SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng dạy đọc văn bản trong môn Ngữ văn 6 bằng việc sử dụng phiếu học tập (bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng dạy đọc văn bản trong môn Ngữ văn 6 bằng việc sử dụng phiếu học tập (bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
skkn_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_doc_van_ban_trong_mon.docx
Nội dung tóm tắt: SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng dạy đọc văn bản trong môn Ngữ văn 6 bằng việc sử dụng phiếu học tập (bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)
- 18 có thể khai thác thông tin trong sách giáo khoa và thông tin tham khảo để tìm ra kiến thức liên quan đến những nội dung cụ thể trong văn bản (đặc điểm của nhân vật, về cảm xúc của nhân vật, về ý nghĩa hình ảnh trong văn bản ), học sinh chủ động tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức làm tăng tính tự chủ, tự học, tự giải quyết vấn đề, phát huy cao năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp và phát huy được kĩ năng nghe, nói của học sinh. 2.3.3. Sử dụng phiếu học tập trong quá trình luyện tập, vận dụng, củng cố kiến thức cho học sinh - Mục tiêu của giải pháp Dạng phiếu học tập này nhằm hỗ trợ học sinh luyện tập từng mảng kiến thức, từng dạng bài và củng cố nội dung bài học. Học sinh không chỉ cần nắm vững lí thuyết mà còn cần phải thực hành, vận dụng kiến thức vào quá trình làm các bài tập văn học, vào trong cuộc sống hàng ngày. Bởi vậy, giáo viên cần tạo một môi trường học tập giúp học sinh tự giác, chủ động và tích cực giải quyết các nhiệm vụ nhận thức. Tuy nhiên, tuỳ từng mục đích, tình huống và đối tượng học sinh, giáo viên có thể nâng cao hoặc tạm thời hạ thấp yêu cầu khi cần thiết. - Cách thực hiện biện pháp Phiếu học tập được thiết kế nhằm giúp học sinh củng cố thông qua các bài tập trắc nghiệm khách quan hoặc những bài tập vận dụng để nắm bắt thông tin phản hồi từ học sinh, giúp giáo viên có sự điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp để nâng cao hiệu quả dạy học. Ví dụ: Thiết kế phiếu học tập theo dạng bài tập trắc nghiệm giúp học sinh củng cố kiến thức đã lĩnh hội được. Khi sử dụng phiếu, giáo viên có thể biết được số học sinh hiểu bài, biết ứng dụng linh hoạt vào làm bài tập (phiếu học tập số 09 – Bài tập luyện tập sau khi học xong văn bản “Cây tre Việt Nam” – Thép Mới).
- 19 PHIẾU HỌC TẬP SÓ 9 Họ và tên Lớp: Câu 1: Văn bản “Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại nào? A. Tiểu thuyết B. Kí C. Truyện ngắn D. Thơ Câu 2: Từ "nhũn nhặn'' trong câu “Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn” được hiểu là: A. Thái độ khiêm tốn. B. Thu mình lại. D. Thái độ khiêm tốn, nhún nhường. Câu 3. Đoạn văn: “Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nằm trên giường tre, tre với mình, sống có nhau, chết có nhau, chung thủy” nói lên điều gì? A. Sự gắn bó thủy chung của tre với con người trong suốt cả cuộc đời. B. Sự tận tình của tre trong việc phục vụ con người. C. Những phẩm chất cao quý của tre đối với con người. Câu 4: Ý nào sau đây đúng với thành ngữ “Tre già măng mọc” A. Thế hệ đi trước đã sáng tạo nên thành quả, thế hệ đi sau tiếp bước, phát triển thành quả ấy. B. Măng khỏe hơn nên sẽ hút hết chất dinh dưỡng của tre. C. Cả A và B đều đúng. Ví dụ: Thiết kế phiếu học tập vận dụng, liên hệ kiến thức bài học (Xem phiếu học tập số 11 – Tạo dựng thẻ tình bạn sau khi học xong văn bản “Bài tập làm văn" trích “Nhóc Ni-co-lai: Những chuyện chưa kể” của tác giả Rơ-nê Gô- xi-nhi và Giăng-giắc Xăng-pê).
- 20 3. Thực nghiệm sư phạm 3.1. Mô tả cách thức thực hiện Việc thiết kế và sử dụng phiếu học tập đề xuất ở trên đã được thử nghiệm trong các giờ dạy học ở trường THCS Ninh Xá cho các em học sinh khối 6. Ở đây, tôi xin trình bày thực nghiệm tiết 1 đọc văn bản “Bức tranh của em gái tôi” – Tạ Duy Anh tại hai lớp 6a1 và 6a2, trong đó học sinh lớp 6a2 có sử dụng phiếu học tập. * Xây dựng phiếu học tập + Bước 1: Phân tích bài dạy “Bức tranh của em gái tôi” – Tạ Duy Anh Theo phân phối chương trình văn bản “Bức tranh của em gái tôi” – Tạ Duy Anh được dạy trong hai tiết. Ở tiết một, giáo viên xác định mục tiêu bài học như sau: Học sinh nắm được những nét khái quát về tác giả và văn bản, tìm hiểu
- 21 được những đặc trưng của thể loại truyện trong văn bản, phân tích những đặc điểm về nhân vật Kiều Phương và từ đó hình thành kĩ năng phân tích nhân vật trong văn bản tự sự. + Bước 2: Tiến hành thiết kế phiếu Căn cứ vào mục tiêu bài học, giáo viên nhận thấy phần phân tích đặc điểm của nhân vật Kiều Phương phù hợp để thiết kế phiếu học tập ở biện pháp 4. Để thiết kế phiếu học tập giáo viên sử dụng phần mềm canva.com. Dưới đây là phiếu giáo viên đã sử dụng:
- 22 + Bước 3: Xây dựng đáp án và thời gian hoàn thành phiếu học tập Giáo viên xây dựng đáp án một cách ngắn gọn, khoa học. Với phiếu tìm hiểu về nhân vật Kiều Phương, giáo viên thiết kế để học sinh hoàn thiện trên lớp, thời gian hoàn thiện là 5 phút. Dưới đây là phần gợi ý đáp án của phiếu học tập: * Quy trình sử dụng phiếu học tập + Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm (mỗi nhóm gồm 7 học sinh), các nhóm nhận phiếu học tập và hoàn thành phiếu trong thời gian 5 phút.
- 23 + Bước 2: Học sinh tiến hành hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập, giáo viên quan sát và hướng dẫn, hỗ trợ học sinh. + Bước 3: Sau khi hết thời gian thực hiện nhiệm vụ, đại diện nhóm học sinh lên trình bày kết quả của mình. Thời gian trình bày không quá 3 phút.
- 24 Học sinh sử dụng phiếu học tập để tìm hiểu về nhân vật Kiều Phương + Bước 4: Sau khi nhóm trình bày xong, giáo viên cho các nhóm khác nhận xét bổ sung hoàn thiện phiếu, đồng thời, các nhóm cũng quan sát và bổ sung vào bài làm của mình.
- 25 + Bước 5: GV chiếu phần gợi ý đáp án và chốt lại những đặc điểm về nhân vật Kiều Phương. 3.2. Kết quả đạt được Kết quả bước đầu khi sử dụng phiếu học tập tương đối khả quan. Học sinh tham gia các hoạt động học tập tích cực hơn, không còn hiện tượng thụ động nghe giảng mà đã chủ động tìm tòi, khám phá tri thức, qua đó phát triển nhiều năng lực, phẩm chất cho học sinh. Điều đó cho thấy tính khả thi và tính thực tiễn của các biện pháp thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học đọc văn bản môn Ngữ văn 6 nói riêng và môn Ngữ văn nói chung. 3.3. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm - Giáo viên cần tham khảo thêm nhiều mẫu phiếu học sinh động, hấp dẫn. - Sử dụng phiếu học tập kết hợp với nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để nâng cao hiệu quả học tập. 4. Kết luận Từ việc đổi mới phương pháp dạy học kết hợp cùng việc tăng cường sử dụng phiếu học tập, tôi thấy học sinh có ý thức chuẩn bị bài ở nhà cũng như hoàn thành nhiệm vụ trong phiếu học tập theo nhóm hay cá nhân chu đáo và cẩn thận hơn. Trong các tiết học, học sinh hào hứng hơn, làm việc tích cực, tự giác hơn, không còn thụ động trong việc tiếp thu kiến thức mà chính các em là người tìm tòi khám phá ra kiến thức mới thông qua các hoạt động mà giáo viên yêu cầu thực hiện qua phiếu học tập. Điều đó đã góp phần phát triển những năng lực chung (năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo), những năng lực đặc thù (năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ) và năm phẩm chất (yêu nước, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ, nhân ái) cho học sinh. 5. Kiến nghị, đề xuất 5.1. Đối với tổ/nhóm chuyên môn Tiếp tục phát huy những buổi sinh hoạt chuyên môn để giáo viên trong huyện có những buổi sinh hoạt ý nghĩa: được học hỏi, sẻ chia, được nghe những
- 26 lời góp ý, nhận xét chân thành thành nhất để cùng nhau tiến bộ vì “ Lời khen là sắt, lời chê là vàng”. 5.2. Đối với Lãnh đạo nhà trường Duy trì hiệu quả công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo để tăng cường đổi mới trang thiết bị dạy học hiện đại, tân tiến, giúp hoạt động dạy học hiệu quả hơn nữa. Tiếp tục quan tâm hơn nữa tới cán bộ giáo viên trong nhà trường, tạo một môi trường làm việc thân thiện, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho cán bộ, nhân viên trong trường có thể cân bằng việc trường, việc nhà. 5.3. Đối với Phòng giáo dục và Sở giáo dục - Mọi chính sách đưa ra cần phù hợp với thực tiễn, vận dụng một cách linh hoạt. - Quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất cho đội ngũ giáo viên trong huyện. - Tổ chức những buổi tập huấn chuyên môn, đổi mới phương pháp hiệu quả. - Cung cấp video tiết dạy mẫu để giáo viên có thêm tài liệu học hỏi.
- 27 PHẦN III. MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP Từ thực tế giảng dạy ở trường Trung học cơ sở Ninh xá, khi dạy tiết 1 bài “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh) không sử dụng phiếu học tập mà dùng phương pháp truyền thống tại lớp 6a1. Số liệu thống kê của lớp 6a1 tôi giảng dạy qua bài kiểm tra khảo sát sau tiết học như sau: Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Lớp Số học sinh trung giỏi khá yếu kém bình 6a1 45 6 20 9 10 0 Bằng việc áp dụng các giải pháp để tạo hứng thú học tập cho học sinh như đã trình bày ở trên, sử dụng phiếu học tập trong bài dạy “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh) tiết 1, cùng với sự nỗ lực của cô và trò, chất lượng môn Ngữ văn của lớp 6a2 sau bài dạy tuy chưa thật sự đạt kết quả như mong đợi nhưng phần nào cũng đã có những chuyển biến khả quan. Số học sinh đạt điểm giỏi và khá cao hơn so với lớp 6a1 và số điểm trung bình yếu thấp hơn so với lớp 6a1. Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Lớp Số học sinh trung giỏi khá yếu kém bình 6a2 42 9 25 5 3 0
- 28 PHẦN IV. CAM KẾT Tôi xin cam đoan biện pháp này tôi đã áp dụng thành công trong quá trình giảng dạy tại trường THCS Ninh Xá, những điều tôi trình bày ở trên là đúng sự thật, không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Ninh Xá, ngày tháng năm 2022 GIÁO VIÊN (ký và ghi rõ họ tên) Đánh giá, nhận xét của tổ/ nhóm chuyên môn TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN (Ký và ghi rõ họ tên) Đánh giá, nhận xét của đơn vị HIỆU TRƯỞNG (ký và đóng dấu)