Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy vẽ kỹ thuật

doc 11 trang Giang Anh 21/03/2024 2260
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy vẽ kỹ thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_gia.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy vẽ kỹ thuật

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS AN PHÚ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY VẼ KỸ THUẬT I ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Lý do chọn đề tài: Thế giới công nghệ 4.0 hiện nay đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynh đảo trong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhờ những thành tựu của công nghệ thông tin (CNTT). CNTT đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới, cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước nhất là chỉ thị 58-CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2000 về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đã chỉ rõ trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo, đây là nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã giao cho ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2005 thông qua quyết định số 81/2001/QĐ-TTg. Hiện nay các trường phổ thông đều trang bị phòng máy, phòng đa năng, nối mạng Internet và Tin học được giảng dạy chính thức, một số trường còn trang bị thêm Thiết bị ghi âm, chụp hình, quay phim (Sound Recorder, Camera, Camcorder), máy quét hình (Scanner), và một số thiết bị khác, tạo cơ sở hạ tầng CNTT cho giáo viên sử dụng vào quá trình dạy học của mình. Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin và truyền thông. Chẳng hạn, cá nhân làm việc tự lực với máy tính, với Internet, dạy học theo hình thức lớp học phân tán qua mang, dạy học qua cầu truyền hình. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động. Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Như vậy, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn. Do sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông mà mọi người đều có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng. Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học này mà học sinh trung bình, thậm chí học sinh trung bình yếu cũng có thể hoạt động tốt trong môi trường học tập. Phần mềm dạy học được sử dụng ở nhà cũng sẽ nối dài cánh tay của giáo viên tới từng gia đình học sinh thông qua hệ -1-
  2. thống mạng. Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống, chỉ cần “bấm chuột”, vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung của bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh. Thông qua giáo án điện tử, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của công nghệ thông tin và truyền thông đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy và quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của con người. Do đó, mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền thống, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình. 2. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Môn công nghệ là một môn học ứng dụng, nghiên cứu vận dụng những nguyên lí khoa học vào thực tiển nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Chương trình môn công nghệ 8 có phần “Vẽ kỹ thuật”. Trong đó việc xây dựng cho học sinh ngôn ngữ kỹ thuật bằng bản vẽ kỹ thuật là việc làm khó ( khó tiếp thu đối với học sinh và khó diễn đạt truyền thụ đối với giáo viên) trong giảng dạy môn học này. Để thực hiện mục tiêu cần đạt về nội dung kiến thức này thì việc sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy vẽ kỹ thuật sẽ giúp cho giáo viên rất nhiều trong việc rèn luyện kĩ năng tư duy không gian cho học sinh, đặc biệt phần vẽ kỹ thuật là phần có yêu cầu minh họa trực quan nhiều hình vẽ, các phép chiếu, mặt phẳng chiếu, hình chiếu để hình thành khái niệm, kiến thức, kĩ năng Các bài dạy có ứng dụng CNTT được áp dụng cho học sinh khối 8 của các trường trong quận 2. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Thực trạng của vấn đề: Phần vẽ kỹ thuật đòi hỏi trí tưởng tượng không gian tốt, nhưng học sinh lớp 8 chưa học môn hình học không gian.Vì vậy, phương pháp giảng dạy phần vẽ kỹ thuật phải chú trọng đến phương pháp giảng dạy trực quan, phải kết hợp chặt chẽ việc giảng dạy với các thiết bị dạy học làm thế nào để giúp cho học sinh cách đọc được bản vẽ kỹ thuật là một yêu cầu cao đối với giáo viên trong giảng dạy phần này. Trước đây khi dạy phần này giáo viên phải mang vác lỉnh kỉnh các đồ dùng dạy học, tranh ảnh từ lớp này qua lớp khác một cách khó nhọc, vất vả, khi thực nghiệm phải dùng đèn pin để chiếu vật mẫu lên tường để học sinh thấy được sự liên hệ giữa các tia sáng và bóng của mẫu vật, hoặc sử dụng tia sáng của ngọn nến giáo viên phải làm sao truyền đạt cho học sinh cách nhìn hình chiếu, sự tương ứng giữa hướng chiếu và các hình chiếu, vị trí các hình chiếu có liên quan như thế nào khi hướng quay các mặt phẳng chiếu khác nhau, giáo viên phải sử dụng bìa cứng gấp thành 3 mặt phẳng chiếu và nói rõ vì sao phải mở các mặt phẳng chiếu (thật là nhiêu khê) -2-
  3. Với mong muốn giúp cho học sinh hiểu bài đồng thời người giáo viên sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian minh họa giảng bài trên lớp, tạo nên khả năng tư duy trừu tượng cho học sinh tôi nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy vẽ kỹ thuật sẽ mang lại nhiều lợi ích thực tiển: Phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, khai thác nhiều giác quan của người học, giáo viên sẽ chủ động rút ngắn thời gian giảng dạy có thời gian cho quá trình dẫn dắt, tạo tình huống có vấn đề để kích thích tư duy sáng tạo của học sinh. Nội dung cần truyền đạt đã được thiết kế trên máy tính qua đó học sinh sẽ rất tích cực và hứng thú học tập môn học này, đó là yếu tố thành công cho người giáo viên. 2. Nội dung và biện pháp thực hiện: 2.1. Đối với giáo viên: Để thuận lợi trong việc giảng dạy các nội dung này tôi đã thực hiện các công việc sau: ❖ Bước 1. Phần chuẩn bị thiết kế bài giảng trên máy vi tính 1/ Xác định những bài giảng cần sự hổ trợ bằng công nghệ thông tin trong phần vẽ kỹ thuật Phân môn vẽ kỹ thuật của chương trình đòi hỏi trí tưởng tượng về không gian, trong khi một số kiến thức hình học không gian mới chỉ bắt đầu ở học kỳ 2 của môn toán điều đó gây khó khăn cho việc lĩnh hội kiến thức của học sinh. Trong quá trình giảng dạy nếu không có sự hổ trợ của phương tiện dạy học học sinh sẽ khó hiểu bài vì những kiến thức trừu tượng khó diễn đạt và khó hiểu. Trong phần vẽ kỹ thuật những bài cần thiết có sự hổ trợ của ứng dụng công nghệ thông tin gồm: - Bài 2: Hình chiếu - Bài 4: Bản vẽ các khối đa diện - Bài 6: Bản vẽ các khối tròn xoay - Bài 8: Hình cắt - Bài 11: Biểu diễn ren 2/ Soạn giáo án điện tử Việc chuẩn bị cho một tiết soạn giảng trình chiếu Power Point đòi hỏi giáo viên phải bỏ nhiều thời gian và công sức. - Giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy. - Phương pháp giảng dạy bây giờ không còn là chuyện bí mật, giáo viên có thể lên mạng tải về các tư liệu liên quan đến bài giảng quan trọng là chúng ta sử dụng những tài liệu đó như thế nào. - Chuẩn bị về nội dung, trang thiết bị dạy học, các tài liệu hình ảnh liên quan đến bài giảng để bài giảng sinh động, thu hút học sinh - Những hình ảnh trình chiếu cần phải chú ý đến tính logic của nội dung bài học. -3-
  4. - Giáo viên cần thiết kế hệ thống bài học có tính hệ thống khoa học, có tính sư phạm cao từ dễ đến khó, bài tập đa dạng phù hợp với bài học. - Khi lập kế hoạch bài dạy việc phân bố thời gian trình chiếu giữa các slide cần phân bố thời gian hợp lí là việc rất cần thiết. - Nhờ sự hổ trợ của các giáo viên đồng nghiệp trong việc soạn giảng giáo án điện tử trên máy tính bằng phần mềm Power Point. - Giáo viên lựa chọn màu sắc của Background, phong chữ, các hình ảnh, hình vẽ chuẩn nhằm giúp cho học sinh rèn luyện kỹ năng tư duy, kỹ năng làm các bài thực hành. ❖ Bước 2: Phần tiến hành dạy học bằng máy tính - Giáo viên chuẩn bị máy chiếu, màn hình, nguồn điện, máy laptop cho một tiết dạy thật chu đáo. - Giáo viên phải thành thạo các thao tác, kỹ năng cơ bản cho việc trình chiếu hoàn chỉnh - Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp, việc xác định phương pháp dạy học phù hợp là yếu tố cần thiết quan trọng để bài giảng sinh động và đạt hiệu quả tốt. - Phải xác định được hoạt động của giáo viên trong việc dẫn dắt, hướng học sinh vào việc phát hiện các khái niệm trừu tượng. - GV cần đánh giá được những nội dung có thể giao cho HS tự nghiên cứu và trình bày trong tiết dạy - Chú trọng đến phương pháp dạy học trực quan để học sinh có thể cảm nhận được, hiểu được ngay với đối tượng, mô hình . - Khai thác triệt để những hiểu biết của học sinh, chọn cách diễn tả ngắn gọn mà vẫn đảm bảo tính chính xác và khoa học. - Tăng cường sử dụng tốt các thiết bị dạy học. - Giáo viên phải đảm bảo dàn ý của bài dạy và học sinh cần ghi chép đủ nội dung bài học. 2.2. Đối với học sinh: Yêu cầu học sinh phải đọc trước bài học, giao nhiêm vụ cho học sinh sưu tầm tài liệu, mô hình, mẫu vật phục vụ cho bài học.  Ví dụ minh họa về việc giảng dạy có ứng dụng công nghệ thông tin -4-
  5. BÀI 4 : ➢ Trước đây khi chưa thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy bài giảng này giáo viên chỉ sử dụng mô hình các khối đa diện. làm thêm đồ dùng dạy học là các khối đa diện như khối hình hộp chữ nhật, khối hình lăng trụ đều, khối hình chóp đều. Các mẫu vật như hộp thuốc lá, bút chì 6 cạnh mô hình ba mặt phẳng chiếu, tranh vẽ các hình bài 4 trong SGK. Hoạt động 1. Tìm hiểu khối đa diện - Giáo viên cho học sinh quan sát tranh ảnh, mô hình và đặt câu hỏi: Các khối hình học đó được bao bởi các hình gì? Học sinh trả lời. Giáo viên kết luận bằng hình ảnh khối hình chữ nhật được mở rộng với 6 hình chữ nhật ghép lại. Hoạt động 2. Tìm hiểu hình hộp chữ nhật - Khi giảng hình chiếu của hình hộp chữ nhật, giáo viên đặt mẫu hình hộp chữ nhật trong mô hình ba mặt phẳng chiếu bằng bìa cứng đã chuẩn bị trước, yêu cầu đặt mặt của vật mẫu song song với mặt phẳng chiếu đứng đối diện với người quan sát. -5-
  6. - Tiếp đó giáo viên dặt câu hỏi: Khi chiếu hình hộp chữ nhật lên mặt phẳng chiếu đứng là hình gì? Hình chiếu đó phản ảnh mặt nào của hình hộp chữ nhật? Kích thước của hình chiếu phản ảnh kích thước nào của hình hộp chữ nhật? - Giáo viên lần lượt cho xuất hiện các hình chiếu lên bảng. Sau đó hướng dẫn tranh (H4.3/SGK) và đặt các câu hỏi như trong SGK để học sinh trả lời. - Giáo viên kết luận ghi lên bảng, học sinh ghi nội dung tìm hiểu vào vỡ bài tập -6-
  7. - Giáo viên tiếp tục thực hiện hoạt động 3 và 4 ( hình lăng trụ đều và hình chóp đều) như hình chữ nhật nêu trên. -7-
  8. ➢ Khi giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào bài học này thì giáo viên chỉ bỏ thời gian đầu tư vào khâu soạn giảng các hình khối đa diện(khối hình hộp chự nhật , hình lăng trụ đều, hình chop đều) tranh vẽ các hình bài 4 SGK, bảng 4.1, bảng 4.2, bảng 4.3 đều được thể hiện trên máy giáo viên không phải mang vác lỉnh kỉnh các đồ dùng dạy học từ lớp này qua lớp khác một cách khó nhọc. - Giáo viên chỉ sử dụng mô hình vật thật các khối đa diện để các em nhận dạng thực tế. - Các slide trình chiếu sẽ thể hiện đầy đủ các hình dạng của các khối đa diện thường gặp. Hình chiếu của khối hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều được thể hiện trên ba mặt phẳng chiếu rõ ràng chính xác, dễ nhìn thấy, dễ hiểu giúp học sinh đọc được bản vẽ vật thể một cách dễ dàng. - Việc thực hiện điền vào bảng 4.1, 4.2, 4.3 cũng được thực hiện bằng máy tính nhanh chóng. - Tương tự đối với hình lăng trụ đều, khái niệm về hình lăng trụ đều được máy tính trình chiếu sinh động giúp các em học sinh có khái niệm nhận dạng và hiểu rõ đặc điểm hình chiếu. Kết thúc bài học học sinh biết được các khối đa diện, hiểu rõ sự tương quan giữa các hình chiếu trên bản vẽ và vật thể. 3. Hiệu quả: Qua quá trình vận dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn vẽ kỹ thuật tôi nhận thấy : - Tiết học gây nhiều hứng thú cho học sinh lẫn giáo viên. - Học sinh nắm vững nội dung bài học, hình thức bài học thu hút mọi đối tượng học sinh của lớp. - Học sinh làm việc tích cực, rèn luyện được kĩ năng thực hành. Sau những tiết lên lớp thành công, đạt hiệu quả, theo tôi việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy vẽ kỹ thuật đã phát huy được năng lực và nhận thức của học sinh, qua thực tế kinh nghiệm giảng dạy tôi nhận thấy kết quả học tập của học sinh đã chuyển biến rõ rệt về số lượng học sinh khá giỏi ngày càng được nâng cao. 4. Khả năng ứng dụng: Được ứng dụng giảng dạy ở trường THCS An Phú nói riêng và các trường THCS trong quận 2 nói chung. III. KẾT LUẬN 1. Đánh giá chung: Qua quá trình vân dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy vẽ kỹ thuật bản thân tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:  Thuận lợi: -9-
  9. - Nội dung cần truyền đạt đã được thiết kế trên máy tính do đó tiết kiệm được nhiều thời gian minh họa giảng bài trên lớp, tạo nên khả năng tư duy trừu tượng cho học sinh. - Đặc biệt học sinh sẽ rất tích cực và hứng thú học tập môn học này, đó là yếu tố thành công cho người giáo viên - Ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy sẽ mang lại nhiều lợi ích thực tiển: Phát huy được tính tích cự, chủ động sáng tạo của học sinh, khai thác nhiều giác quan của người học, giáo viên sẽ chủ động rút ngắn thời gian giảng dạy có thời gian cho quá trình dẫn dắt, tạo tình huống có vấn đề để kích thích tư duy sáng tạo của học sinh.  Khó khăn: - Tình hình chung hiên nay do cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của trường còn thiếu cho nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy còn gặp nhiều khó khăn khi dạy bằng giáo án điện tử. - Nếu có vấn đề trục trặc trên máy tính hoặc bị cúp điện bất ngờ có thể làm cho giáo viên và học sinh gặp nhiều trở ngại khó khăn. - Việc chuẩn bị máy móc phương tiên trình chiếu mất thời gian ở khâu chuẩn bị của giáo viên, việc di chuyển của học sinh từ lớp học đến phòng máy không đảm bảo đủ thời gian của một tiết học. Ngày nay tin học đã bao trùm trên mọi hoạt động xã hội và phát sinh mới mối liên hệ chặt chẽ giữa thời đại tin học và sự nghiệp giáo dục. Mạng tin học là một nguồn tư liệu tri thức vô giá. Máy tính chỉ được xem là công cụ, nó không thể thay đổi được cơ hội giao lưu giữa Thầy và trò.Thầy vẫn dạy nhưng dạy qua phương pháp hoàn toàn đổi mới, người giáo viên rất cần sự trãi nghiệm qua thực tế, tự ý thức phải thường xuyên rút kinh nghiệm đối với từng bài soạn giảng, làm thế nào để hoàn thành mục tiêu giảng dạy,chính vì vậy việc sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin thông trong việc giảng dạy là hết sức cần thiết phù hợp xu thế hiện nay trong nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. 2. Đề xuất – kiến nghị: Hiện nay số lượng máy chiếu sử dụng cho việc ứng dụng CNTT trong nhà trường còn thiếu, chưa có phòng để giảng dạy bằng giáo án điện tử. Vậy kính mong các cấp lãnh đạo trang bị thêm máy chiếu và phòng máy chiếu để sử dụng giảng dạy cho các tiết dạy có ứng dụng CNTT. Trên đây là những kinh nghiệm giảng dạy trong phần “VẼ KỸ THUẬT” trong bộ môn Công Nghệ 8. Rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Ngày 10 tháng 02 năm 2020 Duyệt của BGH Người viết -10-
  10. Nguyễn Trọng Nghĩa -11-