Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dùng dạy học và mẫu vật trong môn Sinh học có hiệu quả

pdf 11 trang binhlieuqn2 5372
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dùng dạy học và mẫu vật trong môn Sinh học có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_do_dung_day_hoc_va_mau_vat_tro.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dùng dạy học và mẫu vật trong môn Sinh học có hiệu quả

  1. PHÒNG GD-ĐT QUẬN HOÀN KIẾM TRƯỜNG THCS CHƯƠNG DƯƠNG SK KN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC Đề tài: Sử dụng đồ dùng dạy học và mẫu vật trong môn Sinh học có hiệu quả Người viết : Đào Lộc Anh Giáo viên : Sinh học Năm học: 2012 – 2013
  2. Giáo viên: ĐÀO LỘC ANH THCS Chương Dương Sáng kiến kinh nghiệm Người viết: Đào Lộc Anh Giáo viên: Sinh học Năm học: 2012 – 2013 Trường: THCS Chương Dương I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1,Những cơ sở lý luận Sinh học là một trong những môn khoa học tự nhiên, có nhiều ứng dụng trong sản xuất và trong đời sống. Căn cứ vào mục tiêu của giáo dục phổ thông đó là: đào tạo thế hệ người lao động mới phát triển toàn diện, có đủ năng lực và phẩm chất để hoàn thành những nhiệm vụ do xã hội đặt ra. Riêng môn sinh học là bộ môn khoa học thực tế nên việc sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học kèm mẫu vật là rất quan trọng. Trên cơ sở lý luận đó, bản thân tôi luôn suy nghĩ: làm thế nào để dạy bộ môn này cho tốt, để học sinh thực sự hứng thú học tập bộ môn. Vấn đề đặt ra là: người giáo viên luôn luôn bám sát học sinh, lấy học sinh làm trung tâm trong công việc truyền thụ kiến thức, kết hợp đồ dùng dạy học và giúp học sinh được nghiên cứu mẫu vật. 2,Cơ sở thực tế - Trong thực tế, khi tham gia giảng dạy Sinh học 6 và Sinh học 8 ở địa phương, tôi nhận thấy có rất nhiều bài dạy, đặc biệt là Sinh học 6 sử dụng đến mẫu vật, kỹ năng sử dụng mẫu vật để phát hiện kiến thức của học sinh còn yếu. - Hơn nữa, kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học cũng như mẫu vật vào bài dạy cũng còn rất hạn chế. II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: “Sử dụng đồ dùng dạy học và mẫu vật trong môn Sinh học có hiệu quả” Với mục đích này thông qua bài giảng, người giáo viên phải giải quyết được 3 vấn đề: 1. Những vấn đề học sinh đã biết.
  3. Giáo viên: ĐÀO LỘC ANH THCS Chương Dương 2. Những vấn đề học sinh chưa biết. 3. Những vấn đề nảy sinh trong quá trình bài giảng. Như vậy bản thân người giáo viên phải đóng vai trò trọng tài, hướng dẫn học sinh phát hiện những vấn đề và giải quyết vấn đề căn bản trong bài. Người giáo viên phải biết phân chia những nội dung cần truyền thụ, đâu là kiến thức cơ bản, trọng tâm, những kiến thức gì học sinh đã biết được củng cố, những vấn đề nào cần dùng thực nghiệm để xây dựng, khắc sâu kiến thức. Làm được điều đó tức là giáo viên đã tránh con đường cũ đã từng dẫn học sinh đi, giúp học sinh đi trên con đường mới chủ động, sáng tạo, đón nhận kiến thức, lớp học sôi nổi, hào hứng. III. BÀI GIẢNG MINH HỌA SINH HỌC 6: Tiết 34 - Bài 28 CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HOA I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Nắm được cấu tạo và chức năng các bộ phận của hoa. - Giải thích được vì sao nhị và nhụy là những bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa. 2. Kĩ năng: - Phân biệt được các bộ phận chính của hoa. - Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng thực hành. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức yêu mến, chăm sóc và bảo vệ hoa. II. Phương pháp: Kết hợp các phương pháp: Trực quan, thuyết trình, vấn đáp, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi III. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Giáo án điện tử. - Một số hình ảnh và phim tư liệu về một số loài hoa. - Đồ dung: + Mẫu vật: Hoa dâm bụt, hoa ly
  4. Giáo viên: ĐÀO LỘC ANH THCS Chương Dương + Dụng cụ: 7 bộ dụng cụ thực hành(khay, kính lúp, dao lam, kim mũi mác). + Mô hình hoa, tranh ảnh, đoạn phim. 2. Học sinh: - Sách vở - Mẫu vật: Hoa dâm bụt, hoa ly II. Nội dung và tiến trình bài dạy- học. 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Em đã được học những bộ phận nào của cây xanh có hoa? Chúng thuộc loại cơ quan nào? Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa gồm những bộ phận nào? 3. Vào bài: Em biết những loài hoa nào? Em có nhận xét gì về các loài hoa trong tự nhiên?  Hoa rất phong phú và đa dạng nhưng nó đều có chung các bộ phận để đảm nhiệm chức năng sinh sản. Đó là những bộ phận nào, chức năng của chúng ra sao, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay. HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, xác định các bộ phận của hoa và đặc điểm của chúng - Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được cấu tạo các bộ phận của hoa, phân biệt được các bộ phận chính của hoa và đặc điểm của chúng. - Hoạt động: nhóm – cá nhân Thời Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung chính gian 20 Dẫn dắt: Hoa có rất nhiều bộ phận phút khác nhau hợp thành. Để biết được cụ 1. Các bộ phận thế đó là những bộ phận nào chúng ta của hoa. cùng nghiên cứu trong phần 1 Yêu cầu: 2 bàn/nhóm hãy: - Quan sát mẫu vật kết hợp với hình - Học sinh quan sát giáo 28.1 Sgk trang 94, tìm các bộ phận viên làm mẫu và thực Hoa gồm: của hoa và gọi tên của chúng? Tách hành theo nhóm. - Cuống hoa các lá đài và cánh hoa, đếm số lượng - Đế hoa và quan sát màu sắc. Yêu cầu học - Học sinh ghi vào nháp. - Bao hoa: sinh ghi vào nháp. +Lá đài
  5. Giáo viên: ĐÀO LỘC ANH THCS Chương Dương - Dựa vào mẫu vật đã quan sát được, - Học sinh lên bảng xác +Tràng hoa em hãy xác định các bộ phận đó trên định trên mô hình (cánh hoa) mô hình. - Nhị: giáo viên chữa trên mô hình. - Học sinh theo dõi, +Chỉ nhị -Mỗi một bộ phận của hoa lại có đặc lắng nghe. +Bao phấn điểm riêng. Vậy chúng có đặc điểm - Học sinh đọc yêu cầu, (chứa hạt phấn) như thế nào chúng ta sẽ cùng làm thí quan sát giáo viên thực - Nhụy: nghiệm sau (làm thí nghiệm theo hành mẫu rồi làm thí +Đầu nhụy nhóm như trên) nghiệm theo nhóm được +Vòi nhụy -Tách một bao phấn, cắt ngang bao phân công, sau đó làm +Bầu nhụy (chứa phấn, dầm nhẹ trên khay, quan sát bài 1 trong phiếu học noãn). bằng kính lúp. tập. - Cắt ngang bầu nhụy, quan sát bằng kính lúp Sau đó hoàn thành bài tập 1 trong phiếu bài tập. Hạt phấn Bao ph ấn Chỉ nhị Bài 1: Dựa vào mẫu vật và thông tin trong Sgk, hãy điền đặc điểm cấu tạo (hình dạng, màu sắc, thành phần cấu tạo ) vào ô tương ứng với các bộ phận của hoa trong phần cột “Đặc điểm các bộ phận của hoa”. Đặc điểm các bộ phận của hoa 1-Cuống hoa Hình trụ, màu xanh. 2-Đế hoa Phần cuống phình to.
  6. Giáo viên: ĐÀO LỘC ANH THCS Chương Dương 3- Lá đài Màu xanh, số lượng nhiều Bao Tràng hoa Số lượng nhiều, màu sắc khác nhau. hoa (cánh hoa) Gồm chỉ nhị dài và bao phấn (chứa nhiều hạt 4-Nhị phấn). 5-Nhụy Gồm đầu nhụy, vòi nhụy, bầu nhụy (chứa noãn). một nhóm trình bày kết quả. các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Chốt kiến thức: (chỉ trên hình): Đây là cấu tạo của một bông hoa điển hình. Phần cuống hoa thường có hình trụ dài, màu xanh. Phần cuống phình to nằm ngay phía trên là đế hoa. Nằm sát đế hoa là bao hoa. Bao hoa gồm 2 phần; phía ngoài là lá đài, có màu xanh, số lượng nhiều; bên trong là tràng hoa hay còn gọi là cánh hoa. Tràng hoa có số lượng, hình dạng, màu sắc khác nhau tùy từng loại hoa. Bên trong bao hoa là nhị và nhụy. - Học sinh lắng nghe và Nhị có chỉ nhị dài và bao phấn ở cuối đối chiếu với bài làm chỉ nhị. Bao phấn chứa nhiều hạt của nhóm mình. phấn. Nhụy gồm 3 phần đầu nhụy,
  7. Giáo viên: ĐÀO LỘC ANH THCS Chương Dương vòi nhụy, bầu nhụy. Bên trong bầu nhụy chứa noãn. Ngoài ra bên trong hoa còn có tuyến mật để tiết mật ra ngoài, có hương thơm. Tuy nhiên, trong tự nhiên không phải bông hoa nào cũng có cấu tạo đầy đủ như vậy. Hơn nữa, các loài hoa còn có hình dạng, màu sắc rất đa dạng và phong phú. Để biết thêm về thế giới các loài hoa, các em cùng theo dõi - Học sinh theo dõi đoạn một đoạn phim ngắn. phim. HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chức năng các bộ phận của hoa. - Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu rõ chức năng các bộ phận của hoa. Bộ phận nhị và nhụy có chức năng sinh sản chủ yếu. - Hoạt động: cá nhân. 15 Yêu cầu: Đọc thông tin Sgk mục 2 - Học sinh làm bài tập 2 phút kết hợp với hiểu biết của em, làm bài – phiếu học tập. tập 2 trong phiếu học tập Bài 2: Dựa vào thông tin Sgk và hiểu biết của em, hãy nối các bộ phận của hoa với chức năng tương ứng vào bảng đã cho. Đặc điểm các bộ phận Chức năng của hoa a, Chứa tế bào sinh dục đực => 1-Cuống hoa sinh sản. b, Nâng đỡ hoa, gắn hoa vào 2-Đế hoa thân, cành. 3- Lá đài c, Chứa tế bào sinh dục cái => Bao Tràng hoa (cánh sinh sản. hoa hoa) đ, Che chở, bảo vệ cho nhị và 4-Nhị nhụy. 5-Nhụy e, Tạo giá đỡ cho bao hoa.
  8. Giáo viên: ĐÀO LỘC ANH THCS Chương Dương Câu hỏi: -Những bộ phận nào của hoa có chức - Học sinh trả lời câu năng sinh sản chủ yếu? Vì sao? hỏi: nhị và nhụy là bộ phận có chức năng sinh sản chủ yếu vì nó chứa tế bào sinh dục đực và cái. Chốt kiến thức: Các bộ phận của hoa có cấu tạo khác nhau, do đó chúng cũng đảm nhiệm những chức năng khác nhau. Cuống hoa có chức năng -Cuống hoa: nâng nâng đỡ hoa và gắn hoa vào cành, -học sinh quan sát, lắng đỡ hoa, gắn hoa thân. Đế hoa là phần cuống phình to nghe và ghi bài. vào cành giúp tạo giá đỡ cho bao hoa. Bao hoa -Đế hoa: tạo giá bao bên ngoài có chức năng che chở, cho bao hoa bảo vệ nhị và nhụy. Bao phấn ở nhị -Bao hoa: che chở, chứa các hạt phấn. Trong hạt phấn bảo vệ nhị và nhụy chứa tế bào sinh dục đực. Còn noãn -Nhị: chứa tế bào nằm trong bầu nhụy chứa tế bào sinh sinh dục đực => dục cái. Do đó, nhị và nhụy là cơ sinh sản quan sinh sản chính của hoa, giúp hoa -Nhụy: chứa tế bào kết hạt và tạo quả, duy trì và phát sinh dục cái => triển nòi giống. sinh sản
  9. Giáo viên: ĐÀO LỘC ANH THCS Chương Dương HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vai trò, ý nghĩa của hoa trong tự nhiên và đời sống của con người. - Mục tiêu: Giúp học sinh thấy rõ vai trò, ý nghĩa của hoa trong tự nhiên cũng như trong đời sống. Từ đó các em có thái độ yêu mến và bảo vệ hoa. - Hoạt động: cá nhân 3 Hoa có ý nghĩa quan trọng đối với phút thực vật hạt kín. Vậy trong tự nhiên và đời sống con người, hoa có vai trò gì -Học sinh theo dõi đoạn không? Các em hãy theo dõi đoạn phim phim ngắn sau và tìm câu trả lời. - Học sinh trả lời: Câu hỏi: Theo em, hoa có vai trò gì (+ tạo cảnh đẹp. trong thiên nhiên và đời sống con + Nguồn thức ăn cho con người? người và động vật. + Phát triển kinh tế. + Làm quà tặng + Làm nước hoa, tinh dầu. - Hoa có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng + Cung cấp dược liệu. trong thiên nhiên và trong đời sống + Trang trí nhà cửa). con người. Câu hỏi: Vậy em cần có thái độ như thế nào đối với hoa? -Chúng ta cần chăm sóc, bảo vệ các - Học sinh trả lời: + Không ngắt hoa loài hoa và trồng thêm thật nhiều cây. + Chăm sóc, tưới hoa + Ttrồng hoa +bảo vệ hoa IV. TỔNG KẾT *Học sinh đọc phần ghi nhớ SGK. *Trò chơi: Ai nhanh hơn - Luật chơi: 3 học sinh/đội. 2 đội sẽ thi gắn các bảng tên gọi và chức năng vào số tương ứng phù hợp với các bộ phận của hoa. Trong vòng 60 giây, đội nào gắn nhanh và chính xác hơn sẽ thắng.
  10. Giáo viên: ĐÀO LỘC ANH THCS Chương Dương Nhị Nhụy Bao hoa Cuống hoa Đế hoa V. DẶN DÒ - Học thuộc phần ghi nhớ cuối bài, SGK trang 95 . - Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK trang 95 . - Chuẩn bị bài sau: Chuẩn bị các loại hoa (hoa bí, hoa mướp, hoa râm bụt, hoa lyly, hoa huệ, hoa cúc, hoa hồng ) và một số tranh ảnh về các loại hoa. IV/ KHẢO SÁT – ĐÁNH GIÁ Đề kiểm tra 15 phút Câu 1: Điền tên các bộ phận của hoa phù hợp với chức năng của chúng Các bộ phận của hoa Chức năng a, Chứa tế bào sinh dục đực => sinh sản. b, Nâng đỡ hoa, gắn hoa vào thân, cành. c, Chứa tế bào sinh dục cái => sinh sản. d, Che chở, bảo vệ cho nhị và nhụy. e, Tạo giá đỡ cho bao hoa. Câu 2: Nêu một số vai trò của hoa đối với thiên nhiên và đời sống con người
  11. Giáo viên: ĐÀO LỘC ANH THCS Chương Dương Kết quả bài kiểm tra 15 phút Kết quả Giỏi Khá TB Yếu Lớp 6A (47 HS) 95% 5% 0% 0% 6B (40 HS) 80% 17% 3% 0% V/ KẾT LUẬN Kết quả khi giảng ở lớp học sinh đều nắm được bài, vận dụng tốt. Bên cạnh đó, để một bài giảng thành công thì ngoài việc chuẩn bị của thầy, học trò cũng phải động não, tư duy và làm việc tích cực suốt giờ dạy. Người thầy giáo phải có nghệ thuật cuốn hút học sinh giải quyết tình huống có vấn đề một cách say sưa hứng thú, phải nhuần nhuyễn chuyên môn để xử lý các sai sót của học sinh một cách nhanh chóng, hợp lí. Kết hợp việc: Sử dụng hợp lí phương tiện hiện đại và khai thác trên mạng các tư liệu, hình ảnh, đoạn phim, âm thanh .để đưa vào nội dung bài giảng sao cho có hiệu quả. VI/ KIẾN NGHỊ Là một giáo viên trẻ, thời gian công tác chưa nhiều nhưng tôi vẫn mạnh dạn bày tỏ SKKN này mong sự góp ý và chia sẻ của các giáo viên giỏi và có kinh nghiệm để sáng kiến của tôi có thể phổ biến rộng rãi cho các đồng nghiệp giảng dạy bộ môn Sinh học ở các trường để mang lại kết quả khả quan hơn. Tôi xin cam đoan SKKN này là do tôi viết, không sao chép từ bất cứ nguồn nào. Tôi xin chân thành cảm ơn!