SKKN Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 3

doc 25 trang thulinhhd34 5853
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lam_tot_dang_bai_tap_tim_hinh.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 3

  1. Như vậy khi áp dụng thực hiện biện pháp 1, tôi thấy chất lượng học tập của học sinh có nâng lên nhưng kết quả chưa cao, chưa đáp ứng được mong muốn và yêu cầu đề ra. Tôi thấy : Củng cố kiến thức cũ có ưu điểm là giúp học sinh hệ thống hóa lại các kiến thức đã học và nâng cao phát triển tư duy độc lập, nâng cao hứng thú học tập cho các em. Qua đó rèn luyện được những kỹ năng, kỹ xảo, nắm chắc các kiến thức đã học, đồng thời phát huy tính tích cực, sáng tạo của các em. Tuy nhiên, biện pháp củng cố kiến thức có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tiếp tục học các kiến thức mới. Nhưng thực tế qua đợt khảo sát cho thấy việc dạy học sinh nắm được kỹ năng để nhận biết tốt các hình ảnh so sánh trở nên quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy tôi đã đi nghiên cứu và áp dụng biện pháp dạy kỹ năng làm tốt những bài tập dạng tìm các hình ảnh so sánh. b. Biện pháp 2: Dạy kỹ năng làm tốt những bài tập (dạng tìm các hình ảnh so sánh). Muốn làm được các bài tập về ‘‘Tìm hình ảnh so sánh’’ trước hết học sinh phải hiểu được yêu cầu của đầu bài. Khi các em đã hiểu được yêu cầu của đầu bài rồi thì các em sẽ tìm ra được cách làm hay nhất và có hiệu quả nhất. Để thực hiện được điều đó học sinh cần phải biết rõ điều kiện và trình độ của mình để tiến hành làm bài. Vì vậy, khi dạy kỹ năng làm tốt những bài tập dạng tìm các hình ảnh so sánh trước hết học sinh phải biết được : Từ chỉ người, từ chỉ đồ vật, từ chỉ con vật, từ chỉ cây cối Sau khi học sinh hiểu và nắm chắc được điều đó, tôi đã sử dụng phương pháp đàm thoại để giảng bài. Dùng các câu hỏi dẫn dắt, gợi mở và trọng tâm cần khắc sâu kiến thức. Tôi sắp xếp các câu hỏi theo một hệ thống từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Trong quá trình giảng dạy, tôi chỉ là người nêu vấn đề và học sinh tự tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề đó. Để học sinh nắm được kỹ năng làm tốt các bài tập tìm hình ảnh so sánh, tôi đã hướng dẫn học sinh cần phải nắm được các bước sau : Ví dụ 1: Tìm các hình ảnh so sánh trong những khổ thơ sau : a) Bế cháu ông thủ thỉ : Cháu khỏe hơn ông nhiều ! Ông là buổi trời chiều 10
  2. Cháu là ngày rạng sáng. Phạm Cúc b) Ông trăng tròn sáng tỏ Soi rõ sân nhà em Trăng khuya sáng hơn đèn Ơi ông trăng sáng tỏ. Trần Đăng Khoa c) Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. Trần Quốc Minh * Bước 1: Đọc kỹ đề, tìm hiểu đề. Trước tiên tôi yêu cầu học sinh đọc kỹ đề, vừa đọc vừa suy nghĩ xem yêu cầu đầu bài cần phải làm gì ? Sau khi học sinh hiểu được yêu cầu của đầu bài rồi tôi đã yêu cầu học sinh tiến hành đến bước 2. * Bước 2: Tìm các sự vật được so sánh với nhau. Trong bước 2 này, tôi sẽ dùng phương pháp đàm thoại và gợi mở hướng dẫn học sinh làm mẫu phần (a). giáo viên nêu câu hỏi: Trong phần (a) sự vật nào được so sánh với sự vật nào ? - Học sinh sẽ tìm được các sự vật so sánh với nhau là: (Cháu – Ông; Ông – Buổi trời chiều; Cháu – Ngày rạng sáng ) Tương tự như vậy các phần (b) và phần (c) học sinh sẽ tự tìm các sự vật được so sánh với nhau. - Phần (b): trăng – đèn - Phần (c): những ngôi sao – mẹ đã thức vì chúng con, mẹ – ngọn gió. 11
  3. Sau khi học sinh đã tìm đúng các sự vật được so sánh, tôi tiếp tục yêu cầu học sinh tìm từ so sánh. * Bước 3: Tìm từ so sánh. - Trong các dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh thì học sinh phải biết: Từ so sánh nó được đứng sau sự vật được so sánh và đứng trước sự vật so sánh. Nói tóm lại là từ so sánh đứng ở giữa hai vế : + Vế A nêu tên sự vật, sự việc được so sánh . + Vế B nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh . Sau khi học sinh đã hiểu cách tìm từ so sánh các em sẽ nhận biết rất nhanh về từ so sánh. Cụ thể các từ so sánh trong bài là : + Câu ( a) : hơn – là – là + Câu ( b) : hơn + Câu ( c) : chẳng bằng – là * Bước 4 : Tìm hình ảnh so sánh Như vậy qua bước 2 và bước 3, giáo viên cần khắc sâu cho học sinh thấy rõ: - Hình ảnh so sánh nó phải có sự vật được so sánh và sự vật dùng để so sánh. Đặc biệt là phải có cả từ so sánh được đứng giữa hai sự vật ấy. Từ đó học sinh sẽ hiểu và làm đúng được bài tập. Bài làm: Các hình ảnh so sánh trong các khổ thơ trên là : a) Cháu khỏe hơn ông nhiều ! Ông là buổi trời chiều Cháu là ngày rạng sáng. b) Trăng khuya sáng hơn đèn c) Những ngôi sao thức chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. 12
  4. Qua hai tháng thực hiện biện pháp 2 và một số biện pháp khác kèm theo để bổ trợ cho biện pháp 2. Tôi thấy chất lượng học tập của học sinh có tính khả quan rõ rệt qua đợt khảo sát học kỳ I như sau : Tổng số học sinh Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % 35 30 88,6 5 14,3 Sau khi thực hiện biện pháp “Dạy kỹ năng làm tốt những bài tập dạng tìm các hình ảnh so sánh”. Tôi thấy có ưu điểm là giúp học sinh đã đi đúng hướng với yêu cầu của đề bài, làm được bài một cách tốt hơn. Mặc dù biện pháp này vô cùng quan trọng, nó cung cấp cho học sinh bốn bước tiến hành khi làm bài tập: “Tìm các hình ảnh so sánh” một cách dễ dàng hơn và đúng hơn. Tuy nhiên biện pháp này vẫn chưa giúp các em tiếp thu bài một cách linh hoạt và sáng tạo, chưa thu hút được nhiều hứng thú khi tìm các hình ảnh so sánh. Chính vì vậy mà tôi tìm tòi và chắt lọc hài hòa các phương pháp dạy học sao cho đạt kết quả cao trong việc dạy và học. Tôi thấy “Phương pháp gợi mở, phát huy trí lực của học sinh đã đáp ứng được điều đó”. c. Biện pháp 3: Phương pháp gợi mở phát huy trí lực của học sinh. Đối với phương pháp này thì người giáo viên phải kích thích vào trí tuệ của học sinh, giúp học sinh có tính tư duy từ khái quát đến trìu tượng. Muốn vậy người giáo viên cần phải xây dựng một hệ thống câu hỏi sao cho phù hợp. Luôn luôn quan tâm đến trình độ phát triển chung của học sinh, đồng thời phải quan tâm đến trình độ tiếp thu bài của từng học sinh. Từ đó giúp học sinh hoàn thành tiếp tục phát triển tư duy cao hơn , đồng thời giúp học sinh chưa hoàn thành đạt được trình độ chung của giáo dục. Để phát huy vai trò chủ động, tích cực của học sinh và phát huy khả năng sẵn có của các em, khi dạy các loại bài tập cho các em, nhất là các bài tập “Tìm những hình ảnh so sánh” nâng cao, tôi thường dùng các hệ thống câu hỏi gợi mở đi từ dễ đến khó, đi từ đơn giản đến phức tạp để các em có tư duy độc lập, sáng tạo trong học tập. Từ đó các em sẽ tìm ra phương pháp để giải quyết vấn đề Ví dụ ; ( Sách Tiếng việt nâng cao lớp 3 trang 82) Tìm các hình ảnh so sánh trong những đoạn thơ dưới đây: a) Khi vào mùa nóng 13
  5. Tán lá xòe ra Như cái ô to Đang làm bóng mát. Bóng bàng tròn lắm Tròn như cái nong Em ngồi vào trong Mát ơi là mát Xuân Quỳnh b) Rạng sáng Mặt trời ngoài biển khơi Như quả bóng đỏ trên bàn bi-a Chiều về Mặt trời lẫn vào đám mây Như quả bóng vàng trên sân cỏ. Bùi Việt Mỹ Muốn làm được bài tập này, yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài xem đề bài yêu cầu tìm cái gì và cần giải quyết vấn đề gì ? Sau khi học sinh đã hiểu được yêu cầu của đề bài thì tiếp tục đi tìm : + Tìm các sự vật được so sánh với nhau. + Tìm từ so sánh + Tìm hình ảnh so sánh Từ những câu hỏi gợi mở đó học sinh sẽ tư duy và tìm ra vấn đề cần giải quyết mà đề bài đã yêu cầu. Bài làm : a) - Tán lá xòe ra như cái ô. 14
  6. - Bóng bàn tròn như cái nong. b) - Mặt trời ngoài biển như quả bóng đỏ bàn bi-a - Mặt trời lẫn vào đám mây như quả bóng vàng trên sân cỏ. Từ bài tập trên để khắc sâu kiến thức cho các em, giúp các em nhận biết nhanh về hình ảnh so sánh ở những khổ thơ, bài thơ hay những đoạn văn, bài văn, tôi đã hướng dẫn các em cách tìm những hình ảnh so sánh như sau: Trước hết phải nắm được các từ so sánh đó là: ( như, là, như là, tựa, tựa như, giống như, giống, giống hệt, chẳng bằng, hơn, kém, . ) Sau khi nắm được các từ so sánh ta đi tìm những câu thơ, những câu văn có từ so sánh. Sau đó lại tiếp tục đi tìm các sự vật được so sánh đứng trước từ so sánh và các sự vật dùng để so sánh đứng sau từ so sánh trong các câu thơ, câu văn ấy. Khi đã tìm được các sự vật được so sánh và các sự vật dùng để so sánh thì ta ghép lại như sau: ( sự vật được so sánh + từ so sánh + sự vật dùng để so sánh) . Từ đó sẽ ra hình ảnh so sánh. Ví dụ : Tìm hình ảnh so sánh sau : Tán lá bàng xòe ra như cái ô Ta thấy : Sự vật được so sánh từ so sánh sự vật dùng để so sánh Sau hai tháng thực hiện biện pháp 3, tôi đã thấy kết quả học tập của các em đúng như điều mà tôi hằng mong đợi. Dưới đây là chất lượng học tập của các em qua đợt kiểm tra học kỳ I như sau : Tổng số học sinh Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % 35 32 91,4 3 8.8 Qua thời gian thực hiện biện pháp 3 và một số biện pháp khác kèm theo tôi thấy chất lượng học môn Luyện từ và câu được nâng lên rõ rệt. Như vậy biện pháp “ Gợi mở phát huy trí lực của học sinh ” đã giúp tôi phát huy được năng lực thực sự của học sinh và giúp học sinh nắm chắc được kiến thức trọng tâm, áp dụng vào làm bài tập “Tìm những hình ảnh so sánh” một cách nhanh nhạy và đúng. Cùng với các biện pháp trên, tôi thấy rằng: Để lôi cuốn sự hứng thú học tập của các em và sự say mê vào học môn Luyện từ và câu, đồng thời tránh được sự 15
  7. căng thẳng và mệt mỏi của tiết học thì việc học mà chơi, chơi mà học đã giúp các em rất nhiều vào việc lĩnh hội các tri thức. Vậy cần phải thực hiện biện pháp này như thế nào để đạt được hiệu quả cao? Tôi đã nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và sáng tạo ra các trò chơi để thực hiện biện pháp “Vui mà học”. d. Biện pháp 4: Vui mà học “ Trò chơi : phóng viên, sắm vai, tiếp sức, trắc nghiệm đúng sai, hái hoa dân chủ, chiếc hộp may mắn ”. Do đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học còn hiếu động. Là một người giáo viên tiểu học trực tiếp đứng trên bục giảng, tôi phải luôn luôn phát động các phong trào học bằng các hoạt động “Vui mà học”. Qua các hoạt động vui chơi này sẽ kích thích sự say mê học tập của các em. Các em sẽ thích khám phá những cái mới lạ và tích cực hoạt động để tự chiếm lĩnh kiến thức. Cho nên việc vừa học vừa chơi giúp học sinh tiếp thu bài một cách hiệu quả nhất. Chính vì vậy mà cách tổ chức dạy học cũng phải thay đổi, không chỉ còn là một hình thực dạy học cả lớp nữa mà có hình thức dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, học cả lớp. Do đó, để một tiết học đạt được một cách “Nhẹ nhàng, thoải mái, hiệu quả’’ và khắc sâu được kiến thức trọng tâm giúp các em nhớ lâu các kiến thức đã học, tôi thường xuyên lồng ghép các trò chơi vào trong các bài học . Ví dụ: (Bài tập 1 trang 24 – SGK Tiếng việt 3/1) Tìm các hình ảnh so sánh trong những câu thơ, câu văn dưới đây: a) Mắt hiền sáng tựa vì sao Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời. Thanh Hải b) Em yêu nhà em Hàng xoan trước ngõ Hoa xao xuyến nở Như mây từng chùm Tô Hà c) Mùa đông Trời là cái tủ ướp lạnh 16
  8. Mùa hè Trời là cái bếp lò nung. Lò Ngân Sủn d) Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng. Với bài này tôi tổ chức cho học sinh thi làm bài tiếp sức. Tôi lấy 2 nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh. Trên bảng dán hai tờ giấy khổ to, mỗi nhóm đều ghi các hình ảnh so sánh vào băng giấy của nhóm mình. Nếu nhóm nào xong trước và đúng thì nhóm đó thắng cuộc. Sau khi nghiên cứu và áp dụng các biện pháp “Vui mà học” tôi thấy tiết học sinh động và sôi nổi hẳn lên. Học sinh hiểu bài ngay tại lớp, khắc sâu được kiến thức đồng thời động viên, khích lệ được các em cố gắng học tập. Để tiết học nào cũng sôi nổi, sinh động và có hiệu quả như vậy thì đòi hỏi người giáo viên phải biết lựa chọn các trò chơi, cách tổ chức trò chơi áp dụng phù hợp vào mỗi tiết học sao cho hợp lý. Thông qua việc học theo nhóm, thông qua các trò chơi đã giúp học sinh có tính đoàn kết, lòng trung thực, tinh thần cộng đồng có trách nhiệm, học tập lẫn nhau. Đồng thời khắc phục được những tính xấu như ích kỷ, tính chơi trội, tính giả dối. Tuy vậy, biện pháp vui mà học còn có nhược điểm đó là mất nhiều thời gian trong khi dạy, lớp học dễ ồn ào, mất trật tự. Nhưng ngoài các nhược điểm nói trên biện pháp này lại có ưu điểm giúp học sinh bộc lộ mình qua trò chơi. Từ đó giáo viên nắm chắc được đặc điểm, sở thích của học sinh để có những biện pháp dạy phù hợp, giúp học sinh học tập tốt hơn và hoàn thiện tôt nhân cách người học sinh tiểu học. Qua áp dụng và thực hiện bốn biện pháp trên vào dạy môn Luyện từ và câu làm tốt những bài tập dạng “Tìm các hình ảnh so sánh”. Tôi thấy mỗi biện pháp đều có những ưu điểm và khuyết điểm nhất định. Nhưng ưu điểm là chiếm ưu thế hơn cả. Việc kết hợp linh hoạt, hài hòa các phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại sẽ đạt được hiệu quả cao nhất. Vì vậy người giáo viên phải có tính sáng tạo và biết chắt lọc những tinh hoa của các phương pháp dạy học truyền thống lẫn các phương pháp dạy học hiện đại trong việc dạy và học. e)Biện pháp 5: Củng cố, hệ thống khắc sâu kiến thức. Để học sinh nắm vững kiến thức về dạng bài tập này tôi thống kê phân tích, nghiên cứu biện pháp so sánh trong phân môn: "Luyện từ và câu" của chương 17
  9. trình SGK lớp 3 theo hệ thống kiên thức từ đơn giản đến phức tạp mà học sinh cần nhớ một cách trình tự: +) Giúp học sinh hiểu rõ: So sánh là biện pháp tu từ dùng để đối chiếu, hai hay nhiều sự vật khác nhau từ đó tìm ra điểm giống nhau để làm nổi bật sự vật được so sánh. +) Việc so sánh như vậy là làm cho sự vật trở lên rõ nét, sinh động và câu văn, câu thơ hay hơm gợi tả hơn). Đề học sinh dễ hiểu, dễ nhớ và dễ chiếm lĩnh kiến thức đầy đủ, rõ ràng, chính xác tôi đưa ra mô hình so sánh như sau: - Mô hình so sánh đầy đủ gồm 4 yếu tố . VD1: Mặt tươi như hoa 1 2 3 4 Trong đó: (1) là sự vật được so sánh. (2) Là phương diện so sánh. (3) Từ dùng để so sánh . (4) Sự vật đưa ra làm chuẩn để so sánh. Nhưng trong thực tế thì nhiều câu văn, câu thơ đã bị khuyết 1 trong 4 yếu tố đó chẳng hạn như: VD2: Đẹp như tiên (Thiếu yếu tố 1) . Trẻ em như búp trên cành . (thiếu y/tố 2). - Yếu tố bị khuyết thường gặp là yếu tố 2. khi đó, học sinh tìm yếu tố 2 bằng cách đặt câu hỏi . + Búp trên cành có đặc điểm gì? (non nớt, tươi non, mềm, yếu, tràn đầy sức sống, chứa chan hi vọng ) + Tại sao lại so sánh trẻ em với búp trên cành? (Vì trẻ em còn non nớt, luôn được bố mẹ che chở ) VD3: Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao ( thiếu yếu tố 2 và 3) 18
  10. * Lưu ý: - Khi trong câu có từ “là” dùng để giới thiệu, nhận xét, đánh giá thì những câu đó không phải câu có từ “là” mang hình ảnh so sánh. - Từ chỉ so sánh bao giờ cũng đứng giữa 2 sự vật. VD: - Đây là Nam. ( Giới thiệu) - Nam là học sinh giỏi. ( nhận xét, đánh giá) Câu không mang hình ảnh so sánh - Trước nhà là một con sông. ( chỉ sự tồn tại) Là gì? - Học quả là một khó khăn vất vả.( Khẳng định) VD: Quê hương là bàn tay mẹ ( k/định ) Câu mang hình Dịu dàng hái lá mồng tơi ảnh so sánh Là gì? Từ những kiến thức kĩ năng đơn giản đó mà học sinh biết phân biệt các dạnh bài tập với nhau. Đặc biệt là kiểu bài "Tìm sự vật so sánh" và kiểu bài "Tìm hình ánh so sánh". Giáo viên cần chỉ rõ cho học sinh thấy sự khác nhau giữa 2 dạng bài tập này bằng cách đưa ví dụ minh họa. VD1: * Ví dụ: Tìm sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn dưới đây: a) "Hai bàn tay em Như hoa đầu cành" (Huy Cận) b)"Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch" (Vũ Tú Nam) c) "Cánh diều như dấu á Ai vừa tung lên trời" (Lương Vĩnh Phúc) d)"Ơ cái dấu hỏi Trông ngộ ngộ ghê Như vành tai nhỏ 19
  11. Hỏi rồi lắng nghe" (Phạm Như Hà) Vấn đề mà học sinh cần giải quyết ở dạng bài tập này là chỉ rõ các sự vật được so sánh cụ thể là: + "Hai bàn tay em" so sánh với "hoa đầu cành" + "Mặt biển" so sánh với "tấm thảm khổng lồ". + "Cánh diều" so sánh với "dấu á" + "Dấu hỏi" so sánh với "vành tai nhỏ". Vẫn là các câu văn, câu thơ trên nhưng bài tập lại yêu cầu "Tìm các hình ảnh so sánh" thì vấn đề cần giải quyết của học sinh là phải chỉ ra toàn bộ hình ảnh được so sánh với nhau trong mỗi câu là + "Hai bàn tay em như hoa đầu cành" + "Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch" + "Cánh diều như dấu á" + "Ơ cái dấu hỏi Như vành tai nhỏ" Từ 2 ví dụ trên học sinh dễ dàng phân biệt dạng bài tìm sự vật so sánh với dạng bài tìm hình ánh so sánh hoàn toàn khác nhau. Tìm sự vật so sánh là nêu tên sự vật kết hợp với lời nói; còn hình ảnh so sánh là bao gồm cả 2 sự vật và từ chỉ sự so sánh (toàn bộ câu). 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Nhờ các biện pháp trên đã được thực hiện nên chất lượng học tập của học sinh ở tất cả các môn học đều được nâng lên rõ rệt. Tôi thấy các em đã nắm chắc và khắc sâu được cho mình cách tìm các hình ảnh so sánh một cách nhanh, nhạy và đúng. Giúp các em có kỹ năng, kỹ xảo khi làm các bài tập về “Tìm các hình ảnh so sánh”. Thông qua phân môn Luyện từ và câu còn giúp các em làm tốt các bài văn, có tinh thần tương trợ, phấn đấu thành những con ngoan, trò giỏi. 8. Những thông tin cần được bảo mật(nếu có): Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 20
  12. - Cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh. - Các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ để nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu,kể cả áp dụng thử(nếu có): Sau khi áp dụng các giải pháp trên tôi nhận thấy: - Trong các giờ luyện từ và câu, học sinh hứng thú học tập, say mê trong môn học. - Học sinh kiên trì trong học tập. - Trong khi làm các bài tập, kĩ năng dùng từ và vốn từ vựng của học sinh được nâng cao hơn, các câu văn khi viết học sinh đã biết vận dụng các biện pháp so sánh, dùng từ ngữ gợi tả có hình ảnh. - Trong các tiết thực hành vận dụng kiến thức, học sinh không những hiểu được nội dung của bài mà còn có kĩ năng phân tích đề và giải quyết vấn đề một cách chính xác và hiệu quả. Từ đó các em có hứng thú học tập và yêu thích môn học. - Trau dồi được vốn từ ngữ về kĩ năng "Nghe, đọc, nói, viết" bản thân các em cảm thấy tự tin hơn, không còn sợ sệt như trước nữa. 10.1. Đánh giá lợi ích thu được theo ý kiến của tác giả Trong quá trình trước và sau khi thực hiện tôi tiến hành khảo sát kết quả đạt như sau: Bảng 1:Khảo sát trước khi thực hiện (tháng 10) Tổng số Điểm giỏi Điểm khá Điểm trung Điểm yếu học sinh bình 35 2 8 15 10 Tỉ lệ 5,7% 22,8% 42,8% 28,5% Bảng 2: Khảo sát sau khi thực hiện (tháng 2) 21
  13. Tổng số học Điểm giỏi Điểm khá Điểm trung Điểm yếu sinh bình 35 10 16 7 2 Tỉ lệ 28,5% 45,7% 20% 5,7% Qua các biện pháp mà tôi đã áp dụng , để có được kết quả như vậy bản thân tôi đã rút ra cho mình một bài học kinh nghiệm: * Đối với giáo viên: + Phải nắm được từng đối tượng học sinh, phải hiểu rõ được khả năng nhận thức của từng em, để từ đó áp dụng các biện pháp phù hợp đối với các em. + Phải có tính sáng tạo, phải linh hoạt kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học sao cho phù hợp. + Phải luôn luôn tìm tòi và học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, xứng đáng là một người giáo viên mẫu mực để học sinh noi theo. + Rèn luyện cho học sinh luôn luôn đọc kỹ yêu cầu của đầu bài, có kỹ năng, kỹ xảo khi làm từng dạng của bài tập. Cho học sinh nắm chắc các bước tìm những hình ảnh so sánh từ đó học sinh sẽ nhận biết rất nhanh về hình ảnh so sánh. + Tăng cường bồi dưỡng các dạng bài tập cho học sinh, luôn luôn đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên là người đưa ra vấn đề và học sinh phải tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề đó. * Về phía học sinh: + Chuẩn bị kĩ bài trưứoc khi đến lớp . + Học sinh tự củng cố vốn kiến thức của mình bằng cách đọc nhiều sách báo phù hợp với lứa tuổi, xem băng hình, quan sát tranh + Cho học sinh giao lưu trực tiếp với các bạn trong lớp, trong trường sau mỗi bài học: "Luyện từ và câu" dạng này để học sinh khắc sâu kiến thức. + Khi làm bài tập yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài, xác định đúng yêu cầu của bài, phân biệt được chúng thuộc kiểu bài so sánh dạng nào rồi mới bắt tay vào làm bài. + Khi quan sát sự vật , cần quan sát thận tinh tế để tìm ra những điểm giống nhau, những nét tương đồng . 22
  14. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được theo ý kiến của tổ chức, cá nhân. Đề tài sáng kiến này có thể áp dụng rộng rãi cho học sinh khối 3 của trường Tiểu học hoàng Hoa và các trườn khác trong toàn huyện. 11. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử và áp dụng sáng kiến lần đầu. Số Tên tổ chức/cá Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng TT nhân kiến 1 Lê Thị Tân Giáo viên Trường Tiểu Một số biện pháp giúp học sinh học Hoàng Hoa làm tốt dạng bài tập so sánh trong phân môn LTVC lớp 3 Hoàng Hoa, ngày 23 tháng 2 năm 2018 Hoàng Hoa, ngày 22 tháng 2 năm 2018 Thủ trưởng đơn vị/ Tác giả sáng kiến Chính quyền địa phương (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký tên,đóng dấu) Trần Trung Kiên Lê Thị Tân 23
  15. Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HÔI ĐÔNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG - Tổng điểm: - Xếp loại: Hoàng Hoa ngày 23 tháng 12 năm 2018 TM: HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CHỦ TỊCH Trần Trung Kiên 24
  16. Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HÔI ĐÔNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG - Tổng điểm: - Xếp loại: Tam Dương ngày tháng năm 2018 TM: HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CHỦ TỊCH 25