Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 6 yêu thích học môn ngữ văn ở bậc Trung học Cơ sở
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 6 yêu thích học môn ngữ văn ở bậc Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_6.doc
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 6 yêu thích học môn ngữ văn ở bậc Trung học Cơ sở
- người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”. Tôi thực sự xúc động khi liên tưởng tới thảm hoạ từ những trận bão đã làm cho biết bao ngư dân đi biển đánh cá không trở về; Và còn biết bao ngư dân trong 29 tỉnh và thành phố trên cả nước có biển đang hàng ngày, hàng giờ đối mặt với những hiểm hoạ bất ngờ từ biển khơi. Vì vậy trong lời giảng tôi không chỉ cho học sinh thấy đó là một hình ảnh so sánh độc đáo, thể hiện được sự đường bệ của mặt trời, không chỉ thể hiện sự say mê của tác giả trước vẻ đẹp thiên nhiên mà còn ẩn chứa một tình cảm thiết tha, một ước vọng cháy bỏng của tác giả, của mỗi con người có tình thương giữa con người với nhau: Đó là những chuyến đi biển bình yên của những ngư dân, họ sẽ trở về vẹn nguyên với những con tàu chở đầy ắp cá. Tuy nhiên, giáo viên cần chú ý không lạm dụng lời giảng, mà bỏ quên các phương pháp dạy học khác. Cần bình đúng lúc, đúng chỗ để bài giảng hiệu quả. 7.2.2.2.4. Kĩ thuật mảnh ghép Là kĩ thuật tổ chức hoạt động hợp tác giữa các cá nhân, nhóm và liên kết các nhóm nhằm giải quyết một vấn đề phức hợp kích thích sự tham gia tích cực của học sinh nhằm nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình nhận thức( Học sinh không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1 mà còn phải truyền đạt kết quả ở vòng 2) Vòng 1: hoạt động theo nhóm,mỗi nhóm một nhiệm vụ. Vòng 2: nhóm mới được thành lập với hình thức đảo nhóm để cùng thực hiện nhiệm vụ mới sau khi được trao đổi kết quả ở vòng một. Ví dụ: Khi dạy bài thơ “Lượm” tiết 99 phần đầu, có thể dùng kĩ thuật này để tìm hiểu bài như sau: Vòng 1: Giáo viên đặt câu hỏi phát hiện . Nhóm 1( Học sinh tổ 1): Tìm từ ngữ miêu tả dáng vẻ, trang phục, cử chỉ của Lượm? Nhóm 2 ( Học sinh tổ 2) Tác giả đã dùng loại từ và biện pháp tu từ nào để miêu tả Lượm? Tác dụng của chúng? Nhóm 3 ( Học sinh tổ 3): Em hiểu gì về hình ảnh “ đường vàng”? Hình ảnh ấy có ý nghĩa gì? Sau khi các nhóm thảo luận trình bày kết quả, giáo viên chốt lại kiến thức chuẩn và tiếp tục cho học sinh thảo luận vòng 2. 16
- Vòng 2: học sinh thảo luận bằng cách đảo các thành viên trong nhóm.Câu hỏi được nâng lên ở mức cảm thụ, phân tích khó hơn để nắm chắc nội dung nghệ thuật. Câu hỏi thảo luận của 3 nhóm: Qua đoạn thơ trên Lượm hiện lên trong đoạn thơ là một cậu bé như thế nào? Hình ảnh của Lượm gợi cho em suy nghĩ gì? Học sinh thảo luận, trình bày kết quả, nhận xét giữa các nhóm. Sau đó giáo viên chốt lại kiến thức chuẩn: Lượm hiện lên với dáng vẻ nhỏ nhắn, nhanh nhẹ, hồn nhiên, say mê công tác kháng chiến. Hình ảnh ấy của Lượm thật đáng yêu. Được làm việc tích cực theo nhóm, được cùng thể hiện những cảm nhận những suy nghĩ, tôi thấy học sinh rất say sưa, hào hứng tiếp thu bài. Đây là thành công lớn đối với giờ dạy. 7.2.2.2.5. Kĩ thuật viết tích cực Đây là kĩ thuật giúp học sinh bộc lộ rõ nhất năng lực cảm thụ và tiếp thu kiến thức mình. Có thể sử dụng kĩ thuật này trong giờ văn, giờ Tiếng Việt với những bài tập viết đoạn văn; giờ làm văn với kiểu bài kể chuyện tưởng tượng, Có nhiều hình thức viết như : viết cảm thụ về bài thơ, đoạn thơ hay, sáng tác thơ, viết bình luận văn học (đối với lớp 6 đây hình thức khó); viết lại, sửa lại, bổ sung lại văn bản; diễn xuôi văn bản Những hình thức viết này có thể thực hiện trong giờ kiểm tra bài cũ hoặc giờ ngoại khoá Ngữ văn. Giáo viên sẽ tổ chức thi viết có khen thưởng. Trong chương trình Ngữ văn 6 khi dạy bài “Hướng dẫn đọc thêm: Ông lão đánh cá và con cá vàng” tiết 35 giáo viên yêu cầu: hãy viết lại phần kết của truyện. Ở kì II có một số tác phẩm thơ trữ tình hiện đại giáo viên có thể sử dụng thao tác này. Chẳng hạn bài “Lượm” của Tố Hữu “Đêm nay Bác không ngủ” của Hồ Chí Minh. Đây là hai văn bản trữ tình có yếu tố tự sự rất rõ nét bởi nó có sự việc, có nhân vật. Vì vậy học sinh có thể viết thành một câu chuyện sinh động, nhất là những em học sinh khá giỏi. VD: Ví dụ bài thơ “Lượm” của Tố Hữu có thể hướng dẫn học sinh viết thành câu chuyện như sau: “Chuyện về cậu bé thiếu niên Lượm dũng cảm đã hi sinh vì đất nước mãi là kỉ niệm không phai trong lòng người dân Việt Nam. Lần đó tôi có dịp vào 17
- Huế và vô cùng may mắn, tôi được nói chuyện với một người đồng đội của Lượm. Lúc đó Lượm làm liên lạc cho đơn vị Mang Cá của bác. Nhắc đến Lượm, đôi mắt bác ánh lên niềm tự hào pha lẫn niềm tiếc thương một cậu bé vô cùng can đảm, anh hùng. Bác nhớ lại, ngày đó khi được phân công về công tác ở đồn Mang Cá, bác đã nghe mọi người hay nhắc đến cậu bé làm liên lạc rất gan dạ và anh dũng. Những lời nói đó đã khiến bác rất lưu tâm và muốn được gặp cậu bé. Hôm ấy, gặp một chú bé dáng nhỏ bé, nhanh nhẹn bác liền gọi lại và hỏi: - Cháu bé, cháu được phân công làm nhiệm vụ gì? - Cháu làm liên lạc viên chú à. - Thế có phải tên cháu là Lượm không? - Dạ thưa chú cháu tên là Lượm. Sao chú biết ạ? - À ra vậy!- Thế cháu có sợ nguy hiểm không? Chú bé nhún vai lém lỉnh trả lời: - Cháu không sợ chú ạ, cháu luôn nghĩ là làm thế nào để hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Cháu có thích công việc này không? - Cháu thích hơn ở nhà ạ. - Chú chúc cháu luôn hoàn thành nhiệm vụ. Chú bé bước đi thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, trông rất đáng yêu, và trông chú càng đáng yêu hơn, ngộ nghĩnh hơn khi trên đầu đội chiếc mũ canô với chiếc sắc đeo bên hông. Chú bé chào tôi rất nhanh và khuất dần chỉ còn tiếng huýt sáo rộn vang. Sau lần gặp gỡ đó, do bận nhiều công việc tôi quên cũng không có dịp gặp lại cậu bé. Cho đến một hôm, trở về đơn vị tôi, nhìn mặt ai tôi thấy cũng có vẻ buồn buồn, một đồng chí hỏi tôi: - Đồng chí có nhớ cháu Lượm không, cậu bé liên lạc đó? - Có! Tôi nhớ. Xảy ra chuyện gì hả đồng chí? - Cậu bé hi sinh rồi, 18
- Hôm đó, Lượm nhận nhiệm vụ đem công văn đi, mọi người đều cảnh báo với chú rằng đó là quãng đường rất nguy hiểm, có thể gặp địch phục kích, nhưng chú không hề tỏ ra sợ hãi, còn nói: - Em không sợ đâu. Chúng nó mà xông ra em sẽ đánh cho tơi bời. Nói xong chú thản nhiên đút công văn vào sắc thoăn thoắt bước đi, mồm lại huýt sáo vang rộn. Từ xa tôi trông theo vẫn thấy cái mũ ca lô nhấp nhô trên đồng lúa như thể cháu vừa đi vừa nhảy, vừa huýt sáo vậy. Bỗng từ phía đồn địch một chớp đỏ lóe lên rồi một tiếng nổ vọng lại, Cái mũ ca lô biến mất. Khi chúng tôi tìm đến thì cháu đá hi sinh. Máu đỏ thấm ướt ngực cháu, nhưng nét mặt thanh thản như là đang ngủ, một tay nắm chặt bụi lúa bên đường. Đồng lúa đang trổ đòng đòng, hương thơm ngào ngạt như ấp cho cháu ngủ. Tin cháu Lượm hi sinh làm tôi xót xa bàng hoàng. Từ độ kháng chiến đến nay tôi đã nghe nhiều tin tức hi sinh của đồng bào đồng chí, nhưng tin cháu Lượm bỏ mình làm tim tôi xao xuyến mãi. Cháu còn bé bỏng quá, vô tư quá, đã hiểu thế nào là sống chết đâu. Nghe bác kể đến đó, trước mắt tôi bỗng hiện lên hình ảnh một chú Lượm nhỏ bé, đeo cái xắc xinh xinh, đội cái mũ ca lô lệch, vừa huýt sáo vừa nhảy tâng tâng như con chim chích của vườn ruộng Việt Nam.” Qua hình thức viết sáng tạo các em không chỉ bộc lộ rõ năng lực cảm thụ và tiếp thu kiến thức mình mà còn hình thành một số kĩ năng hữu ích khi viết văn tự sự. Các em sẽ thấy viết văn tự sự, việc tạo sự việc thể hiện lời kể, lời thoại không khó. Từ đó các em sẽ hào hứng với tiết học phần Tập làm văn hơn. 7.2.2.3 Tích cực, chủ động sử dụng các dụng cụ trực quan, phương tiện kĩ thuật hiện đại Dụng cụ trực quan và kĩ thuật hiện đại là tranh ảnh, biểu bảng và máy tính, máy chiếu, đặc biệt là công nghệ thông tin . Trong dạy học hiện đại, đây là những phương tiện tạo nên hứng thú học tập của học sinh hiệu quả nhất, tác động rõ nhất đến các giác quan của các em. 7.2.2.3.1. Đồ dùng trực quan Ví dụ: Tranh dạy bài “Con Rồng – cháu Tiên”, hay “ Bánh chưng – bánh giầy”, với những hình ảnh tiêu biểu sau. 19
- Hình 1: Hình ảnh năm mươi con theo mẹ lên rừng, năm mươi con theo cha xuống biển.(“Con Rồng – cháu Tiên” , tiết 1 ) Hình 2: Hình ảnh Lang Liêu làm bánh lễ Tiên Vương (“ Bánh chưng, bánh giầy” tiết 2) Hay, khi dạy bài “Cô Tô” tiết 103, 104 tôi phóng to và sử dụng kỹ thuật tô màu từ máy Photo Copy, bức tranh trở nên đẹp đẽ, sống động với hình ảnh núi đảo xanh mượt, nước biển lam biếc, đậm đà, và mặt trời như lòng đỏ quả trứng 20
- tươi tắn và đầy sức sống trong buổi bình minh. Quan sát tranh, học sinh cảm nhận rõ và sâu sắc cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt của người nông dân ở vùng biển - đảo mà các em học sinh sống ở đất liền khó hình dung nếu không có tranh, ảnh minh họa 7.2.2.3.2 Sử dụng công nghệ thông tin và thiết bị dạy học hiện đại Việc ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp trong dạy văn sẽ mang lại hiệu quả tích cực. Có thể thấy ngày nay, máy tính và Internet trở thành đồ dùng trực quan sinh động và hiện đại nhất. Trước hết, chúng ta có thể khai thác và sử dụng trang Google trên Internet để tìm kiếm thông tin, hình ảnh cần thiết cho từng bài học và cho học sinh thấy trực tiếp trong quá trình giảng (bài giảng được thiết kế bằng phần mềm Powerpoint, Violet). Hạnh phúc thay khi giáo viên và người học chỉ cần click chuột là cả một thế giới sinh động hiện ra, vượt ra khỏi sự hạn chế về không gian và thời gian. Ví dụ khi dạy bài “Động Phong Nha” tiết 129, 130, vẻ đẹp thần tiên của một kỳ quan, một di sản thiên nhiên thế giới hiện ra trong nhưng hình ảnh: Hình 3: Đường vào Động Phong Nha 21
- Hình 4: Thạch nhũ trong động phong Nha Tôi dạy tiết học này bằng giáo án điện tử, kết hợp với băng hình ghi lại vẻ đẹp của động Phong Nha cho học sinh xem. Học sinh vô cùng thích thú, trầm trồ tấm tắc khen ngợi. Cùng với giáo án điện tử, giáo viên có thể sử dụng phần mềm ConceptDraw MINDMAP 5 Professional (Bản đồ tư duy) để mã hoá các kiến thức giúp học sinh dễ thuộc, dễ nhớ, nhớ lâu kiến thức hơn. Phần mềm này có thể được sử dụng và khai thác hiệu quả khi giáo viên tổng kết bài học, hoặc khi dạy các tiết ôn tập, tổng kết. Ví dụ: Khi dạy bài “Ôn tập Tiếng Việt” tiết 66 sử dụng phần mềm này để minh hoạ phần "Từ tiếng Việt" (theo cấu tạo) rất hiệu quả bằng “Bản đồ tư duy” kiến thức sau: 22
- Hình 5: Bản đồ tư duy về từ tiếng Việt (theo cấu tạo) Bên cạnh đó giáo viên có thể phần mềm Potatoes (trò chơi ô chữ) để kích thích tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong tiếp thu kiến thức, tránh sự nhàm chán, khiên cưỡng. Với trò chơi ô chữ, giáo viên có thể sử dụng linh hoạt trong cuối các tiết học. Với việc lần lượt trả lời các câu hỏi để tìm ra ô chữ hàng ngang, hàng dọc các em sẽ được khắc sâu kiến thức của bài học. Ví dụ: khi dạy tiết “Ôn tập truyện dân gian” tiết 54, 55 giáo viên có thể sử dụng trò chơi này để tổng kết kiến thức như sau: 23
- Hình 6: Ô chữ phần tổng kết văn học dân gian Rõ ràng, đồ dùng trực quan và kĩ thuật hiện đại là một điều kiện cần thiết để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Giáo viên biết kết hợp đồ dùng trực quan và kĩ thuật hiện đại với các phương pháp khác sẽ tạo nên hứng thú học tập cho học sinh trong giờ Ngữ văn. 7.2.2.4 Coi trọng và nâng cao chất lượng các tiết thực hành: Hoạt động tập làm thơ, hoạt động Ngữ văn thi kể chuyện và chương trình địa phương Trong chương trình Ngữ văn đây là những đơn vị kiến thức mới. Thời lượng dành cho các tiết học này không nhỏ trong các khối lớp. Với lớp 6: Hoạt động Ngữ văn thi kể chuyện: 2 tiết ( tiết 70,71) Tập làm thơ 4 chữ và thi làm thơ 5 chữ: 2 tiết ( tiết 102, 108) Chương trình địa phương: 3 tiết ( tiết 69,87,139) 24
- Trong sự nhìn nhận của trò đây là những giờ không quan trọng nên không chú ý học, không chuẩn bị bài. Một số thầy cô giáo cũng chưa thực sự đầu tư cho tiết học. Tuy nhiên qua quá trình dạy tôi thấy nếu dạy tốt giờ học này học sinh, vừa hào hứng học tập,vừa nâng cao khả năng cảm thụ, tìm hiểu khám phá các kiến thức trong sách vở và trong cuộc sống xung quanh. Với những tiết “Hoạt động Ngữ văn: thi kể chuyện” ở lớp 6 thật dễ tổ chức bởi các em vừa học phần văn với hàng loạt các tác phẩm tự sự; hơn nữa trong phần Tập làm văn các em cũng đã học về văn tự sự với kiểu bài kể chuyện đời thường và kể chuyện tưởng tượng. Vì vậy tiết học này giáo viên có thể cho học sinh thi giữa các nhóm, giữa các tổ hoặc giữa các lớp theo một chủ đề nào đó. Có thể kể diễn cảm một câu chuyện dân gian đã học; có thể nhập vai một nhân vật trong chuyện cổ tích và kể lại truyện Giáo viên có thể chuẩn bị những món quà nhỏ thưởng cho những em thể hiện xuất sắc. Với hình thức thi như vậy học sinh rất hào hứng tham gia. Hình thức tổ chức giờ Tập làm thơ cũng vậy, giáo viên dạy các em những kiến thức cơ bản về thể thơ 4 chữ, 5 chữ, đọc mẫu rồi hướng dẫn khích lệ các em thi làm thơ. Các bài thơ hay sẽ đóng quyển in thành tập san của lớp, của trường. Được thể hiện tâm tư tình cảm cảm xúc của mình như một nhà thơ thực thụ các em rất tự tin, hãnh diện từ đó hứng thú học văn tăng lên. Còn các bài Chương trình địa phương, giáo viên cũng có thể linh hoạt vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học để bài học đạt hiệu quả cao. Ở các tiết học này chủ yêu giáo viên khích lệ các em hứng thú tìm hiểu, học hỏi. Chẳng hạn khi dạy bài “Chương trình Ngữ văn địa phương” tiết 69, giáo viên khích lệ các em sưu tầm, tìm hiểu các truyện dân gian ở địa phương mình qua ông bà, cha mẹ, sách báo của địa phương. Qua quá trình tìm đọc, nghe ấy, các em không chỉ biết thêm được những tác phẩm văn học mà lớn hơn thế các em hiểu rõ hơn về suy nghĩ, tình cảm của ông cha mình từ đó bồi đắp trong các em lòng tự hào và tình yêu quê hương sâu sắc. 7.2.2.5 Đánh giá chính xác, khách quan kết quả học tập của học sinh Kiểm tra đánh giá là một khâu không kém phần quan trọng tạo nên hứng thú học tập cho học sinh. Dạy Ngữ văn đã là khó, việc đánh giá bài làm của học sinh cũng không kém phần khó khăn, vất vả. Với các môn khoa học khác, nhất là các môn khoa học tự nhiên, không chỉ người thầy dạy mà ngay cả học sinh 25
- sau khi làm bài xong cũng có thể đánh giá gần như chính xác kết quả. Còn sự đánh giá cho điểm ở bài tập làm văn lại không đơn giản như vậy. Từ thực tế trên, tôi thấy không thể xem nhẹ khâu đánh giá bài làm của học sinh. Ngược lại, giáo viên cần coi đây là khâu quan trọng, song song với việc đổi mới phương pháp dạy học. Theo tôi, khi chấm bài giáo viên cần chú ý một số điểm sau: Thứ nhất, trước khi chấm, giáo viên nên đưa ra một mẫu biểu điểm nhưng linh hoạt với những bài làm có tính sáng tạo, có dấu ấn cá nhân. Thứ hai, Khi chấm bài, cần có sự phân loại đánh giá bài làm ở hai cấp độ: Đủ ý về nội dung và nghệ thuật và giọng điệu, cảm xúc, cảm thụ văn chương tốt. Thứ ba, lời phê cho bài làm của học sinh cũng không kém phần quan trọng. Lời phê cần ngắn gọn nhưng rõ ràng, giúp học sinh nhận ra ưu điểm hay khuyết điểm của mình để khắc phục. Cần khen chê hợp lí. Để cho học sinh có hứng thú chờ đợi giờ trả bài và xem lời phê của cô, chứ không phải chỉ để ý đến điểm mà không quan tâm đến sai sót trong bài làm. Trên đây là một số giải pháp tôi đã thực hiện nhằm tạo ra hứng thú cho học sinh. Những giải pháp này được thực hiện đồng bộ với các giải pháp khác của nhà trường. Qua quá trình vận dụng, kiểm nghiệm tôi đã thấy sự biến chuyển rõ nét trong nhận thức và thái độ học tập môn Ngữ văn của học sinh. 8. Những thông tin cần bảo mật: Không. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến : Các em học sinh khối 6, thiết bị dạy học, sách giáo viên, sách giáo khoa Ngữ văn 6, phân phối chương trình giảng dạy Ngữ văn 6, các tài liệu tham khảo. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 10.1.1. Đánh giá chung. Qua một năm học áp dụng các biện pháp trên đây tôi đã thấy sự thay đổi : 26
- Hầu hết học sinh trong hai lớp tôi dạy Ngữ văn đều có hứng thú học môn Ngữ văn. Từ các em học sinh vốn lười học, ngại học môn Ngữ văn hoặc nhút nhát đều tự tin phát biểu ý kiến, chủ động trao đổi với cô những vấn đề còn thắc mắc. Những giờ học Ngữ văn luôn được các em chờ đợi và hào hứng đón nhận, tham gia tìm hiểu bài học. Giờ học Ngữ văn đều trở nên thú vị, hấp dẫn hơn Kết quả các bài kiểm tra của các em tốt hơn, nhiều điểm cao hơn. Không chỉ thế việc học tốt môn Ngữ văn giúp các em sống yêu đời hơn, trong các hoạt động ngoài giờ, văn hoá văn nghệ, năng lực của học sinh được nâng cao hơn. Rõ ràng việc học tốt môn Ngữ văn giúp các em học tốt các môn học khác và hoàn thiện nhân cách bản thân. 10.1.2. Kết quả cụ thể Bảng 3: Kết quả bài kiểm tra Điểm Giỏi Điểm Khá Điểm TB Điểm Yếu Lớp Sĩ số SL % SL % SL % SL % 6A 35 6 17,14 22 62,85 6 17,14 1 2,85 6B 36 4 12,90 19 52,77 11 30,55 2 5,55 Tổng 71 10 14,08 41 57,74 17 23,94 3 4,22 số Bảng 4: Kết quả điều tra học sinh về thái độ học tập môn Ngữ văn Với câu hỏi: “Em thích học môn Ngữ văn ở mức độ nào? Phương án trả lời: “Thích - Bình thường - Không thích” Thích Bình thường Không thích Lớp Sĩ số SL % SL % SL % 6A 35 25 71,42 8 22,85 2 5,71 6B 36 23 63,88 10 27,77 3 8,33 Tổng 71 48 67,60 18 25,35 5 7,04 27
- 10.1.3. Nhận xét kết quả Rõ ràng, sau khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, hứng thú học tập Ngữ văn của các em tăng lên (Từ 15,49% “Thích” học môn Ngữ văn tăng lên 67,60%) và kết quả học tập môn Ngữ văn của hai lớp 6A và 6B đã có sự tiến bộ rõ rệt (từ 36,04% “Khá”, “Giỏi” tăng lên 71,82%). Có hứng thú học tập giúp học sinh học Ngữ văn tốt hơn, giảm bớt tình trạng căng thẳng, áp lực về thời gian học, về lượng kiến thức. Rèn luyện một số đức tính như lòng nhân ái, tính trung thực, sự kiên trì lòng dũng cảm ; phát triển trí tưởng tượng, óc sáng tạo để từ đó giúp các em biết phân biệt cái sai, cái tốt, cái xấu, biết hướng tới giá trị thẩm mĩ, có năng lực sử dụng ngôn ngữ, biết tích luỹ vốn tri thức và vận dụng trong giao tiếp ở mọi hoàn cảnh khác nhau. Từ đó các em vừa hoàn thiện nhân cách vừa rèn luyện, nâng cao kỹ năng giao tiếp, kĩ năng sống . Với việc thực hiện các biện pháp đã nêu trong đề tài đã giúp tôi nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao hiệu quả giờ dạy môn Ngữ văn. Tích cực bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ bằng cách thăm lớp dự giờ học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, tìm đọc nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến kiến thức bài giảng. Có thói quen vận dụng linh hoạt các biện pháp, phương pháp dạy học đó trong các giờ dạy. Cũng từ đó tôi thấy tự tin hơn trong mỗi giờ dạy, say nghề, yêu nghề hơn. Như vậy, việc tạo hứng thú học Ngữ văn cho học sinh ở trường THCS có tầm quan trọng trong dạy học nói chung và dạy Ngữ văn nói riêng. Với những kinh nghiệm trên khi áp dụng trong giảng dạy học sinh lớp 6 cho thấy: những biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 6 trong học môn Ngữ văn mà tôi đã thực hiện có tính khả thi, có thể vận dụng trong thực tiễn giảng dạy môn Ngữ văn ở các khối lớp trong chương trình THCS. Dạy văn là một nghề công phu khó nhọc, tạo hứng thú học văn cho học sinh là một việc làm không dễ nhưng không phải là việc làm không thể thực hiện được.Với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi đã thực hiện đề tài: “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 6 yêu thích học môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở”. Trong khuôn khổ đề tài này tôi không có tham vọng nêu ra hết những biện pháp tạo hứng thú học Ngữ văn cho học sinh mà chỉ là một số kinh nghiệm rút ra trong quá trình giảng dạy. Do trình độ còn hạn chế, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự chỉ dẫn và góp ý của các cấp quản lí, của đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn, giúp tôi hoàn thành 28
- tốt nhiệm vụ “trồng người” vinh quang, góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục đào tạo trong thời kỳ đổi mới của đất nước. Bài học kinh nghiệm. Thường xuyên tham dự hội thảo chuyên đề bộ môn văn trong từng năm để có dịp trao đổi kinh nghiệm, bàn luận tìm ra biện pháp tối ưu, tích cực nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. Đầu tư trang thiết bị, dụng cụ trực quan, đặc biệt là đầu tư công nghệ thông tin nhiều hơn, đầy đủ hơn để hỗ trợ cho giảng dạy môn Ngữ văn. Luôn có ý thức trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, tìm tòi đổi mới phương pháp linh hoạt trong quá trình giảng dạy. Quan tâm, tìm hiểu, theo dõi tâm lí, thái độ của học sinh để có những biện pháp, phương pháp điều chỉnh kịp thời trong giảng dạy. Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với phụ huynh học sinh để tìm hiểu, nắm bắt kịp thời tình hình học tập của các em./. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân. - Học sinh hiểu bài hơn yêu thích môn học hơn(bảng kết quả khảo sát ở trên) 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Số Tên tổ chức/cá Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT nhân áp dụng sáng kiến 1 Học sinh lớp 6A Trường THCS Học sinh bậc THCS 2 Học sinh lớp 6B Trường THCS Học sinh bậc THCS Vĩnh Tường, tháng 2 năm 2018. Vĩnh Tường, tháng 2 năm 2018 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến (Ký tên, đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ tên) 29
- Tµi liÖu tham kh¶o 1. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thuỷ, “Sử dụng bản đồ tư duy góp phần tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh”, Tạp chí Khoa học giáo dục, số chuyên đề thiết bị dạy học, 2009. 2. Phan Trọng Luận, Trương Đình, Nguyễn Thanh Hùng, Phương pháp dạy học văn, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 1996. 3. Phan Trọng Ngọ, Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội, 2005. 4. Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên) Sách giáo khoa Ngữ văn 6, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2010. 5. Thiết kế bài giảng và tác phẩm văn chương trong nhà trường, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1998. 6. Phan Thị Ngọc Trâm (Chủ biên), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ văn trung học cơ sở, Tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2010. 7. Một số trang Web trên mạng Internet. 30