Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp hướng dẫn học tốt cách phát âm trong Tiếng Anh ở lớp Ba

pdf 10 trang binhlieuqn2 5084
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp hướng dẫn học tốt cách phát âm trong Tiếng Anh ở lớp Ba", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_huong_dan_hoc_tot_cach_pha.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp hướng dẫn học tốt cách phát âm trong Tiếng Anh ở lớp Ba

  1. Đề tài:" Phương pháp hướng dẫn học tốt cách phát âm trong Tiếng Anh ở lớp Ba". Phần 1 – Thực trạng đề tài. Xuất phát từ đối tượng của quá trình dạy học là học sinh tiểu học ở khối lớp Ba. tôi thấy phần lớn các em rất ngại nói, nếu nói được thì còn nhiều sai sót. Ban đầu theo dõi tình hình học tập môn Tiếng Anh của khối lớp Ba, có kết quả như sau: Đối tượng học sinh: Khối lớp Ba. Tổng Nói tốt Nói khá Nói yếu số học SL TL SL TL SL TL sinh 168 15 8,93% 125 74,40% 28 16.67% Phần lớn học sinh chủ yếu học phát âm dựa theo cách đánh vần hoặc bắt trước giáo viên phát âm mà không biết đúng sai; học sinh thiếu điều kiện giao tiếp với người bản ngữ; học sinh học từ theo kiểu học vẹt, viết đi viết lại mà thường bỏ qua phần phát âm; học sinh chưa phân biệt được một số âm khó; học sinh không có thói quen phát âm những âm cuối và thường bị ảnh hưởng cách phát âm Tiếng Việt. Nhằm giúp các em học sinh vượt qua trở ngại trong cách phát âm trong lúc nói Tiếng Anh với các nguyên âm, phụ âm., nhấn dấu âm và ngữ điệu trong Tiếng Anh. Nên tôi chọn đề tài " Phương pháp hướng dẫn học tốt cách phát âm trong Tiếng Anh ở lớp Ba". Phần 2 – Nội dung cần giải quyết. Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy rằng các em còn gặp nhiều khó khăn trong việc phát âm. Học sinh nói kém, nói chậm, các em rất ngại nói, ngại phát âm, nếu nói được thì còn nhiều sai sót, thiếu tự tin trong giờ học môn Tiếng Anh. Nên tôi đưa ra một số biện pháp giúp các em học sinh nói tốt hơn như sau: 1. Cách đọc nguyên âm (vowel ), phụ âm (consonant ). 2. Cách đọc dấu nhấn (Stress). 3. Ngữ điệu (Intonation). 4. Cách đọc khi thêm ‘s’ và ‘es’. 5. Luyện tập cách phát âm ( practising sound). Người thực hiện: Trần Lê Băng Châu Trang 1
  2. Đề tài:" Phương pháp hướng dẫn học tốt cách phát âm trong Tiếng Anh ở lớp Ba". Phần 3 – Biện pháp giải quyết. 1. Cách đọc nguyên âm, phụ âm. Giáo viên đưa ra những nguyên âm và phụ âm trong Tiếng Anh: + Nguyên âm gồm những chữ cái : “ u/ e/ o /a / i”. + Phụ âm gồm những chữ cái khác còn lại trong bảng Tiếng Anh : “ b, c, d, f, g, h, j, k, l, m, n, p, q, r, s ,t ,v ,w ,x, y ,z”. Chỉ cho học sinh biết cách đọc của một số từ khi đứng trước nguyên âm như sau: + Với mạo từ “The” : Từ Tiếng Anh bắt đầu bằng nguyên âm thì đọc là âm “ i ” và những từ Tiếng Anh bắt đầu bằng phụ âm thì đọc mạo từ “ The ” là âm “ ə ”. Ex ( ví dụ ): 1. Apple / 'æpl / có ngyên âm là “ A”, dùng mạo từ “The” đọc là âm “ i ”. The apple / i 'æpl /. 2. Elephant /'elifənt/ có ngyên âm là “ E”, dùng mạo từ “The” đọc là âm “ i ”. The elephant / i 'elifənt/. 3. Pen / pen / có phụ âm là “ P”, dùng mạo từ “The” đọc là âm “ ə”. The pen / ə pen /. 4. Sheep / ʃiːp /có phụ âm là “ S”, dùng mạo từ “The” đọc là âm “ ə”. The sheep / ə ʃiːp /. + Với mạo từ “A/ An” : Từ Tiếng Anh bắt đầu bằng nguyên âm thì dùng mạo từ “ An ” và từ Tiếng Anh bắt đầu bằng phụ âm thì dùng mạo từ “ A ”. Ex ( ví dụ ): 1. Orange /ˈɒr.ɪndʒ / có ngyên âm là “ O” nên dùng mạo từ “ An”. An orange / ən ˈɒr.ɪndʒ /. 2. Ant /ænt/ có ngyên âm là “ O” nên dùng mạo từ “ An”. An ant / ən ænt/. 3. Monkey / ˈmʌŋ.ki/ có phụ âm là “ M” nên dùng mạo từ “ A”. A monkey / əˈmʌŋ.ki/. 4. Kite /kait/ có phụ âm là “ K” nên dùng mạo từ “ A”. A kite / ə kait/. + Ngoài ra,một số âm rất khó phát âm, cần chú ý như sau: Khi phiên âm có dấu âm / : / thì đọc kéo dài. Khi phiên âm có dấu âm / I / đọc ngắn như i của tiếng Việt. Khi phiên âm có dấu âm / I: / đọc kéo dài ii. Khi phiên âm có dấu âm / ^ / đọc ă và ơ. Người thực hiện: Trần Lê Băng Châu Trang 2
  3. Đề tài:" Phương pháp hướng dẫn học tốt cách phát âm trong Tiếng Anh ở lớp Ba". Khi phiên âm có dấu âm /  / đặt đầu lưỡi giữa hai hàm răng. Khi phiên âm có dấu âm /r/ là âm khó ,học sinh chú ý môi thầy cô,chu môi ra sau đó mở tròn miệng /r r r /. Khi phiên âm có dấu âm /th/ chỉ cho học sinh đạt lưỡi giữa hai hàm răng. Chú ý cắn nhẹ đầu lưỡi khi đọc âm này. Khi phiên âm có dấu âm /l/ bắt đầu đặt đầu lưỡi đằng sau răng trên. 2. Cách đọc dấu nhấn. Để luyện trọng âm, chỉ ra trọng âm trong từ, câu, có thể dùng các cách sau: a) Using your voice: ( dùng giọng nói ) + Giáo viên dùng giọng nói để chỉ rõ sự khác nhau giữa âm nhấn và không nhấn. + Đưa ra một số câu, chữ nào có âm nhấn thì lên giọng, chữ nào không có âm nhấn thì xuống giọng. Ex ( ví dụ ): 1. I’d like some coffee. Với câu “I’d like some coffee.” thì lên giọng khi đọc chữ “ like” và chữ “ coffee”. Xuống giọng khi đọc chữ “ I’d” và chữ “ some”. 2. What’s he doing there? Với câu này thì lên giọng khi đọc chữ “ What’s” và chữ “ doing”. Xuống giọng khi đọc chữ “ he” và chữ “ there”. 3. He’s doing his homework. Với câu này thì lên giọng khi đọc chữ “ doing” và chữ “ homework”. Xuống giọng khi đọc chữ “ He’s” và chữ “ his”. b) Using gestures: ( dùng cử chỉ ). + Giáo viên dùng cánh tay, dùng cơ thể và dùng cử chỉ mạnh cho các âm tiết được nhấn mạnh. + Dùng cách vỗ tay, vỗ tay to hơn đối với âm tiết được nhấn mạnh. + Gõ thước vào bàn, vào bảng khi đọc đến âm nhấn mạnh. Ex ( ví dụ ): 1. I’d like some coffee. Với câu này thì khi đọc tới từ có âm nhấn mạnh như “like, coffee” thì giáo viên dùng cử chỉ hoặc dùng cách vỗ tay hoặc dùng thước gõ để học sinh phân biệt được từ có âm nhấn mạnh. 2. What’s he doing there? He’s doing his homework. Người thực hiện: Trần Lê Băng Châu Trang 3
  4. Đề tài:" Phương pháp hướng dẫn học tốt cách phát âm trong Tiếng Anh ở lớp Ba". Tương tự như vậy, với hai câu này thì giáo viên dùng cử chỉ hoặc dùng cách vỗ tay hoặc dùng thước gõ khi đọc tới từ “ What’s, doing, homework” để học sinh phân biệt được từ có âm nhấn mạnh. c) Using symbols on the blackboard: ( dùng biểu tượng). + Giáo viên đọc một danh sách từ. + Học sinh nghe giáo viên đọc từ có trọng âm ở âm tiết nào thì điền từ đó vào cột thích hợp. + Giáo viên có thể đọc lại từ cho học sinh kiểm tra trọng âm. Ex ( ví dụ ): Giáo viên đưa ra một số từ như: hello, notebook, listen and repeat, pencil, open your notebook, computer, Hướng dẫn học sinh đọc và sắp xếp các từ theo mẫu: Dấu nhấn thứ nhất Dấu nhấn thứ hai Dấu nhấn trong cụm từ và câu listen and repeat notebook / 'nəutbuk / hello / hə'ləu / / 'lisn en(d) ri'pi:t / Computer open your notebook pencil /'pensl/ /kəm'pju:tə/ /'oupən jɔ: 'nəutbuk / 3. Ngữ điệu. Ngữ điệu rất quan trọng trong việc thể hiện ý nghĩa, đặc biệt thể hiện cảm xúc ( ngạc nhiên, vui buồn, tỏ lòng biết ơn ). Nên cần chú ý cho học sinh hai loại ngữ liệu cơ bản: a) Rising tone ( Đọc lên giọng): Giáo viên đưa ra một số câu hỏi “ Yes / No questions” để diễn đạt sự ngạc nhiên, nghi ngờ để hướng dẫn học sinh đọc lên giọng. Ex ( ví dụ ) : 1. Really ? Is he your teacher? Giáo viên đọc lên giọng ở những từ muốn hỏi, muốn nhấn mạnh như “ Really?” và “ teacher?”. Học sinh lặp lại bắt chước theo giọng đọc của giáo viên vừa đọc. 2. Is your book big ? 3. Do you have any pets ? 4. It’s cold, isn’t it? Tương tự như vậy, giáo viên đọc lên giọng ở những từ muốn hỏi, muốn nhấn mạnh ở câu hai, ba, bốn như “ Is, big, do, pets, isn’t it”. Học sinh lặp lại bắt chước theo giọng đọc của giáo viên vừa đọc. Người thực hiện: Trần Lê Băng Châu Trang 4
  5. Đề tài:" Phương pháp hướng dẫn học tốt cách phát âm trong Tiếng Anh ở lớp Ba". b) Falling tone (Đọc xuống giọng): Giáo viên đưa ra một số câu dùng trong câu trần thuật bình thường, câu mệnh lệnh và câu hỏi: “ WH- question” để hướng dẫn học sinh cách đọc xuống giọng. Ex ( ví dụ ) : Giáo viên đưa ra một số câu : 1. Come in, please. 2. Open your book, please. 3. Be quiet, boys ! 4. What's your name ? 5. My name’s Nam. Giáo viên đọc mẫu, xuống giọng ở những từ “ please, boys, name, Nam”. Học sinh lặp lại bắt chước theo giọng đọc của giáo viên vừa đọc. 4. Cách đọc khi thêm ‘s’ và ‘es’. a) Cách đọc âm / iz / : * Giáo viên đưa ra một số danh từ số ít tận cùng bằng chữ “ s, x, sh, ch, z” thì khi chuyển thành số nhiều thêm “es” và được đọc là âm / iz /. Ex ( ví dụ ) : Finish , box. 1. Finish /ˈfɪn.ɪʃ/ : Giáo viên hướng dẫn từ finish /ˈfɪn.ɪʃ/ có chữ tận cùng là “ sh”, chuyển thành số nhiều thì đọc thành âm / iz / như finishes /ˈfɪn.ɪʃiz/. 2. Box /bɒks/: Tương tự, giáo viên hướng dẫn từ box /bɒks/ có chữ tận cùng là “ x”, chuyển thành số nhiều thì đọc thành âm / iz / như boxes /bɒksiz/. * Giáo viên tiếp tục đưa ra một số danh từ số ít tận cùng bằng chữ “ ce, se, ge” thì khi chuyển thành số nhiều thêm “ s” cũng được đọc là âm / iz /. Ex ( ví dụ ) : Sentence, orange. 1. Sentence / sentəns / : Giáo viên hướng dẫn từ sentence / sentəns / có chữ tận cùng là “ ce”, chuyển thành số nhiều thì đọc thành âm / iz / như sentences / sentənsiz /. 2. Orange / ˈɒr.ɪndʒ /: Tương tự, giáo viên hướng dẫn từ orange / ˈɒr.ɪndʒ / có chữ tận cùng là “ ge”, chuyển thành số nhiều thì đọc thành âm / iz / như oranges / ˈɒr.ɪndʒiz /. b) Cách đọc âm / s / : Giáo viên đưa ra một số từ với chữ tận cùng bằng “ p, t, k” thì đọc là âm “ s”: Ex ( ví dụ ) : books, pets, robots. Người thực hiện: Trần Lê Băng Châu Trang 5
  6. Đề tài:" Phương pháp hướng dẫn học tốt cách phát âm trong Tiếng Anh ở lớp Ba". 1. A book / buk / : Giáo viên hướng dẫn từ book / buk / có chữ tận cùng là “ k”, chuyển thành số nhiều thì đọc thành âm / s/ như books / buks /. 2. A pet / pet / : Tương tự, giáo viên hướng dẫn từ pet / pet / có chữ tận cùng là “ t”, chuyển thành số nhiều thì đọc thành âm / s / như pets / pets /. 3. A robot /ˈrəʊ.bɒt/: Tương tự, giáo viên hướng dẫn từ robot /ˈrəʊ.bɒt/ có chữ tận cùng là “ t”, chuyển thành số nhiều thì đọc thành âm / s / như robots /ˈrəʊ.bɒts /. c) Cách đọc âm / z / : Giáo viên đưa ra một số từ có chữ tận cùng bằng “ a, e, i, o, u, b, v” thì đọc là âm /z /. Ex ( ví dụ ) : please. 1. please / pli:z / Giáo viên đưa ra từ please / pli:z / có chữ tận cùng là “e” nên được đọc là please / pli:z / với âm /z /. 4. Luyện tập cách phát âm ( practising sound). Học sinh có thể tiếp thu cách phát âm ngôn ngữ qua nghe việc giáo viên nói , nghe video và qua luyện từ, cấu trúc câu. Tuy nhiên có một số âm đặc biệt, âm ghép, mà học sinh khó phát âm hoặc mắc lỗi khi phát âm. Giáo viên cần phải luyện tập cho học sinh theo các cách sau: a) Minimal pairs: ( cặp nhỏ ). + Giáo viên có thể áp dụng phần này vào các hoạt động học tập và trò chơi ở trên lớp. + Chia lớp theo từng cặp hoặc nhóm nhỏ. Ex ( ví dụ ) : Find Someone Who: (Tìm một người bất kì ). + Giáo viên đưa ra một số câu như: - What’s your name? - How old are you? - How are you? - What’s the weather like today? + Học sinh sẽ bắt cặp và sẽ hỏi bất cứ bạn nào để lấy thông tin. Picture Story : ( Truyện tranh ). + Giáo viên đưa ra một câu chuyện kèm với tranh. Người thực hiện: Trần Lê Băng Châu Trang 6
  7. Đề tài:" Phương pháp hướng dẫn học tốt cách phát âm trong Tiếng Anh ở lớp Ba". + Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ. + Với hoạt động này, học sinh nhìn tranh để kể lại câu chuyện hoặc một đoạn hội thoại được yêu cầu. Học sinh A: It is little. What is it? Học sinh B: Is it a ball? Học sinh A: No, It isn’t. Học sinh B: Is it a yo-yo? Học sinh A:Yes It is. Mapped Diologue:( Đối thoại phản xạ ) + Giáo viên đưa ra một số gợi ý như về thời tiết, hoạt động. + Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ. + Với hoạt động này, học sinh sẽ nhìn tranh hoặc từ gợi ý rồi các em sẽ nói chuyện, đối thoại với nhau. – You : It’s sunny today – Your friend : Let’s play with a yo-yo. – You : No. Let’s jump rope. – Your friend : Ok. What time? – You : 4 p.m – Your friend : Ok. b) Missing words: ( từ thiếu) Giáo viên đưa ra các câu ngắn hoặc các cụm từ ngắn mà có bỏ trống một từ. Học sinh đoán từ có âm mà giáo viên muốn cho học sinh luyện tập. Ex ( ví dụ ) : Giáo viên cho học sinh luyện tập với âm /ai/: Giáo viên đưa câu “ This is __ hat.” thì học sinh sẽ nói từ còn thiếu là “ my”. Teacher : This is __ hat. Students : my Giáo viên đưa câu “It’s __ for you.” thì học sinh sẽ nói từ còn thiếu là “nice”. Teacher : It’s __ for you. Students : nice Giáo viên đưa câu “ We are __ thanks.” thì học sinh sẽ nói từ còn thiếu là “fine”. Teacher : We are __ thanks. Students : fine c) Making sentences: ( đặt câu ) Người thực hiện: Trần Lê Băng Châu Trang 7
  8. Đề tài:" Phương pháp hướng dẫn học tốt cách phát âm trong Tiếng Anh ở lớp Ba". Giáo viên viết từ lên bảng, những từ này được viết theo hai nhóm có cùng một âm hoặc hai âm dễ bị nhầm lẫn giống nhau. Yêu cầu học sinh đặt câu có một từ ở nhóm 1 và một từ ở nhóm 2 theo cặp. Gọi học sinh ở các cặp đọc câu của mình, chú ý phát âm hai âm của hai từ trong cùng một câu. Ex ( ví dụ ) : Giáo viên đưa các từ “ Saw - dog, Sister - alone, Put - boot” cho hai nhóm với cách phát âm như sau: Saw /sɔ:/ : phát âm “ ɔ: ” kéo dài ra. Dog /dɔg/ : phát âm “ ɔ ” nhanh và ngắn. Sister /'sistə/ : phát âm “ ə ” nhanh và ngắn. Alone /ə'loun/ : phát âm “ ə ” nhanh và ngắn. Put /put/ : phát âm “ u ” nhanh và ngắn. Boot /bu:t/ : phát âm “ u: ” kéo dài ra. Nhóm một và nhóm hai sẽ đặt câu với các cặp từ trên. Gọi lần lượt từng cặp đọc câu vừa đặt. Pair 1( cặp 1) : My sister lives alone. Pair 2( cặp 2) : I put my boot in the box. Pair 3( cặp 3) : I saw her dog crossing the street. Phần 4- Kết quả đạt được. Qua những biện pháp và giải pháp được nêu ở trên, số học sinh nói kém, nói chậm, thiếu tự tin trong lớp giờ đã giảm xuống rất nhiều, chứng tỏ ý thức học tập của các em có chuyển biến tốt. Những giờ học Tiếng Anh các em phát âm Tiếng Anh to, rõ, phát âm có ngữ điệu, có nhấn âm, không còn học sinh nói kém, nói chậm, thiếu tự tin trong lớp, số học sinh nói tốt, phát âm đúng cũng tăng lên. Đến cuối học kì I các em có chuyển biến rõ rệt, kết quả như sau: - Đối tượng học sinh: Khối lớp Ba. Giai Tổng Nói tốt Nói khá Nói yếu đoạn số học SL TL SL TL SL TL sinh Giữa 168 22 13,1% 132 78,6% 14 8,3% học kì I Cuối 168 38 22,62% 130 77,38% 0 0% học kì I Người thực hiện: Trần Lê Băng Châu Trang 8
  9. Đề tài:" Phương pháp hướng dẫn học tốt cách phát âm trong Tiếng Anh ở lớp Ba". Giữa học kì 168 40 23,81% 128 76,19% 0 0% II Với kết quả trên, tôi tiếp tục phát huy các giải pháp này để dạy phát âm cho học sinh, tôi thấy rằng khả năng phát âm tiếng anh của các em đã có tiến bộ rõ rệt. Một số em trước đây rất ngại phát âm giờ đã mạnh dạn hơn, sôi nổi trong các phần phân vai thực hành. Đến nay kết quả đã đạt được như điều tôi mong muốn: không còn học sinh nói kém, nói chậm, thiếu tự tin trong lớp, số học sinh nói tốt, phát âm đúng cũng tăng lên. Phần 5 – Kết luận. 1. Tóm lược giải pháp: Qua quá trình giảng dạy nhiều năm, tôi đã rút được một số kinh nghiệm và kết quả thu được rất có hiệu quả với tất cả các học sinh học môn Tiếng Anh ở khối lớp Ba ở trường Tiểu Học Huỳnh Văn Đảnh và có thể nhân rộng ra tất cả các khối khác của đơn vị. Bên cạnh đó, với bản thân tôi cũng như giáo viên dạy môn Tiếng Anh còn phải kết hợp một số vấn đề để đạt được thành công hơn trong sự nghiệp dạy học bộ môn Tiếng Anh như sau: - Giáo viên phát âm chuẩn, nắm vững nội dung, phương pháp và cách phát âm trong Tiếng Anh. - Giáo viên nên chú trọng sửa lỗi phát âm cho học sinh đặc biệt là các em biết và tự sửa lỗi phát âm. - Luôn luôn cho học sinh thực hành nói Tiếng Anh nhiều lần, rèn luyện ở trên lớp. - Giáo viên nắm từng đối tượng học sinh để có những sáng tạo, cải tiến về mặt phương pháp sao cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể. - Vận dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp, linh hoạt phát huy năng lực học tập chủ động sáng tạo của học sinh. - Động viên khen ngợi các em kịp thời để gây hứng thú học tập cho các em. - Động viên, khuyến khích học sinh tự học, tự tìm tòi; tận tâm sửa chữa sai sót cho học sinh. - Tăng cường các hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu Tiếng Anh giữa các em. - Hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào quá trình giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh. Người thực hiện: Trần Lê Băng Châu Trang 9
  10. Đề tài:" Phương pháp hướng dẫn học tốt cách phát âm trong Tiếng Anh ở lớp Ba". - Giúp cho học sinh tự tin, mạnh dạn phát biểu trong các hoạt động học tập môn Tiếng Anh. 2. Phạm vi đối tượng áp dụng: Đề tài này áp dụng cho tất cả học sinh lớp Ba trường Tiểu học Huỷnh Văn Đảnh và các trường Tiểu học trong huyện. Người thực hiện: Trần Lê Băng Châu Trang 10