Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hiệu quả trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội Lớp 3
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hiệu quả trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_hieu_qua_tro_choi_hoc_tap_tron.docx
Nguyễn Thị Hoài Thu_TH Xuân Đài.pdf
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hiệu quả trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội Lớp 3
- sinh tự làm trọng tài cho mình bằng cách bỏ các thẻ đánh số ra. Mỗi khi bỏ một thẻ học sinh đọc đồng thanh từ tương ứng. Giáo viên khen những học sinh có đáp án đúng.(Sau trò chơi giáo viên thu kết quả chơi và phát vấn tìm hiểu nội dung đoạn điền đó). Ví dụ bài: Vì sao có năm, tháng và mùa? * Chuẩn bị: - Giáo viên chép sẵn đoạn: . Một năm có 12 tháng có 365 hoặc 366 ngày. . Có các mùa là: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông. . Từ tháng 1 đến tháng 3 là mùa xuân. . Từ tháng 4 đến tháng 6 là mùa hạ. . Từ tháng 7 đến tháng 9 là mùa thu. . Từ tháng 10 đến tháng 12 là mùa đông. - Các từ: 12, 365, 366, mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông, 1, 3, 4, 6, 7, 9, 10, 12 được che bởi các thẻ từ đánh số theo thứ tự từ 1 đến 15. Các từ này được viết không theo trật tự vào bảng phụ. * Cách chơi: Giáo viên nêu yêu cầu: Từ nào đây là trò chơi mà các em có nhiệm vụ điền các từ cho trước vào chỗ trống cho hợp nghĩa. - Khi đó học sinh đọc thầm nội dung đoạn văn bản trên và các từ cần điền khi có hiệu lệnh bắt đầu học sinh sẽ ghi nhanh từ tương ứng với số chỉ vị trí của từ đó (Ví dụ: số 12, học sinh ghi: 1 - 12; với từ mùa xuân, học sinh ghi 4 - mùa xuân ) vào bảng con. Sau thời gian 2-3 phút giáo viên hô hết giờ, học sinh đọc đồng thanh từ tương ứng. - Giáo viên khen học sinh làm đúng. (Sau khi kết thúc cuộc chơi học sinh có được các thông tin về năm, tháng và mùa ở đất nước ta). 2.3: Các trò chơi mang tính chất củng cố nội dung bài . Khi dạy xong một bài Tự nhiên - Xã hội để giúp các em khắc sâu về nội dung kiến thức bài học song không mang tính chất tự luận, giảng giải hay nhắc lại. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Trò chơi này sẽ có tác dụng giúp cho các em hiểu sâu, nhớ lâu, khó quên bài. 2.3.1. Trò chơi: Hoa nào đẹp. * Mục tiêu: - Củng cố tên các bộ phận của các cơ quan trong cơ thể người hoặc các Châu lục và Đại dương của Trái đất. Sự khác biệt giữa làng quê, đô thị
- - Rèn kĩ năng xếp hình và khả năng nhanh nhạy óc phản xạ tốt. * Chuẩn bị: - Nhiều miếng bìa cắt hình cánh hoa trên mỗi cánh có ghi tên hoặc hình vẽ các cơ quan khác nhau trong cơ thể người như: Mũi, Phế quản, Phổi (hay các Châu lục và Đại dương, các hoạt động, công trình kiến thiết của làng quê, đô thị ). - Chuẩn bị 4 bìa hình tròn làm nhị hoa trong đó ghi: Cơ quan hô hấp, cơ quan tuần hoàn, cơ quan bài tiết nước tiểu, cơ quan thần kinh (hoặc 2 miếng bìa ghi các Châu lục, các Đại dương, 2 miếng bìa ghi làng quê, đô thị ) - Nam châm băng dính dán sẵn vào các tấm bìa * Cách chơi: - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm (hoặc 2 nhóm tuỳ theo số lượng bộ nhị và cánh hoa chuẩn bị được). - Giáo viên nêu yêu cầu: Hoa nào đẹp là trò chơi yêu cầu các đội phải tìm các cánh hoa sao cho phù hợp với nhị hoa rồi ghép lại thành bông hoa đẹp. - Luật chơi: Sau khi giáo viên hô bắt đầu thì tất cả học sinh thứ 1 của mỗi nhóm chạy lên lựa chọn nhị hoa cho nhóm mình. Tiếp đó học sinh chạy về cuối hàng của nhóm để học sinh thứ 2 chọn cánh Trò chơi cứ thế tiếp tục cho đến khi cánh hoa cuối cùng được gắn. Đội nào gắn đẹp, nhanh đúng là đội thắng cuộc. * Trò chơi được áp dụng cho các bài: Phiếu kiểm tra 1: Chúng em đã học được gì từ chủ đề Con người và sức khoẻ Bài 8: Các thế hệ trong gia đình và họ hàng của em Bài 28: Bề mặt Trái Đất. Phiếu kiểm tra 3: Chúng em đã học được gì từ chủ đề Tự nhiên Ví dụ bài 28: Bề mặt Trái Đất * Chuẩn bị: - 2 bộ cánh hoa ghi tên các Châu lục: Á, Âu, Phi, Mĩ, Đại dương. - 2 bộ cánh hoa ghi tên các Đại dương là: Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. - 2 bộ nhị hoa gồm: 2 nhị các Châu lục, 2 nhị các Đại dương. * Cách chơi: - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm - Giáo viên phổ biến luật chơi và nêu yêu cầu chơi. - Học sinh gắn cánh hoa vào nhị hoa. - Giáo viên bình chọn nhóm thắng cuộc.
- Kết thúc trò chơi học sinh được củng cố khắc sâu về các Châu lục và Đại dương và câu thành ngữ: Năm châu bốn biển. 2.3.2. Trò chơi: Tôi là ai? * Mục tiêu: Củng cố tên các con vật, cây cối hoặc các loài hoa các thành viên trong họ nội, họ ngoại. Học sinh gọi được tên của sự vật hoặc người đó. * Chuẩn bị: Từ 5 - 7 vương miện. Mỗi vương miện có dán 1 băng chữ ghi sẵn tên của người hoặc sự vật đó. * Cách chơi: - Giáo viên nêu yêu cầu: Tôi là ai là trò chơi yêu cầu các em đặt câu hỏi giúp bạn đeo vương miện nhận ra mình là ai. - Luật chơi: Giáo viên chọn từ 5 -7 học sinh lên bảng đứng thành hàng. Giáo viên treo những vương miện cho học sinh song lưu ý không được để học sinh nhìn thấy dòng chữ trên vương miện. Các học sinh bên dưới xung phong gợi ý cho bạn, ai gợi ý mà bạn đeo vương miện không nhận ra mình hoặc không gợi ý được sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. (Lưu ý: Giáo viên căn cứ vào nội dung bài học để có số lượng vương miện và dòng chữ trên vương miện phù hợp). Ví dụ: Bài: Các thế hệ trong gia đình và họ hàng của em * Chuẩn bị: 5 vương miện có các dòng chữ: Ông nội, bà ngoại, dì, chú, bố. * Cách chơi: - Giáo viên nêu vấn đề: Chơi trò chơi: "Tôi là ai" - Giáo viên phổ biến luật chơi: Học sinh dưới gợi ý giúp cho học sinh đeo vương miện nhận ra mình là ai và nói được tên mình. Ai không gợi ý được hoặc gợi ý mà bạn đeo vương miện nói sai tên mình là người thua cuộc. - Giáo viên đeo vương miện cho 5 học sinh (lưu ý 5 học sinh này không được nhìn thấy dòng chữ của vương miện). - Sau khi giáo viên hô: "Trò chơi bắt đầu" thì chỉ định học sinh gợi ý: Ví dụ: + Với bạn đeo vương miện "ông nội". -Bạn đang đóng vai một người đàn ông sinh ra bố của bạn ? Học sinh đeo vương miện nói: Tớ biết tớ đang đóng vai "ông nội". + Với bạn đeo vương miện "dì". -Bạn đang đóng vai một người đàn bà là em của mẹ?
- Tớ đóng vai "dì" phải không bạn? Đúng rồi! + Trò chơi cứ thế tiếp tục cho đến hết 5 vương miện. - Kết thúc trò chơi: Giáo viên hỏi? - Trong số các vị đến đây ai là người của họ ngoại? - Bạn đeo vương miện "dì" và "bà ngoại" cùng nói "là tôi" -Còn các vị còn lại thuộc họ nào? (họ nội)? - Giáo viên kết thúc bài. Hình ảnh học sinh chơi trò chơi “ Tôi là ai?” 2.3.3: Ghép chữ vào hình * Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học trong bài về một số hệ cơ quan trong cơ thể hoặc các miền khí hậu trên Trái đất * Chuẩn bị: - Sơ đồ câm 3 bộ về cơ quan vừa học hoặc lược đồ câm của Trái đất, thềm lục địa, Đại dương
- - Các tấm phiếu rời ghi tên các bộ phận của cơ quan hoặc các đới khí hậu, các Châu lục, Đại dương * Cách chơi: - Giáo viên yêu cầu: Thi ghép chữ vào hình. * Luật chơi: + Giáo viên treo sơ đồ (lược đồ) câm lên bảng + Phát mỗi nhóm một bộ phiếu rời (số lượng học sinh chơi phụ thuộc từng bài có số bộ phận cơ quan nhiều hay ít). + Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm. Khi có hiệu lệnh bắt đầu học sinh ghép nhanh chữ vào sơ đồ câm. Đội nào nhanh là đội thắng cuộc. Ví dụ bài: Cơ quan tuần hoàn trong cơ thể chúng ta. * Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học về 2 vòng tuần hoàn. * Chuẩn bị: . Sơ đồ câm về 2 vòng tuần hoàn (2 sơ đồ) . 2 bộ phiếu rời ghi tên các lại mạch máu của 2 vòng tuần hoàn. * Cách chơi: . Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm có một số người chơi phụ thuộc vào số lượng các phiếu rời sẽ dán vào sơ đồ câm. . Giáo viên nêu yêu cầu: Ghép chữ vào hình là trò chơi yêu cầu các em ghép tên vào đúng vị trí trong sơ đồ. . Giáo viên phổ biến luật chơi: Mỗi học sinh trong một nhóm chơi được phát một tấm phiếu. Khi giáo viên hô bắt đầu khi học sinh 1 lên gắn phiếu của mình vào sơ đồ. Gắn xong học sinh đó trở lại vị trí cuối hàng để học sinh 2 lên gắn. Cứ thế cho đến khi gắn xong. Đội nào gắn đẹp nhanh đúng là đội thắng cuộc. . Học sinh chơi gắn chữ vào hình. Sau cuộc chơi giáo viên cho học sinh nhắc lại tên các loại mạch máu của 2 vòng tuần hoàn và kết thúc bài. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI Qua 1 năm áp dụng các trò chơi học tập vào phân môn TN&XH lớp 3, kết quả đạt được như sau : - Đa số các em đều hăng hái trong học tập. - Tiết học luôn sôi nổi. - Các em học yếu, không nhút nhát, rụt rè, luôn tự tin khi được gọi phát biểu ý kiến.
- - Rèn luyện cho các em các kĩ năng sống rất cần thiết trong cuộc sống như : Kĩ năng hợp tác, kĩ năng trình bày ý kiến, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giao tiếp - Chất lượng của từng lớp được nâng dần lên rõ rệt. HS biết được vệ sinh thân thể, biết ăn uống, nghỉ ngơi, biết vui chơi hợp lí, nhận biết được cuộc sống xung quanh, có thái độ đúng đắn trong cuộc sống, ham đến trường học tập. * Kết quả điều tra đối với học sinh cuối năm học : 2021 - 2022 Tổng số HS được điều tra : 80 Câu hỏi Câu trả lời Có Không 1. Em có thích học môn TN&XH không ? 100 % 0 2. Em có thích cô giáo tổ chức các trò chơi trong môn 100% 0 TN&XH không ? 3. Em có muốn tham gia trò chơi không ? 100% 0 4. Em có thích nội dung trong sách TN&XH không ? 95% 5% 5. Em có thường xuyên phát biểu ý kiến trong môn TN&XH 70% 30% không ? Chính vì vậy mà kết quả học tập môn TN&XH cũng tăng lên. Kết quả cụ thể như sau : Năm học Tổng số HS Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành 2020-2021 92 34 (37%) 58 ( 63% ) 0 2021-2022 80 42(52.5%) 38( 47.5% ) 0 Như vậy điều đó chứng tỏ việc vận dụng lồng ghép các trò chơi trong môn Tự nhiên và Xã hội đã có kết quả khả quan. Môn Tự nhiên và xã hội ở lớp 3 giúp cho các em có những hiểu biết ban đầu về sức khoẻ, về môi trường, về thiên nhiên, về cuộc sống xung quanh những kiến thức đó sẽ là nền tảng vững chắc cho các em sau này học các lớp tiếp theo và giúp cho các em tìm hiểu sâu hơn về thế giới xung quanh. Chính vì điều đó mà chúng ta không thể coi môn học này là một môn “phụ” được, chúng ta không thể dạy qua loa các nội dung tưởng chừng như đơn giản đó. Là giáo viên chúng ta phải có biện pháp, phương pháp dạy học để lôi cuốn học sinh tham gia vào quá trình học tập. Và việc tổ chức trò chơi học tập sẽ giúp chúng ta đạt được mục đích của quá trình dạy học.
- IV.Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền . Tôi xin cam đoan không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Nguyễn Thị Hoài Thu CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
- XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT XUÂN TRƯỜNG 18