SKKN Đổi mới phương pháp dạy học văn bản truyền thuyết trong chương trình Ngữ văn Lớp 6
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đổi mới phương pháp dạy học văn bản truyền thuyết trong chương trình Ngữ văn Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_van_ban_truyen_thuyet_trong.doc
- BIA SKKN Văn 6.docx
Nội dung tóm tắt: SKKN Đổi mới phương pháp dạy học văn bản truyền thuyết trong chương trình Ngữ văn Lớp 6
- * Ví dụ: Bài “Bánh chưng, bánh giầy”. - Tôi dành 5 phút cho hoạt động kiểm tra bài cũ, khởi động dẫn vào bài mới. - 8 phút cho đọc hiểu văn bản: Đọc sáng tạo– phân đoạn, tìm hiểu chú thích, tóm tắt truyện. - 9 phút hướng dẫn học sinh thảo luận và trả lời hệ thống câu hỏi bài tập phân tích ba nội dung tôi đặt ra tiêu đề trên cơ sở sách giáo viên gồm : + Hoàn cảnh , ý định ,cách thức vua Hùng chọn người nối ngôi (3 phút). + Cuộc thi tài 8 phút + Lang Liêu được nối ngôi và tập tục làm bánh chưng, bánh giầy (3 phút). - 2 phút học sinh đọc ghi nhớ- nhắc lại- giáo viên chốt lại kiến thức. - 4 phút luyện tập củng cố kiến thức cuối giờ (vì một số bài luyện tập đã lồng vào những phần trước). - 3 phút hướng dẫn về nhà. 5. 2. 3. Phát huy hiệu quả của từng hoạt động bằng hệ thống câu hỏi, bài tập và hìmh thức học tập kích thích sức sáng tạo của học sinh - Trước hết đòi hỏi tính sáng tạo ở trò thì thầy cũng phải sáng tạo. Điều đó được biểu hiện ở những tìm tòi sáng tạo ở thầy cho kiến thức bài giảng, những hình thức tổ chức bài giảng, những hình thức tổ chức hoạt động mới mẻ để duy trì hứng thú ở trò và hệ thống câu hỏi, bài tập chứa đựng những tình huống có vấn đề giúp các em bị cuốn hút vào bài giảng, được tranh luận, bộc lộ chính kiến, nghĩa là tự chiếm lĩnh lấy tác phẩm. - Chẳng hạn nếu thảo luận nhóm, tiết nào cũng chỉ một hình thức các nhóm chụm đầu vào nhau bàn bạc, nhóm trưởng thay mặt nhóm lên trình bày, học sinh cũng thấy chán vì nó lặp đi lặp lại đơn điệu mà đặc điểm của học sinh là ham thích cái mới. Nên người thầy cần tạo ra nhiều con đường mới (ở tất cả các hoạt động) dẫn học sinh đến tri thức. * Đa dạng hình thức học tập bằng các dạng bài tập, phương tiện học tập - Đơn cử như hoạt động khởi động, dẫn học sinh vào bài mới “Bánh chưng, bánh giầy” tôi cho các em quan sát, xem bức tranh vẽ nền văn minh lúa nước (Chụp từ ảnh bảo tàng Hùng Vương). Cảnh nhân dân ta trở lá dong, gạo, xay đỗ, gói bánh chưng bánh giầy. Cho các em tưởng tượng không khí xuân về, tết đến nhân dân ta, con cháu của vua Hùng từ miền ngược đến miền xuôi nô nức chuẩn bị gói bánh tế trời đất, tổ tiên. Để giới thiệu các em phong tục từ xa xưa của nhân dân ta truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy”. - Nhưng đến truyền thuyết “Thánh Gióng” tôi tiến hành khởi động dưới hình thức câu đố yêu cầu các nhóm thảo luận giải đố nhanh bí mật ghi câu trả lời vào phiếu học tập nộp cho cô giáo (Đây cũng là một hình thức hoạt động tập thể chứ không nhất thiết thảo luận nhóm cần nhiều thời gian để ghi ý kiến dài hoặc tạo một đoạn văn ngắn ). 12
- Câu đố: Nhân vật nào trong số 3 nhân vật: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Thánh Gióng ứng với câu thơ dưới đây: “ Bảy nong cơm ba nong cà Uống một hơi nước cạn đà khúc sông” Hãy nói chính xác tên truyền thuyết có tên nhân vật đó? Sau việc gây sự hứng khởi, thoải mái cho học sinh tôi cho các em xem một đoạn băng hoạt hình “ Ông Gióng” (Tác giả Tô Hoài) để giới thiệu bài. - Bài “Sự tích Hồ Giươm”, tôi vào bài bằng bài tập nhận biết để tích hợp với bốn truyền thuyết trước và kiến thức về nhân vật, sự việc ở tiết tập làm văn trước. Đồng thời còn mang yếu tố đón chờ kiến thức sẽ học ở tiết sau (Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự). Tất nhiên để đạt dến mục đích đó, giáo viên phải có dẫn dắt nhuần nhuyễn lô gíc, hoc sinh không có cảm giác bị áp đặt hoặc choáng ngợp. Tên truyền thuyết Chủ đề (điền trước). Em hãy điền tên các truyền thuyết ứng với mỗi chủ đề đã cho? Học sinh chỉ ra được tên truyền thuyết, tôi bật tiếp băng hình bài hát “Hà Nội niềm tin và hi vọng” và giới thiệu, kết quả làm cho các em rất sôi nổi hào hứng . - Tương tự như vậy ở thao tác tìm hiểu chú thích, tôi luôn tìm ra những bài tập mới và phù hợp với tâm lí, kĩ năng, nhận thức khơi gợi, khám phá sáng tạo ở các em giúp cho kiến thức đọng lại trong các em sâu bền. Tự học sinh cũng ý thức được công việc đều cần thiết như nhau, thầy cô luôn kiểm tra việc tự học, chuẩn bị ở nhà của trò qua khâu soạn bài nhờ hệ thống bài tập này. - Đến lớp thầy, cô chọn một số chú thích tiêu biểu yêu cầu các em giải nghĩa sẽ tiết kiệm được thời gian cho công việc trọng tâm là phân tích tác phẩm. Ví dụ 1: Em hãy giải nghĩa của từ bằng việc điền vào ô trống các từ tương ứng với nghĩa của chúng: ( Nghĩa cho trước) ( Nghĩa cho trước) ( Nghĩa cho trước) Ví dụ 2: Đánh mũi tên thích hợp nối từ với nghĩa của từ: 13
- Nghĩa của từ. Nghĩa của từ. (Giáo viên điền từ, điền nghĩa theo hướng thẳng hay chéo để học sinh dẫn mũi tên). Ví dụ 3: Phương pháp bể cá: Học sinh bắt thăm từ và giải nghĩa. - Các bài tập trắc nghiệm hay tranh luận, thảo luận cũng được tôi linh hoạt vận dụng ở từng phần hoặc từng đơn vị kiến thức cứ không dồn vào phần luyện tập cuối bài (Xin đề cập nội dung ở phần dưới). - Thực tế cho thấy việc làm này giúp học sinh nắm được kiến thức và vận dụng vào thực hành rất nhanh có hiệu quả, tiết học sẽ nhẹ nhàng. - Rõ ràng cùng với việc đa dạng hình thức bài tập, bằng các dạng bài tập, giáo viên sẽ tạo được vô vàn phương tiện dạy học và bổ ích, tiết kiệm, giản đơn, có hiệu quả và gần gũi với học trò. * Hệ thống câu hỏi và bài tập chứa đựng các tình huống có vấn đề khơi gợi trí tưởng tượng liên tưởng của học sinh - Đòi hỏi này xuất phát từ quan điểm đổi mới. Dạy học bằng phương pháp nêu vấn đề chúng tôi đã ứng dụng trong những năm trước qua nhiều chuyên đề và sáng kiến kinh nghiệm đã mang lại hiệu quả thiết thực cho từng bộ môn. - Vì vậy năm học này, dựa trên cơ sở những bước đi thành công, tôi tiếp tục vận dụng vào bài dạy tác phẩm truyền thuyết song song với mục tiêu bám sát đặc trưng cơ bản về thể loại. - Nói như thế nghĩa là hệ thống câu hỏi và bài tập này phải đáp ứng được hai yếu tố: Thứ nhất: Tích hợp kiến thức, tích cực khơi gợi sự liên tưởng, tưởng tượng ở học sinh để các em sống với thế giới hoang đường, kì ảo của truyền thuyết. Thứ hai: Đặt tác phẩm trong mối liên hệ , gắn bó với lịch sử tôi xin được thể hiện vấn đề nói trên qua việc lược thuật giáo án tiết 13 “Sự tích Hồ Gươm”bằng các hoạt động đặc biệt là hệ thống câu hỏi, bài tập phân tích tác phẩm. Hoạt động 1: Khởi động bằng bài tập (đã nói đến ở phần 3a) cùng với một đoạn băng nhạc hình, tôi giới thiệu bằng dẫn giải: Sự tích Hồ Gươm là một truyền thuyết về Lê Lợi, người anh hùng – thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thế kỉ 15 – một cuộc khởi nghĩa kéo dài 10 năm “Nếm mật nằm gai”, bắt đầu từ lúc Lê Lợi dấy binh ở Lam Sơn (Thanh Hoá), kết thúc bằng sự kiện đại thắng quân Minh, nhà Lê dời đô về Thăng Long. Nhân dân ghi nhớ người anh hùng không chỉ bằng những đền thờ, tượng đài, lễ hội mà bằng cả những sáng tác nghệ thuật bằng dân gian. Nằm trong số 14
- hơn 100 sáng tác dân gian về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn là một trong truyền thuyết tiêu biểu “Sự tích Hồ Gươm”, đây là loại truyền thuyết địa danh (Tức là loại truyền thuyết nhằm giải thích một địa danh cụ thể. ) Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh phần đọc- hiểu văn bản bằng đọc diễn cảm, phân tích bố cục và bài tập tìm hiểu các chú thích, kể tóm tắt truyền thuyết. Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi phân tích tác phẩm, tôi đưa ra hệ thống câu hỏi và bài tập như sau: (1): Vì sao Đức Long Quân lại cho nghĩa quân Lam Sơn mược gươm thần? (2): Việc Long Quân quyết định cho mượn gươm có ý nghĩa gì? (học sinh kể tóm tắt chi tiết này). (3): Em thấy việc trao gươm và nhận gươm có gì đặc biệt? (4): Học sinh thảo luận nhóm và ghi câu trả lời vào phiếu học tập: - Vì sao tác giả dân gian không để Lê Lợi trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc? Cách Long Quân cho mượn gươm có ý nghĩa gì? (5): Căn cứ vào phần học thêm (Ấn kiếm Tây Sơn- SGK trang 43) Học sinh đã đọc trước- em có thể thấy rõ hơn tính lặp lại và ý nghĩa của chi tiết trao gươm thần trong các truyền thuyết Việt Nam như thế nào? (6): Hãy phân tích sức mạnh kì diệu của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn bằng cách quan sát phim và đối chiếu: BUỔI ĐẦU KHI CÓ GƯƠM THẦN - Thực lực non yếu - Tung hoành ngang dọc - Nhiều lần bị thua - Đánh trần ra mãi. - Giặc bạt vía kinh hồn không còn một bóng. (Học sinh đọc thầm đoạn truyện “Một năm sau” đến hết) (7): Khi nào Long Quân cho đòi gươm? Cảnh đòi và trả gươm diễn ra như thế nào? (Học sinh tưởng tượng bức tranh minh hoạ trong sách giáo khoa và kể lại cảnh đòi gươm, trả gươm). (8): Học sinh tranh luận (phim đèn chiếu). a- Tại sao không phải là con vật khác mà lại là Rùa vàng mới được thay mặt Long Quân lên nhận gươm từ tay người anh hùng dân tộc? 15
- b- Nếu cho rằng sự việc đòi, trả gươm giúp truyện kết thúc có đầu, có cuối em có đồng ý không? Vì sao? (9): Bài tập trắc nghiệm để củng cố ý nghĩa thứ ba của truyền thuyết: Tên Hồ Gươm mang ý nghĩa nào trong số những ý nghĩa sau đây: - Đánh dấu thời kì hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. - Khẳng định chiến thắng hoàn toàn của nghĩa quân Lam Sơn đối với giặc Minh gián tiếp ca ngợi người anh hùng Lê Lợi. - Phản ánh tư tưởng, tình cảm yêu hoà bình đã chuyển thành truyền thống của dân tộc: Khi có giặc phải cầm gươm đánh giặc, khi hoà bình gươm được cất đi. - Tên hồ còn có nghĩa cảnh giác, răn đe đối với những kẻ có ý dòm ngó nước ta “Trả gươm” cũng có nghĩa là gươm vẫn còn đó. (Sau thảo luận giáo viên khái quát, chốt lại kiến thức). Hoạt động 4: Học sinh đọc ghi nhớ- yêu cầu nhắc lại. Hoạt động 5: Luyện tập củng cố và hướng dẫn về nhà. (a): Giáo viên giới thiệu những bức tranh về hồ Gươm mà các em sưu tầm được. (b): Bài tập giải đố nhanh các nhóm hội ý một phút – lên ghi kết quả trên bảng phụ ( Đại diện 4 nhóm). - Có hai câu ca dao viết về hồ Gươm với hình ảnh Đài Nghiên Tháp Bút đó là hai câu thơ nào? Bài tập về nhà với dụng ý tiếp tục duy trì hứng thú tìm tòi khám phá của học sinh tôi yêu cầu các em làm hai bài tập (ngoài soạn bài mới). - Bài 1: Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hoá nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm (Hà Nội), nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hoá thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ khác đi như thế nào? - Bài 2: Truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” gợi cho em niềm tự hào gì về Thăng Long – Hà Nội xưa và nay? Yêu cầu viết đoạn văn ngắn cảm thụ. Những bài tập này sẽ được tiếp tục thảo luận và giải đáp ở tiết học bổ trợ. 5. 2. 4. Phát huy vai trò chủ thể sáng tạo của học sinh thông qua các hoạt động bổ trợ và ngoại khoá Cùng với các hoạt động chính khoá, tôi nghĩ rằng việc tiến hành có bài bản, có đầu tư thoả đáng cho các hoạt động bổ trợ và ngoại khoá là một việc làm hỗ trợ không nhỏ cho các hoạt động dạy và học đạt hiệu quả. Vì thế trong chương trình dạy học bổ trợ theo đề án học mỗi tuần một buổi ngữ văn như ở trường tôi, ban giám hiệu, tổ chuyên môn vạch rõ chương trình tiến hành đồng bộ với các tiết chính khoá. Nội dung bổ trợ nâng cao kĩ năng văn học: Nói, nghe, đọc, viết và có các tiết hướng dẫn học tập (gợi mở cho các em hướng giải quyết các bài tập khó, bài soạn, chuẩn bị cho bài mới), xen kẽ các tiết hội vui học tập. Chương trình được tôi bàn bạc, 16
- soạn thảo kĩ lưỡng, vạch rõ thời gian thực hiện, nội dung hình thức tổ chức và tập rượt từng bước cho học sinh trước khi tiến hành. Chẳng hạn mảng truyền thuyết được soạn thảo nhiều dạng câu hỏi và bài tập. * Hình thức hái hoa dân chủ, câu hỏi: - Truyền thuyết là gì? Phân biệt với truyện cổ tích, ngụ ngôn và truyện cười? (Câu hỏi khắc sâu khái niệm truyền thuyết tạo đà cho các thể loại khác cuả văn học dân gian sắp học) - Nét đặc trưng của truyền thuyết là mượn cái áo hoang đường để ca ngợi cái lõi lịch sử (nhân vật lịch sử)? - Hãy phân tích những nét đặc trưng đó ở một truyền thuyết mà em đã học? Cảm thụ một số chi tiết kì ảo, hoang đường (Bọc trăm trứng; Thánh Gióng lên ba vẫn không biết nói, biết cười, bỗng bật nói khi nghe sứ giả rao- Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ, đánh giặc xong bay về trời; Sơn Tinh bốc từng quả đồi rời từng dãy núi; thần mách bảo Lang Liêu; sự xuất hiện của gươm thần- tác dụng kì diệu của gươm ) *Thi tốc độ - Tóm tắt chi tiết truyện nhanh. - Kể chuyện sáng tạo bằng ngôi kể thữ nhất, thứ ba hay nhập vai. - Viết chính tả. - Giải câu đố dân gian. 5. 2. 5. Chuyển thể thành tiểu phẩm Ví dụ: Truyện “Sơn Tinh Thuỷ Tinh”: Một học sinh hoá trang thành Sơn Tinh , Một em làm Thuỷ Tinh, một em làm vua Hùng, một em làm Mị Nương, làm động tác, nói lời đối thoại, các em ở dưới đóng vai quần chúng thể hiện thái độ đồng tình hay phản bác bằng cách tưởng tượng thêm lời sấm truyền * Trò chơi đố chữ tìm tên nhân vật chính hay phụ trong tác phẩm. * Sáng tác thơ giới thiệu một truyền thuyết hay một nhân vật. * Đố là động tác kịch câm minh hoạ cho một nhân vật nào đó trong truyện, đội kia đoán nhân vật, bình động tác. * Sưu tầm, kể lại truyền thuyết dân gian Việt Nam hay nước ngoài, ngoài các tác phẩm đã học và đọc thêm. Dĩ nhiên giáo viên không thể tiến hành ngay được mọi dạng bài tập đó nếu không đầu tư cho việc hướng dẫn học sinh làm quen với từng kĩ năng nhất là khả năng cảm thụ văn học bằng lời, bằng đoạn hay viết bài văn ngắn. Với các em lớp 6, giáo viên cần từng bước gợi mở từ cách đặt câu, bố cục đoạn, viết câu mở đoạn, kết thúc đoạn và diễn đạt ý, kiểu hành văn. Có như thế thì hoạt động bổ trợ, ngoại khoá mới có kết quả cao, có tác dụng tích cực. 17
- 5. 3. Kết luận: - Dạy Văn học là một quá trình lao động tư duy và nghệ thuật đòi hỏi người thầy phải có sự nỗ lực phấn đấu không ngừng. Điều quan trọng là phải có cách nhìn thấu đáo về văn chương, đặc biệt là tư duy dạy văn chương. Chỉ khi nào có một tư duy khoa học, nhạy cảm thì hiệu quả của việc dạy văn chương mới được khẳng định. - Qua nghiên cứu về truyện truyền thuyết để xây dựng phương pháp dạy truyện truyền thuyết theo hướng đổi mới, đảm bảo tinh thần tích hợp và đúng đặc trưng thể loại. Từ đó giáo viên và học sinh có phương pháp chung khi dạy và học truyện truyền thuyết nói riêng và truyện dân gian nói chung. - Qua áp dụng những sáng kiến trên đã giúp cho giáo viên có sự đổi mới trong phương pháp dạy truyện truyền thuyết, từ đó học sinh có hứng thú học tập, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học môn Ngữ văn 6 nói riêng và môn Ngữ văn trong nhà trường THCS nói chung. - Đã giúp cho học sinh có hứng thú và yêu thích học môn Ngữ văn đặc biệt là phân môn văn học, phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc học văn, bạn bè đồng nghiệp thấy được vai trò tích cực của giáo viên dạy Ngữ văn ở trường THCS theo phương pháp đổi mới để cùng cố gắng. 6. Những thông tin cần được bảo mật(nếu có): không 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 7. 1. Đối với giáo viên: Trước hết phải thay đổi căn bản nhận thức của giáo viên. Nếu trước đây giáo viên chỉ sử dụng phương pháp truyền thống ,thì hiện nay dạy học theo phương pháp dạy học tích cực đã và đang được sử dụng ngày càng phổ biến trong các nhà trường phổ thông. Nhìn chung hiện nay đa số giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học. Người thầy phải: - Xác định mục tiêu cần đặt ra cho tiết học về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức. Những kiến thức cần huy động phục vụ cho nội dung của bài và tích hợp với các kiểu thức khác hay kiến thức thuộc bộ môn khác, hệ thống câu hỏi với từng cấp độ, dạng loại, số lượng: các phương tiện dạy học, tư liệu tranh ảnh, băng hình, các hoạt động bổ trợ sau tiết học. - Đầu tư thiết kế giáo án chú trọng đến từng hoạt động. - Hệ thống câu hỏi, bài tập, đặt ra các tình huống, khuyến khích học sinh tìm cách giải quyết bằng nhiều hình thức khác nhau. - Tăng cường các câu hỏi gợi mở, các câu hỏi sáng tạo, hạn chế câu hỏi tái hiện nhằm hình thành tính năng động góp phần phân hóa trình độ học sinh. - Phân tích tác phẩm bằng phân hoá thể loại. 18
- - Tạo điều kiện để học sinh được hoạt động nhóm, thảo luận, tranh luận, tự chiếm lĩnh tác phẩm chủ động, sáng tạo. 7. 2. Đối với học sinh: Người học phải là chủ thể của hoạt động,tích cực ,tự giác,chủ động đón nhận tri thức mới,chuẩn bị bài ở nhà. Người học phải thức sự hoạt động để không chỉ tiếp thu tri thức ,kỹ năng của bộ môn và quan trọng hơn là tiếp thu được cách học chủ động sáng tạo. 7. 3. Về cơ sở vật chất Ngoài các yêu cầu chính trong một giờ học Ngữ văn nói chung còn phải kể đến yêu cầu về cơ sở vật chất cho hoạt động dạy hoc. Cơ sở vật chất giúp cho giờ học diễn ra thuận lợi hoặc cũng có thể gây ra khó khăn cho tiến trình dạy học. Yêu cầu trước tiên là về kích thước phòng học: phòng học không quá chật cũng không quá rộng, phòng học phải có sự hợp lý sao cho giáo viên có thể quan sát được cả lớp học,phòng học phải đủ ánh sáng,. . sau đó là bàn nghế ,trang thiết bị phục vụ tiết dạy 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo yêu cầu của tác giả và theo ý kiến của tổ chức,cá nhân đã tham gia áp dụng sang kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có)theo cá nội dung sau: 8. 1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo yêu cầu của tác giả : Khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này trong giảng dạy ,giáo viên sẽ cung cấp cho học sinh những kiến thức về truyện truyền thuyết một cách đầy đủ, chính xác ,khoa học và sâu sắc ,giúp các em có hứng thú trong học tập môn Ngữ văn Trong học kì I năm học 2014- 2015, sau khi áp dụng sang kiến nêu trên nêu trong giảng dạy, bản thân tôi đã thu được một số kết quả khả quan trong quá trình dạy phần truyện truyền thuyết. Kết quả như sau: * Kết quả khảo sát đầu năm khi chưa áp dụng SKKN với tiết dạy cụ thể ở lớp 6A1 tại trường THCS Yên Phương- Yên Lạc- Vĩnh Phúc: Giỏi Khá Trung bình Yếu Tổng số Môn Số Số Số Số học sinh % % % % lượng lượng lượng lượng Văn 43 5 12,5 11 25 27 62,5 0 0 6A1 - Trên đây là kết quả khảo sát lớp 6A1 khi chưa áp dụng SKKN, nhìn chung kết quả học tập của học sinh chưa cao: điểm khá, giỏi còn ít, chủ yếu đạt điểm trung bình. Điều đó chứng tỏ các em chưa cảm thụ hết cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học thuộc thể loại truyền thuyết. * Kết quả khảo sát sau khi áp dụng SKKN với tiết dạy cụ thể ở lớp 6A1 tại trường THCS Yên Phương- Yên Lạc - Vĩnh Phúc: 19
- Giỏi Khá Trung bình Yếu Tổng số Số Số Số Số Môn học sinh % % % % lượng lượng lượng lượng Văn 43 9 21,8 23 53,1 11 25,1 0 0 6A1 - Đối chiếu kết quả khảo sát ở hai thời điểm, tôi thấy chất lượng học tác phẩm văn học thuộc thể loại truyền thuyết của lớp 6A1 được nâng nên rõ rệt. Kết quả điểm khá, giỏi, trung bình phản ánh đúng năng lực cảm thụ văn học của các em. Học sinh khi học phần truyện truyền thuyết nhìn chung hiểu bài, có hứng thú học tập, tiếp thu bài nhẹ nhàng thoải mái. Học sinh chủ động, tích cực học tập, có nhiều sáng tạo trong quá trình tiếp thu kiến thức, học sinh còn rèn luyện được khả năng diễn đạt, tích lũy được một số từ Hán Việt, biết vận dụng kiến thức vào thực tế, góp phần làm cho chất lượng bộ môn được nâng cao, đạt được các chỉ tiêu nhiệm vụ năm học. Tóm lại: Qua quá trình tìm hiểu nội dung và phương pháp nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã nhận ra những thuận lợi, khó khăn khi giảng dạy truyện truyền thuyết. Từ đó tôi đã tự xây dựng, lập kế hoạch và đưa ra sáng kiến để cùng bạn bè đồng nghiệp tham khảo, bàn bạc, tìm ra những phương pháp dạy học phù hợp, tích cực, giúp cho việc dạy và học môn Ngữ văn 6 trong trường THCS ngày một nâng cao có hiệu quả hơn trong giảng dạy. 8. 2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân: - Sáng kiến này khi được triển khai tập huấn cho các giáo viên trong tổ, được các giáo viên đón nhận,hưởng ứng, đánh giá cao. các giáo viên đều nhận xét là sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi làm tài liệu bồi dưỡng cho học sinh giỏi môn Ngữ văn. - Khi áp dụng sáng kiến này vào giảng dạy được các em học sinh tiếp thu bài một cách hào hứng, các em hiểu bài và nắm vững kiến thức bài học. 9. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng Sáng kiến lần đầu. (nếu có) Phạm vi/Lĩnh vực áp Tên tổ chức/ cá nhân Địa chỉ STT dụng sáng kiến Áp dụng sáng kiến dạy Giáo viên Văn Tổ Trường THCS Yên 1 học sinh đại trà, bồi KHXH Phương dưỡng học sinh giỏi 20
- , ngày tháng năm , ngày tháng năm , ngày tháng năm Hiệu trưởng CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Tác giả sáng kiến (Ký tên, đóng dấu) SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG (Ký tên, đóng dấu) Lê Thị Thúy 21