SKKN Đa dạng hóa hoạt động khởi động môn Địa lí 10 tại trường Trung học Phổ thông Nguyễn Viết Xuân

docx 32 trang thulinhhd34 56367
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đa dạng hóa hoạt động khởi động môn Địa lí 10 tại trường Trung học Phổ thông Nguyễn Viết Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_da_dang_hoa_hoat_dong_khoi_dong_mon_dia_li_10_tai_truon.docx
  • docxĐơn.docx
  • docMẫu bìa SKKN năm học 2019-2020.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Đa dạng hóa hoạt động khởi động môn Địa lí 10 tại trường Trung học Phổ thông Nguyễn Viết Xuân

  1. từ khóa, không sử dụng tiếng Anh, đánh vần, hay dùng tiếng lóng). Học sinh còn lại không được biết đáp án và phải thông qua phần mô tả của bạn để tìm từ khóa. Học sinh dưới lớp sẽ lắng nghe và đánh giá phần mô tả, các kiến thức của học sinh trên bảng và ghi nhớ luôn kiến thức. Có lẽ đây là một trong những trò chơi được học sinh hưởng ứng nhiệt tình nhất, không khí lớp sôi nổi, hào hứng. Giờ học sau, học sinh còn chủ động nhắc giáo viên kiểm tra bài cũ, học sinh nào cũng muốn lên bảng. Ví dụ 4: Trò chơi “Tìm từ khóa”. Giáo viên đưa ra một bảng chữ cái, học sinh sẽ phải tìm các từ khóa theo các hàng ngang, hàng dọc Học sinh tìm càng nhiều càng tốt các từ khóa sẽ xuất hiện trong bài học ngày hôm nay. Trước khi dạy bài 5, VŨ TRỤ, HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT, giáo viên đưa ra bảng ô chữ và yêu cầu học sinh trong 1 phút tìm ra 5 từ khóa về Vũ Trụ, Trái Đất là: Dải Ngân Hà, Hệ Mặt Trời, hành tinh, thiên thể, sao chổi. D T K H G U O H S A H H E L N A I S I A H I J N M C A N K D S H A U O G G Z T N N V C C A F I X Q P T O H N N K H I L N H O H E M A T T R O I A T H I E N T H E S A O K I M T H E T N J I T R V R I ĐÁP ÁN 16
  2. D T K H G U O H S A H H E L N A I S I A H I J N M C A N K D S H A U O G G Z T N N V C C A F I X Q P T O H N N K H I L N H O H E M A T T R O I A T H I E N T H E S A O K I M T H E T N J I T R V R I Với các hình thức kiểm tra như trên, học sinh vừa củng cố được kiến thức mặt khác còn phát triển được năng lực sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ các em sẽ tự tin hơn khi trình bày một vấn đề trước đám đông. d. Khởi động bằng sử dụng thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn, câu đối Đó là những lời hay ý đẹp có tính chất ca ngợi, lời răn dạy và những câu triết lí hàm nghĩa sâu sắc, được mọi người sử dụng hằng ngày trong cuộc sống hoặc là tâm huyết của danh nhân. Trích dẫn những loại câu trên để vận dụng vào hoạt động khởi động khi dạy học trên lớp có thể thu hút được sự chú ý của học sinh, tạo sự mới mẻ, khác lạ, kích thích và nâng cao hứng thú học tập ở học sinh. Qua đó GV có thể giáo dục thực tiễn cho học sinh nhiều bài học bổ ích. Với bước này GV yêu cầu HS tìm các câu thơ, ca dao có chủ đề liên quan đến bài học. GV đặt vấn đề và đi vào bài học. Ví dụ 1: Khi dạy bài 15: THỦY QUYỂN. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG. MỘT SỐ SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT, GV có thể nói: Trong bài thơ “Thề non nước” của Tản Đà, ông đã viết: 17
  3. “ Non xanh đã biết hay chưa Nước đi ra bể lại mưa về nguồn” Em hiểu hai câu thơ này như thế nào? Sau đó giáo viên hướng dẫn vào bài và giới thiệu cụ thể hơn ở phần “ Tuần hoàn của nước trên Trái Đất” Ví dụ 2: Khi dạy bài 16: SÓNG.THỦY TRIỀU. DÒNG BIỂN Trong phần khởi động, GV có thể đọc một số câu thơ trong bài “Sóng” của Xuân Quỳnh “Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu” Vậy qua những câu thơ trên, em cho biết hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu hiện tượng Địa lí tự nhiên nào? Nguyên nhân gây ra hiện tượng này? Học sinh trả lời: Sóng, nguyên nhân do gió. GV: Đúng là bài hôm nay cô và các em tìm hiểu về sóng, nhưng nguyên nhân không chỉ do gió. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khái niệm, các nguyên nhân gây ra trong bài ngày hôm nay để thấy rõ điều này nhé. e. Khởi động bằng phương pháp thảo luận có chủ đề Phương pháp khởi động thảo luận có chủ đề là lúc giáo viên vừa bước vào lớp, đúng lúc học sinh đang chờ đợi giáo viên giảng bài; hoặc khi lớp chưa ổn định, chưa chú ý thì lúc này giáo viên có thể áp dụng. Ví dụ 1: Khi GV dạy Bài 6: HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUAY QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT, GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Tại sao thời tiết các mùa có sự khác nhau theo thời gian? Tại sao vào mỗi mùa ngày đêm lại không dài bằng nhau? Tại sao "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối"? HS thực hiện và ghi ra giấy nháp, chuẩn bị để báo cáo trước lớp. GV gọi 01 HS báo cáo, các HS khác trao đổi và bổ sung thêm. GV sử dụng nội dung HS trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và dắt dẫn vào nội dung bài học. 18
  4. Học sinh 10A5 THPT Nguyễn Viết Xuân tiến hành thảo luận chủ đề Ví dụ 2: Trong phần khởi động bài 25: THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH BẢN ĐỒ PHÂN BỐ DÂN CƯ THẾ GIỚI, GV đặt câu hỏi: Nếu được lựa chọn nơi để sinh sống, em sẽ chọn như thế nào? Vì sao em lại lựa chọn nơi đó HS thực hiện và ghi ra giấy nháp, chuẩn bị để báo cáo trước lớp. Lần lượt HS lên trình bày, nêu những ưu điểm của nơi mình muốn sống. GV sử dụng nội dung HS trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và dắt dẫn vào nội dung bài học: Như vậy, đa phần các em đều muốn sống ở các thành phố, các khu vực đồng bằng Những khu vực này tập trung những yếu tố gì thích hợp để cư trú và làm việc? Chúng ta cùng tìm hiểu xem dân số thế giới có cùng ý tưởng với các em không? f. Khởi động bằng cách sử dụng tranh ảnh minh họa Sử dụng tranh ảnh minh họa là phương pháp khá phổ biến trong giảng dạy các môn khoa học tự nhiên và các môn Địa lí, Sinh học, Lịch sử, Vì thế, khi sử dụng tranh ảnh minh họa học sinh sẽ có được những cảm nhận mới mẻ khi tiếp cận nội dung bài học. Đây là một biện pháp hỗ trợ dạy học không thể thiếu trong giảng dạy nói chung. Biện pháp này có thể thay cho khởi động để tạo cảm giác chân thực, tăng thêm tính rõ ràng, tính sinh động khi thuyết giảng. 19
  5. Ví dụ 1: Khi dạy Bài 19: SỰ PHÂN BỐ SINH VẬT VÀ ĐẤT TRÊN TRÁI ĐẤT, GV sẽ chuẩn bị cho học sinh hình ảnh hai kiểu thảm thực vật trên Trái Đất GV đặt ra câu hỏi: - Em hãy miêu tả đặc điểm các loại cây xuất hiện ở đây? - Theo em, hình ảnh này ở khu vực nào trên Trái Đất? Rõ ràng, các em thấy ở những vùng khác nhau sẽ xuất hiện các loại cây khác nhau. Vậy trên Trái Đất có những vùng thực vật khác nhau như thế nào, nguyên nhân của sự phân hóa đó là gì? Cô và các em sẽ cùng tìm hiểu điều đó trong bài học ngày hôm nay. Ví dụ 2: Khi dạy bài 28: ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG TRỌT, GV đưa ra các hình ảnh về một số cây trồng. 20
  6. GV đặt câu hỏi: Đây là một số cây trồng chính ở nước ta. Các em hãy cho biết đây là những cây gì, thường trồng ở đâu? Em hãy liệt kê thêm những loại cây trồng khác, kể nơi phân bố của chúng. GV sử dụng câu trả lời của học sinh và dẫn dắt vào bài học g. Khởi động bằng cách sử dụng máy chiếu, video Sử dụng máy chiếu là một loại dạy học trực quan so với sử dụng tranh ảnh minh họa, băng ghi hình, Dù hình thức có khác nhau nhưng đều đem lại hiệu quả tích cực trong dạy học. Sử dụng máy chiếu có phạm vi tương đối rộng. Tiêu đề, các mục đề, tóm tắt nội dung, từ vựng, hình tượng trong bài, hiệu ứng, đều có thể chiếu. Sử dụng máy chiếu so với việc dạy học truyền thống sẽ tiết kiệm thời gian, sức lực và học tập có phần hiệu quả nhanh gọn, khoa học hơn. Ví dụ 1: Khi dạy bài 37: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI, GV chiếu một video có một số loại hình giao thông và đặt ra câu hỏi: - Có những loại hình giao thông nào trong video này? - Loại hình giao thông đó có ưu điểm, nhược điểm gì? - Theo em, còn có loại hình giao thông nào chưa xuất hiện trong video này? GV chốt lại và hướng dẫn vào bài: Như vậy, các em vừa thấy có rất nhiều loại hình giao thông, khác nhau về thời gian xuất hiện, ưu điểm, nhược điểm và sự phân bố. Nội dung bài học ngày hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về các loại hình giao thông này. Ví dụ 2: Khi dạy bài 10: THỰC HÀNH: NHẬN XÉT VỀ SỰ PHÂN BỐ CÁC VÀNH ĐAI ĐỘNG ĐẤT, NÚI LỬA VÀ CÁC VÙNG NÚI TRẺ TRÊN BẢN ĐỒ, GV có thể chiếu trước hình ảnh một số núi lửa, vùng núi trẻ, một số trận động đất lớn ở các địa điểm khác nhau trên Trái Đất. Sau đó, giáo viên đặt câu hỏi: Những trận động đất, núi lửa thường xảy ra ở đâu, các vùng núi trẻ phân bố ở những địa phương nào? Tại sao chúng lại tập trung ở một số vị trí nhất định trên Trái Đất? Giữa chúng có mối liên quan nào không? 21
  7. Sau khi học sinh trả lời các câu hỏi, GV chuẩn lại kiến thức đồng thời hướng dẫn vào bài thực hành. 7.1.3. NHỮNG LƯU Ý KHI THỰC HIỆN ĐA DẠNG HÓA HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 7.1.3.1. Đảm bảo tính khoa học: Các hoạt động khởi động đầu giờ học khi được thiết kế và sử dụng phải phục vụ nội dung thiết thực của bài học, đảm bảo nội dung SGK, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, khi sử dụng phải đảm bảo thời gian hợp lý cho bài học. Các hình ảnh, hiện vật phải thật logic, hợp lý và đúng với sự thật lịch sử. 7.1.3.2. Đảm bảo tính giáo dục Nội dung hình ảnh được lựa chọn để xây dựng hoạt động khởi động phải ngắn gọn, dễ hiểu, gợi mở, giáo dục được tình yêu quê hương, đất nước, con người, yêu lao động, kích thích sự sáng tạo, ham hiểu biết của học sinh, phải thể hiện được nội dung kiến thức cơ bản của bài học và góp phần nâng cao kiến thức cho học sinh. 7.1.3.3. Đảm bảo tính đại trà Đảm bảo tất cả các học sinh đều tham gia hoạt động khởi động. Nếu giáo viên tổ chức các hoạt động khởi động mà trong lớp có bạn tham gia, có bạn không, nghĩa là giáo viên đã không lôi cuốn được học sinh vào hoạt động khởi động, không nắm được quyền kiểm soát lớp học. Học sinh cảm thấy không thích thú những gì giáo viên làm. Những gì ngay từ đầu giáo viên không thành không thì các bước sau sẽ dễ thất bại. 7.1.3.4. Xác định mục tiêu khởi động Việc thay đổi hình thức khởi động từ việc chỉ dùng một vài câu để dẫn dắt vào bài thay bằng việc tổ chức khởi động thành một hoạt động để học sinh được tham gia trực tiếp giải quyết vấn đề khởi động. Khi xây dựng hoạt động khởi động giáo viên phải xác định rõ những mục tiêu cần đạt sau khi thực hiện, 22
  8. phương pháp và kỹ thuật tổ chức, phương tiện cần dùng để chuyển tải được. Trong quá trình chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh cần phổ biến một cách rõ ràng. 7.1.3.5. Kỹ thuật cơ bản khi xây dựng hoạt động khởi động Với phương pháp dạy học truyền thống, khởi động chỉ bằng một vài câu dẫn nhập nên không mất nhiều thời gian. Với hình thức đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh ngay từ hoạt động khởi động, do đó khởi động cần tổ chức thành hoạt động để học sinh trực tiếp tham gia nên sẽ cần lượng thời gian nhiều hơn. Do đó khi xây dựng kịch bản cho hoạt động khởi động giáo viên cần lưu ý không sử dụng những nội dung không thiết thực với bài học, sử dụng nội dung bài học để khởi động, sao cho trong khởi động sẽ bao quát được nội dung bài học, qua đó giúp GV biết được học sinh đã có kiến thức gì trong bài mới và chưa biết gì để khai thác sâu vào những nội dung học sinh chưa biết. Việc đặt câu hỏi hay tình huống khởi động cần chú ý tạo được hứng thú cho học sinh: để học sinh được thực hiện nhiệm vụ, được tham gia trả lời câu hỏi hoặc tham gia vào các tình huống khởi động. Câu hỏi hoặc tình huống đưa ra ở phần này cũng cần có nhiều mức độ trong đó nhất thiết phải có câu dễ học sinh nào cũng có thể trả lời được, để tạo tâm lý tốt khi vào bài học. 7.1.3.6. Quy định chung về phương pháp học tập bộ môn tại lớp Để thực hiện được các giải pháp đổi mới trong hoạt động khởi động, với mục tiêu tất cả học sinh đều được tham gia và thực hiện thì giáo viên bộ môn cần có quy định chung với tất cả các tiết học; quy định này nên xây dựng và đưa ra thống nhất với học sinh ngay từ đầu quá trình dạy học (đầu năm học) và qui ước học sinh sẽ áp dụng quy tắc này cho tất cả các tiết học để hình thành được kỹ năng tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ một cách tích cực của học sinh: 23
  9. Mỗi học sinh cần chủ động trong học tập. Tất cả nhiệm vụ khi giáo viên chuyển giao xuống cho học sinh thực hiện thì mỗi cá nhân phải chủ động để hoàn thành nội dung được giao. 7.2. Khả năng áp dụng sáng kiến Từ kết quả và ý nghĩa của đề tài, tôi nhận thấy giải pháp đưa ra không những vận dụng tốt ở các lớp cá nhân tôi thực hiện giảng dạy mà có thể nhân rộng mô hình này đến tất cả các giáo viên dạy Địa lí cũng như các giáo viên bộ môn khác trong nhà trường THPT nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong các môn học; góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của mỗi giáo viên cũng như của nhà trường đồng thời cũng giúp học sinh chủ động hơn trong học tập, trong việc tìm hiểu kiến thức, và đó cũng là tiền đề cần thiết để hình thành các kỹ năng sống tích cực cho học sinh THPT. Ngoài ra, đổi mới hoạt động khởi động có thể áp dụng cho rất nhiều bài học khác, không chỉ trong chương trình Địa lí 10 mà cả Địa lí 11, 12 nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục đặt ra. 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Sáng kiến có thể mang lại hiệu quả cao nhất khi có điều kiện thuận lợi về các mặt: + Phòng máy tính, các máy tính được nối mạng nội bộ hoặc mạng Internet. + Giáo viên và học sinh hưởng ứng tích cực và có kĩ năng về CNTT. + Cán bộ quản lí quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến Các biện pháp đổi mới hoạt động khởi động trên tôi đã tiến hành thực nghiệm trên học sinh lớp 10 tại trường THPT Nguyễn Viết Xuân năm học 2018 - 2019. 24
  10. - Lớp thực nghiệm: 10A4, 10A5, 10A6 tổng số 129 học sinh.Trong quá trình dạy, áp dụng đa dạng hóa hoạt động khởi động. - Lớp đối chứng: 10A1, 10A2, 10A3 tổng số 123 học sinh. Trong quá trình dạy chủ yếu áp dụng hình thức khởi động cũ. Sau khi tiến hành thực nghiệm, kết quả cụ thể: - Sau quá trình thực hiện đa dạng hóa hoạt động khởi động, tâm lí tiếp thu bài học có sự phân hóa giữa các nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng, kết quả học tập cũng có sự thay đổi. Kết quả dựa trên bài kiểm tra định hướng năng lực: Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%) (học (học (học (học sinh) sinh) sinh) sinh) Lớp thực 19 14.7 51 39,5 57 44,2 2 1,6 nghiệm Lớp đối 2 1,6 46 37,4 67 54,5 8 6,5 chứng 70 60 50 40 Thực nghiệm 30 Đối chứng 20 10 0 Giỏi Khá Trung Bình Yếu Biểu đồ so sánh kết quả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng tại khối 10 trường THPT Nguyễn Viết Xuân Tỉ lệ học sinh khá, giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn, trong khi tỉ lệ học sinh trung bình và yếu lại thấp hơn nhóm lớp đối chứng. Như vậy, với sự thay 25
  11. đổi trong đổi mới hoạt động khởi động trên cơ sở đổi mới phương pháp dạy học sẽ tạo cho học sinh hứng thú hơn trong quá trình học tập, tạo sự tự giác trong học tập và quan trọng hơn là gieo vào lòng học sinh sự tự tin, niềm tin “người khác làm được mình cũng sẽ làm được” Tổ chức thành các hoạt động, đa dạng về hình thức tổ chức; thu hút được sự chú ý và tham gia của học sinh; thông qua việc các em được tham gia trực tiếp vào hoạt động, được học tập tích cực và kích thích sự sáng tạo bằng các tình huống “có vấn đề” giúp các em chú ý hơn vào bài học, học tập một cách chủ động và tích cực hơn trong tiết học. Tổ chức tốt hoạt động khởi động đầu giờ học sẽ thực sự tạo ra một môi trường “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, hình thành cho học sinh ý thức tự giác, tự nguyện đề ra cho mình những quyết định đúng đắn, có ý thức trách nhiệm, có thái độ và hành động hợp lý, rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin, tinh thần đoàn kết, tính đồng đội, kĩ năng tương tác giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên , từ đó có những hành vi nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của bản thân mình và gia đình, rộng hơn nữa là cộng đồng, quốc gia và thế giới. 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Sáng kiến là tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên, học sinh trong quá trình dạy học một số bài trong chương trình Địa lí 10 và học ôn thi THPT Quốc gia. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Với việc vận dụng các giải pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh qua hoạt động khởi động trong giờ học Địa lí THPT cùng với quá trình khảo nghiệm và thu thập kết quả, tôi nhận thấy đề tài có hiệu quả thiết thực vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn Địa lí. Quá trình học tập không chỉ trang 26
  12. bị kiến thức mà còn hình thành năng lực, làm thay đổi thái độ niềm tin. Năng lực đó sẽ theo các em suốt đời, đào tạo nên những công dân có ích cho Tổ Quốc, phù hợp với xu thế của thời đại. Sau khi thực hiện đổi mới hoạt động khởi động, tôi rút ra một số kinh nghiệm: - Bản thân mỗi giáo viên cần tích cực học tập về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực người học. Trong quá trình giảng dạy, cần nghiên cứu tìm tòi các hình thức phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với đối tượng học sinh ở từng lớp khác nhau. - Trong quá trình thực hiện cần trao đổi với Ban chuyên môn, nhóm chuyên môn để được đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm. - Với mỗi lớp, sau khi áp dụng đổi mới hoạt động khởi động nên thăm dò ý kiến phản hồi từ các em để thấy sự hứng thú và mức độ đón nhận các hoạt động khởi động từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp. - Để tổ chức hiệu quả hoạt động này, giáo viên tránh: Cho học sinh hoạt động trò chơi, múa hát không ăn nhập với bài học, nhất là lạm dụng cán bộ lớp để điều khiển việc này; lựa chọn các tình huống không đắt giá dẫn đến các em có thể trả lời được một cách dễ dàng với các câu hỏi đặt vấn đề đơn giản, thời gian cho hoạt động này quá ít vì chưa coi đó là một hoạt động học tập, chưa cho các em suy nghĩ, bầy tỏ ý kiến của mình; cố gắng giảng giải, chốt kiến thức ở ngay hoạt động này - Giáo viên cần: Nêu vấn đề tìm hiểu của bài học khi khởi động gắn liền với hoạt động tiếp nối là hình thành kiến thức đã có trong tài liệu, sách giáo khoa của bài học; coi hoạt động này là một hoạt động học tập, có mục đích, thời gian hoạt động và sản phẩm hoạt động; bố trí thời gian thích hợp cho các em học tập, bày tỏ quan điểm cũng như sản phẩm của hoạt động. 27
  13. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Số Tên tổ Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng TT chức/cá nhân sáng kiến 1 10A4 THPT Nguyễn Viết Xuân Lĩnh vực giáo dục - Bộ môn Địa lý 2 10A5 THPT Nguyễn Viết Xuân Lĩnh vực giáo dục- Bộ môn Địa lý 3 10A6 THPT Nguyễn Viết Xuân Lĩnh vực giáo dục-Bộ môn Địa lý 4 Cô Lê Thị TT GDNN - GDDN Vĩnh Lĩnh vực giáo dục - Bộ môn Nga Tường Địa lý 5 Cô Trương THPT Nguyễn Viết Xuân Lĩnh vực giáo dục Thị Dung , ngày tháng năm , ngày tháng năm , ngày tháng năm Thủ trưởng đơn vị/ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Tác giả sáng kiến Chính quyền địa phương SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) Trương Thị Thanh Tâm 28
  14. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn: “Kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường phổ thông”. (2014) 2. Nguyễn Hữu Châu, “ Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học”, Nxb Giáo dục. (2005) 3. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, “Lý luận dạy học Địa lí” (phần Đại cương), NXB ĐHQG Hà Nội. (1996) 4. Đặng Văn Đức, “Lí luận dạy học Địa lí ” (Phần đại cương), Nxb Đại học Sư phạm. (2005) 5. Phan Trọng Ngọ ,“ Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường”, Nxb Đại học Sư phạm. (2005). 29
  15. DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT Nội dung Viết tắt Công nghệ thông tin và truyền thông CNTT&TT Giáo viên GV Học sinh HS Kiểm tra đánh giá KTĐG Phương pháp giáo dục PPGD Trung học phổ thông THPT 30
  16. MỤC LỤC 1. Lời giới thiệu 1 2. Tên sáng kiến kinh nghiệm 2 3. Tác giả sáng kiến: 2 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 2 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 2 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử 3 7. Mô tả sáng kiến kinh nghiệm 3 7.1. Nội dung 3 7.1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 3 7.1.1.1. Cơ sở lí luận 3 7.1.1.2. Cơ sở thực tiễn 5 a.Thực trạng hoạt động khởi động trong dạy học 5 b. Một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế của việc đa dạng hóa 8 7.1.2. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỂ ĐA DẠNG HÓA HOẠT ĐỘNG 9 7.1.2.1. Cơ sở để tiến hành đa dạng hóa hoạt động khởi động môn Địa lí lớp 10 9 7.1.2.2. Các biện pháp đã thực hiện để đa dạng hóa hoạt động . 9 a. Khởi động bằng các câu hỏi gắn với tình huống thực tiễn 9 b. Khởi động bằng phương pháp liên tưởng loại suy 11 c. Khởi động bằng việc tổ chức các trò chơi 12 d. Khởi động bằng sử dụng thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn, câu đối 17 e. Khởi động bằng phương pháp thảo luận có chủ đề 18 f. Khởi động bằng cách sử dụng tranh ảnh minh họa 19 g. Khởi động bằng cách sử dụng máy chiếu, video 21 7.1.3. NHỮNG LƯU Ý KHI THỰC HIỆN ĐA DẠNG HÓA HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG .22 7.2. Khả năng áp dụng sáng kiến 24 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): 24 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 24 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến 26 10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 26 10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức 26 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử (nếu có): 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO 29 DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT 30 31