SKKN Một số biện pháp sử dụng đồ dùng day học sáng tạo từ sản phẩm tái chế để nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc ở Tiểu học

docx 8 trang Đinh Thương 15/01/2025 130
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp sử dụng đồ dùng day học sáng tạo từ sản phẩm tái chế để nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_su_dung_do_dung_day_hoc_sang_tao_tu_sa.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp sử dụng đồ dùng day học sáng tạo từ sản phẩm tái chế để nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc ở Tiểu học

  1. 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Âm nhạc là món ăn tinh thần vi diệu không thể thiếu đối với đời sống của con người. Nó phản ánh lịch sử, đời sống,xã hội trong từng thời kì và cũng chính là ngôn ngữ chung của nhân loại. Âm nhạc giúp học sinh phát triển toàn diện, tự nhiên, làm cân bằng trí tuệ, sáng tạo góp phần bồi dưỡng tình cảm trong sáng, hài hòa về nhân cách. Thông qua hoạt động âm nhạc làm cho đời sống tinh thần học sinh thêm phong phú, đem đến cho học sinh tinh thần lạc quan, mạnh dạn trong giao tiếp, sáng tạo chủ động trong mọi hoạt động. Trong thực tế, người giáo viên muốn dạy tốt thì cần phải có kiến thức và kĩ năng. Ngoài ra còn rất cần đến các phương tiện dạy học trực quan để làm tiết dạy thêm sinh động và hiệu quả. Cụ thể ở đây đó là trong một tiết dạy Âm nhạc, việc sử dụng đồ dùng dạy học sáng tạo là rất cần thiết. Vậy chúng ta sử dụng đồ dùng dạy học sáng tạo như thế nào? Ứng dụng của việc sáng tạo và sử dụng đồ dùng dạy học vào tiết dạy ra sao? Cách sử dụng thế nào cho hợp lí? khai thác làm sao cho triệt để nhằm mang lại chất lượng và hiệu quả nhất trong một tiết dạy. Đây là những câu hỏi làm tôi băn khoăn, trăn trở rất nhiều, với trách nhiệm của người giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy bộ môn Âm nhạc, tôi thấy mình cần phải có những biện pháp đổi mới trong cách sáng tạo và sử dụng đồ dùng dạy học sao cho đảm bảo tính khoa học và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Chính vì vậy trong quá trình công tác và thực tiễn dạy học, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân, viết thành biện pháp có tên: “Một số biện pháp sử dụng đồ dùng day học sáng tạo từ sản phẩm tái chế để nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc ở Tiểu học”. PHẦN II: NỘI DUNG 1. Thực trạng của vấn đề: 1.1 Những thuận lợi: - Về cơ sở vật chất: Có phòng học chức năng, có đồ dùng dạy học như đàn organ, nhạc cụ gõ
  2. 2 - Về giáo viên: Nhiệt tình trong công tác giảng dạy, luôn tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, đã có nhiều năm đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. - Về học sinh: Rất yêu thích học hát và muốn thể hiện mình. 1.2. Những khó khăn: - Về cơ sở vật chất: Đồ dùng học tập trực quan và bổ trợ cho môn Âm nhạc còn hạn chế chưa phù hợp với tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. - Về phía phụ huynh: Một số phụ huynh còn coi nhẹ môn học, coi là môn học phụ nên chưa thật sự chú trọng. - Về thời lượng: Mỗi lớp có 1 tiết 35 phút/tuần nên giáo viên chưa có nhiều thời gian tương tác trong việc sáng tạo làm đồ dùng dạy học cũng như hướng dẫn học sinh làm đồ dùng. => Vì vậy, để khắc phục tình trạng trên, tôi xin mạnh dạn trình bày kinh nghiệm của mình về Một số biện pháp sử dụng đồ dùng day học sáng tạo từ sản phẩm tái chế để nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc ở Tiểu học. 1.3. Tính cấp thiết: Nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng mục tiêu chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Tạo nên sự hứng thú,tính chủ động, sáng tạo trong bộ môn Âm nhạc, hình thành tính cảm thụ âm nhạc về nhịp điệu âm sắc. Giáo dục các em biết yêu và bảo vệ môi trường sống bằng những hành động cụ thể thiết thực, gắn học đi đôi với hành. Qua khảo sát tình hình thực tế về những đồ dùng, dụng cụ học sinh thường xuyên sử dụng trong hoạt động âm nhạc đối với khối 3,4,5 tại trường Tiểu học Thanh Khương như sau: STT Các loại đồ dùng dạy học Khối 3,4,5 Đạt % 1 Đồ dùng tự tạo 46/444 10,4% 2 Đồ dùng sẵn có trong nhà trường 398/444 89,6% 3 Không dùng đồ dùng dạy học 0% 0%
  3. 3 Qua quan sát thực hiện, tôi thấy dụng cụ âm thanh tự tạo còn quá ít và qua trao đổi, học hỏi thêm ở đồng nghiệp, qua quá trình giảng dạy ở lớp tôi đã rút ra một số kinh nghiệm để làm và sử dụng một số dụng cụ âm thanh tự tạo trong quá trình dạy các em học hát, vận động vào môn Âm nhạc Tiểu học như sau: 2. Biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy môn Âm nhạc. 2.1. Biện pháp 1: Thiết kế một số đồ dùng âm nhạc tự tạo: * Mục tiêu: Tạo ra các đồ dùng âm nhạc từ các phế liệu, phù hợp với môn học, có tính thẩm mĩ. Giúp học sinh linh hoạt, chủ động sáng tạo trong học tập, làm quen với cách làm và sáng tạo đồ dùng học tập cho các em học sinh Tiểu học. * Cách thực hiện: a. Đồ dùng để gõ, vỗ: Trống: + Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu và số lượng: 1 hộp vỏ sữa,giấy đề can màu, 2 thanh gỗ nhỏ. + Bước 2:Cách làm: Hộp sữa đã được rửa sạch, đóng nắp nhựa lại, dán giấy đề can màu vào một đầu, trang trí cắt dán sao cho đẹp mắt. b. Lắc nhạc:
  4. 4 + Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu và số lượng: mỗi em 1 vỏ chai nước ngọt loại khác nhau, dây ruy băng, giấy màu. + Bước 2:Cách làm: Chai nước ngọt đã rửa sạch, cho một số viên sỏi nhỏ, gạo, lạc lần lượt vừa đủ vào trong chai đóng nắp lại, buộc dây ruy băng vào đầu chai để trang trí sao cho đẹp mắt, dùng giấy màu cắt, dán trang trí vào phần thân chai tùy ý thích. c. Xúc xắc: + Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu: 1 dây nhôm dài 50cm- 60cm, 30 nắp chai nhựa, một số dụng cụ liên quan + Bước 2: Cách làm: Cuộn dây nhôm lại thành một vòng tròn. Các nắp chai nhựa được đục lỗ ở giữa, dây nhôm xuyên vào các nắp chai và quấn hai đầu lại là được. Sau đó trang trí sao cho thẩm mĩ phù hợp với môn học. 2.2. Biện pháp 2: Lựa chọn đồ dùng âm nhạc tự tạo phù hợp với bài học.
  5. 5 * Mục tiêu: Nhằm chọn lựa ra các dụng cụ âm nhạc tự tạo đẹp, phù hợp với bài học cụ thể, giúp các em định hình công năng của các dụng cụ tự tạo. * Cách thực hiện: - Bước 1: Nghiên cứu nội dung hoạt động học tập. - Bước 2: Xây dựng kế hoạch cho các hoạt động. - Bước 3: Lựa chọn đồ dùng dạy học tự tạo phù hợp cho hoạt động. Hình thức đẹp hấp dẫn, phù hợp với khả năng cầm nắm được của học sinh. 2.3. Biện pháp 3: Sử dụng đồ dùng âm nhạc tự tạo. * Mục tiêu: Các dụng cụ lắc, đập nhằm tạo ra âm thanh và mỗi loại đồ dùng gõ, vỗ, lắc phát ra âm thanh khác nhau theo tính năng và công năng sử dụng khác nhau,phù hợp với từng bài học và từng phương pháp cụ thể đảm bảo tính giáo dục. * Cách thực hiện:
  6. 6 - Đối với trống: Dùng gõ nhịp hay tiết tấu chậm, tùy thuộc vào từng bài hát để lựa chọn cho phù hợp. - Xúc xắc và lắc nhạc sử dụng vào phần vận động theo nhịp điệu và gõ đệm theo tiết tấu. * Lưu ý: Giáo viên sử dụng dụng cụ tự tạo phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh. Ví dụ: Học bài hát “ Reo vang bình minh” Hoạt động khởi động: Giáo viên cho cả lớp khởi động bằng trò chơi “Trời sáng trời tối” Hoạt động hình thành kiến thức mới: Thực hiện dạy hát từng câu. Hoạt động luyện tập thực hành: Phần hát kết hợp gõ đệm: áp dụng thực nghiệm sử dụng nhạc cụ tự tạo vào bài hát “Reo vang bình minh” nhạc và lời: Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. Trống sẽ thực hiện gõ đệm theo nhịp. Sau khi thực hiện tốt sẽ cho hòa tấu trống sẽ thực hiện gõ đệm theo nhịp, lắc nhạc và xúc sắc sẽ thực hiện gõ đệm theo tiết tấu. Hoạt động trải nghiệm: Cho các nhóm lên trình diễn hát kết hợp gõ đệm bằng nhạc cụ tự tạo. 3. Kết quả đạt được. Sau quá trình áp dụng các biện pháp trên, tôi thấy học sinh đã có sự tiến bộ đáng khích lệ. Cụ thể các em học sinh khi học hát đã có tiến bộ rõ rệt, tiếp thu rất nhanh và có thái độ tích cực, hứng thú với môn học, các em thể hiện gõ đệm và thực hiện vận động phụ họa tương đối tốt, thành thạo, nhanh nhẹn, biết phân biệt được nhịp phách, mạnh, nhẹ khác nhau và hiểu được công năng sử dụng các dụng cụ âm nhạc mà các em tự tạo ra. Học sinh có thói quen, hứng thú tạo ra các dụng cụ tự tạo mang tính sáng tạo cao. Trong năm học 2022-2023 tôi đã khảo sát ở khối 3, 4, 5 trường Tiểu học Thanh Khương thời điểm cuối năm và thu được kết quả như sau:
  7. 7 STT Các loại đồ dùng dạy học Lớp 3,4,5 Lớp 3,4,5 Đầu năm Cuối năm 1 Đồ dùng tự tạo 46/444 = 10,4% 230/444= 51,8% 2 Đồ dùng sẵn có trong nhà trường 398/444 = 89,6% 214/444 = 48,2% 3 Không dùng đồ dùng dạy học 0% 0 4. Kết luận. Trong năm học vừa qua tôi nhận thấy việc làm đồ dùng tự tạo từ phế liệu không những ở môn âm nhạc mà còn làm đồ dùng tự tạo ở các môn học khác rất phù hợp với điều kiện và sự phát triển của học sinh. Phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018. Qua đề tài này tôi muốn trao đổi với quý đồng nghiệp về vấn đề học âm nhạc nói chung và hoạt động hát kết hợp gõ đệm, hát kết hợp vận động nói riêng sẽ làm cho con người thoải mái, hứng thú hơn khi học tập môn âm nhạc cũng như học các môn học khác. Giáo dục âm nhạc cùng với giáo dục các môn học khác lập nên một nền giáo dục toàn diện để đào tạo một thế hệ các em đủ năng lực, đầy tự tin trở thành người chủ tương lai của đất nước. 5. Kiến nghị, đề xuất. Để nâng cao chất lượng học tập môn Âm nhạc cho học sinh tiểu học tôi xin có ý kiến đề xuất như sau: a. Đối với tổ/ nhóm chuyên môn. Thường xuyên trao đổi chia sẻ giúp đỡ nhau trong việc thiết kế đồ dùng sáng tạo trực quan gắn với thực tế bài dạy, trong đó có môn Âm nhạc b. Đối với lãnh đạo nhà trường. Tổ chức các cuộc thi thiết kế đồ dùng dạy học sáng tạo từ phế liệu cho giáo viên cũng như đồ dùng học tập cho học sinh. c. Đối với Phòng giáo dục, Sở giáo dục.
  8. 8 Nên có các cuộc hội thảo theo chuyên đề nhiều hơn để giáo viên có cơ hội trao đổi học hỏi lẫn nhau về phương pháp và kinh nghiệm giảng dạy nhất là các sáng kiến về đồ dùng dạy học môn Âm nhạc. Nên bổ sung các phương tiện dạy học như máy chiếu, máy tính, sáo để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Thanh Khương, ngày 09 tháng 10 năm 2023 GIÁO VIÊN ( Kí và ghi rõ họ tên) Trương Thị Thu Kiên