đặc biệt là biết vận dụng các phương pháp một cách sáng tạo vào bài giảng để phù hợp với đối tượng và điều kiện dạy học cụ thể. Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi hy vọng sẽ góp phần nhỏ vào việc giúp giáo viên và học sinh trường chúng tôi nói riêng, các đồng nghiệp và học sinh trường bạn nói chung thực hiện việc dạy và học môn lịch sử tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Về phía bản thân, tôi xin hứa sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được của việc thực hiện đề tài. Trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tục tìm tòi, học hỏi để đưa ra những phương pháp mới nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục. III. NHỮNG KIẾN NGHỊ. Với kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy, tôi xin được đưa ra sáng kiến “Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú, say mê trong dạy và học môn lịch sử 7 ” để các đồng chí tham khảo, đóng góp ý kiến bổ sung để cùng nhau đưa chất lượng giáo dục môn lịch sử 7 nói riêng và các môn lịch sử lớp 6,8,9 nói chung đạt kết quả cao hơn. Để dạy học môn sử ở trường THCS có hiệu quả tốt, đặc biệt là khi áp dụng phương pháp kể chuyện, sử dụng kênh hình và phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học tôi có một số đề xuất sau: Đề nghị phòng Giáo dục, hằng năm các sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại cần được biên soạn lại và phổ biến về các cơ sở trường học để giáo viên tham khảo và vận dụng nhằm tăng tính khả thi của các đề tài nghiên cứu. Hàng năm phòng Giáo dục cần thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, chuyên đề để giáo viên được học hỏi kinh nghiệm. Một trong những yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học là cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, công nghệ thông tin. Vì vậy nhà trường cần thu hút các nguồn đầu 36
- tư xây dựng, cung cấp phương tiện, công nghệ và có biện pháp sử dụng hợp lí để góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Xin chân thành cảm ơn! D. TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Các triều đại Việt Nam (Nhà xuất bản giáo dục) 2.Giáo trình Đại cương lịch sử Việt Nam (Nhà xuất bản giáo dục) 3.Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử - Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Trần Vĩnh Tường ( Nhà xuất bản đại học Quốc Gia Hà Nội) 4. Phương pháp dạy học lịch sử, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội 2003 5. Tư duy học sinh tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội 6. Những vấn đề cơ bản giáo dục hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội 1999 7. Sách giáo viên, sách hướng dẫn lịch sử 7 37
- Nhận xét của Hội đồng Khoa học đơn vị: 38
- Ngày tháng năm HIỆU TRƯỞNG 39