Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập môn Giáo dục công dân
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập môn Giáo dục công dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_cua_ho.docx
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập môn Giáo dục công dân
- 9 - Rèn cho học sinh tính mạnh dạn, tự tin khi đứng trước đông người. - Đóng vai giúp học sinh thực hành những kĩ năng trong môi trường an toàn, được giám sát trước khi xảy ra các tình huống thực. - Đóng vai khích lệ thay đổi thái độ, hành vi của người học theo hướng định trước. Ta có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn. - Phương pháp đóng vai buộc giáo viên và học sinh phải dành thời gian để chuẩn bị bài trên lớp. điều đó sẽ nâng cao được hiệu quả giờ dạy, học bộ môn. * Các bước tiến hành: Phương pháp đóng vai có thể thực hiện dưới dạng hoạt cảnh tình huống để giới thiệu bài hay để tìm hiểu mục đặt vấn đề, để tìm hiểu nội dung bài nội dung bài hoặc để củng cố bài học. Nghĩa là ở mỗi phần của bài học chúng ta đều có thể sử dụng phương pháp đóng vai tuỳ theo nội dung và mục đích của bài dạy và phương pháp sắm vai có thể áp dụng hầu hết các bài trong môn GDCD lớp 8 * Để phương pháp đóng vai thực sự có hiệu quả ta cần tiến hành theo các bước: Bước 1. Giáo viên giới thiệu tình huống vào cuối tiết học tuần trước để học sinh các tổ nhóm xây dựng kịch bản và phân công sắm vai. Bước 2: Thể hiện kịch bản (tình huống) Bước 3:GV đặt câu hỏi Bước 4: Học sinh trả lời nhận xét Bước 5: Giáo viên nhận xét đánh giá, rút ra bài học. * VÍ DỤ MINH HỌA: Bài : Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.- GDCD 9. - GV đưa tình huống cho HS chuẩn bị ở nhà vào tiết trước. - GV phân công học sinh sắm vai - HS thể hiện tình huống Tình huống: Cô giáo mới tốt nghiệp sư phạm về dạy trường THCS. Buổi đầu vào lớp làm quen với học sinh, cô hỏi:
- 10 Cô: Các em hãy cho cô biết ba, mẹ các em làm nghề gì? Tuấn: Thưa cô bố em là giám đốc công ty giày da, mẹ em là thư kí điện máy ạ! Hùng: Thưa cô bố em là kĩ sư nông nghiệp, mẹ là giáo viên ạ! Hà: Cũng rất nói rất hồn nhiên. Thưa cô bố mẹ em đều là công nhân vệ sinh ạ! Trong lớp bổng rộ lên những riếng cười. Hà ngơ ngác nhìn các bạn rồi như hiểu ra, Hà rơm rớm nước mắt. Cô: Bước đến bên đặt tay lên vai Hà âu yếm. Cảm ơn bố mẹ em những người lao động đã giữ cho thành phố ta luôn sạch đẹp, không có nghề gì tầm thường chỉ có những kẻ lười biếng mới đáng xấu hổ Một không khí im lặng bao trùm cả lớp, những em cười to nhật lúc này cúi mặt ngượng ngùng. Một em đứng dậy Thưa cô chúng em thật có lỗi, chúng em xin lỗi cô và bạn Hà - Giáo viên đặt câu hỏi: ? Em hãy phân tích thái độ thiếu tôn trọng người khác của các bạn trong lớp 8a? ? Khi nhận ra lỗi mình các bạn đã làm gì? ? Qua tình huống này chúng ta rút ra bài học gì cho bản thân để tiếp nối truyền thống của dân tộc?? HS trả lời và nhận xét GV nhận xét kết luận và ghi nội dung bài b. Phương pháp tổ chức trò chơi: * Đặc điểm phương pháp tổ chức trò chơi: Trong mỗi bài GV cần tổ chức trò chơi để gây hứng thú, phát huy được tính chủ động tích cực, nâng cao sự chú ý, rèn luyện kĩ năng ứng xử giao tiếp, học sinh có thể tìm hiểu thêm về biểu hiện của chuẩn mực đạo đức, hay hành vi thực hiện pháp luật hoặc củng cố kiến thức, bày tỏ những ước mơ, tương lai, nguyện vọng của các em Căn cứ vào mục tiêu, nội dung bài học GV sáng tạo trò chơi: Chúng ta có nhiều cách tổ chức trò chơi như: “ nhanh tay, nhanh mắt”, “ hái hoa dân chủ”, “ Tiếp sức”, “ thử làm nhà báo”, “ giải đáp ô chữ”, Nhưng với chuyên
- 11 đề này tôi giới thiệu 2 trò chơi cơ bản là: “ Tiếp sức”, “ thử làm nhà báo” vì trò chơi này có thể áp dụng hầu hết các bài trong môn GDCD . * Tác dụng của phương pháp tổ chức trò chơi: Khi sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi trong bộ môn giáo dục công dân, có những tác dụng sau: - Phương pháp tổ chức trò chơi giúp lớp học sôi nổi, và tạo sự chú ý cho người học. - Rèn cho học sinh tính mạnh dạn, tự tin của các em khi trình bày vần đề nào đó. - Giáo viên biết cách điều chỉnh hành vi, suy nghĩ sai lệch, hướng các em thắp sáng ước mơ. - Giúp HS khắc sâu kiến thức và nhớ lại kiến thức đã học, đồng thời các em tích cực hơn trong học tập. - Tăng cường khả năng giao tiếp giữa học sinh với học sinh và giữa học sinh với mọi người. * Để phương pháp tổ chức trò chơi thực sự có hiệu quả ta cần quy định luật chơi: b.1. Đối với trò chơi tiếp sức: + Lớp học có thể chia làm 2 hoặc 4 nhóm (tùy theo đặc điểm của lớp), mỗi nhóm cử 1 thành viên lên ghi biểu hiện sau đó chạy về chỗ để bạn khác tiếp tục khi hết thời gian mà giáoviên quy định, nhóm nào tìm được nhiều biểu hiện thì nhóm đó thắng. + GV quy định thời gian thảo luận tìm biểu hiện và thời gian chơi. + GV đặt câu hỏi. + Khi thời gian bắt đầu thì trò chơi được tiến hành. Lưu ý: Phương pháp này chúng ta có thể tổ chức xen kẻ nội dung giữa bài hoặc ở cuối bài ở mục củng cố. * VÍ DỤ MINH HỌA. Bài : Làm việc có năng xuất, chất lượng, hiệu quả.- GDCD 9. - GV quy định luật chơi - Giáo viên : Chia lớp làm 2 đội A và B (chia 2 cột : cột A ,cột B ).
- 12 - Quy định thời gian - GV đặt câu hỏi: Tìm những biểu hiện làm việc có năng xuất, chất lượng, hiệu quả trong học tập? - HS tiến hành thi nhau tìm biểu hiện - Hết thời gian giáo viên tổng kết và tuyên dương đội giành chiến thắng - GV giáo dục học sinh cần rèn luyện và phát huy làm việc có năng xuất, chất lượng, hiệu quả trong mọi công việc cũng như trong học tập. b.2. Đối với trò chơi thử làm nhà báo: + Cử 1 em đại diện làm MC. + HS có thể thay nhau làm nhà báo phỏng vấn các bạn . + GV gợi ý học sinh đặt câu hỏi khi phỏng vấn. + HS được phỏng vấn đứng dậy trả lời những câu hỏi mà nhà báo phỏng vấn. + GV nhận xét chung và dặn dò cho tiết sau. Lưu ý: Phương pháp này chúng ta có thể tổ chức vào ở cuối bài ở mục củng cố. * VÍ DỤ MINH HỌA. Bài: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.- GDCD9. MC: Hôm nay lớp chúng ta có nhà baó đến phỏng vấn chúng ta về vấn đề phòng chống tệ nạn xã hội. Đề nghị chúng ta hoan nghên Nhà báo: Xin chào các bạn! ? Bạn hiểu như thế nào về tệ nạn xã hội? ? Tác hại của tệ nạn xã hội đối với bản thân người mắc tệ nạn là gì? ? Vậy còn đối với gia đình và cộng đồng có tác hại như thế nào? ? Bạn có biết hiện nay địa phương ta có bao nhiêu người nhiễm HIV/ AIDS? Lần lược HS lên trả lời. GV nhận xét chung và dặn dò cho tiết sau: - Về học kĩ bài phòng chống tệ nạn xã hội. - Về làm các bài tập còn lại trong SGK.
- 13 - GV đưa tình huống: T là sinh viên năm thứ 2 của một trường đại học. Mẹ bị liệt, bố lo kiếm sống để nuôi gia đình và hai đứa con ăn học. Nghĩ rằng T là sinh viên nên T tự giác học tập. Thế nhưng, T lại bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo vào con đường nghiện ngập rồi nhiễm HIV. Căn bệnh thế kỉ đã cướp đi tuổi thanh xuân của T. - GV phân công HS tự xây dựng kịch bản và đặt câu hỏi dựa trên tình huống để tiết sau sắm vai HS tìm hiểu trước HIV/ AIDS là gì? Những nguyên nhân nào dẫn đến HIV/ AIDS c. Phương pháp thảo luận nhóm. Trong quá trình giảng dạy bản thân rút ra được một số phương pháp có thể coi là mang lại kết quả rất cao trong tiết dạy, học sinh nắm được vấn đề nội dung đạt khoảng 85% đến 90%. Đó là phương pháp thảo luận nhóm nhỏ. Thảo luận theo nhóm nhỏ ( khoảng từ 4- 8 HS) cùng nhau làm việc và thảo luận về một chủ đề, một tình huống học tập nào đó. Thảo luận theo nhóm nhỏ là một trong các phương pháp mang lại hiệu quả cho học sinh tiếp thu kiến thức. * Ưu điểm: Tăng cường tối đa cơ hội để học sinh trong lớp được làm việc và thể hiện khả năng của mình, phát huy cao tinh thần hiểu biết, học hỏi và khả năng hợp tác, thi đua giữa các thành viên trong lớp. Không khí làm việc sôi nổi, giáo viên có cơ hội thu được thông tin phản hồi từ học sinh nhiều hơn. Tăng cường tính tích cực học tập của học sinh nhiều hơn. * Ví dụ: Bài 4 :”Bảo vệ hòa bình” – GDCD 9 Để các em trao đổi những suy nghĩ của mình, đồng thời khắc sâu kiến thức cho bản thân, giáo viên có thể cho các em thảo luận nội dung câu hỏi. Giáo viên sử dụng máy chiếu, đưa lên nội dung câu hỏi để các em hiểu nội dung mà mình thảo luận. (Theo em, muốn giữ được nền hòa bình thì mỗi chúng ta cần phải làm gì?), có thể mời bất kỳ em nào trong nhóm để trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, sau đó giáo viên chốt lại nội dung thảo luận và có thể kết hợp
- 14 với công nghệ thông tin cho các em quan sát trực quan bằng tranh ảnh cụ thể của về chiến tranh, háy cảnh hòa bình yên ổn . Hay giáo viên nêu lên một vấn đề có thực trong cuộc sống để các em suy nghĩ, thảo luận tìm cách giải quyết. Thông qua đó giáo dục các em về tấm quan trọng của việc bảo vệ hòa bình. Tuy nhiên nó cũng còn có những hạn chế nếu giáo viên không làm tốt. Các nhóm và cá nhân trong nhóm dễ bị chệch hướng với chủ đề ban đầu, tốn nhiều thời gian hơn. Hiệu quả thảo luận nhóm nhỏ phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần tham gia của các thành viên trong nhóm, trong khi đó thì cơ hội để học sinh trở thành “ người ngoài cuộc” cũng nhiều hơn. Làm việc theo nhóm nhỏ gây hưng phấn hoạt động rất cao cho các thành viên trong nhóm tuy nhiên nó cũng dễ tạo ra tình trạng mệt mỏi, trì trệ. Chính vì vậy để thảo luận nhóm nhỏ mang lại hiệu quả cao, trong quá trình giảng dạy bản thân đã rút ra được kinh nghiệm. Có thể nói việc tổ chức thảo luận có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của người điều khiển, người điều khiển có thể là trọng tài phân xử ý kiến của các học sinh, cũng có thể là người định hướng, dẫn dắt học sinh khám phá và phát hiện những điều mới trong các ý kiến khác với mình. Sự thành công của cuộc thảo luận phụ thuộc rất nhiều vào thái độ và nghệ thuật dẫn dắt của người điều khiển. Trong đó câu hỏi được coi là phương tiện trong việc điều khiển thảo luận, các câu hỏi nên dựa vào thực tế, vốn kinh nghiệm đã có của học sinh, tránh sử dụng các câu hỏi hàm ý, mỉa mai, xúc phạm người trả lời khi các em có câu trả lời chưa đúng. Để khuyến kích học sinh tham gia thảo luận, xoá bỏ những cản trở về tâm lý của học sinh, người điều khiển nên biết thể hiện thái độ của mình chẳng hạn mặt thân thiện, gật đầu tán thưởng, đến gần các em trả lời và sử dụng nhiều câu khích lệ, động viên. Lời nói mạnh mẽ, hùng hồn thể hiện sự quan tâm, nhiệt tình trao đổi .vv. Để năng cao chất lượng giảng dạy, giáo viên cần có khả năng hiểu biết về phương diện của kiến thức, phải có khả năng truyền đạt kiến thức đến học sinh một cách hiệu quả, phải trao dồi kiến thức thường xuyên phải biết chuyển tiếp
- 15 những kiến thức sư phạm thành những ví dụ thực tế là nhà giáo thì phải tận tâm với nghề, thân mật, gần gũi giúp đỡ học sinh, thúc đẩy tinh thần học tập hăng say đồng thời không ngừng đổi mới, bổ sung, cải tiến và hoàn thiện phương pháp giảng dạy để thích ứng với một nền giáo dục đang thay đổi hiện nay, nếu làm được như thế thì phương pháp thảo luận nhóm nhỏ nó sẽ mang lại hiệu quả rất cao trong tiết dạy của mình. d. Kết hợp đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy. Và mọi người chúng ta có lẽ cũng biết ngày nay công nghệ thông tin là một thành phần quan trọng và không thể thiếu trong trường học. và đặc biệt công nghệ thông tin phục vụ trong việc giảng dạy đối với bộ môn Giáo dục công dân nói riêng, theo quan sát và theo dõi trong quá trình bản thân ứng dụng vào trong những tiết giảng dạy bằng máy chiếu, học sinh học rất tích cực và hăng say, điều đặc biệt là trong sử dụng máy chiếu phương pháp mang lại bài dạy hay và có sự lôi cuốn học sinh học tích cực không thể nói đến phưong pháp sử dụng đồ dụng trực quan (quan sát tranh ảnh cụ thể trong thực tế), và đây cùng là phương pháp không thể thiếu trong bộ môn Giáo dục công dân. Việc áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nói chung và trong môn GDCD nói riêng có vai trò quan trọng , to lớn trong thành công của bài học. Nó giúp học sinh thêm năng động, sáng tạo hơn khi được nhìn , được quan sát trực quan. Việc học tập vì thế cũng có kết quả cao hơn. Ví dụ: Dạy bài 17 “Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc”. (lớp 9) Ở bài này thì giáo viên có thể vào bài bằng cách sử dụng đồ dùng trực quan (tranh ảnh cụ thể), để truyền thụ, Một số chiến sỹ đã tình nguyện tham gia vào quân đội để bảo vệ tổ quốc vv
- 16 Sau đó, hỏi học sinh cả lớp, hình ảnh mà các em vừa xem nói về vấn đề gì? Vấn đề đó quan trọng như thế nào đối với mỗi quốc gia dân tộc? Sau khi học sinh trả lời xong giáo viên nhận xét, rút ra kết luận để vào bài. Hình ảnh mà các em vừa xem thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân trong việc gữi gìn và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa,. Vậy bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm của ai? Bao gồm những nhiệm vụ gì? Nhà nước ta có những biện pháp gì để bảo vệ tổ quốc? Hay ví dụ: Dạy bài “Năng động sáng tạo” (lớp 9). Có thể giáo viên kết hợp với công nghệ thông tin cho các em xem những tấm gương Năng động, sáng tạo, có tinh thần vượt khó, có bản lĩnh giám đương đầu với những khó khăn thử thách của cuộc sống nên luôn thành công trong cuộc sống cụ thể giáo viên có thể lấy những tấm gương tiêu biểu nhất. Nguyễn Ái Quốc
- 17 Cho các em quan sát hình ảnh của Bác, từ đó giáo viên giáo dục các em và liên hệ thực tế để các em thấy được chúng ta có cuộc sống như ngày hôm hay là có sư đóng góp và công lao rất lớn của Người. Bác,“ Chỉ biết quên mình cho tất cả”, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, đồng thời cũng là nhà giáo. Suốt đời Bác nêu tấm gương sáng ngời về người thầy được toàn dân tộc và cả loài người tiến bộ noi theo. Qua đó để giáo dục các em phải biết có tính tự lập ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, trong học tập, công việc và sinh hoạt hằng ngày, hoặc giáo viên có thể lấy một hình ảnh mang lại niềm vinh dự cho đất nước Việt Nam nhờ có tinh thần tự lập rất cao. GS Ngô Bảo Châu – Niềm tự hào của người Việt Nam Hoặc những hình ảnh tấm gương vượt khó trong học tập, trong cuộc sống đã mang lại thành quả cho chính bản thân mình, gia đình và đem lại niềm vinh dự cho đất nước Việt Nam.
- 18 Thầy Nguyễn Ngọc ký – Nhà giáo Ưu tú – Nhà văn đầu tiên viết bằng chân. Qua đó các em sẽ tận mắt thấy được những kiến thức và học sinh sẽ hiểu được giá trị của năng động sáng tạo trong cuộc sống như thế nào. Và các em sẽ hiểu được mình nên làm gì. Hay ở tiết ngoại khoá về chủ đề bảo vệ môi trường. Giáo viên có thể lấy những hình ảnh thực tế của đia phương về vấn đề ô nhiễm môi trường để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ở học sinh. III.HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 1. Hiệu quả về kinh tế: không có. 2. Hiệu quả về xã hội (chất lượng giáo dục). Việc nâng cao chất lượng bộ môn là một trong những vấn đề quan trọng trong nhà trường hiện nay. Xác định được nhiệm vụ trên bản thân cố gắng, nổ lực, phấn đấu trong giảng dạy, học hỏi tìm tòi, sáng tạo, qua việc ứng dụng đổi mới phương pháp, tạo được không khí học tập sinh động, thoải mái, nhẹ nhàng, HS thích học môn GDCD, nhất là tham các trò chơi, biết tự đặt ra tình huống sắm vai, tự học ở nhà, tự giải quyết tình huống . Học sinh có ý thức tôn trọng
- 19 kỉ luật, giữ gìn vệ sinh cá nhân. Biết làm nhiều việc tốt như nhặt được của rơi trả lại cho người mất, biết đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Nhìn chung so với trước HS đã biết vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống rõ nét hơn * Năm học 2019 - 2020: Theo thống kê đầu năm lớp 9 có 105 học sinh . Hầu hết các em đều tiến bộ và có ý thức vươn lên trong học tập, rèn luyện, tích cực học tập môn GDCD. Cụ thể như sau: Kết quả khảo sát chất lượng học kì I năm học 2019 – 2020, ở học sinh khối lớp 9 như sau: Tổng số Giỏi ( Tỉ lệ) Khá ( Tỉ lệ) TB( Tỉ lệ) Yếu( Tỉ lệ) 105 75(71,4%) 23(21,9%) 7( 6,7%) 0( 0%) Việc vận dụng các phương pháp giáo dục đòi hỏi phải có kiên trì nghiên cứu, làm thế nào để sử dụng có chất lượng, hiệu quả từng phương pháp một, và qua một lần sử dụng một phương pháp nào đó, rút kết kinh nghiệm, để đạt chất lượng hiệu quả lần sau cao hơn lần trước. Với sự linh hoạt xử lí trong quá trình giảng dạy, áp dụng sáng tạo các phương pháp đặc trưng bộ môn .Học sinh hiểu bài, nắm vững kiến thức,biết vận dụng vào thực tế cuộc sống , các em biết ứng xử trở thành công dân tốt .giúp cho hiệu quả chất lượng bộ môn ngày một nâng cao. Qua giảng dạy bản thân tôi tự nhân thấy những vấn đề nêu trên rất cần thiết khi thực hiện tiết dạy GDCD , nên tôi mạnh dạn nêu lên để quý đồng nghiệp tham khảo. Rất mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của quý đồng nghiệp để bản thân tôi ngày một giảng dạy tốt hơn Tuy nhiên theo bản thân, để một tiết học có thành công hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Song một trong những yếu tố có tính chất quyết định là kết hợp các phương pháp, cách thức tổ chức tiết dạy hợp lý, nhịp độ của giờ dạy phải nhịp nhàng có sự tương tác hài hoà giữa thầy và trò. Cách hướng dẫn và sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên phải phù hợp với từng bài học.
- 20 Không nên lạm dụng quá nhiều tranh ảnh, hình ảnh thiếu tính giáo dục cao. Hay sử dụng quá nhiều các phương pháp thảo luận nhóm hoặc phương pháp sắm vai .vv Có những giáo viên dạy môn Giáo dục công dân chéo ban có lần tâm sự với Tôi rằng: Dạy môn này nhìn bề ngoại có vẻ rất đơn giản, dễ ăn và rất dễ dạy, song đi sâu vào thực tế lại rất khó và cực. Chính vì vậy đều Tôi muốn nói rằng trong đề tài này là quá trình giảng dạy người giáo viên cần tạo niềm tin cho các em trước, phải sử dụng các phương pháp giảng dạy và kết hợp thông tin công nghệ một cách linh hoạt. Vì theo tôi nghĩ không có một phương pháp nào là vạn năng. Mà muốn có được tiết học thành công, đặc biệt là với môn Giáo dục công dân theo Tôi người giáo viên phải tạo được hứng thú, sự chú ý cho học sinh trong quá trình tiếp thu bài học. Để làm tốt việc này thì yêu cầu người giáo viên phải luôn luôn biết cách sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong giảng dạy, phù hợp với từng nội dụng bài học, đặc biệt đối với môn Giáo dục công dân, phương pháp liên hệ thực tế được xem như một phương pháp đặc thù, nếu không vận dụng kết hợp phương pháp này chắc chắn giờ học sẽ trở nên khô khan, thiếu tính giáo dục. Có như thế giờ dạy môn Giáo dục công dân mới thật sự mang lại hiệu quả cao. Và sẽ xoá tan trong ký ức của học sinh, để các em không xem là môn học phụ. Có thể nói những công dân tương lai của đất nước khi bước sang thế kỷ XXI trong sự hoà đồng sánh vai với các dân tộc khác có còn giữ được bản sắc Việt Nam hay không, có khỏi đánh mất mình hay không, có còn tiếp tục thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh trên hành trình xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa hay không, phần quan trọng không nhỏ là ở những giờ Giáo dục công dân mà chúng ta vinh dự đang được dạy các em nơi mái trường trung học cơ sở hôm nay. Niềm tự hào của chúng ta thật lớn, trách nhiệm của chúng ta thật lớn, thật nặng. Và bản thân tin rằng nếu trong quá trình giảng dạy mỗi giáo viên luôn dạy bằng chính cái tâm của mình và làm hết khả năng thì chắc chắn tiết dạy sẽ đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy và học.
- 21 Hãy tạo cho các em sống - học tập trong một môi trường thật tốt. Hãy quan tâm giáo dục đạo đức các em thật nhiều, mọi nơi, mọi lúc, mọi lĩnh vực. Để các em khôn lớn trưởng thành. Để đất nước có một thế hệ tương lai tốt đẹp “ Tài - Đức vẹn toàn” ./. Tôi nghĩ rằng việc giáo dục học sinh tích cực hơn trong học tập môn GDCD là điều vô cùng cần thiết.Bởi nó sẽ góp phần làm nên thế hệ tương lai cho đất nước có đủ phẩm chất đạo đức, nhân cách tốt đẹp.Trẻ em hôm nay- thế giới ngày mai. Mỗi trường cần phải có kế hoạch, biện pháp cụ thể để giáo dục các em một cách có hiệu quả nhất. Mỗi giáo viên giảng dạy môn GDCD đều phải có trách nhiệm trong công tác giáo dục học sinh, giúp học sinh yêu thích môn học và tự hình thành nhân cách cho bản thân theo hướng tích cực. -Cuối cùng cần phải tạo nhiều sân chơi bổ ích trong trường học và tại địa phương như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn và tổ chức các nội dung sinh hoạt phong phú để lôi cuốn các em vào các hoạt động xã hội, cộng đồng. 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng. Sáng kiến kinh nghiệm “ Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập môn GDCD” của tôi đã được bản thân tôi áp dụng trong giảng dạy bộ môn GDCD 9 tại trường THCS Hiển Khánh- Vụ Bản – Nam Định. Sau khi áp dụng, tôi thấy có hiệu quả tốt. Học sinh có thái độ yêu thích môn học hơn rất nhiều. Các em đã chủ động tích cực, tự học hỏi để tiếp thu kiến thức, hình thành nhân cách cho bản thân. Tôi thấy rằng có thể áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “ Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập môn GDCD” của tôi trong giảng dạy môn GDCD nói chung để nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên cũng như việc học tập của học sinh. IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này do tôi tự làm, không sao chép hay vi phạm bản quyền. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Trần Thị Ngân
- 22 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD &ĐT