SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 học tốt môn Tin học của Trường Tiểu học Hội Hợp A

docx 10 trang binhlieuqn2 07/03/2022 6344
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 học tốt môn Tin học của Trường Tiểu học Hội Hợp A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_3_hoc_tot_mon_tin_ho.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 học tốt môn Tin học của Trường Tiểu học Hội Hợp A

  1. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu. Môn Tin học ở trường phổ thông nhằm mục đích trang bị cho học sinh những hiểu biết ban đầu về công nghệ thông tin và vai trò của nó trong xã hội hiện đại. Môn học này giúp học sinh bước đầu làm quen với những phương pháp giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ và kĩ thuật sử dụng máy vi tính phục vụ học tập và cuộc sống. Tin học có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển trí tuệ, tư duy thuật toán, góp phần hình thành học vấn phổ thông cho học sinh. Tin học hỗ trợ cho hoạt động học tập của học sinh, góp phần làm tăng hiệu quả giáo dục. Tin học tạo ra môi trường thuận lợi cho học tập suốt đời và học từ xa, làm cho việc trang bị kiến thức, kĩ năng và hình thành nhân cách học sinh không chỉ giới hạn trong khuôn khổ của nhà trường, mà còn có thể thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc. Các kiến thức và kĩ năng trong môi trường học tập này thường xuyên được cập nhật làm cho học sinh có khả năng đáp ứng những đòi hỏi mới nhất của xã hội. Bộ môn Tin học ở trường Tiểu học được chia làm hai phần chính: + Lý thuyết + Thực hành Hai phần này đều có tác dụng bổ trợ cho nhau, qua lý thuyết các em sẽ định hình được giờ học thực hành sắp tới sẽ làm gì và có thể khai thác thêm mà không bỡ ngỡ trước những câu hỏi mà giáo viên đưa ra. Ngược lại phần thực hành có tác dụng củng cố lại kiến thức của lý thuyết, buộc người học phải nắm được nội dung của lý thuyết. Đặc biệt ở bộ môn Tin học lớp 3 học sinh bắt đầu được làm quen với máy tính, bước đầu biết được một số bộ phận quan trọng của máy tính, rèn luyện một số kỹ năng sử dụng máy tính nên còn nhiều bỡ ngỡ và khó khăn. Là một giáo viên, thành quả đạt được trong lao động là chất lượng học tập của học sinh trong bộ môn mình phụ trách, tôi luôn trăn trở và tự hỏi làm thế nào để có nhiều học sinh lớp 3 học tốt môn Tin học. Chính điều đó đã thôi thúc tôi nghiên cứu và viết đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt môn Tin học của Trường Tiểu học Hội Hợp A”. 2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt môn Tin học của Trường Tiểu học Hội Hợp A”. 3. Tác giả sáng kiến. - Họ và tên: Nguyễn Thị Mai Trang - Địa chỉ: Trường Tiểu học Hội Hợp A - Thành phố Vĩnh Yên
  2. - Điện thoại: 01685 170 882 Email: trangn38@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Mai Trang – Giáo viên trường Tiểu học Hội Hợp A- Thành phố Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến được áp dụng trong ngành giáo dục; môn Tin học lớp 3 ở bậc Tiểu học. Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích rút ra kinh nghiệm để có thể áp dụng ở trường chúng tôi và một số trường trong huyện với mục đích cuối cùng là giúp học sinh lớp 3 khỏi bỡ ngỡ, nắm được bài học. Bên cạnh đó với một mong muốn giúp giáo viên có một số phương pháp giảng dạy trên lớp nhằm đáp ứng được yêu cầu về đổi mới phương pháp, hướng học sinh vào đúng trọng tâm yêu cầu của từng tiết học và thu hút học sinh trong quá học tập, đem lại hiệu quả cao. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 8 tháng 9 năm 2016 7. Mô tả bản chất của sáng kiến. 7.1. Cơ sở lý luận. Tin học là một môn học mới, khó học, có nhiều khái niệm trừu tượng, nhiều thuật ngữ chuyên nghành, ngôn ngữ tiếng Anh, vì vậy học sinh khó hiểu, khó hình dung, còn xa lạ với nhiều người mà nhất là học sinh tiểu học ở lứa tuổi nói chưa rành, hiểu chưa thông, ngôn ngữ tiếng Việt nắm chưa vững mà nói chi là tiếng Anh thì việc học Tin học rất dễ bị chán nản, tiết học dễ bị nhàm chán. Một thực tế phổ biến hiện nay là cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học tin còn nhiều hạn chế. Vì vậy tiết học thực hành ít có hiệu quả, giờ thực hành không khỏi còn nhiều lộn xộn, xảy ra tình trạng học sinh dành máy, hai ba học sinh một máy, thậm chí có những học sinh nhút nhát bị bạn dành máy nên rất ít khi được thực hành. Như vậy để khắc phục được hạn chế nêu trên, trước hết người giáo viên cần phải có một phương pháp dạy học thật tốt, một phương thức tổ chức dạy học giờ thực hành sao cho thích hợp và có hiệu quả nhất. Phương pháp dạy học của giáo viên có vai trò rất quan trọng, nó sẽ là công cụ giúp học sinh hứng thú học tập hơn. Hơn nữa, trong xu thế xã hội ngày càng phát triển, sự đổi mới của đất nước, nền giáo dục cũng có những thay đổi căn bản cả về nội dung lẫn phương pháp dạy học và ngày càng hội nhập sâu vào sự tiến bộ chung của các nền giáo dục trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy việc vận dụng các phương pháp dạy học tiến bộ, tích cực trong tất cả các môn học nói chung cũng như trong giảng dạy môn tin học ở trường tiểu học nói riêng cũng là phù hợp với xu thế chung của nền giáo dục hiện đại và là cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục của môn học này. 7.2. Thực trạng của vấn đề. 7.2.1. Đặc điểm tình hình.
  3. Nhà trường đã có một phòng máy vi tính để cho học sinh học nhưng vẫn hạn chế, số máy vi tính để các em thực hành còn ít. Vì vậy cũng gây một số khó khăn cho việc học tập của học sinh. Môn tin học mới chỉ là môn tự chọn trong chương trình bậc tiểu học nên chương trình và sự phân phối chương trình bước đầu có sự thống nhất và đang hoàn chỉnh. Đa số các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy tính ở trường là chủ yếu, do đó sự tìm tòi và khám phá máy vi tính với các em còn hạn chế, nên việc học tập của học sinh vẫn còn mang tính chậm chạp do chưa được thực hành nhiều. Các em ở lứa tuổi này tâm sinh lý chưa có sự thay đổi đáng kể, trí nhớ chưa phát triển nên rất dễ mau quên, những chú ý có chủ định chưa hình thành rõ nét, khả năng tập trung chú ý chưa sâu, dễ bị phân tán. Tuy vậy những gì để lại cho các em những ấn tượng, những rung động mạnh mẽ cũng tạo nên chú ý của các em. Hoạt động tư duy của các em chưa có nhiều chuyển biến, tư duy trừu tượng chưa phát triển, tư duy cụ thể giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc của tư duy. Vì vậy hoạt động tư duy của các em phụ thuộc rất lớn vào biểu tượng trực quan, nội dung trực quan sẽ để lại cho các em ấn tượng nhiều hơn là các nội dung trừu tượng, khả năng lập luận, suy đoán, diễn đạt chưa hình thành rõ nét. Do vậy đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp sư phạm tốt, chủ động sáng tạo, luôn cải tiến phương pháp luyện tập bằng nhiều hình thức khác nhau, nhiều dạng bài tập khác nhau phù hợp cho từng nội dung bài học để gây hứng thú và động viên tất cả học sinh nhiệt tình luyện tập thực hành. 7.2.2. Quy mô trường lớp năm học 2016 – 2017. - Năm học 2016- 2017 nhà trường có 496 học sinh chia làm 18 lớp - Tổng số CBQL, Giáo viên và nhân viên là 24 người trong đó có 01 giáo viên Tin học. - Các khối 3, 4, 5 được học môn Tin học. Trong đó, có 4 lớp 3; 4 lớp 4 và 2 lớp 5. Mỗi lớp được học 2 tiết Tin học/tuần. 7.2.3. Kết quả khảo sát học sinh trước khi áp dụng sáng kiến. Kết quả khảo sát trước khi áp dụng sáng kiến. Xếp loại Ghi chú Năm học HS Giỏi Khá Trung bình KT SL % SL % SL % 2015 - 2016 97 8 8.25 30 30.93 59 60.82
  4. 7.3. Các biện pháp của vấn đề nghiên cứu. Hình thành một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho học sinh như: + Bước đầu tiếp thu tốt một số kiến thức, khái niệm cơ bản và yêu thích môn tin học. + Góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải. + Rèn kỹ năng thực hành trên máy tính cho học sinh. + Có ý thức thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao động xã hội hiện đại. Để đạt được các mục tiêu nói trên, chúng ta cần thực hiện một số giải pháp sau: 7.3.1. Cải thiện chất lượng phòng máy: Để có một tiết thực hành đạt hiệu quả cao thì tất cả các máy trong phòng phải hoạt động tốt. Trong quá trình sử dụng máy tính, tôi vẫn thường xuyên gặp phải những lỗi hệ thống từ nhỏ đến lớn. Trong đó, những sự cố bất thường như: treo máy, khởi động lại, thậm chí tắt luôn không khởi động được .làm ảnh hưởng rất nhiều đến giờ dạy. Trước khi gọi nhân viên bảo trì tới sửa, là một giáo viên tin học tôi cũng cần phải nắm bắt một số thủ thuật cơ bản nhất để xử lí kịp thời: + Kiểm tra lại những phần mềm hay phần cứng được cài đặt gần đây: Nếu sự cố xảy ra ngay sau khi cài đặt một phần cứng hay chương trình phần mềm, thì hãy gỡ bỏ chúng ra và khởi động trở lại. Nếu máy tính vẫn hoạt động bình thường thì đó chính là nguyên nhân. + Chạy các chương trình diệt vi rút hiệu quả: Để chương trình này chạy tốt tôi luôn luôn phải cập nhập phiên bản mới nhất của phần mềm diệt vi rút mà mình đang dùng. + Kiểm tra nhiệt độ thùng máy : Sự quá nhiệt là một nguyên nhân khác, thường xảy ra do sự hoạt động kém của các quạt giải nhiệt, các loại bụi bẩn bám trong thùng máy. Nếu thấy bên trong thùng máy có nhiều bụi bẩn bám vào tôi sẽ vệ sinh thùng máy nhưng phải rất cẩn thận rút nguồn điện ra khỏi máy hoàn toàn để tránh gây nguy hiểm. + Kiểm tra lại bộ nhớ Ram: Đây là nguyên nhân chủ yếu mà tôi thường gặp mỗi khi máy không khởi động được hoặc bị lỗi bất thường khi đang hoạt động. Nếu phát hiện ra bộ nhớ có vấn đề, hãy tháo các thanh Ram ra, lau sạch chân thanh Ram và gắn lại thật chặt, hoặc lần lượt gắn từng thanh Ram ở các vị trí khác nhau để kiểm tra. + Đôi lúc máy chạy nhưng màn hình không lên hình. Tôi thường lấy màn hình đang sử dụng tốt khác để thử xem màn hình đang chạy bị hỏng hay không. 7.3.2. Sắp xếp nội dung, phương pháp học tập cho từng phần học phù hợp, hiệu quả, áp dụng bài tập vào giờ học:
  5. Ở lứa tuổi học sinh lớp 3 giáo viên nên sắp xếp đan xen gữa các bài học và trò chơi ở từng chương cụ thể giúp các em vừa học vừa chơi. Không nên chia các bài học trò chơi ra thành một chương riêng rẽ như trong sách giáo khoa. Ví dụ: Sau bài: "Chuột máy tính" là bài "Trò chơi Blocks" nhằm tạo không khí mới sau những bài học trước và cũng để các em luyện tập chuột ngay sau bài học này. Đưa các trò chơi dạng trắc nghiệm vào trong giờ học như: Trò chơi nhóm nhanh nhất, trò chơi đoán ô chữ, trò chơi ai đúng nhất, Ví dụ: Ở tiết "Ôn tập gõ phím" ta có thể đưa trò chơi nhóm nhanh nhất vào giúp học sinh vừa chơi vừa ôn lại kiến thức cũ. TRÒ CHƠI NHÓM NHANH NHẤT * Thể lệ trò chơi: - Chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm gồm có 5 hoặc 6 học sinh tùy vào sĩ số học sinh của lớp). - Mỗi nhóm sau thảo luận, sử dụng bảng và phấn để ghi lại câu trả lời của nhóm mình. - Nhóm nào trả lời đúng nhiều câu hỏi nhất thì sẽ là đội chiến thắng. Câu 1: Hai phím có gai trên bàn phím là: a. F và H b. F và J c. G và J d. H và G Câu 2: Các phím Q, W, E, R, T, Y, U, I, O, P thuộc hàng phím nào trong các hàng phím sau: a. Hàng phím cơ sở b. Hàng phím dưới c. Hàng phím trên d. Hàng phím số Câu 3: Phím nào kết hợp dùng để gõ kí hiệu trên của phím có hai kí hiệu? a. Phím Shift b. Phím Ctrl c. Phím Alt
  6. d. Phím Caps Lock Các câu hỏi trắc nghiệm trong trò chơi phù hợp để ôn lại kiến thức của tiết dạy giúp các em nhớ được kiến thức của bài học lâu hơn. Giáo viên nên thiết kế các câu hỏi trò chơi trên các slide của powerpoint sinh động và hấp dẫn tạo cho các em học sinh hứng thú với trò chơi, vừa học vừa chơi một cách bổ ích nhất. Ngay từ bài học đầu tiên ” NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM” trong chương trình SGK lớp 3, giáo viên phải xác định rõ cho học sinh biết máy tính gồm những loại cơ bản nào?, các bộ phận chính của máy tính, công dụng của từng bộ phận, giao diện và các biểu tượng trên màn hình chính, cách khởi động và tắt máy một cách cụ thể bằng hình ảnh trực quan tại phòng máy tính, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành nhằm tránh sự nhàm chán cho các em trong giờ học lý thuyết. Ví dụ: Bài chuột máy tính. Khi giới thiệu chuột máy tính, giáo viên phải mô tả con chuột, có mấy loại chuột, trên thân chuột có những nút lệnh nào, chức năng của từng nút đó, tay đặt lên chuột như thế nào là đúng. Giáo viên thực hiện mẫu vài thao tác rồi yêu cầu cả lớp thực hiện lại ngay tại phòng máy để các em nắm vững bài học ngay tại lớp bằng chuột máy tính thật chứ không phải là hình ảnh trực quan. Ví dụ: Ở bài Bàn phím máy tính: Để giúp các em làm quen với bàn phím, giáo viên cho học sinh nêu tên tất cả các phím và cho chơi một số trò chơi có nội dung về bàn phím. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh mở phần mềm soạn thảo và cho các em gõ họ tên của mình hay tên trường mình đang học. Để tránh sự nhàm chán với một trò chơi và cũng để giới thiệu luôn cho các em phần mềm soạn thảo sau này các em sẽ học. Như thế học sinh vừa nắm được tên của các phím, vừa gây được hứng thú học tập của các em. Hệ thống các bài tập thực hành phù hợp với bài giảng, liên hệ với một số môn học khác có liên quan trong chương trình học của các em. Hay khi dạy học với nội dung thực hành, giáo viên không thể áp đặt, bắt buộc học sinh thực hành một cách thụ động theo ý muốn của mình, mà người giáo viên phải có phương pháp để phát huy tính tích cực, sáng tạo, tự giác của các em bằng các biện pháp như khuyến khích, khen thưởng, động viên để học sinh tích cực thực hành, chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho mình. Đối với học sinh lớp 3 giáo viên nên cho các em học ngay tại phòng máy để các em được tiếp xúc với máy tính thường xuyên, được học các kiến thức ngay trên máy tính của mình, học lý thuyết đi đôi với thực hành ngay tại tiết dạy để các em thấy và nhớ các biểu tượng, các lệnh, các thao tác trên máy tính. Thực hiện theo phương pháp mắt thấy, tai nghe, tay làm. Dạy học lý thuyết gắn liền với thực hành: Phương pháp dạy học lý thuyết gắn liền với thực hành có thể nói là mới đối với các môn học khác, nhưng với môn Tin học tiểu học
  7. thì phương pháp này là không thể thiếu khi dạy bất kì một nội dung tin học nào. Đây là một phương pháp dạy học chủ đạo trong quá trình dạy học tin ở tiểu học. Bởi vì: Học sinh tiểu học là lứa tuổi mà tâm lý chưa phát triển, khả năng diễn đạt kém, nếu học lý thuyết chung chung học sinh rất mau quên. Kiến thức tin học là những nội dung tương đối mới mẻ, xa lạ và có nhiều khái niệm rất trừu tượng đối với nhiều học sinh. Hơn nữa kiến thức tin học đòi hỏi rất nhiều kỹ năng sử dụng máy tính nhanh chóng và chính xác. Vì vậy dạy học lý thuyết gắn liền với thực hành trên máy tính là điều kiện rất quan trọng để học sinh tiếp thu tri thức mới, hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho mình. Tri thức tin học không đòi hỏi cao ở khả năng trình bày lý thuyết xuông mà đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng thực hành giỏi, biết sử dụng máy tính thành thạo. 7.3.3. Tạo sự tranh đua giữa các nhóm trong giờ thực hành: Trong giờ thực hành giáo viên nên tạo sự tranh đua giữa các nhóm bằng cách phân công các nhóm làm bài thực hành, sau đó các nhóm nhận xét bài thực hành của nhau (dưới sự chỉ dẫn của giáo viên) để tạo được sự hào hứng học tập và sáng tạo trong quá trình thực hành. Tất cả các em điều hăng hái tranh đua nhau hoàn thành bài tập của giáo viên đưa ra một cách nhiệt tình mà không thấy sự mệt mỏi hay nhàm chán. Vì đây chính là tính cách ở tuổi các em. Ví dụ: Trong bài thực hành tô màu bằng màu nền Ở hình (a) hai chú gà chưa được tô màu, học sinh phải vận dụng kiến thức đã học để tô màu bằng màu nền như hình (b). Ngoài kiến thức tô màu học sinh phải vận dụng cách sử dụng chuột để thao tác tô màu sao cho thật nhanh. Với sự tranh đua giữa các nhóm các em sẽ cố gắng hoàn thành bài tập thật nhanh để tiếp tục hoàn thành bài tập kế tiếp mà không gây sự nhàm chán và mệt mỏi khi các em thực hành.
  8. Hay ở chương 5: Em tập soạn thảo: Nội dung kiến thức chủ yếu là tạo cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất để soạn thảo và trình bày một văn bản. Ở phần này giáo viên chú ý đến dạy thực hành hơn, phần lý thuyết phải thật ngắn gọn, dễ hiểu, đi sâu vào trọng tâm chính. Dạy xong lý thuyết là cho học sinh thực hành ngay như vậy các em mới nắm được, nhớ được lâu hơn. Ở lớp 3 các em làm quen với 2 gõ là kiểu VNI và kiểu Telex. Giáo viên cần cung cấp cả 2 cách gõ này và khuyến khích các em lựa chọn cách gõ phù hợp để việc soạn thảo dễ dàng hơn. Trong quá trình thực hành nên tạo cho các em sự tranh đua hoàn thành sớm bài tập thực hành được giáo viên giao một cách nhanh chóng và chính xác. Nhận xét, khen ngợi cụ thể bài thực hành của các em làm tốt như: Hoàn thành nhanh, chính xác, trình bày đẹp Để khích lệ các em cố gắng hơn và cũng để các em yếu cố gắng hơn để bằng bạn. Chúng ta có thể sử dụng phần mềm quản lý phòng máy. Như phần mềm Netop School để trình chiếu các bài tập của các nhóm hoàn thành tốt, để cả lớp quan sát đồng thời nhận xét, khích lệ tinh thần các em. Và cũng là đồng thời quản lý được các em, hướng dẫn chung cho cả lớp trong giờ học. Phân chia đối tượng học sinh để sắp xếp các em yếu và khá, giỏi ngồi đan xen nhau để em giỏi hướng dẫn em yếu, em yếu học hỏi ở em giỏi trong giờ thực hành. Đây là cách học từ bạn hiệu quả nhất. Bởi trong một tiết thực hành giáo viên dù có cố gắng lắm cũng không thể chỉ dẫn cụ thể hết cho từng em. Nhất là ở các lớp có nhiều học sinh yếu, hoặc nhà không có máy tính. (Ở phương pháp này giáo viên nên chú ý đến thời gian thay đổi lượt thực hành của từng em, để em nào cũng được thực hành, tránh trường hợp em giỏi ngồi làm, em yếu thì ngồi nhìn). 7.4. Về khả năng áp dụng sáng kiến: Bản thân tôi là giáo viên giảng dạy bộ môn tin học của nhà trường. Trong năm học vừa qua tôi đã vận dụng vào đối tượng học sinh lớp 3 là lớp mới bước đầu tiếp cận với công nghệ thông tin nhưng tôi thấy có hiệu quả qua từng phần học. Cơ bản đáp ứng được yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng theo quy định của Bộ Giáo Dục - Đào tạo đề ra, góp phần nâng cao chất lượng học sinh trong nhà trường. Với phương pháp một tiết lý thuyết rồi một tiết thực hành hoặc kết hợp lý thuyết và thực hành học sinh nắm vững và nhớ kiến thức ngay tại lớp. Đồng thời tạo sự hứng thú, yêu thích giờ học tin học của học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả tiết dạy. Trong đơn vị trường tiểu học Hội Hợp A trong năm qua đã áp dụng những giải pháp mới nêu trên có hiệu quả khá tốt. Tỷ lệ học sinh lớp 3 đạt khá giỏi bộ môn tin trên 80%. Theo bản thân tôi thì các trường khác có thể áp dụng được. Song đòi hỏi người thầy trước hết phải là người thực sự say sưa với chuyên môn, thực sự tâm huyết với nghề nghiệp. Hiểu rõ vai trò quan trọng của việc sử dụng đồ dùng dạy học và truyền đạt kiến thức cho học sinh dễ hiểu nhất. Tích cực đào sâu nghiên cứu, học hỏi ở đồng nghiệp để có kinh nghiệm dạy tốt hơn. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không có
  9. 9. Các điều kiện để áp dụng sáng kiến. Để áp dụng sáng kiến này cần những điều kiện sau: - Đối tượng học sinh: Là những học sinh lớp 3 ở bậc Tiểu học. - Có đủ SGK, sách tham khảo môn tin học và có đủ máy tính để học sinh có thể thực hành. - Đối với giáo viên: Phải có trình độ chuyên môn vững vàng, có phương pháp dạy học tích cực, có lòng yêu nghề mến trẻ và tâm huyết với nghề. 10. Lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến. 10.1. Lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến theo ý kiến tác giả: - Học sinh tiếp thu bài nhanh hơn. - Tiết kiệm chi phí bảo trì phòng máy cho nhà trường. Kết quả khảo sát sau khi áp dụng sáng kiến. Xếp loại Ghi chú Năm học HS Giỏi Khá Trung bình KT SL % SL % SL % 2016-2017 108 35 32.41 55 50.92 18 16.67 Từ bảng kết quả trên cho thấy các biện pháp áp dụng vào việc dạy học tin học lớp 3 đã trình bày ở trên giúp các em học sinh không những nắm vững kiến thức mà còn thấy các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, yêu thích môn học hơn, có chất lượng thực sự. 10.2. Lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức cá nhân: + Hiệu quả: Thông qua việc thay đổi cách dạy qua từng bài học, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành giúp các em thay đổi không khí, tiết học diễn ra nhẹ nhàng, đạt được hiệu quả tốt hơn, tránh sự nhàm chán trong tiết học. Học sinh bước đầu từng bước nắm vững các kiến thức tin học cơ bản có hiệu quả. + Làm tài liệu nghiên cứu. + Có thể áp dụng rộng rãi ra các trường. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử sáng kiến. Số Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực
  10. TT áp dụng sáng kiến 1 Nguyễn Thị Mai Trang Tiểu học Hội Hợp A Khối 3 Hội Hợp, ngày tháng 4 năm 2017 Hội Hợp ,ngày 8 tháng 4 năm 2017 Xác nhận của Lãnh đạo nhà trường Người viết báo cáo Nguyễn Thị Mai Trang