SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ Tin học Lớp 3
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ Tin học Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- mot_so_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua_hoc_sinh_trong_g.pdf
Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ Tin học Lớp 3
- Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ tin học lớp 3 3.4 Sử dụng hiệu quả phần mềm Netop School. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM NETOP - Phần mềm này cho phép giáo viên có thể trình diễn tất cả những điều muốn truyền đạt đến ngay màn hình trước mặt học sinh, cũng như có thể nhìn thấy, giám sát và điều khiển được toàn bộ hoạt động của các máy tính học sinh. Việc cài đặt phần mềm Netop Shool gồm 2 phần: Teacher (dùng cho giáo viên) và Student (dùng cho học sinh). Teacher có thể cài đặt trên máy chủ hay máy trạm (máy dùng cho giáo viên điều khiển) và Student cài đặt tại các máy chạm (máy học sinh sử dụng).Có thể cài đặt cho các máy trạm, với điều kiện sử dụng windows 2000 hay XP và trong quá trình cài đặt ở Sever có lựa chọn một vài thông tin cần thiết. - NetOp School là một phần mềm hỗ trợ giảng dạy trong trường học có chức năng nối nhiều máy tính với nhau trong một lớp học để tạo nên sự tương tác qua lại giữa máy tính của học viên, giáo viên. Đây là một công cụ giảng dạy hiệu quả, giúp việc truyền đạt trở nên sinh động, trực quan và dễ hiểu hơn. Bạn có thể tham khảo và tải NetOp Shool 5.0 NetOp School 5.0 bao gồm hai chức năng chính như sau: . Các chức năng dành cho giáo viên: - Các chức năng giảng bài. - Các chức năng điều khiển lớp học. - Các chức năng cho làm kiểm tra. - Các chức năng quản lý lớp học. . Các chức năng dành cho học viên: - Làm bài kiểm tra, yêu cầu giúp đỡ. - Thực hiện cùng với giáo viên. Yêu cầu cần thiết của phần mềm NetOp Shool 5.0 - NetOp School 5.0 chạy trên các máy tính sử dụng hệ điều hành sau: Microsoft Windows 2003, Xp, 2000, NT, ME, 98 và 95. Phòng máy tính phải có mạng (mạng Lan). - Nó đã giúp tôi rất nhiều trong việc giảng dạy và hiệu quả giảng dạy được nâng cao hơn rất nhiều. Qua đây tôi cũng xin được chia sẽ với các bạn đồng nghiệp về vận dụng những phần mềm hỗ trợ trong quá trình giảng dạy đó chính là phần mềm “NETOP SHOOL” để mọi người có thể áp dụng trong quá trình giảng dạy. Phần mềm này có thể tải trên mạng về các máy và các máy đều phải nối mạng Internet. 24/35
- Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ tin học lớp 3 - Với sự giúp đỡ của phần mềm Netop shool và máy chiếu sẽ giúp tôi hướng dẫn học sinh các em hiểu bài dễ dàng hơn khi vận dụng thực hành. Vì nhờ sự tương tác của phần mềm mà tôi có thể kiểm soát toàn bộ phòng máy, xử lý nhanh khi gặp sự cố với máy theo dõi tình trạng hoạt động của các máy và học sinh đang làm gì có thực hành được không để từ đó có thể hướng dẫn cho chính bản thâm học sinh ngồi máy đó và lưu ý các máy khác khi gặp những tình huống như vậy các em có thể xử lý. - Một trong những tính năng của các nút lệnh mà tôi hay sử dụng ở phần mềm Netop Shool là: Nút lệnh DEMONSTRATE: Cho phép một số máy hoặc tất cả các máy trong phòng đều hiển thị theo màn hình của máy chủ. Biểu tượng Tên nút lệnh Công dụng Entire Trình bày toàn bộ màn hình Giáo viên về máy Desktop học sinh. Selected Trình bày một vùng xác định trên màn hình Desktop Area Giáo viên về máy học sinh. Media file Chạy một tập tin nhạc hay phim xác định trên màn hình giáo viên và học sinh. Media file on Chạy một tập tin nhạc hay phim cư trú trên the web một địa chỉ internet đã được xác định Recording Ghi màn hình giáo viên trên màn hình giáo viên và trên màn hình học sinh Specific Nếu máy tính giáo viên sử dụng nhiều màn Monitor hình, chọn một màn hình trong số chúng về máy học sinh Student Trình bày màn hình của một học sinh xác Desktop định về máy Giáo viên và những máy tính của học sinh được chọn. Option Mở cửa sổ những tuỳ chọn. *) Nút lệnh CONTROL: Dùng để điều khiển các máy học sinh Remote Control Từ xa có thể điều khiển máy của học sinh. 25/35
- Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ tin học lớp 3 Monitor Student Trình bày trên màn hình của học sinh với các tùy chọn khác và chuyển tới màn hình học sinh tiếp theo. Options Mở tùy chọn Option - Phần mềm NETOP SCHOOL còn cung cấp chức năng giám sát các máy học sinh và còn nhiều những chức nắng ở nhiều chế độ khác nhau: + Chế độ Details + Chế độ Classroom + Chế độ Thumbnail - Trên đây tôi chỉ xin giới thiệu qua phần mềm để bạn bè đồng nghiệp tham khảo và có thể áp dụng một số các chức năng của nó để giảng dạy sao cho có hiệu quả và phù hợp với phòng máy của trường mình cũng như đối tượng học sinh của từng lớp. - Để nâng cao hiệu của giờ học trên máy cũng như việc quản lý máy của từng học sinh được chặt chẽ, ta có thể sử dụng kết hợp các chức năng sau đây của phần mềm NETOP SCHOOL: - Khi máy tính của học sinh được kiểm soát thì toàn bộ chuột và bàn phím của máy hoàn toàn không có tác dụng nữa - Sau khi đã kiểm soát được toàn bộ các máy tính của học sinh trong phòng máy, giáo viên bắt đầu tiến hành giảng dạy và có thể bao quát toàn bộ lớp học để tránh việc các em có thể làm việc riêng trong giờ. Chức năng này cho phép một số máy hoặc tất cả các máy trong phòng đều hiển thị màn hình của máy giáo viên: - Sau khi đã chia sẻ màn hình của máy giáo viên xuống các máy của học sinh, giáo viên có thể thực hiện quá trình giảng dạy hay hướng dẫn học sinh thực hành nhanh chóng dễ dàng gây được sự chú ý của học sinh và gần như là các em không còn hiện tượng mở hoặc thực hành không đúng yêu cầu của bài học. *Kiểm soát máy tính Chức năng này cho phép quản lý chặt chẽ tất cả các máy của học sinh từ máy của giáo viên với các chế độ khác nhau: 26/35
- Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ tin học lớp 3 Chế độ DETAILS: Chế độ CLASSROOM: Chế độ THUMBNAIL: 27/35
- Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ tin học lớp 3 Nên sử dụng chế độ thứ 3 (chế độ Thumbnail), chế độ này cho phép quan sát chi tiết từng màn hình của học sinh. Vì vậy, giáo viên có thể xem học sinh có làm thực hành đúng với yêu cầu và công việc được giao trong giờ thực hành không? Trong quá trình giảng dạy tôi thường xuyên sử dụng chức năng này để có thể quan sát toàn bộ máy của học sinh và hướng dẫn giúp đỡ những học sinh đang còn lúng túng chưa thực hành. Sử dụng phần mềm NetOp để theo dõi toàn bộ lớp học 28/35
- Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ tin học lớp 3 Sử dụng phần mềm NetOp để theo dõi toàn bộ lớp học Sửa lỗi cho các máy của học sinh: - Trong quá trình học sinh thực hành, để sửa lỗi cho các máy của học sinh, giáo viên không cần phải đi đến từng máy của học sinh mà có thể ngồi tại máy của giáo viên (máy chủ), dùng chuột và bàn phím của máy giáo viên điều khiển, sửa lỗi trên máy của học sinh hướng dẫn học sinh đó trực tiếp để học sinh đó quan sát và thực hành theo. - Để tiến hành sửa lỗi cho học sinh, ta thực hiện các bước sau: - Trở về cửa sổ Thumbnail. - Double Click vào biểu tượng màn hình của máy cần sửa lỗi, khi đó màn hình của máy học sinh sẽ hiển thị trên màn hình của giáo viên. Lúc này chuột và 29/35
- Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ tin học lớp 3 bàn phím của máy giáo viên cũng điều khiển máy của học sinh như chính chuột và bàn phím của máy học sinh. Lưu ý: Trước khi tiến hành sửa lỗi, giáo viên nên khóa chuột và bàn phím của máy học sinh đó hoặc yêu cầu học sinh bỏ tay khỏi chuột và bàn phím rồi quan sát màn hình cũng có thể hắt cả bài lên màn hình lớn để học sinh cả lớp cùng quan sát nhận xét và có thể giúp bạn mình sửa làm như vậy học sinh sẽ nắm bài tốt hơn và nhanh hơn rất nhiều. Nếu học sinh nào gặp phải tình huống như thế thì có thể rút kinh nghiệm cho mình. Đồng thời trong chức năng này cũng giúp giáo viên sửa một số lỗi chung cho toàn lớp bằng cách: Cách 1: - Lấy màn hình máy học sinh có lỗi về máy giáo viên. - Chiếu những lỗi đó thông qua hệ thống máy Projector. Cách 2: - Lấy bài thực hành của máy học sinh có lỗi về máy giáo viên bằng cách: Sử dụng nút lệnh File / File Manager. Giả sử máy số 16 có lỗi sai cần sửa chữa, ta lấy về máy giáo viên. Sau đó, sử dụng chức năng giảng dạy thông qua mạng máy tính (đã nêu ở trên). *Tiện ích: - Khi kết thúc các giờ học, đôi lúc có nhiều em học sinh không tắt máy, nếu giáo viên phải đi từng máy để tắt thì mất rất nhiều thời gian. Khi đã có phần mềm Netop School, giáo viên chỉ cần ngồi tại máy chủ có thể tắt, khởi động hay tạm ngưng hoạt động của các máy học sinh thông qua chức năng của nút lệnh Command. Cụ thể như hình sau, còn 4 máy chưa tắt: Cách thực hiện: - Chọn các máy/Click chuột vào biểu tượng tam giác nhỏ màu đen bên phải nút lệnh Command, chọn Shutdown (hay Log off, Restart, ) Trên đây chính là một số hướng dẫn cơ bản để giúp bạn bè đồng nghiệp có thêm kinh nghiệp và có thể sử dụng phần mềm Netop vào trong quá trình giảng dạy nó sẽ có hữu ích rất nhiều và rất tiện cho giáo viên. Chúc cho các đồng chí thành công trong việc vận dụng phần mềm Netop vào giảng dạy. 30/35
- Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ tin học lớp 3 3.5 Khen thưởng, nêu gương. - Việc khen thưởng động viên, nêu gương học sinh trong từng hoạt động và cuối giờ học là rất cần thiết, có tác dụng kích thích sự say mê, phấn đấu, thi đua học tập của học sinh.Với học sinh, một lời động viên, một lời khen đúng lúc có tác dụng rất lớn và đó cũng là phương pháp dạy học cho các môn học nói chung và môn Tin học nói riêng. Ngoài lời khen, hình thức nêu gương, đôi lúc cũng cần có những phần thưởng vật chất nhỏ như: quyển vở, cái bút, cái bánh, kẹo, cho cá nhân học sinh hoặc thưởng theo tổ, nhóm, thậm chí thưởng chung cho cả lớp. Thậm chí đối với học sinh nam hiếu động tôi còn động viên các em học tạp nếu học tập tốt hoàn thành bài trên lớp nhanh tôi thưởng cho các em 3-4 phút cuối giờ thư giãn chơi một số các trò chơi đã học như trò chơi Blocks, trò chơi Dots, trò chơi Sticks. Điều đó động viên được học sinh rất nhiều trong học tập, trong cuộc sống. - Vì là học sinh tiểu học do vậy các em rất thích được cô khen động viên cùng với việc áp dụng thông tư 30 do vậy trong quá trình giảng bài tôi tăng cường nhận xét thường xuyên hàng ngày với các em đối với những bạn thực hành tốt tôi thường nhận xét bài và động viên em đó luôn để cổ vũ tinh thần và khích lệ em ngày càng tốt hơn, còn đối với những em chưa tốt tôi chỉ ra lỗi để em tự khắc phục để thực hành tốt hơn. - Ví dụ trong chương “ Em tập vẽ” bài 6 “ Vẽ đường cong” tôi cũng đã đưa ra những lời nhận xét đánh giá thường xuyên trong các tiết học như: - Bạn A đã vẽ được hình con cá và chiếc lá rồi đấy. - Hình con cá của con vẽ rất đẹp lần sau cứ thế phát huy nhé. - Bạn A đã rất khéo léo khi sử dụng công cụ đường cong. - Bạn A đã biết cách sử dụng công cụ đường cong để vẽ hình. - Bài vẽ của bạn A rất tốt, cô khen. - Bạn đã biết tô phối màu cho bức tranh rất đẹp. - Bạn A đã biết cách sử dụng thành thạo chuột máy tính để vẽ hình rồi đấy. - Con đã biết cách chọn nét vẽ khi vẽ. - Con nên chọn nét vẽ đậm hơn thì bài vẽ của con sẽ đẹp hơn. - Bài vẽ của con rất tốt nhưng khi chọn màu con chú ý chọn màu vẽ là màu đậm và màu tô là màu nhạt hơn thì bài vẽ sẽ đẹp hơn. - Nếu con tập luyện thêm các thao tác sử dụng chuột thì con sẽ vẽ đẹp hơn. - Con chú ý ở bước 4 sau khi uốn cong đoạn thẳng xong thì nên nháy chuột lần nữa ở đoạn cuối của đường cong ta sẽ được đường cong đều và đẹp hơn. 31/35
- Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ tin học lớp 3 - Khi vẽ con chú ý lúc uốn cong đoạn thẳng sao cho được đường cong mềm mại và đều hơn. - Khi cô hướng dẫn con chú ý hơn thì con sẽ vẽ tốt hơn. Ví dụ như ở chương “ Em tập soạn thảo” tôi đã tiến hành nhận xét đánh giá thường xuyên hàng ngày. - Con cần chú ý cách đặt tay. - Con thực hành rất tốt cô khen con. - Con chú ý khi gõ đưa các ngón tay gõ sao cho đúng. - Con cần lưu ý cách gõ chữ ư. - Khi thực hành các con cô gắng luôn đặt tay tại các phím xuất phát, muốn gõ phím nào con đưa tay lên hoặc xuông gõ rồi lại đặt tay vị trí các phím xuất phát - Nếu con tập trung hơn thì con sẽ gõ nhanh hơn đấy. - Muốn gõ nhiều chữ hoa liên tiếp con nên sử dụng đèn Caps lock sáng. - Hôm nay con gõ có tiến bộ rồi đấy cố gắng phát huy nhé. - Con gõ đôi lúc còn nhầm dấu về nhà nếu có máy con nên luyện gõ thêm. - Con thực hành tốt rồi con hãy chia sẻ cách gõ của mình với bạn bên cạnh nhé. - Hôm nay bạn A rất ngoan bạn tập trung gõ rất tốt, bạn đã hoàn thành xong bài tập rồi đấy. - Bạn A hôm nay giỏi quá bạn đã thực hành xong rồi lần sau con cố gắng phát huy con nhé. - Bạn trả lời đúng rồi đấy cả lớp thưởng cho bạn một tràng pháo tay. - Con trả lời đúng, nhớ bài rất tốt cô khen con. - Con trả lời hoàn toàn đúng cô khen con. - Lần sau con bình tĩnh nghe kĩ câu hỏi của cô rồi mới trả lời nhé. - Con hãy suy nghĩ kĩ trước khi trả lời câu hỏi nhé, 3.6 Một số lưu ý trong giờ thực hành Tiết thực hành chiếm 60%- 70 % thời lượng của môn học. So với tiết dạy lý thuyết, thực hành được học sinh yêu thích hơn. Đó cũng chính là một trong những ưu điểm mà phương pháp này đem lại. Vì đặc thù riêng biệt của môn học " Tin học" này là thực hành vì thông qua thực hành các em biết các vận dụng lý thuyết vào đúng hay sai và học sinh mà được thực hành càng nhiều thì các em càng nhớ và nắm bài tốt hơn. Cũng có nhưng trường hợp học sinh thực hành được nhưng lại khó diễn tả thành văn, các em phải được học được quan sát được trực tiếp làm từ đó giúp các em nhớ lâu hơn. Thông qua các tiết thực hành, củng cố và làm sáng tỏ kiến thức lý thuyết các em đã tiếp thu được. Tuy nhiên, để thực hành đạt hiệu quả cao thì người 32/35
- Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ tin học lớp 3 giáo viên phải nhiều kinh nghiệm và phải có sự chuẩn bị cụ thể cho từng tiết dạy, đưa ra một số tính huống gặp phải để xử lý sao cho có hiệu quả cụ thể cần lưu ý những vấn đề sau: Một là: Lựa chọn nội dung đối với tiết luyện tập, ôn tập phù hợp để học sinh ôn lại những kiến thức đã học để làm tốt bài kiểm tra. Phải kiểm tra chuẩn bị cho tiết học hôm sau tránh để trường hợp học đến bài mà có máy chưa cài đặt sẵn phần mềm để học lúc dạy mới cài mất thời gian và ảnh hưởng đến việc học tập của các em. Hai là: Bố trí học sinh ngồi hợp lý. Nên bố trí học sinh khá giỏi với những học sinh yếu trung bình ngồi chung một máy và yêu cầu các em luân phiên nhau thực hành. Em thực hành nhanh xong rồi thì dành được nhiều thời gian cho bạn chậm hơn. Tránh để học sinh lẻ loi một mình không có máy thực hành. Thỉnh thoảng trong giờ quan sát và yêu cầu các em đổi cho bạn bên cạnh thực hành. Ba là: Đối với những nội dung khó giáo viên nên chia nhỏ nội dung thực hành và hướng dẫn lần lượt từng nội dung sau đó cho học sinh thực hành. Do trình độ nhận thức của học sinh còn hạn chế nên giáo viên phải hướng dẫn học sinh theo cách "cầm tay chỉ việc". Bốn là: Thường xuyên đánh giá nhận xét bằng lời đối với học sinh qua từng tiết học. Khen ngợi kích lệ học sinh thực hành nhanh thành thạo trả lời tốt to rõ, có thời gian, giao thêm bài cho những máy có học sinh thực hành nhanh thành thạo, đối với học sinh trung bình còn chậm thì động viên chỉ ra cái được và cái chưa được để các em biết được chỗ mình chưa làm được để sửa giúp các em khắc phục nhược điểm. Năm là: Thường xuyên nhắc nhở các em chú ý thực hiện tốt nội qui phòng máy. Vì đặc thù của phòng máy tính có rất nhiều các linh kiện của máy tính có nhiều ổ cắm và dây điện, mà điện thì rất nguy hiểm chính vì vậy ngay những bài học đầu tiên tôi đã nhắc nhở các em phải thực hiện tốt nội quy phòng máy để đảm bảo an toàn và có ý thức bảo quản, sử dụng tốt phòng máy. Giáo viên quét dọn vệ sinh phòng máy định kỳ. 4. Kết quả Thông qua việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tế giảng dạy, học sinh ngày càng hứng thú học tập hơn và kết quả qua các bài kiểm tra gần đây cũng rất khả quan. Cụ thể như sau: 33/35
- Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ tin học lớp 3 Năm 2013-2014 Tống số Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm HS 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 3A- 39 14 17 3 4 1 0 0 0 0 0 3B- 9 12 8 5 2 2 0 0 0 0 38(1) 3C- 9 10 10 6 2 1 0 0 0 0 38(1) 3D- 7 12 8 8 2 0 0 0 0 0 37(1) 3E- 10 15 6 5 2 2 0 0 0 0 40(1) Tổng 49 66 35 28 9 5 0 0 0 0 182 Năm 2014-2015 Tống số Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm HS 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 3A- 48 17 20 7 3 1 0 0 0 0 0 3B-40 18 10 6 3 1 2 0 0 0 0 3C- 20 12 7 5 2 1 0 0 0 0 48(1) 3D- 14 20 6 6 0 1 0 0 0 0 48(1) Tổng 69 62 26 17 4 4 0 0 0 0 182 * Tổng số học sinh là 48 (1) nghĩa là lớp có 48 học sinh trong đó có 1 học sinh bị khuyết tật học hòa nhập không tham gia đánh giá. 34/35
- Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ tin học lớp 3 Năm 2015-2016 Tống số Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm HS 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 3A- 48 14 33 1 0 0 0 0 0 0 0 3B- 42 18 12 7 4 1 0 0 0 0 0 3C- 45 17 20 7 1 0 0 0 0 0 0 3D- 43 24 15 2 0 1 1 0 0 0 0 3E- 45 15 13 7 8 2 0 0 0 0 0 Tổng 88 93 24 13 4 1 0 0 0 0 223 35/35
- Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ tin học lớp 3 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 1. Kết luận: Trên đây là "Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học Tin học lớp 3 ” có sử dụng phần mềm NetOp môn tin học cho học sinh lớp 3 tôi thấy bản thân có thêm kiến thức và nâng cao sự hiểu biết có thêm kinh nghiệm trong giảng dạy. Tôi viết sáng kiến này dựa trên những kinh nghiệm giảng dạy học hỏi qua bạn bè đồng nghiệp, sách báo, đúc rút kinh nghiệm ở nhiều năm học trước vận dụng thực tế trong năm học này mà bản thân thấy mang lại hiệu quả. Nhờ áp dụng kinh nghiệm trên mà giờ tin học của tôi được các em rất thích học, tiết học trở lên nhẹ nhàng dễ hiểu dễ nhớ với các em. Phương pháp và kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh là khâu đột phá quan trọng nhất trong đổi mới dạy học hiện nay, nhằm thay đổi thói quen học tập thụ động, phát huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh đúng như Luật giáo dục 2005 (điều 5) quy định "Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho con người năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên" Chính vì vậy việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh thật sự là một vấn đề quan trọng hàng đầu trong công tác đổi mới phương pháp dạy học. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng đòi hỏi giáo viên phải biết các vận dụng một cách sáng tạo đồng thời kết hợp các phương pháp với nhau để đạt hiệu quả cao nhất. Kết quả trên cho thấy, việc ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm này tỏ ra ngày càng hiệu quả đặc biệt là với môn tin học. Qua thử nghiệm sử dụng phần mềm NetOp vào giảng dạy trên phòng máy rất tiện hiệu quả và giúp giáo viên quản lý được toàn bộ lớp học. Tôi thấy kết quả thu được cao hơn điều đó chính tỏ rằng để học sinh hiểu cách làm, cách thực hiện quan trọng là sự thu hút sự chú ý của các em, gây sự hứng thú say mê khi học người giáo viên cần sử dụng linh hoạt kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, song song với nó là cần nghiên cứu sách vở, tài liệu liên quan và trau dồi năng lực chuyên môn Tin học. 2. Khuyến nghị: - Tổ chức nhiều chuyên đề tin học, nghe nói chuyện về phương pháp giảng dạy tin học, các buổi trao đổi kinh nghiệm của các quận huyện về việc áp dụng các phần mềm phù hợp vào trong giảng dạy đặc biệt là với bộ môn Tin học 36/35
- Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ tin học lớp 3 - Phòng giáo dục và các ban nghành có liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học môn tin học cả về cơ sở vật chất nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. - Mong các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa tới môn Tin học vì là một môn học còn mới do vậy không có sách báo tài liệu tham khảo hay đồ dùng dạy học nào cả. Thường xuyên tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và giới thiệu những sản phẩm phần mềm, sách báo tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ cho quá trình giảng dạy môn Tin học nói riêng và các môn học khác nói chung. - Nhà trường có kế hoạch bổ sung máy hàng năm số lượng máy còn thiếu. - Chỉ đạo việc dạy và học quả hơn. - Tạo điều kiện để các em được học tiếp xúc với máy tính nhiều hơn. Tôi xin cảm ơn các đồng chí trong BGH, cám ơn tất cả đồng nghiệp thân yêu đã luôn ủng hộ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Đó là động lực lớn giúp tôi vững tin hơn trong công việc và cuộc sống. Nhưng chắc chẫn vẫn còn nhiều thiếu sót, kính mong lãnh đạo nhà trường, các thầy cô đồng nghiệp nhiệt tình đóng góp ý kiến để sáng kiến này được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2016 Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết không sao chép của người khác Huỳnh Thị Phương Anh Ngô Thị Thao 37/35
- Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ tin học lớp 3 D.TÀI LIỆU THAM KHẢO Cùng học tin học quyển 1 Nhà Xuất bản giáo dục Cùng học tin học quyển 1 ( Sách giáo viên )Nhà xuất bản giáo dục Các ý kiến đóng góp của bạn bè, đồng nghiệp. 38/35