Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học qua công tác chủ nhiệm đối với học sinh Lớp 3

doc 19 trang Đinh Thương 15/01/2025 60
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học qua công tác chủ nhiệm đối với học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_song_cho_hoc_sinh_tieu_hoc.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học qua công tác chủ nhiệm đối với học sinh Lớp 3

  1. 8 chuyện để chào mừng các ngày có ý nghĩa đó vừa giáo dục cho các em lòng yêu quê hương đất nước vừa rèn kĩ năng thể hiện sự tự tin và kĩ năng giao tiếp, tăng thêm tinh thần đoàn kết, gắn bó và thân thiết với nhau hơn. Ban đầu chọn những em có kĩ năng nói tốt làm người dẫn chương trình, điều khiển. Sau đó có thể thay đổi em khác. Đây là một hoạt động mà các em rất thích. Trong các tiết Sinh hoạt tập thể, thỉnh thoảng tôi tổ chức cho các tổ được giao lưu với nhau, được thi đố, thi hát để các em có điều kiện bày tỏ cùng nhau, hiểu nhau hơn. Văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11
  2. 9 Học sinh biểu diễn văn nghệ trong ngày tết trung thu Trong tiết sinh hoạt lớp tôi cũng không quên dành 3- 5 phút để giáo dục trẻ về đạo đức : tình nhân ái, tình bạn, lòng thương người, thái độ đối xử với ông bà cha mẹ, thầy cô, cách đối xử với bạn bè, em út thông qua những câu chuyện, qua giải thích thành ngữ, tục ngữ, xử lí tình huống để các em rèn luyện thêm các kĩ năng khác. Tôi kêu gọi học sinh trong lớp ủng hộ giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp dưới nhiều hình thức : giúp bạn cùng học, hỗ trợ quần áo, sách vở, bút mực Những phần quà ý nghĩa đó tôi tổ chức cho các em tặng bạn trong tiết sinh hoạt lớp kèm theo những lời động viên xuất phát từ tình bạn. Tôi nhận thấy việc làm đó của lớp thực sự làm những học sinh này cảm động và các em đã có những biểu hiện tốt sau khi nhận những món quà này.Trong cách giao tiếp hàng ngày của học sinh, tôi luôn chú ý quan sát cách các em trò chuyện, giao tiếp, đối xử với nhau để uốn nắn kịp thời. Đối với những học sinh cá biệt, tôi thường gặp gỡ trao đổi với các em để biết thêm về những mong muốn, những khó khăn, hoặc những điều các em chưa hiểu . Khi có hiện tượng mất đoàn kết, hành vi không đúng mực xảy ra giữa các nhóm đối
  3. 10 tượng : học sinh giỏi với nhau, học sinh giỏi với học sinh cá biệt tôi gặp gỡ cả lớp, từng nhóm, từng đối tượng để thu thập thông tin, lắng nghe và tạo cơ hội cho trẻ được nói lên những suy nghĩ của mình về bạn bè, về thầy cô về suy nghĩ của các em bất kể đối tượng đó là học sinh giỏi hay học sinh cá biệt chứ không thiên vị, quy kết tất cả nguyên nhân lỗi lầm cho trẻ. Bình tĩnh nắm bắt tình hình phân loại, tìm ra nguyên nhân xử lí phù hợp. Không nghe và xử lí tình huống từ một phía. Chính điều đó đã làm cho trẻ tin tưởng vào tôi tuyệt đối và bộc bạch nỗi lòng. 4. Rèn kĩ năng sống qua việc hình thành thói quen tốt. Bước vào lớp học luôn sạch sẽ và trang trí đẹp mắt, một môi trường thân thiện ai mà chẳng thích.Vì thế năm học nào cũng vậy tôi thiết kế bảng những tấm gương sáng lớp thật đẹp, có đầy đủ nội dung thể hiện các hoạt động của lớp trong suốt thời gian năm học. Đây không phải nội dung chủ đề của nhà trường mà là của lớp. Để các em có thói quen tốt, cứ 1 hoặc 2 tháng tôi phát động một chủ đề để lớp thực hiện theo như : Nói lời hay, làm việc tốt ; biết nói lời cảm ơn, xin lỗi; Hãy giữ gìn vệ sinh sạch sẽ ; Gọn gàng, sạch sẽ Sau mỗi chủ đề giáo viên tổng kết, rút kinh nghiệm, khen thưởng, tuyên dương, động viên những học sinh thực hiện tốt để các em phát huy, mặt khác giúp các em thực hiện chưa tốt lấy đó để làm gương và điều chỉnh hành vi của bản thân để được khen, được thưởng như bạn. 5. Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường, các hoạt động vui chơi. Trường học thân thiện thì lớp học cũng là nhà vì thế hằng tuần tôi luôn
  4. 11 phân công nhiệm vụ, thời gian cụ thể việc thực hiện vệ sinh lớp, chăm sóc bồn hoa, cây cảnh của lớp cho các tổ. Cứ 2 tuần, vào buổi học cuối tuần, tôi tổ chức cho cả lớp lao động tổng dọn vệ sinh lớp học, sắp xếp đồ đạc gọn gàng, ngăn nắp.Hằng ngày có tổ trực để theo dõi việc thực hiện giữ vệ sinh trong lớp, việc xử lí rác, tiết kiệm điện nước, đi tiêu, tiểu đúng nơi quy định và việc giữ vệ sinh cá nhân của mỗi học sinh. Như vậy vừa nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh trường lớp vừa rèn kĩ năng bảo vệ sức khoẻ cho bản thân cho cộng đồng.Trong giờ sinh hoạt lớp cuối tuần tôi đều tổng hợp, đánh giá cụ thể. Mỗi hành vi sai không chịu chỉnh sửa theo góp ý của bạn, của giáo viên tôi đều để học sinh tự phân tích tác hại, thái độ đối với trường với lớp của trẻ một cách tự giác để giúp trẻ tự nhìn thấy trách nhiệm của mình mà sửa chữa. Nhờ vậy mà lớp học của tôi vệ sinh luôn đảm bảo tốt, lớp học sạch sẽ , học sinh có thói quen tốt trong việc giữ gìn vệ sinh trường lớp, thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc bồn hoa, khu vực được phân công chăm sóc đoàn kết thương yêu giúp đỡ nhau trong học tập và các phong trào của nhà trường. Tôi còn trang bị cho lớp phương tiện để học sinh vui chơi các trò chơi dân gian trong giờ ra chơi như: mèo đuổi chuôt , banh đũa, ô ăn quan, cờ vua Thỉnh thoảng tôi cũng là một thành viên tham gia nhiệt tình cùng với các em.
  5. 12 6. Biện pháp nêu gương Đây là một biện pháp không thể thiếu trong công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong công tác chủ nhiệm của tôi. Trước hết giáo viên phải hiểu rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Là giáo viên chủ nhiệm lớp bậc tiểu học luôn ở cạnh các em trong suốt thời gian ở trường, vì thế trong giao tiếp hằng ngày giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, phải luôn đoàn kết và cư xử nhã nhặn, lịch sự với đồng nghiệp, phụ huynh.Giải quyết phải công bằng, khách quan, thân thiện và tạo được lòng tin với học sinh. Hàng tháng tôi đều tổng kết những em đạt kết quả cao trong học tập, ghi tên lên bảng danh dự của lớp, những tấm gương người tốt, việc tốt, học sinh chăm ngoan để các em lấy đó mà học tập. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI. Những biện pháp trên đây tôi đã áp dụng và thực hiện từ những năm học trước và tiếp tục thực hiện cho năm học này. Với biện pháp giáo dục nêu trên, Cha mẹ học sinh của lớp đã nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống, ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Tham gia và hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong công tác chủ nhiệm. Một số phụ huynh đã tâm sự
  6. 13 với tôi “Cháu có tiến bộ nhiều, đi học về biết chào hỏi, và tự giác làm lấy những công việc của mình, không phải để nhắc nhở”. Có phụ huynh tâm sự: “Lên lớp Ba tôi thấy cháu mạnh dạn hơn”. Tôi nhận thấycác em đã có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như vệ sinh trường lớp, giao tiếp ứng xử có văn hoá và thân thiện, sằn sàng nhận bất cứ nhiệm vụ gì khi giáo viên giao. Trên đây là một số biện pháp giáo dục rèn kĩ năng sống cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm. Đề tài này đã được thực hiện bằng sự cố gắng nỗ lực của bản thân tôi. Tuy nhiên năng lực của bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được nhận sự góp ý, bổ sung của đồng nghiệp để bản sáng kiến được hoàn thiện hơn. IV.CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN. Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản thân tôi viết, không sao chép nội dung bài của người khác. Nghĩa Lợi, ngày 20 tháng 6 năm 2020 Người thực hiện Hoàng Thị Trầm CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (ghi rõ nhận xét, phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng có đạt được mức cơ sở hay không, tính mới của sáng kiến là gì?) (Ký tên, đóng dấu)
  7. 14 XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT (ghi rõ nhận xét, phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng có đạt được mức huyện hay không, tính mới của sáng kiến là gì?) (Ký tên, đóng dấu)
  8. PHIẾU ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Tên tác giả: Hoàng Thị Trầm 2. Chức vụ, nơi công tác: Trường Tiểu học Nghĩa Lợi, Nghĩa Hưng, Nam Định. 3. Tên sáng kiến kinh nghiệm: “ Rèn kĩ năng sống cho học sinh qua công tác chủ nhiệm”. 4. Lĩnh vực (môn) áp dụng sáng kiến: Chủ nhiệm (14)/ TH PHẦN CHO ĐIỂM: I II III IV V Hiệu quả kinh tế - xã hội mà sáng kiến mạng lại: Tính mới (lợi ích xã hội, môi trường, Trình bày của giải Phạm vi áp cộng đồng, v v ) Tổng điểm sáng kiến. pháp, sáng dụng. kiến. Phải thiết thực đã áp dụng/có khả năng áp dụng và mạng lại hiệu quả. /5 điểm /20 điểm /15 điểm /60 điểm /100 điểm Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG (NẾU CÓ): Nghĩa Lợi, ngày tháng năm 2020 GIÁM KHẢO 1 GIÁM KHẢO 2
  9. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng khoa học sáng kiến kinh nghiệm ngành giáo dục huyện Nghĩa Hưng Hội đồng khoa học sáng kiến kinh nghiệm ngành giáo dục tỉnh Nam Định. Tôi tên là: Hoàng Thị Trầm Ngày tháng năm sinh: 23/5/1976 Nơi công tác: Trường Tiểu học Nghĩa Lợi Chức danh: Giáo viên Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Sư phạm Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “ Rèn kĩ năng sống cho học sinh qua công tác chủ nhiệm” Lĩnh vực (mã)/cấp học: Chủ nhiệm (14)/ Tiểu học Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng 9/2019 Một số biện pháp“ Rèn kĩ năng sống cho học sinh qua công tác chủ nhiệm”tôi đưa ra và áp dụng trong năm học này đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh. Tôi xin cam đoan mọi thông tin trong đơn là sự thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nghĩa Lợi, ngày 15 tháng 7 năm 2020 Người nộp đơn Hoàng Thị Trầm