Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục môi trường trong chương VI "Việt Nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954"
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục môi trường trong chương VI "Việt Nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_giao_duc_moi_truong_trong_chu.doc
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục môi trường trong chương VI "Việt Nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954"
- đây và không có dấu hiệu dừng lại. Đó là thực tế đáng buồn, đáng báo động. Trong thời tiết nắng nóng đầu mùa, hiện tượng cháy rừng rất dễ xảy ra trên khắp cả nước cũng như địa phương của chúng ta. Nếu không nâng cao ý thức phòng chống cháy rừng thì hậu quả sẽ càng nguy hiểm hơn nữa. Hơn nữa, huyện Nghĩa Đàn của chúng ta là một vùng đất nằm ở phía Tây Bắc Nghệ An toàn huyện có 18.20510 ha diện tích rừng. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 25,40%. Đó là con số khá khiêm tốn, vì vậy cần phải chú trọng vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ rừng hơn nữa. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ: Thông qua các bài học trong chương để giúp cho học sinh nhận thức được: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, quân và dân ta đã dựa vào vùng núi rừng hiểm trở của Tây Bắc để đánh giặc, núi rừng đã che chở ngụy trang để dân công hỏa tuyến chở hàng hóa, đồ dùng, vũ khí vào tận căn cứ của ta mà địch không hề phát hiện. Những cuộc hành quân và chiến đấu của bộ đội ta cũng được tiến hành kín đáo dưới cánh rừng rậm rạm. Trong khi đó, đối với quân Pháp thì vùng núi rừng Tây bắc nhất là vào mùa mưa, việc di chuyển bằng đường bộ là cực kì nan giải. Do vậy, Pháp hoàn toàn không ngờ bằng sức người và với các phương tiện hết sức thô sơ, quân và dân ta đã vượt qua được khó khăn về địa hình, thời tiết để chuẩn bị và tiến hành kháng chiến thắng lợi. Hiện nay, rừng còn cho con người các giá trị về kinh tế, du lịch, phục vụ nghiên cứu khoa học. Bởi vậy rừng và môi trường nói chung có vai trò cực kỳ quan trọng trọng công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước cũng như phát triển kinh tế. Qua đó, giáo dục cho các em tình yêu quê hương đất nước, yêu quý môi trường sống xung quanh chúng ta và có ý thức giữ gìn, bảo vệ rừng. xây dựng môi trường tốt hơn mà cụ thế là ý thức bảo vệ rừng. 3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 9. II. Cơ sở lý luận: Như đã nói ở trên các vấn đề về ô nhiễm môi trường đang đe dọa cuộc sống con người hàng ngày, hàng giờ. Các nhà khoa học và quản lí đã xác định một trong những nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Vì vậy giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường còn góp phần hình thành nhân cách người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước – người lao động, 2
- bảo đảm nhu cầu của hôm nay mà không phương hại đến các thế hệ mai sau. Giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và toàn cầu. Đối tượng học sinh lớp 9 là học sinh cuối cấp, sau khi ra trường các em sẽ có nhiều định hướng tiếp theo, có thể học tiếp vào THPT hoặc các em sẽ học nghề việc trang bị các kiến thức về môi trường, kĩ năng bảo vệ môi trường cho số đối tượng này cũng có nghĩa là góp phần vào việc hướng nghiệp cho các em. Đây cũng chính là lực lượng xung kích, hùng hậu nhất trong công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường cho gia đình và cho cộng đồng dân cư của khắp các địa phương cả nước. III.Cơ sở thực tiễn: Thuận lợi: Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, nhiều văn bản được Đảng và Nhà nước ban hành nhằm thể chế hóa công tác bảo vệ môi trường. Chính quyền địa phương rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường và trong cuộc sống hằng ngày, nhiều học sinh có bố, mẹ cũng làm nghề trồng và khai thác rừng nên vấn dề này nó gần gũi với các em học sinh, được các em quan tâm, chú ý. Khó khăn: Áp lực về mục tiêu kiến thức bộ mônlich sử quá nặng nên thời gian cho giáo dục môi trường còn rất hạn chế hoặc khiêng cưỡng, hình thức. Hằng ngày trong quá trình học tập trên lớp hay ở nhà các em vẫn luôn thực hiện những công việc nhằm bảo vệ, giữ gìn môi trường sống xanh – sạch – đẹp nhưng không phải em nào cũng ý thức được tầm quan trọng của công việc đó nên sẽ có em có tư tưởng coi thường hoặc làm mang tính đối phó, không tự giác. Trên cơ sở nghiên cứu kỹ lý luận kết hợp với thực tiễn công tác bản thân đã giải quyết được khó khăn trên và tiến hành tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Lịch sử một cách có hiệu quả đạt yêu cầu đề ra. IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 1. Một số yêu cầu khi thực hiện: - Tích hợp giáo dục môi trường cần lấy kiến thức lịch sử làm nội dung chính và sử dụng các kiến thức về giáo dục môi trường để hướng việc dạy học lịch sử vào các chức năng, nhiệm vụ giáo dục học sinh về môi trường để làm cho hiệu quả dạy học có chất lượng cao hơn chứ không làm cho việc dạy học bộ môn thêm nặng nề, quả tải làm hiệu quả giáo dục không cao. - Ở những bài nào có nội dung sở trường, ưu thế trong giáo dục bảo vệ môi trường thì mới tích hợp chứ không bắt buộc phải tiến hành ở tất cả các chương, bài trong toàn bộ chương trình. 3
- - Nên tích hợp giáo dục môi trường trong các tiết ngoại khóa, lịch sử địa phương, hoạt động ngoài giờ lên lớp chứ không chỉ tiến hành trong bài nội khóa. - Tiến hành tích hợp phải khéo léo, đặt câu hỏi ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, nêu vấn đề gần gũi với thực tế gia đình và địa phương các em để tạo sự hứng thú, tích cực, tự giác cho học sinh. - Giáo dục học sinh cần liên hệ với công việc thực tế hằng ngày mà các em thường xuyên làm ở nhà, ở trường , lớp. 2. Cách tiến hành lồng ghép tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong chương VI: “ Việt Nam từ cuối năm 1946 đến 1954”– Lịch sử 9: (Tác giả xin được phép xây dựng giáo án của phần mục được tích hợp nội dung môi trường chứ không xây dựng toàn bộ giáo án để người đọc dễ nắm được nội dung một cách cô đọng hơn). Ở bài 25: NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946- 1950) (T2 1.Mục tiêu bài học: - Giúp học sinh nắm được: Những thắng lợi mở đầu có ý nghĩa chiến lược của quân dân ta trong các mặt trận chính trị, quân sự kinh tế ngoại giao, văn hóa giáo dục, âm mưu và thủ đoạn của thực dân pháp trong những năm đầu của cuộc kháng chiến ( 1946 -1950 ). - Bồi dưỡng cho Hs lòng yêu nước, tinh thần CM, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tự hào dân tộc. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. - Rèn luyện cho HS: + Kỹ năng phân tích nhận định đánh giá những hoạt động của địch và của ta trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến. + Kỹ năng sử dụng tranh ảnh, phân tích bản đồ các chiến dịch và các trận đánh. 2. Nội dung và địa chỉ tích hợp giáo dục môi trường. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp trong hoạt động học tập này là: con người đã biết khai thác và sử dụng điều kiện tự nhiên một cách hợp lý để giảm bớt tổn thất, rút ngắn thời gian chiến đấu chống ngoại xâm Địa chỉ tích hợp: mục 2: “Quân ta chiến đấu bảo vệ chiến dịch Biên giới” trong phần V: “Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947”. Ghi chú: Sử dụng lược đồ Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 3.Sự chuẩn bị:: Giáo viên sử dụng ĐDDH: lược đồ Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947, máy chiếu, bút chỉ lược đồ, hình ảnh về núi rừng tây Bắc 4
- GV cung cấp cho học sinh những thông tin các quốc gia cổ đại phương đông: tên quốc gia, thời gian ra đời, địa điểm thành lập Học sinh : nghiên cứu sách giáo khoa, chuẩn bị bài ở nhà. 4. Hoạt động dạy – học: IV. Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 1. Thực dân Pháp tiến công căn cứ địa kháng chiến Việt (GV tổ chức các hoạt động tìm hiểu Bắc kiến thức mới) 2. Quân ta chiến đấu bảo vệ Trình bày diễn biến chiến dịch Việt căn cứ địa Việt Bắc Bắc? Hs trình bày, giáo viên củng cố lại và kết hợp miêu tả ngắn ngọn: Ở Bắc Cạn và cánh quân hướng đông, quân ta tiến công dưới sự che chở của cánh rừng rậm rạp, hết sức nahnh chóng và bất ngờ, đẩy quân địch vào thế bị bao vây, chia cắt và quân ta lần lượt tiêu diệt từng gọng kìm. Sau khi tìm hiểu diễn biến, kết quả, Gv đặt câu hỏi: Nguyên nhân thắng * Nguyên nhân: lợi của chiến dịch Việt Bắc? - Chủ trương kịp thời, đúng đắn GV kết luận: Từ yếu tố chủ quan và của Đảng. quyết định thắng lợi trong chiến dịch - Tinh thần chiến đấu dũng nhưng việc tận dụng cánh rừng rậm để cảm, quyết tâm của quân và chiến đấu đã góp phần làm cho chiến dân ta. thắng của ta nhanh hơn và đỡ tổn thất - Phát huy lợi thế của ta: tận hơn. dụng địa bàn hiểm trở và cánh rừng rậm rạp để tiến quân bí mật Nội dụng giáo dục bảo vệ môi trường đã được kết hợp với nội dung bộ môn một cách nhuẫn nhuyễn, vừa phải không thô cứng, áp đặt, hình thức. Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1. Mục tiêu bài học: - Giúp học sinh nắm được: Sau chiến dịch biên giới, cuộc kháng chiến của ta được đẩy mạnh từ tuyến đến hậu phương giành thắng lợi toàn diện về chính trị ngoại giao,.Đế quốc Mỹ can thiệp sâu vào chiến tranh đông dương Pháp Mỹ âm mưu giành lại quyền, chủ động chiến lược đã mất. 5
- - Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tình đoàn kết dân tộc,niềm tự hầo của dân tộc. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống, cụ thể là tài nguyên rừng. - Rèn luyện kỹ năng phân tích đánh giá, so sánh. 2. Nội dung và địa chỉ tích hợp: Nội dung tích hợp: Sử dụng lược đồ để trình bày diễn biến, qua đó nhận thấy tinh thần chiến tranh anh dũng, thông minh, sáng tạo của quân và dân ta. Liên hệ thực tế : Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên rừng nói riêng và môi trường sống nói chung Địa chỉ tích hợp : Mục 2. Quân ta tiến công địch ở Biên Giới phía Bắc. của mục I. Chiến dịch Biên giới thu đông 1950. 3. Sự chuẩn bị: Giáo viên sử dụng ĐDDH: lược đồ Chiến dịch Biên giới 1950, máy chiếu, bút chỉ lược đồ, hình ảnh về núi rừng tây Bắc 4. Hoạt động dạy - học: GV tổ chức hoạt động dạy học: trên cơ sở tư liệu sgk, thông tin của GV cung cấp, học sinh hoạt động nhóm tìm hiểu các nội dung sau: I/ CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU- ĐÔNG 1950 1. Hoàn cảnh lịch sử mới. Sau khi học sinh tìm hiểu về âm mưu của Pháp trong kế hoạch Rơ-ve và chủ 2. Quân ta tiến công địch ở trương của Đảng ta, gv yêu cầu học Biên Giới phía Bắc sinh dựa vào lược đồ chiến dịch Biên giới 1950 để tường thuật diễn biến. - Diễn biến: - Gv củng cố lại về diễn biến, lồng + Quân ta tiêu diệt Đông Khê ( ghép miêu tả về cánh rừng ở Việt Bắc 18.9.1950) uy hiếp Thấ Khê. cây cối um tùm là một điều kiện để ta Đến 22,10,1950, quân Pháp rút ngụy trang và tiến quân mà địch khỏi đường số 4. không phát hiện được. Em hãy trình bày kết quả, ý nghĩa của - Kết quả: chiến dịch Biên giới? - Ý nghĩa: - Ở phần nguyên nhân thắng lợi, gv hướng dẫn để học sinh nhận thấy việc tận dụng môi trương rừng núi là 1 - Nguyện nhân thắng lợi: nguyên nhân góp phần thuạn lợi cho + Tinh thần chiến đấu anh dũng chiến dịch giành thắng lợi. của quân và dân ta. + Chiến thuật bao vây, cô lập kẻ thù, phá vỡ thế bao vây cả trong lẫn ngoài. + Tận dụng địa hình hiểm trở Bài tâp:: Ở địa phương em có rừng và cảnh quan rừng ở tây Bắc. núi không? Thực trạng rừng như thế ->Rừng ở địa phương em chủ nào ( có rậm rạp, nhiều cây cối yếu là rừng mới trồng, cây thấp không, cây cổ thụ hay cây thấp bé. 6
- bé .)? Bản thân em thấy cần có trách nhiệm gì? -> Tích cực tham gia trồng và bảo vệ rừng. Phòng chống cháy rừng. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp trong hoạt động học tập này là: con người đã khai thác lợi thế môi trường tự nhiên vào mục đích chiến lược quân sự, góp phần đánh bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của kẻ thù, biết phát huy mặt lợi của núi rừng Tây bắc vào công cuộc chống ngoại xâm, giáo dục ý thức bảo vệ rừng hiện tại ngay ở địa phương em. Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc. 1. Mục tiêu bài học: - Giúp học sinh năm được: Âm mưu mới của Pháp - Mỹ trong kế hoạt Nava (5/ 1953) nhằm giành thắng lợi sự quyết định “ kết thúc chiến tranh trong danh dự” . Chiến dịch ĐBP ( 1954) giành tháng lợi quân sự quyết định có ý nghĩa hết sức to lớn. - Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước tinh thần cách mạng lòng đoàn kết dân tộc,đoàn kết với nhân dân Đông Dương, đoàn kết quốc tế, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng vào niềm tự hào dân tộc. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. - Rèn luyện cho Hs kỹ năng phân tích, nhận định đánh giá âm mưu, thủ đoạn chiến tranh của Pháp, Mỹ, kỹ năng sử dụng lược đồ. 2.Nội dung và địa chỉ tích hợp: Nội dung tích hợp: Trong cuộc tiến công chiến lược đông – xuân 1953 – 1954, ta đã phát huy địa bàn rừng núi – yếu tố này là lợi thế của ta nhưng lại là bát lợi cho Pháp, bởi Pháp không quen địa hình,, thời tiết nên việc vận chuyển bằng cơ giới hay sức người đều rất khó khăn. Tổ chức những cuộc tiến công trên địa bàn chiến lược quan trọng buộc địch phải phân tán lực lượng thành 5 điểm tập trung, làm phá sản bước đầu kế hoạch Na-va của Pháp – Mỹ. Giáo dục niêm tự hào dân tộc và tinh thần, ý thức bảo vệ rừng Địa chỉ tích hợp: Mục II - Cuộc tiến công chiến lược đông – xuân 1953 – 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. 3. Sự chuẩn bị: GV chuẩn bị lược đồ chiến cuộc Đông – xuân 1953 – 1954 và lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ. Tranh ảnh về bộ đội ta ngụy trang bằng lá cây ( hoặc hình ảnh trên máy chiếu),Máy chiếu, bút chỉ lược đồ, phiếu học tập. 4. Hoạt động dạy - học: 7
- II. CUỘC CHIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC ĐÔNG XUÂN 1953- 1954 VÀ CHIẾN DỊCH LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954. Gv yêu cầu học sinh trình bày được 1. Cuộc tiến công chiến lược diễn biến các cuộc tiến công chiến Đông Xuân 1953- 1954 lược Đông Xuân 1953 – 1954 Hs trình bày 4 chiến dịch: Tây Bắc, trung Lào, Thượng Em thấy có đặc điểm gì chung ở 4 chiến Lào, Tây Nguyên. dịch trên? ->Các chiến dịch đều tiến Vì sao địa bàn rừng núi lại có lợi cho hành ở đại bàn rừng núi, địa ta? bàn khó khăn của địch . -> Đối với nhân dân ta tuy cũng vất vả nhưng có thể khắc phục được bằng sự huy động sức người và phát huy lợi thế địa bàn của chúng ta, thông thạo địa hình, thích ứng với điều kiện thời tiết. Góp phần làm phá sản bước đầu kế hoạch Na-va của Pháp Gv cho học sinh quan sát 1 số hình ảnh – Mỹ. về công tác chuẩn bị cho chiến dịch 2. Chiến dịch lịch sử Điện Điện Biên Phủ của quân và dân ta: Biên Phủ1954: Quan và dân ta đã chuẩn bị cho chiến dịch như thế nào? 8
- - Quân dân ta chuẩn bị chu đáo, nêu cao quyết tâm. Em có nhận xét gì về các hình ảnh trên? Qua đó e thấy rừng có vai trò gì trong - Hình ảnh bộ đội ta ngụy cuộc kháng chiến của quân và dân ta? trang để hành quân trong rừng sâu, địch không thể phát Gv minh họa thêm: Đúng như nhà thơ hiện được. Tố Hữu viết: “ Núi giăng thành lũy sắt dày ->Rừng che chở cho bộ đội Rừng che bộ đội rừng vây quân thù”. ta. Thiên nhiên thật là ưu đãi cho người dân Việt, khi được sử hữu núi rừng xanh trùng điệp, hùng vĩ. ? Ngoài ra, em biết rừng còn có tác dụng gì đối với con người? - Rừng còn cung cấp các giá trị về kinh tế, du lịch, điều Tuy nhiên, hiện nay thực tế rừng nước hòa và thanh lọc không ta đang trong tình trạng như thế nào? khí . - Hiện nay, rừng nước ta đang bị khai thác bừa bãi, bị Bản thân e suy nghĩ thấy mình cần phải tàn phá nghiêm trọng, làm làm gì trước thực thế đó? ảnh hưởng đến môi trường sống của con người, gián tiếp 9
- gây ra thiên tai, lũ lụt, đe dọa Hãy nêu những việc làm thực tế bản cuộc sống con người. thân em và các bạn đã làm góp phần - Mỗi người phải có ý thức bảo vệ môi trường nói chung? bảo vệ rừng, tuyên truyền (HS có thể nêu các việc hằng ngày đã cho mọi người hiểu được tầm làm như: trồng cây, bảo vệ cảnh quan quan trọng của việc bảo vệ trường lớp: xanh – sạch – đẹp). rừng. Bài tập vận dụng: Qua các bài đã học ở chương VI, em hãy cho biết rừng có vai trò như thế nào trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954) của quân và dân ta? => Hoc sinh nêu được: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ta đã phát huy vai trò của rừng núi rậm rạp và địa hình hiểm trở để kháng chiến, bao vây, chia cắt địch, đẩy chúng vào thế khó khăn, bất lợi và suy yếu dần, tạo điều kiện để ta tấn công và giành thắng lợi. GV cũng cần nhấn mạnh: tuy nhiên, các yếu tố ngoại cảnh chỉ là tạo điều kiện chứ không phải quyết định thắng lợi của ta. Yếu tố quyết định là tinh thần yêu nước, đoàn kết chống giặc của nhân dân ta và đường lối chiến thuật đúng đắn sáng tạo của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh. Việc tận dụng môi trường và địa hình rừng núi là góp phần đê chiến thắng của ta giảm bớt khó khăn, tổn thất, rút ngắn hơn thời gian đi đến thắng lợi. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp trong hoạt động học tập này là giúp học sinh nhận thức được vai trò của rừng đối với con người, không chỉ trong công cuộc chống ngoại xâm mà là trong cuộc sống hằng ngày. Từ đó giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiện mà cụ thể là bảo vệ rừng ở địa phương em đang sinh sống. *Lưu ý: - Để việc lồng ghép giáo dục môi trường vào bài học có hiệu quả, trước hết giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo về tư liệu và tranh ảnh để minh hoạ.Giáo viên có thể sử dụng máy chiếu để học sinh lĩnh hội kiến thức lịch sử trên quê hương mình. - Khi đặt câu hỏi tích hợp, giáo viên nên đặt câu ngắn gọn súc tích, dẫn dắt dễ hiểu. Nội dung tích hợp ngắn gọn, chiếm lượng thời gian ít để không ảnh hưởng đến việc tìm hiểu kiến thức của cả tiết học. -Từ đây để bài học lịch sử không khô khan giáo viên cần lồng ghép liên hệ thực tế ở địa phương các vấn đề gần gũi để học sinh dễ tìm hiểu - Việc tích hợp cần được tiến hành thường xuyên khi có điều kiện bài học liên quan sẽ tạo cho các em thói quen liên hệ đến ý thức bảo vệ môi trường trong những bài học khác. 10
- 3. Kết quả nghiên cứu: . Qua việc áp dụng các kinh nghiệm và phương pháp trên trong quá trình dạy học lớp 9 – THCS Nghĩa Hội, bản thân tôi nhận thấy có kết quả tương đối tốt: - Trong các tiết học có liên quan đến vấn đề môi trường, các em học sinh đã có sự liên hệ khi giáo viên đặt câu hỏi và các em có sự liên hệ khá tốt. - Trong các bài tập vận dụng tìm hiểu về vai trò của môi trường các em đã đạt được câu trả lời đúng với tỉ lệ cao. - Học sinh có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường sống, trong công việc cụ thể là vệ sinh lớp học sạch sẽ, chăm sóc cảnh quan trường xanh sạch đẹp. Với kết quả trên cho ta thấy rằng học sinh có sự tiến bộ trong nhận thức về vai trò của môi trường và mối quan hệ chặt chẽ giữa con người với môi trường sống, học sinh nhận thức được thực trạng môi trương ở địa phương và các biện pháp để bảo vệ và xây dựng môi trường sống tốt hơn. Góp phần nhỏ vào việc bảo vệ tài nguyên và môi trường sống. V. Kết luận: Chúng ta đã biết, ngay từ buổi đầu con người đã khai thác và sử dung thiên nhiên trong cuộc đấu tranh sinh tồn, trong những thời kỳ tiếp theo đó, con người ngày một phát triển, đã tìm cách cải tạo, chinh phục tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống và nhiều mục đích khác nhau. Ngày nay, với các thành tựu khoa học kỹ thuật ngày một tiến bộ, con người còn cải tạo được thiên nhiên phục vụ cho mục đích của mình và cuối cùng chúng ta cần rút ra những bài học gì trong việc khai thác bảo vệ môi trường sinh sống một cách bền vững, có hiệu quả cao, tránh những “ sự trừng phạt” của tự nhiên khi phá hoại một cách vô ý thức hay những chủ đích cá nhân, vô tổ chức, không khoa học, mang tính tàn phá. Như vậy, việc tìm hiểu quan hệ của con người, sự phát triển lịch sử của xã hội không chỉ nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử mà còn giáo dục ý thức về bảo vệ môi trường để phát triển bền vững và toàn diện. Để thực hiện tốt công tác giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dạy học môn Lịch sử ngoài việc các giáo viên bộ môn nắm vững yêu cầu chung, xác định nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục theo hướng tích cực cần tổ chức hoạt động ngoại khóa, tiến hành bài học tại thực địa, thực hiện các công tác công ích xã hội. Sử dụng các phương tiện và thiết bị hỗ trợ đa dạng để hoạt động không bị nhàm chán mà góp phần gây hứng thú cho học sinh. Nhưng để làm được điều này, một số vấn đề được đưa ra để lãnh đạo các cấp quan tâm giải quyết: kinh phí và thời gian tổ chức để hoạt 11
- động đạt hiệu quả cao hơn. Ngoài ra cần có sự quan tâm, hỗ trợ của lãnh đạo, chuyên môn nhà trường. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ trong thời gian giảng dạy của bản thân tôi được áp dụng tại trường tôi và một số trường trong cụm, chắc chắn còn có nhiều thiếu sót, rất mong được sự góp ý bổ sung của các đồng chí là cốt cán chuyên môn của bộ môn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Nghĩa Hội ,ngày 2 tháng 4 năm 2019 Người viết: Vương Thị Định. 12
- VI. Tài liệu tham khảo: . Sách giáo khoa Lịch sử 9. Chuyên đề tập huấn tích hợp môi trường trong dạy học lịch sử. Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Lịch sử Trung học cơ sở - Phan Ngọc Liên - Phan Thị Lạc - Trần Thị Nhung - Nguyễn Xuân Trường.Nhà xuất bản Giáo dục. 13
- VII. Phụ lục: I Đặt vấn đề. Trang 1 1 Lí do chọn đề tài. 2 Mục tiêu, nhiệm vụ Trang 2 3. Đối tượng nghiên cứu. Trang 2 II Cơ sở lý luận Trang 2 III. Cơ sở thực tiễn. Trang 3 IV Nội dung nghiên cứu. Trang 3 1 Một số yêu cầu khi thực hiện. Trang 3 2 Cách tiên hành lồng ghép tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong chương VI. Trang 4 3 Kết quả nghiên cứu: . Trang 11 V Kết luận Trang 11 VI Tài liệu tham khảo. Trang 13 VII Phụ lục Trang 14 14