Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải quyết các bài toán về hai đường thẳng song song trong chương III Hình học 7
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải quyết các bài toán về hai đường thẳng song song trong chương III Hình học 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_giai_quyet_cac_bai_toan_ve.doc
Bao_cao_skkn_a6e47.pptx
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải quyết các bài toán về hai đường thẳng song song trong chương III Hình học 7
- 13 Chú ý: từ bài toán tổng quát trên ta có thể phát triển thành các các toán khác như sau: µ µ · 1) Cho hình vẽ như trên, biết: Ax // By, A = β; B = α. Tính ACB hoặc cho hình vẽ như trên, biết: Ax // By, Aµ = β; A· CB = α + β. Tính Bµ Đây chính là dạng toán tính số đo góc hay gặp trong chương trình hình 7. 2) Cho hình vẽ sau, biết: Ax // By, Aµ = β; Bµ = α (giả sử Aµ vàBµ phụ nhau), khi đó đề bài có thể yêu cầu tính A· CB hoặc chứng minh AC BC. Đây chính là dạng toán chứng minh hai đường thẳng vuông góc hay gặp trong chương trình hình học 7. Phương pháp chung của 3 bài tập trên (đại diện cho 3 dạng toán cơ bản của hình học lớp 7) là ta phải vẽ thêm hình phụ, liên quan đến tính chất hai đường thẳng song song. Dạng 2: Bài tập cho dưới dạng lời văn Bài 3: Cho hai góc AOB và BOC kề bù. OM và ON lần lượt là các tia phân giác của các góc AOB và BOC. Trên tia OM lấy điểm D ( D O), vẽ đường thẳng t đi qua D và vuông góc với OM. Chứng minh rằng t // ON. Gợi ý chứng minh: N Để chứng minh t // ON ta có thể chứng B minh cặp góc so le trong bằng nhau M D hoặc chứng minh t và ON cùng vuông C O A góc với một đường thẳng khác. t GIẢI Vì OM và ON là hai tia phân giác của hai góc kề bù A· OB và B· OC ( theo giả thiết) nên M· ON = 900 ON OM (vì M· ON 900 ) Ta có: t // ON t OM (gt) Vậy t // ON. 3.1.3. Biện pháp 3: Giúp học sinh biết cách tự học, tự nghiên cứu.
- 14 - Trong quá trình dạy học, để phát huy triệt để khâu chuẩn bị bài trước ở nhà của học sinh thì giáo viên cần: + Đầu tư soạn giáo án thật chi tiết, chuẩn bị phiếu giao bài tập về nhà cho học sinh, các câu hỏi gợi mở liên quan đến bài mới tiết sau thật chi tiết, đầy đủ, dễ hiểu đối với học sinh. + Đối với học sinh, thông qua các câu hỏi hoặc phiếu giao bài tập để tìm tự đọc, tự nghiên cứu, tự tìm tòi kiến thức mới. Ví dụ: Trước khi dạy về kiến thức bài 9: Hai đường thẳng song song và dấu hiệu nhận biết, giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi khơi dậy việc hình thành kiến thức mới trong phiếu học tập: Họ và tên: Lớp: PHIẾU HỌC TẬP BÀI 9: HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT I. Tìm hiểu thông tin và điền từ thích hợp vào chỗ 1. Trong hình bên : a) Góc so le trong với góc xMN là b) Góc đồng vị với góc mMy là . c) Góc đồng vị với góc x’NM là . d) Góc trong cùng phía với góc MNy’ là 2. Trong hình bên : a) Góc so le trong với góc NMC là b) Góc đồng vị với góc ACB là c) Góc đồng vị với góc AMN là d) Góc trong cùng phía với góc NMB là 3. Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b phân biệt và trong các góc tạo thành có bằng nhau hoặc bằng nhau thì song song với nhau. II. Bài tập vận dụng
- 15 Bài 1: Bài 2: Vẽ lại hình sau vào vở rồi giải Cho hình sau: thích tại sao xx’ // yy’. Giải thích tại sao xy // x’y’. m x A x' y B y' n Thông qua phiếu học tập trên, học sinh đọc hiểu những thông tin cơ bản, phân tích, lựa chọn, trích xuất các thông tin cần thiết, từ đó phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực độc lập, tự chủ. 3.2. Các kết quả đạt được Qua thời gian áp dụng các biện pháp trên đã giúp học sinh của lớp 7A mà tôi đảm nhận năm học 2023-2024 khái quát được các kiến thức cơ bản về chứng minh hai đường thẳng song song trong hình học 7, biết cách chứng minh hai đường thẳng song và làm được một số bài toán liên quan. Do đó, học sinh đã tự tin và có hứng thú với môn Toán hơn. Đồng thời, năng lực độc lập, tự chủ, giao tiếp toán học cũng được phát huy hơn. Cụ thể, kiểm tra 15 phút với đề bài: Cho hình vẽ (học sinh vẽ lại hình vào bài t làm), biết: y 50o B B·Ax = 130o,A·By = 50o,A·Cz = 140o,By song song o 130 A với Cz . x 140o Chứng tỏ rằng: C z a) Ax song song với By . b) BA vuông góc với AC Đáp án và biểu điểm
- 16 Câu Hướng dẫn Điểm t Vẽ hình đúng y 50o B 1 130o x A x' 140o C z a) Ta có A·By + y·Bt= 180o (2 góc kề bù)Þ y·Bt= 130o . 2 Vì y·Bt= B·Ax= 130o và chúng ở vị trí đồng vị nên Ax/ / By . 2 · o b) Kẻ tia đối Ax¢ của tia Ax . Tính được BAx'= 50 1,5 Vì Ax/ / By;By/ / Cz nên Ax/ / Cz, tức là Ax’/ / Cz nên tính được 2 x·'AC= 40o . · · · o Do đó BAC= BAx' + x'AC= 90 Þ BA ^ AC . 1,5 Tôi thu được kết quả như sau: Tổng Giỏi Khá Đạt Chưa đạt Năm học số học SL % SL % SL % SL % sinh 2023-2024 37 17 46 14 37,8 5 13,5 1 2,7 3.3. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm Khi thực hiện giao nhiệm vụ chuẩn bị bài mới bằng phiếu học tập, mặc dù đã có phương án kiểm tra việc thực hiện của học sinh nhưng vẫn còn hạn chế như không thể kiểm tra, chữa và sửa lỗi sai trực tiếp cho cả lớp vì thời gian hạn chế. Bên cạnh đó, còn tồn tại vài trường hợp học sinh làm đối phó cho có. Bởi vậy, tôi có điều chỉnh, bổ sung như sau: - Tiếp tục tăng cường kiểm tra học sinh nhiều hơn. - Bản thân cần phối hợp kiểm tra, đánh giá học sinh linh hoạt hơn. - Chuẩn bị câu hỏi, phiếu giao bài tập với nội dung phù hợp và hấp dẫn hơn.
- 17 4. Kết luận Qua thực tế giảng dạy theo cách trên, tôi nhận thấy học sinh đã có nhiều tiến bộ. Với cách dạy và học trên, học sinh đã chăm chú và say mê học toán hơn, các em không còn ngại khi giải toán hình nữa. Cũng nhờ vậy, học sinh nắm được bài nhanh hơn, nhớ kiến thức lâu hơn, chắc hơn. Học sinh đã có hứng thú học Toán, dần tạo được thói quen tự suy nghĩ, chủ động làm bài để tìm ra cách giải hay và nhanh nhất. 5. Kiến nghị, đề xuất 5.1. Đối với tổ chuyên môn Tăng cường các buổi trao đổi, chia sẻ giữa các thành viên trong tổ. Tham gia đóng góp ý kiến nhận xét trong quá trình giảng dạy giữa các thành viên trong tổ nhằm tăng khả năng trao đổi, chia sẻ, học hỏi. 5.2. Đối với Lãnh đạo nhà trường Hỗ trợ và tạo điều kiện,quan tâm, động viên kịp thời cho giáo viên được phát triển năng lực trong một môi trường thuận lợi nhất 5.3. Đối với Phòng GD & ĐT Mỗi năm học Phòng giáo dục, Sở Giáo Dục và Đào Tạo nên tổ chức nhiều chuyên đề mỗi cấp cho giáo viên bộ môn trong Thành phố, trong Tỉnh nhằm triển khai các kinh nghiệm, giải pháp đã được xếp loại cao. Từ đó đội ngũ giáo viên cùng nhau được học hỏi kinh nghiệm nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm cũng như tháo gỡ những khó khăn gặp phải khi giảng dạy
- 18 PHẦN III. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa toán 7 kết nối tri thức với cuộc sống, Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam - Sách giáo viên toán 7 kết nối tri thức với cuộc sống, Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam - Tài liệu trên internet.
- 19 PHẦN III. MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP Kết quả khảo sát sự yêu thích môn hình của học sinh lớp 7A Kết quả bài kiểm tra môn hình của học sinh lớp 7A (năm học 2023 – 2024)
- 20 PHIẾU KHẢO SÁT TRƯỚC KHI ÁP DỤNG BIỆN PHÁP Chào mừng bạn đến với phiếu khảo sát! Chúng tôi muốn biết ý kiến của bạn về môn Hình Học 7. Hãy chia sẻ cảm nhận của bạn một cách trung thực và chân thật nhất có thể. Xin cảm ơn bạn đã tham gia! 1. Thông tin cá nhân: Họ và tên: Lớp: 2. Mức độ yêu thích: [ ] Không thích [ ] Bình thường [ ] Thích 3. Lí do bạn thích hoặc không thích môn Hình Học: [ ] Thích vì thấy môn này thú vị và có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày. [ ] Không thích vì cảm thấy khó hiểu và phức tạp. [ ] Thích vì thích giáo viên giảng dạy môn này. [ ] Không thích vì cảm thấy môn này không có ứng dụng thực tế. [ ] Thích vì có thể thấy mối liên kết với môn khác. [ ] Không thích vì không hiểu rõ ý nghĩa của môn này. 4. Phương pháp học tập ưa thích: [ ] Giảng dạy truyền thống (bài giảng, bài tập trên giấy). [ ] Học qua ứng dụng thực tế (thực hành, áp dụng vào vấn đề thực tế). [ ] Sử dụng công nghệ (ứng dụng di động, máy tính). 5. Đề xuất cải thiện: Bạn nghĩ có thể cải thiện môn Hình Học như thế nào để nó trở nên thú vị hơn hoặc dễ hiểu hơn? 6. Ý kiến khác: Bạn có bất kỳ ý kiến hoặc góp ý nào khác về môn Hình Học không?
- 21 PHIẾU KHẢO SÁT SAU KHI ÁP DỤNG BIỆN PHÁP Chào mừng bạn đến với phiếu khảo sát! Chúng tôi muốn biết ý kiến của bạn sau khi đã thực hiện một số biện pháp cải thiện trong môn Hình Học. Hãy chia sẻ cảm nhận của bạn một cách trung thực và chân thật nhất có thể. 1. Thông tin cá nhân: Họ và tên: Lớp: 2. Mức độ yêu thích: [ ] Không thích [ ] Bình thường [ ] Thích 3. Lý do bạn thích hoặc không thích môn hình học sau khi áp dụng biện pháp cải thiện: [ ] Thích vì thấy biện pháp cải thiện giúp môn này trở nên thú vị hơn. [ ] Không thích vì cảm thấy biện pháp cải thiện không có tác động lớn. [ ] Thích vì cảm nhận được sự cải thiện trong cách giáo viên giảng dạy môn Hình [ ] Không thích vì vẫn gặp khó khăn trong việc hiểu bài. [ ] Thích vì biện pháp cải thiện giúp kết nối môn Hình Học với thực tế. [ ] Không thích vì biện pháp cải thiện làm tăng áp lực học tập. 4. Phương pháp học tập ưa thích sau khi áp dụng biện pháp cải thiện: [ ] Giảng dạy truyền thống (bài giảng, bài tập trên giấy). [ ] Học qua ứng dụng thực tế (thực hành, áp dụng vào vấn đề thực tế). [ ] Sử dụng công nghệ (ứng dụng di động, máy tính). 5. Đề xuất cải thiện tiếp theo: Bạn nghĩ có thể tiếp tục cải thiện môn Hình Học như thế nào để nó trở nên thú vị hơn hoặc dễ hiểu hơn? 6. Ý kiến khác: Bạn có bất kỳ ý kiến hoặc góp ý nào khác sau khi áp dụng biện pháp cải thiện không?
- 22 PHẦN IV. CAM KẾT Tôi xin cam đoan những nội dung trong báo cáo giải pháp thuộc bản quyền của cá nhân tôi, các biện pháp đã triển khai thực hiện và minh chứng về sự tiến bộ của học sinh là trung thực. XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG Đồng Kỵ, ngày 30 tháng 11 năm 2023 GIÁO VIÊN Đàm Thị Huế