SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng ôn thi Trung học Phổ thông quốc gia - Bài 6 Giáo dục công dân Lớp 12

doc 47 trang thulinhhd34 4090
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng ôn thi Trung học Phổ thông quốc gia - Bài 6 Giáo dục công dân Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_nang_cao_chat_luong_on_thi_trung_hoc_pho_thon.doc
  • docMau 1.1_ Don de nghi cong nhan sang kien cap co so.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng ôn thi Trung học Phổ thông quốc gia - Bài 6 Giáo dục công dân Lớp 12

  1. Câu 29: Phát hiện mình bị lừa tiền vì một trang Wed trên mạng xã hội. G đã kéo thêm 2 người bạn cùng đến tìm chủ của trang Wed là K, yêu cầu trả lại tiền cho mình. K nói không biết gì về vụ việc xảy ra. Nghe vậy, G và hai người bạn đã trói K lại và giải về cơ quan công an gần đó giải quyết. Công an xã đã ngay lập tức nhốt K lại đến chiều tối đợi trưởng công an đi họp về giải quyết. Trong trường hợp trên, công an xã có vi phạm quyền BKXP về thân thể của công dân K không? Vì sao? A. có, vì chưa đủ căn cứ chứng minh K vi phạm pháp luật. B. có, vì K không vi phạm pháp luật. C. có, vì K đã lừa tiền của G. D. có, vì phải giam K lại cho K không bỏ trốn. Đáp án: A. Công an xã nhốt K lại mà không có căn cứ chứng minh K đã vi phạm pháp luật. Việc bắt nhốt quá thời hạn cho phép theo quy định pháp luật. Hành vi này xâm phạm đến quyền BKXP về thân thể của công dân. Câu 30. Vì mâu thuẫn cá nhân, 3 học sinh của trường X đã cùng đánh hội đồng bạn M sau giờ tan học. Hành vi của 3 bạn này đã xâm phạm A. quyền bất khả xâm phạm về thân thể. B. quyền được đảm bảo an toàn cá nhân. C. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. D. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. Đáp án: C. Hành vi đánh người là từ khóa nhận ra hành vi xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. Câu 31. N dùng sim điện thoại khác với sim vẫn thường dùng để nhắn tin cho một số bạn trong lớp nói xấu về G. Hành vi này của N là xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân ? A. Quyền bất khả xâm phạm về đời sống tinh thần. B. Quyền bí mật đời tư. C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. D. Quyền được đảm bảo an toàn về thư tín, điện tín. Đáp án: C. Từ khóa “nói xấu” người khác chứng tỏ đây là hành vi xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân. 37
  2. Câu 32. Nghi ngờ tên ăn trộm xe đạp chạy vào một gia đình trong ngõ, hai người đàn ông chạy thẳng vào nhà mà không chờ chủ nhà đồng ý, đồng thời còn yêu cầu cho khám nhà để tìm kẻ trộm. Hành vi của hai người đàn ông trên đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân ? A. Quyền được bảo vệ chỗ ở. B. Quyền bí mật về chỗ ở. C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. D. Quyền bất khả xâm phạm nhà dân. Đáp án: C. từ khóa: chạy thẳng vào nhà, yêu cầu khám nhà không có lệnh của cơ quan có thẩm quyền là hành vi xâm phạm đến chỗ ở củ người khác, xâm phạm đến quyền BKXP về chỗ ở của công dân. Vận dụng cao Câu 33: Nghi ngờ cháu B lấy trộm đồ chơi tại siêu thị X, nơi mình làm quản lí, nên ông A đã chỉ đạo nhân viên bảo vệ là anh M bắt giữ cháu. Sau một ngày tìm kiếm, bố cháu B là ông D phát hiện con bị bỏ đói tại nhà kho cùa siêu thị X nên đã đến tìm gặp và hành hung làm cho anh M bị đa chấn thương. Những ai sau đây vi phạm quyền bất khà xâm phạm về thân thể của công dân? A. Anh M và ông D. B. Ông A và anh M. c. Ông A, anh M và ông D. D. ông A và ông D. Đáp án: B. Căn cứ vào cụm từ: ông A đã chỉ đạo nhân viên bảo vệ là anh M bắt giữ cháu B là hành vi vi phạm quyền BKXP về thân thể của công dân. Đây là hành vi vi phạm vì khi chỉ nghi ngờ cháu B lấy đồ đã bắt giữ cháu B. Câu 34: Ông C là giám đốc, ông D là phó giám đốc, chị P và anh A là nhân viên, anh M là bảo vệ cùng làm việc tại công ty X. Trong một cuộc họp, chị P nêu ý kiến trái chiều nên đã bị ông C yêu cầu dừng phát biểu. Mặc dù vậy, chị P vẫn kiên quyết trình bày quan điểm của mình. Thấy vậy, ông D ép chị P dừng lời và chỉ đạo anh M đuổi chị ra ngoài. Có mặt trong cuộc họp, anh A đã dùng điện thoại quay lại toàn bộ sự việc và chia sẻ với nhiều người. Những ai sau đây đã vi phạm quyền tự do ngôn luận cùa công dân? A. Ông C và ông D. B. Ông D và anh M. c. Ông D, anh A và anh M. D. Ông D, ông c và anh M. Đáp án: Sau khi đọc xong câu hỏi, Hs căn cứ vào thông tin: Chị P nêu ý kiến trái chiều nên đã bị ông C yêu cầu dừng phát biểu Ông D ép chị P dừng lời khi chị P kiên quyết trình bày quan điểm của mình. Hành vi trên xâm phạm đến quyền tự do ngôn luận của công dân. 38
  3. Câu 35: Giám đốc một công ty tổ chức sự kiện là anh M yêu cầu nhân viên là anh S khống chế và giữ khách hàng là anh Q tại nhà kho do anh Q có hành vi gây rối. Sau hai ngày tìm kiếm, vợ anh Q là chị T phát hiện anh bị giam ở công ty này nên nhờ anh B đến giải cứu chồng. Vì anh S không đồng ý thả anh Q nên anh B đã đánh khiến anh S bị gãy tay. Những ai sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Anh S và anh B. B. Anh M, anh S và chị T. c. Anh M, chị T và anh B. D. Anh M và anh S. Đáp án: D. Vì anh M và anh S có hành vi khống chế và giữ, giam anh Q tại kho mà không được lệnh bắt giữ người của cơ quan có thẩm quyền. Câu 36: Bà T dựng xe đạp ngoài cửa hàng để mua thức ăn nhưng quên không mang túi xách vào nên đã bị mất. Nghi ngờ em C đang chơi gần đó lấy trộm. Bà T đã chửi bới và rủ chị M xông vào nhà em C để lục soát nên bị chị G - mẹ em C túm tóc và bị bố em C là anh D lấy gậy đánh gãy xương đùi. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân? A. Bà T, chị G, anh D, chị M. B. Chị G, anh D. C. Anh D, chị M. D. Bà T, chị M. Đáp án : B. Căn cứ vào câu hỏi và thông tin ( Chị G túm tóc bà T , anh D lấy gậy đánh gãy xương đùi bà T ) là hành vi xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân. Câu 37. Chị K và chị L cùng kinh doanh shop quần áo gần nhau, thấy chị K hay đon đả mời chào khách và bán được nhiều hàng hơn mình, chị L nghĩ chị K đang cố tình giành giật khách hàng với mình nên đã đi nói xấu chị K nhập hàng kém chất lượng về bán, chị K biết được đã rất bức xúc về việc này.Tình cờ phát hiện chị L đang nói xấu mình với khách chị đã bảo chồng mình là anh H đến bắt và nhốt chị L lại yêu cầu chấm dứt hành vi nói xấu mình. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân? A. Chị K và chị L. B. Chị L. C. Chồng chị k. D. Vợ chồng chị K. Đáp án: B. Thông tin về hành vi ( chị L nói xấu chị K ) là hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của công dân. Câu 38. Anh X và chị Y cùng nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh mặt hàng T. Vì có quan hệ tình cảm với chị Y nên anh A lãnh đạo cơ quan chức năng đã yêu cầu chị P nhân viên dưới quyền hủy hồ sơ của anh X. Nghe được thông tin anh X tức giận, thuê D đến phá nhà của anh A. Đồng thời anh X còn thuê bà C tung tin chị Y có quan hệ bất chính với anh A. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? A. Anh X B. Anh X, bà C. C. Anh X, D. D. Anh A, chị Y, chị P. 39
  4. Đáp án: C. Căn cứ vào câu hỏi, HS tìm thông tin ( anh X thuê D đến phá nhà của anh A ) Câu 39. Do ghen tuông, D đã lén mở điện thoại của H ra xem và phát hiện H có nhắn tin hẹn gặp với một bạn nữ tên X đang học lớp 11. D đã bực tức bỏ về nhà và gọi điện thoại cho Q bạn học cùng lớp. Khi thấy X đang đi đến nhà vệ sinh, D và Q đã viện cớ bị đau bụng xin thầy giáo ra ngoài. Đến nhà vệ sinh D và Q vội vã lao vào tát và giật tóc và lăng nhục X. T tình cờ nhìn thấy nhưng không lên tiếng, chờ D và Q đi khỏi, lợi dụng lúc X đang chật vật đã giật rách áo và ép X vào phòng vệ sinh rồi chốt cửa lại. D và Q đã không xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân? A. Bất khả xâm phạm về thân thể. B. Bảo đảm an toàn về thư tín. C. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự. Đáp án A. Căn cứ vào câu hỏi HS thu thập thông tin liên quan: D: lén mở điện thoại của H ra xem: Vi phạm quyền bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác. D lao vào tát và giật tóc X: vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe. D lăng nhục X: vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm công dân. Q lao vào giật tóc và lăng nhục X là vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân. Như vậy, ở đây D và Q đã không xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. Câu 40: Ông D là Giám đốc công ty môi giới xuất khẩu lao động S, sau khi nhận tiền đặt cọc tám trăm triệu đồng của anh T và anh C đã cùng vợ là bà H trốn về quê sinh sống. Khi phát hiện chỗ ở của ông D, anh T và anh C thuê anh Y bắt giam và đánh bà H bị thương phải đi cấp cứu. Những ai dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Ông D, anh T, anh Y. B. Ông D, bà H. C. Ông D, anh T, anh C. D. Anh Y, anh T, anh C. Đáp án :B. T và anh C thuê Y bắt giam bà H vậy anh T, anh C và anh Y xâm phạm đến quyền BKXP về thân thể của công dân. Vậy ông D và bà H không xâm phạm đến quyền BKXP về thân thể của công dân. 40
  5. 2.4. Rèn kỹ năng nhớ, hiểu sâu kiến thức bằng việc hướng dẫn HS tự xây dựng câu hỏi trắc nghiệm theo mẫu thi quốc gia. Hs sẽ căn cứ trực tiếp vào kiến thức sách giáo khoa, phần giảng bài của giáo viên, và những câu hỏi trắc nghiệm đã được GV cho làm, để tự xây dựng thành những câu hỏi trắc nghiệm, sau đó tự trả lời lại cho chính xác. Những câu đầu HS làm sẽ không được đầy đủ, chưa chính xác, nhưng sẽ cần sự hỗ trợ của Gv để hoàn thiện hơn. Thông thường biện pháp này áp dụng cho đối tượng HS khá, giỏi. 2.5. Phân loại đối tượng HS trong quá trình giảng dạy Trong quá trình giảng dạy, Gv phân loại đối tượng Hs căn cứ vào kết quả trên lớp và các bài kiểm tra, luyện đề. Từ đó tổng hợp danh sách hs có trình độ khá hơn và cho làm thêm một số câu hỏi ở dạng vận dụng cao. Câu 1. Công nhân B đi làm muộn 10 phút nên bị bảo vệ xí nghiệp X không cho vào. Xin mãi không được, công nhân B đã có lời lẽ xúc phạm bảo vệ nên hai bên to tiếng, sỉ nhục nhau. Quá tức giận công nhân B phá cổng xông vào đánh bảo vệ phải đi cấp cứu. Công nhân B và bảo vệ vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Bất khả xâm phạm về thân thể. B. Bất khả xâm phạm về đời tư. C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự nhân phẩm. D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng sức khỏe Đáp án: C. vì công nhân B và bảo vệ có hành vi xúc phạm lẫn nhau. Câu 2. Giám đốc P điều động toàn bộ nhân viên đến công ty X để chuẩn bị tổ chức hội nghị khách hàng. Cuối buổi một nhân viên phát hiện mất điện thoại, giám đốc P yêu cầu bảo vệ khóa cửa ra vào rồi cùng trưởng phòng S kiểm tra tư trang của mọi người. Chồng nhân viên B đến đón vợ nhưng bị bảo vệ ngăn cản. Lời qua tiếng lại, hai bên quát nạt, mắng chửi nhau thậm tệ. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân? A. Giám đốc P, trưởng phòng S, chồng cô B và bảo vệ. B. Chồng cô B và bảo vệ. C. Giám đốc P, trưởng phòng S, chồng cô B. D. Giám đốc P và trưởng phòng S. Đáp án: B. Chồng cô B và bảo vệ có lười qua tiếng lại với nhau, mắng chửi nhau thậm tệ. Câu 3.Trong một lần đi dự tiệc sinh nhật của H , vốn sẵn có mâu thuẫn với anh S là bạn của H, anh B đã đem lời chửi bới anh S. anh S bức xúc rủ thêm các anh K, M , N chặn đường đánh anh B làm anh B thương tật 30%. Hỏi những ai dưới đây xâm phạm đến các quyền tự do cơ bản của công dân ? 41
  6. A. anh S, K, M, N. B. Anh K, M, N. C. Anh Anh B, K, M,N. D. Anh B, S, K, M và N. Đáp án: D. Giải thích: B chửi thề S: Vi phạm danh dự nhân phẩm người khác. Anh S, K, M, N chặn đường đánh B làm B thương tật 30%: vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. Câu 4: Trong cuộc họp thôn, chị S đứng lên trình bày quan điểm của mình về công tác phụ nữ năm 2018. Khi đi qua phòng họp, anh B thấy quan điểm của chị S đưa ra không hợp lí liền gọi anh C người chủ trì cuộc họp ra ngoài để trao đổi quan điểm của mình. Những ai dưới đây thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận? A. Anh B, anh C. B. chị S, anh C. C. anh B, chị S. D.Chị S. Đáp án: D. Giải thích: Chị S trình bày quan điểm của mình về công tác phụ nữ. Câu 5. Anh M nghi ngờ anh H lấy trộm số vàng của gia đình mình nên đã báo với anh D trưởng công an xã. Do có việc đột xuất nên anh D yêu cầu ông N trưởng xóm cùng anh M đến nhà anh H khám xét. Do cố tình ngăn cản nên anh H bị ông N và anh M khống chế giải về trụ sở công an xã giam giữ. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Anh M và anh D. B. Anh M và ông N. C. Anh M, anh D và ông N. D. Anh D và ông N. Đáp án: B Giải thích: Ông N và anh M khống chế anh H chỉ do nghi ngờ Anh H lấy trộm vàng mà không có căn cứ. Câu 6. Vợ chồng anh H dự định đi Hà Nội khám bệnh, do vợ bị say xe nên trước khi đi anh H đã đến gặp lái xe A và đặt ghế đầu cho vợ và được A đồng ý nhưng khi lên xe ghế mà anh đặt anh X phụ xe đã dành ghế đó cho người yêu của mình. Anh H rất bức xúc nên đã chửi bới lái xe và phụ xe không giữ lời, anh A đã túm cổ áo đe dọa và xô ngã anh H. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân? A. Vợ chồng anh H. B. Anh A, X. C. Anh H, A, X. D. Anh A. Đáp án: D. Giải thích: Anh A túm cổ áo đe dọa và xô ngã anh H là hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân. Câu 7. Nghi ngờ em Q lấy trộm mỹ phẩm trong cửa hàng của mình, chị C đã bắt em Q đứng im một chỗ trong suốt 5 tiếng và dán giấy có nội dung: “Tôi là kẻ lấy trộm” lên người Q. Cô T là nhân viên cửa hàng đã mượn điện thoại của anh A để quay clip làm bằng chứng. Sau đó cô T tự đưa clip đó lên facebook. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm quyền được bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân? 42
  7. A. Chị C, anh A. B. Cô T, chị C. C. Chị C, em Q. D. Cô T, chị C, em Q. Đáp án: B. Giải thích: Chị C dán giấy có nội dung: Tôi là kẻ lấy trộm lên người Q. Cô T lấy điện thoại quay và cho lên facebook. Đây là hành vi xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân. Câu 8. Chị A đã xem tin nhắn của con và thấy con thường xuyên có nhắn tin yêu đương với K - một thanh niên hư hỏng trong cùng làng. Chị A đưa cho T (chồng chị) xem. Tức giận chồng chị đánh con gái, đập nát điện thoại. Đồng thời, T còn thuê Y đánh K để cảnh cáo. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe? A. T và A. B. T, A và Y. C. K và Y. D. T và Y. Đáp án : D. Giải thích : T đánh đập con gái, và T thuê Y đánh K để cảnh cáo. Đây là hành vi xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. Câu 9. Trong cuộc họp lớp, K bị lớp trưởng T phê bình vì nhiều lần gây mất trật tự. K tức tối và cho rằng lớp trưởng đã nói xấu và bôi nhọ danh dự của mình trước lớp. K đã hiểu không đúng về quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền tự do thông tin. C. Quyền tự do phán quyết. D. Quyền tham vấn. Đáp án: A. Giải thích: K đánh đồng việc bị phê bình giống như bị nói xấu và bôi nhọ danh dự của mình trước tập thể. Câu 10. B là học sinh lớp 12, vì nghiện chơi điện tử nên thường chốn học. Biết được điều này, bố của B rất tức giận đã đánh và cấm em ra khỏi nhà. B giận bố đã lấy trộm của mẹ 10 triệu đồng và rủ A cùng bỏ đi. A đi kể chuyện của B cho T nghe. Lòng tham nổi lên T và H đã tìm cách bắt, nhốt B lại và chiếm đoạt 10 triệu đồng. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Bố của B. B. A, T, H. C. T và H D. Bố B, T và H. Đáp án : C Giải thích : T và H có hành vi bắt, nhốt B lại. Câu 11. Nghi ngờ cửa hàng chị C bán hàng kém chất lượng, anh D đã buông những lời nhục mạ chị C. Thấy cảnh đó, anh T là chồng của chị C đã đánh anh D gãy tay. Thấy vậy, Ông B đã quay video và tung lên facebook để hạ uy tín của cửa hàng chị C. Hành vi của ai vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân? A. Anh T và chị C. B. Anh D và ông B . C. Anh D và anh T. D. Ông B và anh T 43
  8. Đáp án: B Giải thích: Anh D đã buông lời nhục mà chị C và ông B đã quay video tung lên Facebook để hạ uy tín cửa hàng chị C. Các câu còn lại Hs tự đưa ra câu trả lời và thảo luận lại với Gv về đáp án. Câu 12. Do có mâu thuẫn từ việc thanh toán tiền thuê nhà giữa Công ty TNHH của ông K và bà Y là chủ nhà, bà Y đã gọi hai con trai là M và N đến hành hung ông K, làm ông bị trấn thương. Ông K vội vàng gọi tổ bảo vệ của công ty đến và khống chế hành vi của các con bà Y, tiếp tục dùng vũ lực ép M,N đến nhà kho của công ty gần đó và giam họ suốt gần 8 tiếng đồng hồ cho đến khi có lực lượng chức năng đến giải quyết mới thả ra. Vậy ai là người đã xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Bà Y, M,N. B. M,N và bảo vệ. C. Ông K và bảo vệ. D. Ông K, bà Y, M,N và bảo vệ. Câu 13: Thấy ông K đốt rừng phòng hộ để làm nương rẫy, ông S nhân viên hạt kiểm lâm bắt và giữ ông K tại đơn vị với sự đồng ý của ông M là Hạt trưởng lúc này đang đi công tác xa. Sau ba ngày, chị Q là người dân sống gần đó phát hiện ông K bị giam trong nhà kho của hạt kiểm lâm nên đã báo với cơ quan chức năng. Những ai dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Ông K, ông S và chị Q. B. Ông K và chị Q. C. Ông K, ông M và ông S. D. Ông S và chị Q. Câu 14: D vay của H 10 triệu đồng nhưng đến ngày hẹn không trả. H thuê người đòi nợ D và bắt cóc con trai D yêu cầu D phải mang trả đủ 10 triệu tiền nợ và 10 triệu tiền chuộc con, nếu không sẽ làm hại đứa bé. Trường hợp trên, H đã xâm phạm đến thân thể của ai? A. Của D. B. D và con D. C. D và gia đình D. D. Con trai D. Kết luận: Trong một tiết dạy linh hoạt kết hợp các nội dung ở trên để có bài giảng hay, hứng thú cho Hs. 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: Tóm lại, sau khi đi sâu vào nghiên cứu chuyên đề này kết hợp với kinh nghiệm thực tế cho thấy, bộ môn GDCD với hệ thống kiến thức về các vấn đề pháp luật, kinh tế, xã hội và đạo đức là những nội dung kiến thức vô cùng cần thiết đối với không chỉ các em học sinh mà với tất cả mọi người trong xã hội. Bản thân qua quá trình giảng dạy mới nhận rõ những hạn chế của mình về các nội dung kiến thức này. Rất mong, trong thời gian sắp tới bộ môn GDCD sẽ được quan tâm nhiều hơn để giúp cho thế hệ trẻ có được chất lượng cuộc sống tiến bộ. Xứng đáng là công dân của một đất nước ngàn năm văn hiến. 44
  9. Bản thân tôi qua 2 năm triển khai việc ôn thi THPT quốc gia tại trường THPT Phạm Công Bình theo nội dung của chuyên đề đã giúp học sinh có sự tiến bộ về tư tường và kết quả thi THPT QG của các em tăng lên 19 bậc, từ vị trí thứ 36 năm 2017 lên vị trí 17 năm 2019 vừa qua. TỔNG HỢP KẾT QUẢ THI THPT QUỐC GIA Từ năm 2015 đến năm 2019 Môn 201 201 201 201 201 202 Các mục 5 6 7 8 9 0 HS dự thi 127 152 135 7.7 8.0 ĐTB Tỉnh 8.28 8 8 GDCD 7.9 7.9 ĐTB trường 7.88 2 6 Xếp hạng 36 13 17 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Sau khi áp dụng biện pháp trên vào quá trình giảng dạy, bản thân tự nhận thấy những khiếm khuyết của mình trước đó vì đã chưa soạn giảng theo nội dung của bản sang kiến. Tôi nhận thấy sau khi áp dụng nội dung sáng kiến đạt được lợi ích sau: - Hs có kĩ năng khái quát nội dung bài học tốt hơn. - HS phân biệt được các nội dung kiến thức với nhau rõ ràng hơn. - HS vận dụng tốt hơn trong các bài tập xử lí tình huống. - Hs có kĩ năng làm bài thi nhanh, gọn, kết quả cao hơn trước đây. Kết quả cho thấy có sự tiến bộ rõ rệt qua kết quả thi THPT QG hàng năm. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: - Nhà trường nhận thấy có sự thay đổi rõ rang qua kết quả thi THPTQG năm sau so với năm trước. - Nhận thấy Hs yêu thích, chú tâm vào học tập bộ môn nhiều hơn. - Số lượng Hs tham gia thi bộ môn GDCD tốt nghiệp hàng năm vẫn tăng. 45
  10. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): S Tên tổ Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực ố chức/cá nhân áp dụng sáng kiến TT 1 Nguyễn Giáo viên trường THPT Áp dụng cho khối 12 trong Thị Lượng Phạm Công Bình – môn Giáo dục công dân tại Nguyệt Đức – Yên Lạc – trường THPT Phạm Công Vĩnh Phúc Bình. Yên Lạc, ngày 24 tháng 12 năm 2019 Yên Lạc, ngày 24 tháng 12 năm 2019 KT. HIỆU TRƯỞNG Tác giả sáng kiến PHÓ HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Hồng Chi Nguyễn Thị Lượng 46
  11. PHỤ LỤC Hình ảnh và video thực hiện bài giảng đính kèm TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 12, NXB Giáo dục. 2. Sách giáo viên Giáo dục công dân 12, NXB Giáo dục Việt nam. 3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Giáo dục công dân Trung học phổ thông. 4. Trang Wikipedia 5. Google. 47