SKKN Dạy và học chủ đề “Tệp và quản lí tệp” theo phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh

docx 46 trang thulinhhd34 4481
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy và học chủ đề “Tệp và quản lí tệp” theo phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_day_va_hoc_chu_de_tep_va_quan_li_tep_theo_phuong_phap_v.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Dạy và học chủ đề “Tệp và quản lí tệp” theo phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh

  1. PHỤ LỤC 1: KẾ HOẠCH DẠY HỌC Hoạt động 1: TÌM HIỂU TỆP VÀ TÊN TỆP (tiết 1) * Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số - Thời gian: 1 phút * Kiểm tra bài cũ: không * Bài mới: Giáo viên chia lớp thành 04 nhóm, mỗi nhóm có một nhóm trưởng và một thư ký. Thư ký nhóm có nhiệm vụ ghi chép điểm của nhóm mình gồm điểm báo cáo sản phẩm trên giấy A0 và điểm trả lời câu hỏi của giáo viên trong tiết học, mỗi câu trả lời đúng của nhóm được cộng một điểm. Cuối tiết học và cuối chủ đề sẽ cộng điểm cho từng nhóm. Nhóm nào điểm cao nhất sẽ chiến thắng. Hoạt động 1/Khởi động Thời gian: 4 phút (1) Mục tiêu: Tạo động cơ để HS có nhu cầu quan tâm đến tệp và tên tệp. (2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật tia chớp (3) Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, cả lớp (4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính, (5) Sản phẩm: HS có nhu cầu tìm hiểu về tệp, qui tắc đặt tên tệp và cách phân loại tệp. Nội dung hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS * GV chiếu một GV Chiếu một thư mục có chứa một số * Kĩ thuật tia chớp thư mục có chứa loại tệp trong máy tính cho HS quan sát. HS suy nghĩ, trả lời một số loại tệp Câu hỏi 1: Em có thể cho biết các thông trong máy tính tin (dữ liệu) vừa quan sát có dạng gì? để tạo nhu cầu GV dẫn dắt: Như vậy, có rất nhiều loại HS lắng nghe tìm hiểu về tệp thông tin (dữ liệu) như văn bản, bài hát, và tên tệp. video, có thể lưu trữ trong máy tính. Vậy máy tính tổ chức lưu trữ thông tin (dữ 28
  2. liệu) như thế nào? Chúng ta cùng đi tìm hiểu chủ đề “TỆP VÀ QUẢN LÍ TỆP” Hoạt động 2/ Hình thành kiến thức Thời gian: 25 phút (1) Mục tiêu: - HS hiểu khái niệm tệp, quy tắc đặt tên tệp trong HĐH Windows. - HS nhận biết tên tệp đúng, tên tệp sai trong HĐH Windows. - HS nhận biết được một số loại tệp dựa vào phần mở rộng của tên tệp và nhận biết được một số phần mềm để mở tệp tương ứng trong HĐH Windows. (2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật tia chớp, Kĩ thuật động não, Kỹ thuật đọc tích cực, Kĩ thuật phòng tranh. (3) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu, (4) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, theo cặp, cả lớp (5) Sản phẩm: HS - HS hiểu khái niệm tệp, quy tắc đặt tên tệp trong HĐH Windows. - HS nhận biết được tên tệp đúng và tên tệp sai trong HĐH Windows. - HS nhận biết được một số loại tệp dựa vào phần mở rộng của tên tệp và phần mềm để mở tệp tương ứng trong HĐH Windows. Nội dung hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm theo kĩ thuật * Kĩ thuật phòng phòng tranh: Khái niệm tệp ? Qui tắc đặt tên tệp trong tranh HĐH Windows? Cho ví dụ về tên tệp? Ý nghĩa của một HS thảo luận nhóm và số phần mở rộng của tên tệp? trả lời vào giấy A0, sau đó các nhóm treo lên bảng. 29
  3. Giáo viên – HS nhận xét, đánh giá và cho điểm kết quả HS - GV nhận xét, của 4 nhóm và chốt kiến thức (nội dung kiến thức trình đánh giá và cho điểm bày trên Slides): kết quả của 4 nhóm và 1. Khái niệm tệp: Tệp, còn được gọi là tập tin (file) là tập chốt kiến thức. hợp các thông tin ghi trên bộ nhớ ngoài, tạo thành một đơn vị lưu trữ do hệ điều hành quản lí. Mỗi tệp (file) có một tên để truy cập. 2. Qui tắc đặt tên tệp trong HĐH Windows - Tên tệp được đặt theo quy định riêng của từng HĐH. - Đối với HĐH Windows: + Phần tên: không quá 255 ký tự + Phần mở rộng có thể có hoặc không và được hệ điều hành dùng để phân loại tệp. + Không dùng các ký tự đặc biệt trong tên tệp như: \ / : * ? " <> | Ví dụ: 1. ABCD 2. Adobe 3. CT1.PAS 4. DATA.IN 5. AB.CDEF 6. My Documents 3. Phân loại tệp Dựa vào phần mở rộng: + PAS: Tệp chương trình nguồn viết bằng ngôn ngữ lập trình PASCAL + JPG: Tệp dữ liệu ảnh + DOC: Tệp văn bản do hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word tạo ra - GV hỏi: * Kĩ thuật động não Câu hỏi 2: Có 4 nội dung chỉ ra trong khái niệm tệp, đó là HS suy nghĩ, trả lời. những nội dung nào? 30
  4. - GV: Liệt kê và phân loại các ý kiến, Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng, Tổng hợp ý kiến của HS, chấm điểm cho nhóm có HS trả lời đúng nhất và rút ra kết luận. - GV kết luận: Có 4 nội dung chỉ ra trong khái niệm tệp: HS lắng nghe, ghi + Tập hợp thông tin tạo thành một đơn vị lưu trữ. chép + Lưu trên bộ nhớ ngoài. + Do HĐH quản lí. + Mỗi tệp có một tên để truy cập. - GV hỏi: * Kĩ thuật đọc tích Câu hỏi 3: Từ 4 nội dung chỉ ra trong khái niệm tệp, cực chúng ta phát hiện ra những vấn đề gì liên quan đến khái - HS làm việc cá niệm tệp? nhân với SGK, trao đổi kết quả với các HS khác theo cặp sau đó trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, phản biện. - GV nhận xét, chấm điểm cho nhóm có HS trả lời đúng HS lắng nghe, ghi và kết luận (nội trình bày trên Slides): chép + Tập hợp thông tin tạo thành một đơn vị lưu trữ: Vậy có những dạng thông tin nào ? + Lưu trên bộ nhớ ngoài: Vậy bộ nhớ ngoài máy tính gồm những thiết bị gì ? + Do HĐH quản lí: Vậy HĐH quản lí như thế nào? + Mỗi tệp có một tên để truy cập: Qui tắc đặt tên tệp như thế nào? - GV hỏi: * Kĩ thuật tia chớp Câu hỏi 4: Nêu lại các dạng thông tin đã học và những HS suy nghĩ, trả lời thiết bị của bộ nhớ ngoài? 31
  5. - GV nhận xét, chấm điểm cho nhóm có HS trả lời đúng và kết luận: + Dạng thông tin: văn bản, hình ảnh, âm thanh -> những thông tin có nội dung tương tự nhau lưu trong một tệp. + Bộ nhớ ngoài máy tính gồm những thiết bị: ổ cứng, USB, CD, - GV hỏi: * Kĩ thuật đọc tích Câu hỏi 5: Các em có có nhận xét gì về các tên tệp sau cực đây? - HS làm việc cá 1. ABCD 2. Adobe 3. CT1.PAS nhân với SGK, trao 4. DATA.IN 5. AB.CDEF 6. My Documents đổi kết quả với các HS khác theo cặp sau đó trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, phản biện. - GV nhận xét, chấm điểm cho nhóm có HS trả lời đúng HS lắng nghe, ghi và kết luận (nội dung kiến thức trình bày trên Slides): chép - Các tên tệp 1. ABCD 2. Adobe 6. My Documents không có phần mở rộng. - Tên tệp không phân biệt chữ hoa, chữ thường - Đặt tên tệp nên gợi nhớ đến nội dung của tệp - Tệp CT1.PAS là tệp chương trình nguồn viết bằng ngôn ngữ lập trình PASCAL. Hoạt động 3/ Luyện tập Thời gian: 10 phút (1) Mục tiêu: - HS nhận biết tên tệp đúng, tên tệp sai trong HĐH Windows. - HS đặt tên tệp đúng trong hệ điều hành Windows. 32
  6. - HS phân biệt một số loại tệp theo phần mở rộng của tên tệp và nhận biết một số phần mềm để mở tệp tương ứng trong hệ điều hành Windows. (2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật khăn trải bàn (3) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu, nam châm, giấy A0 (4) Hình thức tổ chức dạy học: nhóm, cả lớp (5) Sản phẩm: - HS đưa ra tên tệp đúng, tên tệp sai trong hệ điều hành Windows. - HS đưa ra tên tệp khi thực hiện công việc trên máy tính một cách phù hợp, khoa học; có lợi cho công việc cũng như học tập, giải trí. - HS đưa ra được một số loại tệp và phần mềm để mở tệp đó trong hệ điều hành Windows. Nội dung hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV yêu cầu 04 nhóm thực hiện: * Kĩ thuật khăn trải bàn 1. Trong HĐH Windows:, tên tệp nào sau đây HS hoạt động nhóm theo kỹ là hợp lệ: thuật khăn trải bàn, báo cáo kết A) X.Pas.P quả trên giấy A0 B) U/I.DOC C) HUT.TXT-BMP D) A.A-C.D E) HY*O.D F) H T H .DOC 2. Đặt 05 tên tệp đúng và 05 tên tệp sai trong HĐH Windows. 3. Kể tên một số loại tệp và phần mềm (chương trình) mở được tệp đó mà em biết. - GV yêu cấu từng nhóm HS lên dán kết quả HS dán báo cáo kết quả hoạt hoạt động nhóm của mình lên bảng. động nhóm 33
  7. - GV – HS nhận xét, đánh giá các nhóm và HS – GV nhận xét, đánh giá các chấm điểm. nhóm và chấm điểm. - GV nhấn mạnh: Đến đây chúng ta đã có thể trả lời cho câu hỏi: Vậy máy tính tổ chức lưu trữ thông tin (dữ liệu) như thế nào ? đó là: Máy tính tổ chức thông tin (dữ liệu) lưu trên bộ nhớ ngoài dưới dạng tệp. Mỗi tệp là một đơn vị lưu trữ do HĐH quản lí và có một tên để truy cập. Dựa vào phần mở rộng của tên tệp ta có thể biết phần mềm (chương trình) có thể mở được tệp đó ra để xem nội dung của tệp đó. Hoạt động 4/ Vận dụng - Mở rộng Thời gian: 5 phút (1) Mục tiêu: - HS phân biệt được một số loại tệp nhờ biểu tượng tệp. - HS biết một số lỗi thường gặp khi đặt tên tệp trong HĐH Windows và cách xử lý. (2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật động não (3) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu, (4) Hình thức tổ chức dạy hoc: cá nhân, cả lớp (5) Sản phẩm: - HS phân biệt được một số loại tệp nhờ biểu tượng tệp. - HS biết một số lỗi thường gặp khi đặt tên tệp trong HĐH Windows và cách xử lý. Nội dung hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV hỏi: * Kĩ thuật động não Câu hỏi 6: Nếu một tệp không có phần mở rộng HS suy nghĩ, trả lời thì em nhận biết tệp bằng cách nào ? Cho ví dụ ? 34
  8. - GV: Liệt kê và phân loại các ý kiến, Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng, Tổng hợp ý kiến của HS, chấm điểm cho nhóm có HS trả lời đúng nhất và rút ra kết luận. - GV kết luận: Biểu tượng tệp. - GV hỏi: * Kĩ thuật động não Câu hỏi 7: Nếu trong trường hợp tên tệp không HS suy nghĩ, trả lời có phần mở rộng và cũng không có phần biểu tượng tệp thì nguyên nhân có thể là gì và em làm thế nào để nhận biết tệp đó ? - GV: Liệt kê và phân loại các ý kiến, Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng, Tổng hợp ý kiến của HS, chấm điểm cho nhóm có HS trả lời đúng nhất và rút ra kết luận. - GV kết luận và minh họa cho HS: HS lắng nghe, ghi chép + Nguyên nhân: Tệp bị lỗi hoặc Máy tính chưa cài phần mềm đã tạo ra tệp tương ứng + Cách nhận biết tệp : B1: Nhận biết tệp bằng cách kiểm tra xem tệp là loại tệp nào: kích phải chuột vào tệp, chọn Properties, kiểu của tệp chỉ ở mục Type of file B2: Tìm hiểu trên google về loại tệp đó và phần mềm có thể mở được loại tệp này. * Củng cố: Như vậy, có rất nhiều loại thông tin (dữ liệu) như văn bản, bài hát, video, có thể lưu trữ trong máy tính. Máy tính tổ chức thông tin (dữ liệu) lưu trên bộ nhớ ngoài dưới dạng tệp. Mỗi tệp là một đơn vị lưu trữ do HĐH quản lí và có một tên để truy cập. Dựa vào phần mở rộng của tên tệp ta có thể biết phần mềm (chương trình) có thể mở được tệp đó ra để xem nội dung của tệp đó. Tuy nhiên, nếu chỉ tổ chức lưu 35
  9. trữ thông tin (dữ liệu) dưới dạng tệp thì rõ ràng chưa tối ưu cho việc quản lí, khai thác thông tin cho người sử dụng. Vậy máy tính cho phép tổ chức lưu trữ tệp để tối ưu cho việc quản lí, khai thác thông tin của người dùng như thế nào, các em tìm hiểu ở tiết học sau. Giáo viên tổng kết điểm giữa các nhóm của tiết học. Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Số câu trả lời đúng 1/7 1/7 2/7 3/7 Điểm báo cáo nhóm lần 1 8/10 8/10 8/10 9/10 (Kĩ thuật phòng tranh) Điểm báo cáo nhóm lần 2 8/10 8/10 9/10 9/10 (Kĩ thuật khăn trải bàn) Tổng 17/27 17/27 19/27 21/27 * Dặn dò HS chuẩn bị bài + HS đọc trước phần thư mục tiếp theo của bài + Tìm hiểu một số lỗi thường gặp khi đặt tên tệp và cách xử lý ? 36
  10. Hoạt động 2: TÌM HIỂU THƯ MỤC (tiết 2) * Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số - Thời gian: 1 phút * Kiểm tra bài cũ: không * Bài mới: Hoạt động 1/Khởi động Thời gian: 4 phút (1) Mục tiêu: Tạo động cơ để HS có nhu cầu tìm hiểu về thư mục và quản lí tệp. (2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật tia chớp (3) Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, cả lớp (4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính, (5) Sản phẩm: HS có nhu cầu tìm hiểu về thư mục và quản lí tệp. Nội dung hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS * GV chiếu một GV: Chiếu một thư mục BAITAP chứa * Kĩ thuật tia chớp thư mục chứa thư mục TOAN và một số tệp trong máy HS suy nghĩ, trả lời thư mục và tệp tính. trong máy tính GV hỏi: để tạo nhu cầu Câu hỏi 8: Em có thể cho biết sự khác tìm hiểu về thư nhau giữa BAITAP, TOAN và baitap.doc mục và quản lí là gì? tệp. GV nhận xét, chấm điểm cho nhóm có HS trả lời đúng nhất và kết luận: - Biểu tượng của BAITAP, TOAN là cặp màu vàng. Biểu tượng của baitap.doc là chữ W màu xanh, đây là biểu tượng của tệp tạo bởi phần mềm Word. 37
  11. - GV minh họa: Kích đúp chuột vào BAITAP, TOAN thì không có phần mềm nào được khởi động. GV dẫn dắt: baitap.doc chính là tệp còn HS lắng nghe BAITAP, TOAN gọi là thư mục. Tại sao máy tính lại đưa ra khái niệm thư mục. Chúng ta cùng đi tìm ở nội dung tiết học hôm nay. Hoạt động 2/ Hình thành kiến thức Thời gian: 15 phút (1) Mục tiêu: - HS hiểu cấu trúc cây thư mục, hiểu khái niệm đường dẫn. - HS chỉ được đường dẫn của tệp/thư mục. (2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật tia chớp, Kỹ thuật đọc tích cực. (3) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu, (4) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, theo cặp, cả lớp (5) Sản phẩm: - HS hiểu cấu trúc cây thư mục, hiểu khái niệm đường dẫn. - HS chỉ được đường dẫn của tệp/thư mục. Nội dung hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV hỏi: * Kĩ thuật đọc tích cực Câu hỏi 9: Cấu trúc cây thư mục như thế nào? - HS làm việc cá nhân với SGK, trao đổi kết quả với các HS khác theo cặp sau đó trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, phản biện. 38
  12. - GV nhận xét, chấm điểm cho nhóm có HS trả HS lắng nghe, ghi chép lời đúng nhất và kết luận (nội dung trình bày trên slide): 1. Cấu trúc cây thư mục Cấu trúc cây thư mục: Mỗi đĩa có một thư mục được tạo tự động, gọi là thư mục gốc. Trong mỗi thư mục, có thể tạo các thư mục khác, chúng được gọi là thư mục con. Thư mục chứa thư mục con gọi là thư mục mẹ. Như vậy, mỗi thư mục có thể chứa tệp và thư mục con. - GV nêu: Có thể hình dung cấu trúc thư mục như HS lắng nghe một cây, mỗi thư mục là một cành, mỗi tệp là một lá. Lá phải thuộc về một cành nào đó. Mỗi cành ngoài lá có thể có các cành con. - GV hỏi: * Kĩ thuật đọc tích cực Câu hỏi 10: Qui tắc đặt tên thư mục ? - HS làm việc cá nhân với SGK, trao đổi kết quả với các HS khác theo cặp sau đó trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, phản biện. - GV nhận xét, chấm điểm cho nhóm có HS trả HS lắng nghe, ghi chép lời đúng nhất và kết luận (nội dung trình chiếu trên slide): 2. Quy tắc đặt tên thư mục: Ngoại trừ thư mục gốc, mọi thư mục đều phải được đặt tên. Tên thư mục thường được đặt theo quy cách đặt phần tên của tên tệp. 39
  13. - GV chiếu minh họa hình trong SGK, sau đó minh họa thư mục BAITAP trong máy tính ở phần xuất phát. - GV hỏi: * Kĩ thuật tia chớp Câu hỏi 11: Ta có thể đặt cùng một tên cho các HS suy nghĩ, trả lời tệp (hay thư mục) được không? - GVnhận xét, chấm điểm cho nhóm có HS trả HS lắng nghe lời đúng nhất và kết luận: Với tổ chức thư mục, ta có thể đặt cùng một tên cho các tệp (hay thư mục) khác nhau với điều kiện các tệp (hay thư mục) đó phải ở những thư mục mẹ khác nhau. - GV hỏi: * Kĩ thuật đọc tích cực Câu hỏi 12: Khái niệm đường dẫn ? - HS làm việc cá nhân với SGK, trao đổi kết quả với các HS khác theo cặp sau đó trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, phản biện. - GV nhận xét, chấm điểm cho nhóm có HS trả HS lắng nghe, ghi chép lời đúng nhất và kết luận: 3. Đường dẫn Đường dẫn là một chỉ dẫn gồm tên các thư mục theo chiều đi từ thư mục gốc tới thư mục chứa tệp và sau cùng là tên tệp, trong đó tên các thư mục và tên tệp phân cách nhau bởi ký tự”\”. Đường dẫn đầy đủ: là đường dẫn có cả tên ổ đĩa. Tên ổ đĩa được phân cách đường dẫn bởi dấu “:” và đi liền thư mục gốc. Ví dụ: C:\PASCAL\BAITAP\BT1.PAS 40
  14. Hoạt động 3/ Luyện tập Thời gian: 20 phút (1) Mục tiêu: - HS đặt được tên thư mục trong hệ điều hành Windows. - HS chỉ được đường dẫn của tệp/thư mục. - HS xây dựng được thư mục chứa tệp khoa học, hợp lý. (2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật phòng tranh (3) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu, nam châm, giấy A0 (4) Hình thức tổ chức dạy học: nhóm, cả lớp (5) Sản phẩm: - HS chỉ ra đường dẫn của tệp/thư mục. - HS xây dựng được thư mục chứa tệp khoa học, hợp lý. Nội dung hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu 4 nhóm thực hiện: * Kĩ thuật phòng tranh 1. Chỉ ra đường dẫn đến tệp giáo viên chiếu trên HS hoạt động nhóm theo kỹ màn hình. thuật phòng tranh, báo cáo kết 2. Xây dựng cấu trúc cây thư mục chứa các tệp tài quả trên giấy A0. liệu học tập, giải trí khoa học. - GV yêu cầu HS treo báo cáo lên bảng. HS treo báo cáo trên giấy A0 lên bảng - GV – HS nhận xét, đánh giá các nhóm và chấm điểm. - GV nhấn mạnh: Chúng ta đã trả lời cho câu hỏi: HS lắng nghe Tại sao máy tính lại đưa ra khái niệm thư mục? đó là: Giúp cho việc quản lí tệp được dễ dàng. Hoạt động 4/ Vận dụng - Mở rộng Thời gian: 5 phút (1) Mục tiêu: 41
  15. - HS vẽ được sơ đồ sắp xếp tủ sách vở và đồ dùng học tập sao cho thuận tiện khi sử dụng. - HS phát triển kỹ năng làm việc có kế hoạch, tổ chức sắp xếp công việc hợp lý, khoa học để đạt hiệu quả tối ưu. (2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật động não (3) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu, (4) Hình thức tổ chức dạy hoc: cá nhân, cả lớp (5) Sản phẩm: - Sơ đồ sắp xếp tủ sách vở và đồ dùng học tập sao cho thuận tiện khi sử dụng Nội dung hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ sắp xếp tủ sách * Kĩ thuật động não vở và đồ dùng học tập khoa học. HS suy nghĩ, trả lời - GV - HS: Liệt kê và phân loại các ý kiến, Làm - HS - GV: Liệt kê và phân loại sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng, Tổng hợp ý các ý kiến, Làm sáng tỏ những kiến của HS, chấm điểm đại diện 4 nhóm và rút ý kiến chưa rõ ràng, Tổng hợp ra kết luận. ý kiến của HS, chấm điểm đại diện 4 nhóm và rút ra kết luận. * Củng cố Như vậy, có rất nhiều loại dữ liệu (hay còn gọi là tệp) như văn bản, bài hát, video, có thể lưu trữ trong máy tính. Chúng ta đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi: Vậy máy tính tổ chức lưu trữ thông tin (dữ liệu) như thế nào?, đó là: - Máy tính tổ chức thông tin (dữ liệu) lưu trên bộ nhớ ngoài dưới dạng tệp. Mỗi tệp là một đơn vị lưu trữ do HĐH quản lí và có một tên để truy cập. - Máy tính tổ chức lưu trữ tệp theo cấu trúc cây thư mục. * Lưu ý: Đặt tên tệp gợi nhớ đến nội dung của tệp và tổ chức cây thư mục sao cho tối ưu cho việc quản lí, khai thác thông tin. Từ nội dung bài học các em có thể 42
  16. rút ra bài học đó là làm việc cần có kế hoạch, tổ chức sắp xếp công việc hợp lý, khoa học để đạt hiệu quả tối ưu. Giáo viên tổng kết điểm giữa các nhóm của tiết học. Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Số câu trả lời đúng 0/5 2/5 1/5 2/5 Điểm báo cáo nhóm lần 1 8/10 9/10 8/10 9/10 (Kĩ thuật phòng tranh) Điểm báo cáo nhóm lần 2 8/10 8/10 9/10 9/10 (Kĩ thuật động não) Tổng 16/25 19/25 18/25 20/25 * Dặn dò - Làm bài tập SGK - Chuẩn bị bài mới 43
  17. PHỤ LỤC 2: ĐỀ KIỂM TRA + ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA Thời gian: 15 phút Môn: Tin học Câu 1: Cho các tên tệp sau đây, chỉ ra tên tệp sai và giải thích vì sao ? Bai * tap.doc, anh noel/com/vn Câu 2: Cho các biểu tượng sau đây, em hãy cho biết tên của phần mềm có biểu tượng tương ứng. Câu 3: Cho các tệp sau đây, em hãy vẽ sơ đồ tổ chức cây thư mục chứa các tệp sao cho tối ưu? Đề Toán.doc; Đề Lý.doc; Đề Hóa.doc; Đề Anh.doc Đề Khảo sát Toán lần 1-2017-2018.doc; Đề Khảo sát Toán lần 2-2017-2018.doc; Đề Khảo sát Lý lần 1-2017-2018.doc; Đề Khảo sát Lý lần 2-2017-2018.doc Tài liệu Toán – hàm số.doc Tài liệu Lý – Chuyển động đều.doc ĐÁP ÁN Câu 1: 2 điểm Bai * tap.doc: Tên tệp chứa dấu * anh noel/com/vn: Tên tệp chứa dấu / Câu 2: 3 điểm Microsoft Word 44
  18. Microsoft Power Point Microsoft Excel Câu 3: 5 điểm - Có tối thiểu 2 thư mục: TÀI LIỆU, ĐỀ KHẢO SÁT - Trong TÀI LIỆU có thể chia thành 2 thư mục: ĐỀ THAM KHẢO, TÀI LIỆU THAM KHẢO. Trong ĐỀ THAM KHẢO chứa các tệp Đề Toán.doc; Đề Lý.doc; Đề Hóa.doc; Đề Anh.doc. Trong TÀI LIỆU THAM KHẢO chứa các tệp Tài liệu Toán – hàm số.doc; Tài liệu Lý – Chuyển động đều.doc - Trong ĐỀ KHẢO SÁT có thể tạo thư mục từng năm học, năm học 2017-2018 chứa các tệp Đề Khảo sát Toán lần 1-2017-2018.doc; Đề Khảo sát Lý lần 1-2017- 2018.doc; năm học 2018-2019 chứa các tệp Đề Khảo sát Toán lần 1-2018-2019.doc; Đề Khảo sát Lý lần 1-2018-2019.doc 45
  19. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tập huấn xây dựng các chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, TS. Nguyễn Xuân Trường – TS. Nguyễn Văn Ninh – TS. Lại Thị Thu Thúy – ThS. Lê Thị Thu, Hà Nội tháng 12/2014. 2. Tài liệu tập huấn sinh hoạt chuyên môn về phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh môn Tin học, Vụ Giáo dục trung học - Dự án THPT giai đoạn 2, Hà Nội tháng 12/2017. 3. Tài liệu tập huấn Dạy học tích hợp ở trường THCS, THPT, Hà Nội tháng 11/2014 4. SGK Tin học 10 5. Chương trình phổ thông tổng thể mới ban hành. 46