SKKN Một số giải pháp giúp học sinh giải bài toán bằng hai phép tính (dạng cơ bản) ở Lớp 3 theo mô hình trường học mới VNEN

doc 27 trang Đinh Thương 15/01/2025 50
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp giúp học sinh giải bài toán bằng hai phép tính (dạng cơ bản) ở Lớp 3 theo mô hình trường học mới VNEN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_giai_bai_toan_bang_hai_p.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số giải pháp giúp học sinh giải bài toán bằng hai phép tính (dạng cơ bản) ở Lớp 3 theo mô hình trường học mới VNEN

  1. trang trí tờ giấy đó theo ý thích của em, em nhớ ghi họ tên và lớp mình nhé!(để trống phần bài giải). Việc 2: Em chia sẻ đề toán của mình với bạn trong nhóm. Việc 3: Em kẹp đề vào tập đề theo từng dạng. Phiếu 4: Việc 1: Em hãy lập đề toán giải bằng hai phép tính.(nội dung đề toán nói về số học sinh trong lớp em hoặc trường em,hoặc khối em, ). Viết đề toán ra giấy vở học sinh và trang trí tờ giấy đó theo ý thích của em, em nhớ ghi họ tên và lớp mình nhé!(để trống phần bài giải). Việc 2: Em chia sẻ đề toán của mình với bạn trong nhóm. Việc 3: Em kẹp đề vào tập đề theo từng dạng. b)Phân tích, lập kế hoạch giải những đề toán mà em thích. c)Chia sẻ với bạn về cách phân tích và lập kế hoạch giải bài toán mình thích. Chẳng hạn, sau khi học bài toán có lời văn giải bằng 2 phép tính, tôi đưa ra một số bài tập góc và điều chỉnh phần bài tập ở HĐ ứng dụng gắn liền với thực tiễn: VD: Vụ mùa vừa qua, gia đình em thu hoạch được 450 kg thóc tám. Số thóc nếp thu được ít hơn số thóc tám là 50 kg. Hỏi gia đình em thu hoạch được tất cả bao nhiêu kg thóc ? Ngoài ra tôi còn cho học sinh trải nghiệm : tại vườn thực hành của lớp (Tính số cây trồng của các nhóm), tại sân trường ( Tính số học sinh tham gia các trò chơi) . Khuyến khích học sinh tự ra đề toán và trình bày lời giải cho Hoạt động ứng dụng ( nắm chắc quy trình 5 bước giải bài toán bằng hai phép tính). Không có biện pháp nào là vạn năng nên trong quá trình dạy học tôi luôn cố gắng nghiên cứu, tìm tòi để nâng cao năng lực phẩm chất của bản thân.Tìm ra những biện pháp tối ưu nhất để nâng cao chất lượng giải bài toán bằng hai phép tính của học sinh. Tuy nhiên, có được thành công trong việc dạy học sinh nắm chắc cách giải bài toán bằng hai phép tính thì đòi hỏi người giáo viên phải có cái tâm, cái tầm, yêu nghề, quan tâm, gần gũi với học sinh. Giáo viên phải nắm vững quan điểm dạy học, chương trình và mục tiêu của từng hoạt động. Giáo viên có sự chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học, phiếu bài tập cho học sinh, 21
  2. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI Nhờ áp dụng, kết hợp các giải pháp trên trong giảng dạy mà HS lớp tôi hiện nay đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Những HS yếu toán có sự tiến bộ rõ rệt khi giải các bài toán bằng hai phép tính, các em không còn lúng túng khi tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng, việc giải toán, đặt câu trả lời cho phép tính ít mắc sai lầm. Những HS có năng lực cũng đã phát huy được tính sáng tạo, các em đã giải được các bài toán phức tạp hơn, biết lựa chọn cách giải hay, câu trả lời phù hợp với phép tính. Các em đều tự tin chia sẻ bài học với cô giáo, bạn bè và người thân. Phụ huynh học sinh cũng đã thực sự chú quan tâm đến việc đánh giá con em mình, cùng nhà trường thực hiện tốt việc đánh giá kết quả học tập của con em, cùng con em chia sẻ hoạt động ứng dụng của bài học, tạo cho các em được trải nghiệm, ứng dụng bài học vào thực tế cuộc sống hàng ngày để các em nắm kiến thức về giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính một cách vững chắc hơn. Từ đó phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh góp phần hình thành nhân cách cho các em. Sáng kiến kinh nghiệm đã được áp dụng đem lại lợi ích về kinh tế tương đối lớn. Năm học 2015 – 2016, học sinh trường Tiểu học Nghĩa Lợi rất yêu thích môn Toán. Những học sinh còn ngại học Toán đã thay đổi hoàn toàn bây giờ các em đã yêu thích học môn Toán khiến cho một số gia đình yên tâm đi làm ăn xa để tạo điều kiện phát triển kinh tế. Không những thế các em còn là động lực cho các bậc phụ huynh phấn khởi làm ăn phát triển kinh tế gia đình, đem lại hiệu quả kinh tế cao góp phần xóa đói giảm nghèo. Học sinh làm bài tốt, có tinh thần hợp tác, chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau tạo môi trường học tập thân thiện, an toàn. Tôi đưa ra cách làm mới phát huy khả năng sáng tạo của học sinh. Đa số học sinh nắm vững cách giải bài toán bằng hai phép tính, HS rất năng động tự tin, tích cực tham gia hoạt động học cá nhân, tự tin chia sẻ với bạn, mạnh dạn trình bày ý kiến của mình, hăng hái tham gia các câu lạc bộ. Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Học sinh yêu thích môn Toán, không khí giờ học toán rất sôi nổi. Kết quả giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính sau khi áp dụng sáng kiến như sau: Năm học Sĩ Đọc Biết Phân Tổng Kiểm tra Giải đúng số kĩ và tóm tích bài hợp và và thử bài toán hiểu tắt đề toán để trình lại các bằng hai đề toán tìm cách bày bài kết quả phép tính 22
  3. toán giải giải (dạng cơ bản) 2015-2016 30 28/30 26/30 27/30 28/30 28/30 28/30 Cuối kì 1 30 28/30 27/30 28/30 29/30 29/30 29/30 năm học 2016-2017 * Khả năng áp dụng sáng kiến: Sáng kiến đã được một số trường bạn tham quan học hỏi và áp dụng đem lại hiệu quả thiết thực. Cụ thể + Đơn vị Trường Tiểu học Nghĩa Phúc: Học sinh giải bài toán bằng hai phép tính tốt hơn, tự tin giao tiếp, mạnh dạn bày tỏ ý kiến cá nhân của mình, học sinh ngày càng thích học môn Toán. + Đơn vị Trường Tiểu học B Nghĩa Thành: Học sinh ham học Toán, yêu thích học môn Toán. Chất lượng giải bài toán bằng hai phép tính tăng lên rõ rệt. IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN - Sáng kiến kinh nghiệm của tôi là mới mẻ, chưa bộc lộ công khai trong văn bản sách báo, không trùng với các giải pháp của người khác. + Tính mới bộc lộ rõ ở trong sáng kiến này của tôi là áp dụng được rất nhiều tiết học trong chương trình môn Toán học lớp 3, các em có thể áp dụng ở trường, ở nhà, hoạt động ứng dụng trải nghiệm. + Tôi đã phối kết hợp gia đình - nhà trường và xã hội, là một giáo viên chủ nhiệm không những thế tôi tìm hiểu nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học, từ đó lựa chọn các giải pháp phù hợp giúp HS nắm chắc cách giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính. Tôi mong các cấp lãnh đạo quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ để tôi có động lực phấn đấu tốt hơn nữa, góp phần vào thành tích chung của ngành Giáo dục và Đào tạo về việc giúp học sinh giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính ở lớp 3 được tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Nghĩa Lợi, ngày 20 tháng 02 năm 2017 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN 23
  4. Hoàng Thị Lan CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (Xác nhận) PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHĨA HƯNG (Xác nhận) 24
  5. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Tôi là: Hoàng Thị Lan Ngày, tháng, năm sinh : 14-04-1977 Nơi công tác : Trường Tiểu học Nghĩa Lợi Chức danh: Gíao viên Trình độ chuyên môn : Đại học Sư phạm Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: ‘‘Một số giải pháp giúp học sinh giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính (dạng cơ bản) ở lớp 3 theo mô hình trường học mới VNEN” - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy và học. - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu : Tháng 9 năm 2015 Tôi xin cam đoan mọi thông tin trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nghĩa Lợi, ngày 20 thán 2 năm 2017 Người nộp đơn 25
  6. Hoàng Thị Lan Ví dụ một số phiếu HDH giúp học sinh nắm chắc quy trình 5 bước khi giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính ở lớp 3 theo mô hình trường học mới VNEN. PHIẾU HDH BÀI 27: Bài toán giải bằng hai phép tính. B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1.b) Bao gạo thứ nhất cân nặng 25 kg gạo, bao gạo thứ hai nhẹ hơn bao gạo thứ nhất 10 kg. Hỏi cả hai bao gạo cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam? Bước 1 : Đọc kĩ đề và hiểu đề toán Việc 1: - Em đọc đề bài nhiều lần( 3 lần trở lên). Việc 2: - Em gạch dưới thuật ngữ toán quan trọng( từ chìa khóa ) có trong đề bài. Việc 3: -Em xác định 3 yếu tố cơ bản của bài toán : + Em nêu dữ kiện của bài toán :( Là những cái đã cho, đã biết trong bài toán). +Em nêu điều kiện của bài toán : (mối quan hệ giữa cái đã biết và cái phải tìm, các điều kiện không tường minh (điều kiện ẩn)) + Em nêu ẩn số của bài toán :(cái chưa biết, cái cần phải tìm) Việc 4 : Em trả lời câu hỏi : - Ẩn số nào tường minh,ẩn số nào không tường minh? Bước 2 : Tóm tắt đề toán. Việc 1 : Em tóm tắt đề toán ra vở nháp ( Em có thể lựa chọn các cách tóm tắt sau): - Tóm tắt bài toán dưới dạng câu ngắn. 26
  7. - Tóm tắt bài toán dưới dạng sơ đồ đoạn thẳng. - Tóm tăt bài toán dưới dạng hình vẽ. - Tóm tắt bài toán dưới dạng kí hiệu. Việc 2 : Em dựa vào tóm tắt nêu lại ngắn gọn đề toán . Bước 3 : Phân tích bài toán để tìm cách giải. Việc 1 : Em nhìn vào tóm tắt và cho biết : +Bài toán này có mấy ẩn số ? + Ẩn số nào tường minh? Ẩn số nào không tường minh? ( Ẩn số tường minh là ẩn số em nhìn thấy ở đề toán. Ẩn số không tường minh là ẩn số em không nhìn thấy trực tiếp ở đề toán ) + Đây là bài toán giải bằng mấy phép tính ? Việc 2 : +Em trả lời câu hỏi : Em tìm cả hai bao gạo cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam bằng cách nào? Việc 3 : Em chia sẻ với các bạn trong nhóm kết quả những việc em đã làm . Bước 4: Tổng hợp và trình bày bài giải. Việc 1 : Em trình bày bài giải ra vở Bước 5 : Kiểm tra và thử lại các kết quả Việc 1 : Em kiểm tra lại kết quả của bài toán : - Kết quả của bài toán có hợp lý so với điều kiện của đề toán không? Kết quả các ẩn số có hợp lý so với mối quan hệ mà đề bài cho biết không? Việc 2 : Em kiểm tra còn cách giải khác không? Việc 3 : Em đổi vở cho bạn để kiểm tra Việc 4 : Để giải bài toán bằng hai phép tính em phải thực hiện qua mấy bước? Là những bước nào? Việc 5 : Em chia sẻ với các bạn trong nhóm kết quả những việc em đã làm . Báo cáo thầy / cô giáo những việc các em đã làm. 27