SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học biện pháp tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh Lớp 3
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học biện pháp tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_bien_phap_tu_tu_so_sanh_trong.doc
Nội dung tóm tắt: SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học biện pháp tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh Lớp 3
- - Biện pháp dạy học sinh nhận biết và sử dụng biện pháp tu từ so sánh phải được thực hiện đồng bộ từ lớp dưới lên lớp trên, đồng thời cho các em nâng cao kĩ năng sử dụng biện pháp này. 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu 10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả Tôi đã tiến hành dạy thử nghiệm ở khối lớp 3 trường tiểu học Đồng Tĩnh B năm học 2017-2018. Lớp thử nghiệm là lớp 3A, tôi dạy các tiết Luyện từ và câu có liên quan đến biện pháp tu từ so sánh theo 4 biện pháp nêu trên. Lớp đối chứng là lớp 3C, giáo viên dạy bình thường. Lớp đối chứng và lớp thử nghiệm được lựa chọn theo nguyên tắc: cân bằng về số lượng, giới tính, thành phần dân tộc và nhận thức của học sinh. Bảng 1: Giới tính và thành phần dân tộc của học sinh Học sinh các nhóm Dân tộc Lớp TS Nam Nữ Kinh 3A 30 14 16 30 3C 29 15 14 29 Bảng 2: Chất lượng giáo dục ở hai lớp năm học 2013-2014 Hạnh kiểm Xếp loại giáo dục Lớp TS Đ CĐ Từ TB trở lên Yếu 3A 30 30 0 30 0 3C 29 29 0 29 0 - Về ý thức học tập: Học sinh ở hai lớp đều tích cực, chủ động. - Về thành tích học tập của năm trước: Hai lớp đều tương đương nhau về điểm số của tất cả các môn học. Bài kiểm tra trước tác động là bài khảo sát năng lực nhận thức học sinh đầu năm học do Phòng Giáo dục Đào tạo ra chung cho cả khối lớp 3, Ban giám hiệu nhà trường chấm chung. Kết quả bài kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai lớp 23
- có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-test độc lập để kiểm chứng sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm trước khi thực hiện tác động. Kết quả kiểm chứng T-test độc lập: Bảng 3: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương Lớp đối chứng Lớp thử nghiệm Điểm TBC 6,1 6,3 Giá trị p 0,227 Giá trị của p trong phép kiểm chứng T-test độc lập cho ta p = 0,227> 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai lớp thực nghiệm và đối chứng là KHÔNG CÓ Ý NGHĨA, hai lớp được coi là tương đương. * Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với các nhóm tương đương (được mô tả ở bảng 4). Bảng 4: Thiết kế nghiên cứu Kiểm tra Kiểm tra sau Nhóm Tác động trước tác động tác động Thử Dạy học có sử dụng bốn biện O1 O3 nghiệm pháp như phân tích ở trên. Dạy học không sử dụng các biện Đối chứng O2 O4 pháp nêu trên. Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập. Việc dạy thử nghiệm của tôi được tiến hành theo thời khoá biểu nhà trường để không làm ảnh hưởng đến việc học của học sinh. Bảng 5: Thời gian dạy thử nghiệm Thứ/ngày Môn/lớp Tên bài dạy Tư Luyện từ Ôn về từ chỉ sự vật. So sánh 07/9/2017 và câu/ Tư lớp 3 So sánh. Dấu chấm 24
- 20/9/2017 Tư So sánh 04/10/2018 Tư Ôn về từ chỉ hoạt động, trạng thái. So sánh 18/10/2017 Ba So sánh. Dấu chấm 07/11/2017 Ba Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái. So sánh 21/11/2017 Ba Từ ngữ về dân tộc. Luyện đặt câu có hình ảnh so sánh. 12/12/2017 Bài kiểm tra trước tác động: Bài khảo sát năng lực nhận thức học sinh đầu năm Môn Tiếng Việt Lớp 3 Năm học 2017 - 2018 I/ Đọc thầm: (3 điểm) Chiếc rễ đa tròn Buổi sớm hôm ấy, như thường lệ, sau khi tập thể dục, Bác Hồ đi dạo trong vườn. Đến gần cây đa, Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo nằm trên mặt đất. Chắc là trận gió đêm qua đã làm nó rơi xuống. Bác tần ngần một lát rồi bảo chú cần vụ đứng gần đấy: – Chú cuốn rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé! Theo lời Bác, chú cần vụ xới đất, vùi chiếc rễ xuống. Nhưng Bác lại bảo: – Chú nên làm thế này. Nói rồi, Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn và bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất. Chú cần vụ thắc mắc: – Thưa Bác, làm thế để làm gì ạ? Bác khẽ cười: 25
- – Rồi chú sẽ biết. Nhiều năm sau, chiếc rễ đã bén đất và thành cây đa con có vòng lá tròn. Thiếu nhi vào thăm vườn Bác, em nào cũng thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy. Lúc đó mọi người mới hiểu vì sao Bác cho trồng chiếc rễ đa thành hình tròn như thế. (Theo tập sách Bác Hồ kính yêu) Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng 1. Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác Hồ bảo chú cần vụ làm gì? a. Chú vứt chiếc rễ này cho Bác nhé. b. Chú trồng chiếc rễ này cho nó mọc tiếp nhé. c. Chú cuốn chiếc rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé! 2. Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào? a. Xới đất, vùi chiếc rễ xuống. b. Cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn, buộc nó tựa vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất. c. Buộc chiếc rễ tựa vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất. 3. Chiếc rễ đa ấy trở thành cây đa có hình dáng như thế nào? a. Chiếc rễ đa ấy trở thành cây đa con có vòng lá tròn. b. Chiếc rễ đa ấy trở thành cây đa con có vòng lá tròn rất đáng yêu. c. Chiếc rễ đa ấy trở thành cây đa con có hình dáng cao lớn. 4. Các bạn nhỏ thích chơi trò gì bên cây đa? a. Các bạn nhỏ thích chơi đu bên cây đa. b. Các bạn nhỏ thích chơi trò đuổi bắt bên cây đa. c. Các bạn nhỏ thích chơi trò chui qua chui lại bên cây đa. 5. Em hiểu “thắc mắc” là gì? a. Có điều chưa hiểu cần hỏi. b. Đang mãi nghĩ, chưa biết nên làm thế nào. c. Thói quen hoặc quy định đã có từ lâu. 6. Trong các cặp từ sau, cặp từ nào mang nghĩa trái ngược nhau? a. Trắng – xanh, cao – thấp, gầy – đen. b. Trắng – đen, cao – thấp, gầy – béo. 26
- c. Trắng – đen, cao – ốm, đẹp – xấu. II/ Chính tả: Nghe viết (2 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết đề bài và 1 đoạn trong bài Cây đa quê hương. (Từ: Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát đến lan giữa ruộng đồng yên lặng.). (Tiếng Việt 2, tập hai) III/ Tập làm văn: (5 điểm) Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu nói về một cây em yêu thích, được trồng ở trường em hoặc gần nơi em ở. Gợi ý: a) Cây mà em yêu thích là cây gì? Cây trồng ở đâu? b) Hình dáng cây như thế nào? c) Cây có ích lợi gì? d) Tình cảm của em đối với cây như thế nào? Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học sinh học xong các bài học về biện pháp tu từ so sánh do tôi và thầy Nguyễn Quốc Dương thiết kế. Bài kiểm tra sau tác động gồm các bài tập liên quan đến biện pháp tu từ so sánh. BÀI KIỂM TRA Bài 1: Những câu thơ, câu văn nào có hình ảnh so sánh? a) Trăng hồng như quả chín Lơ lửng lên trước nhà. b) Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa. c) Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối Lưng đưa nôi và tim hát thành lời. Các câu có sử dụng biện pháp so sánh là: Bài 2: Trong mỗi khổ thơ, đoạn văn sau, tác giả đã so sánh hai sự vật nào với nhau? Các sự vật có điểm gì chung? Chúng được so sánh với nhau bằng từ gì? Em hãy hoàn thành bảng bên dưới. 27
- a) Quyển vở này mở ra Bao nhiêu trang giấy trắng Từng dòng kẻ ngay ngắn Như chúng em xếp hàng. b) Khi mặt trời lên tỏ Nước xanh chuyển màu hồng Cờ trên tàu như lửa Sáng bừng cả mặt sông. c) Xa xa, mấy chiếc thuyền nữa cũng đang chạy ra khơi, cánh buồm lòng vút cong thon thả. Mảnh buồm nhỏ xíu phía sau nom như một con chim đang đỗ sau lái, cổ rướn cao sắp cất lên tiếng hót. Khổ thơ, Hai sự vật được so Điểm giống nhau Từ dùng chỉ đoạn văn sánh với nhau sự so sánh Bài 3: Điền những từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để tạo thành những câu văn có hình ảnh so sánh: a) Vài đám mây trắng đủng đỉnh bay những chiếc thuyền buồm khoan thai lướt trên mặt biển. b) Con thuyền bơi trong sương bơi trong mây. c) Lá cọ xoè ra nhiều phiến cọ nhọn dài rừng tay vẫy vẫy. d) Ánh mắt dịu hiền của mẹ ngọn lửa sưởi ấm cả đời con. Bài 4: Viết lại các câu văn sau cho sinh động bằng cách sử dụng biện pháp so sánh. a) Cây phượng vĩ ở cổng trường đã nở hoa. b) Bé có đôi mắt đen tròn, hai má ửng đỏ. c) Sau trận ốm, nó rất gầy. 28
- Kết quả thử nghiệm: BẢNG ĐIỂM LỚP THỬ NGHIỆM (1D) STT Họ và tên Điểm KT trước TĐ Điểm KT sau TĐ 1 Trần Phương Anh 7 9 2 Vũ Quốc Bảo 6 8 3 Nguyễn Quang Dương 7 9 4 Đào Minh Đại 7 9 5 Đào Quang Đạt 5 7 6 Nguyễn Thị Minh Hạnh 6 8 7 Hà Bảo Thanh Hoài 6 7 8 Hà Văn Huy 7 8 9 Nguyễn Gia Huy 8 10 10 Trần Quang Huy 6 9 11 Đặng Văn Hưng 7 9 12 Trần Thị Lan Hương 5 7 13 Trần Thị Hương Lan 7 8 14 Nguyễn Thùy Linh 7 8 15 Nguyễn Minh Luân 7 9 16 Phạm Thị Mỹ 6 7 17 Hà Trần Hoài Nam 4 7 18 Trần Gia Ninh 8 9 19 Lại Thị Ánh Ngọc 6 8 29
- 20 Nguyễn Minh Quân 6 7 21 Trần Ngọc Quỳnh 6 7 22 Nguyễn Thị Thủy Tiên 5 8 23 Nguyễn Chính Thiện 7 9 24 Nguyễn Thị Huyền Trang 5 7 25 Vũ Minh Trí 7 8 26 Phạm Cẩm Vân 6 8 27 Nguyễn Tường Vi 7 9 BẢNG ĐIỂM LỚP ĐỐI CHỨNG (3C) STT Họ và tên Điểm KT trước TĐ Điểm KT sau TĐ 1 Hà Bảo An 6 8 2 Vũ An An 5 7 3 Phạm Phương Anh 6 7 4 Phùng Thị Quỳnh Anh 8 9 5 Lỡ Chí công 5 7 6 Hà Quốc Đạt 7 8 7 Nguyễn Minh Đức 8 8 8 Trần Thu Hằng 7 8 9 Phạm Như Hoa 6 7 10 Trần Thị Thu Hoài 6 7 11 Trần Minh Hoạt 7 8 12 Nguyễn Thanh Kim Huệ 5 6 30
- 13 Nguyễn Khánh Hưng 6 7 14 Vũ Tuấn Khanh 5 6 15 Nguyễn Minh Khôi 7 8 16 Nguyễn Bảo Lâm 6 7 17 Đàm Hà Linh 4 6 18 Đặng Hoàng Linh 8 9 19 Nguyễn Hồng Linh 6 7 20 Nguyễn Văn Mạnh 7 7 21 Trần Việt Nam 6 7 22 Phạm Hà Lan Nhi 5 6 23 Hà Thị Phương Thảo 7 9 24 Nguyễn Phương Thảo 5 6 25 Nguyễn Thị Thu Thảo 6 7 26 Hà Quốc Tiến 6 7 27 Đào Thị Huyền Trang 7 8 MÔ TẢ DỮ LIỆU Nhóm Thử nghiệm Nhóm Đối chứng Mốt (Mode) 7 9 6 7 Trung vị 6 8 6 7 Giá trị trung bình 6,3 8,1 6,1 7,24 Độ lệch chuẩn 0,95 0,81 1,04 0,92 Giá trị P trước tác động 0,227 31
- Giá trị P sau tác động 0,00027 SMD 0,97 Như đã chứng minh ở trên, kết quả kiểm tra hai nhóm trước tác động là tương đương. Kết quả bài kiểm tra sau tác động, điểm số xuất hiện nhiều nhất trong dãy điểm của lớp thử nghiệm là 9 cao hơn so với nhóm đối chứng là 7. Điểm nằm ở vị trí giữa trong dãy điểm số của lớp thử nghiệm là 8 cao hơn so với nhóm đối chứng là 7. Điểm trung bình của lớp thử nghiệm là 8,1 cao hơn so với nhóm đối chứng là 7,24. Kiểm chứng chênh lệch giá trị điểm trung bình bằng T-test độc lập cho kết quả p = 0,00027, cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình của nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thử nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động mang lại. Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,97 cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có áp dụng bốn biện pháp mới nêu trên đến kết quả học tập của học sinh trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp thử nghiệm là lớn. Như vậy sáng kiến Nâng cao hiệu quả dạy học biện pháp tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh lớp 3 của tôi đã được chứng minh là áp dụng tốt trong giảng dạy tại trường tiểu học Đồng Tĩnh B. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến Sau khi thử nghiệm thành công sáng kiến kinh nghiệm của tôi tại đơn vị nơi tôi công tác, tôi đã mạnh dạn áp dụng sang các trường khác trên địa bàn huyện Tam Dương trong năm học 2017-2018. Phương pháp thử nghiệm: Thử nghiệm được tiến hành ở khối 3 thuộc 5 trường tiểu học trong huyện Tam Dương: Trường tiểu học Đồng Tĩnh A, Hợp Hoà, Hoàng Hoa, Hướng Đạo, An Hoà. Mỗi trường tôi chọn hai lớp: Lớp thử nghiệm, giáo viên dạy các tiết Luyện từ và câu có liên quan đến biện pháp tu từ so sánh theo 4 biện pháp nêu trên. Lớp đối chứng, giáo viên dạy bình thường. Lớp đối chứng và lớp thử nghiệm được lựa chọn theo nguyên tắc: cân bằng về số lượng, giới tính, thành phần dân tộc và nhận thức của học sinh. Trước khi tác động, tôi cũng tiến hành kiểm tra trước tác động đối với hai nhóm thử nghiệm và đối chứng và cũng thu được kết quả kiểm chứng hai nhóm là tương đương. 32
- Trường Nhóm thử nghiệm Nhóm đối chứng Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số Đồng Tĩnh A 3A 20 3B 20 Hợp Hoà 3A 20 3B 20 Hoàng Hoa 3B 20 3A 20 Hướng Đạo 3B 25 3A 25 An Hoà 3A 20 3B 20 Tôi lựa chọn những giáo viên có tuổi đời, tuổi nghề và trình độ chuyên môn tương đương để tiến hành nghiên cứu. Đây đều là những giáo viên được nhà trường đánh giá cao về năng lực chuyên môn cũng như lòng nhiệt tình, trách nhiệm với công việc. Việc dạy thử nghiệm của tôi được tiến hành theo thời khoá biểu nhà trường để không làm ảnh hưởng đến việc học của học sinh. Bảng 6: Thời gian dạy thử nghiệm năm học 2017 - 2018 Thứ/ngày Môn/lớp Tên bài dạy Năm Ôn về từ chỉ sự vật. So sánh 08/9/2017 Năm So sánh. Dấu chấm 21/9/2017 Năm Luyện từ So sánh 05/10/2018 và câu/ Năm lớp 3 Ôn về từ chỉ hoạt động, trạng thái. So sánh 19/10/2017 Năm So sánh. Dấu chấm 09/11/2017 Năm Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái. So sánh 33
- 23/11/2017 Năm Từ ngữ về dân tộc. Luyện đặt câu có hình ảnh so sánh. 14/12/2017 Soạn giáo án thử nghiệm: Sau khi thống nhất chương trình dạy các bài thử nghiệm như trên, tôi tiến hành thiết kế giáo án. Giáo án được thiết kế tương đối chi tiết để giáo viên dễ sử dụng. Tuy nhiên, khi thiết kế giáo án, tôi cũng tính đến khả năng vận dụng sáng tạo của giáo viên trong tiến trình lên lớp cũng như khả năng tiếp thu của học sinh từng lớp, từng trường. Giáo án được thiết kế xong, được chính tác giả dạy thử và nhờ giáo viên của trường thử nghiệm dự giờ nhằm phát hiện những điều chưa hợp lí để bổ sung, sửa chữa, trước khi đi vào dạy thử nghiệm trên đối tượng đã chọn. Trước khi tiến hành thử nghiệm, tôi đã kiểm tra kết quả trước tác động của các lớp thử nghiệm và các lớp đối chứng. Nội dung các bài kiểm tra trước và sau tác động tôi cũng sử dụng như lần thử nghiệm 1. Tiến hành giảng dạy theo các phương án thử nghiệm đã thiết kế ở các lớp thử nghiệm và giáo viên giảng dạy bình thường ở các lớp đối chứng của từng bài dạy. Tiêu chí đánh giá kết quả thử nghiệm lần này: Tiêu chí kết quả học tập của học sinh: Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh căn cứ vào khả năng nhận diện (kiến thức) và khả năng vận dụng (kĩ năng) biện pháp tu từ so sánh trong khi nói và viết cũng như nâng cao năng lực sáng tạo của học sinh, biểu hiện ở ba tiêu chí sau: Tiêu chí 1: Kĩ năng nhận diện biện pháp tu từ so sánh trong các đoạn văn, đoạn thơ. Tiêu chí 2: Kĩ năng vận dụng biện pháp tu từ so sánh vào các bài tập làm văn và trong giao tiếp. Tiêu chí 3: Sự hình thành và phát triển năng lực đặc thù trong học tập Tiếng Việt: Năng lực giao tiếp Tiếng Việt; năng lực thưởng thức văn học, cảm thụ thẩm mĩ. Các tiêu chí này dựa trên nội dung dạy học về biện pháp tu từ so sánh trong chương trình Tiếng Việt ở lớp 3. Trong từng tiêu chí, tôi đưa ra 4 mức độ: Giỏi (9-10 điểm), Khá (7-8 điểm), Trung bình (5-6 điểm), Yếu (3-4 điểm). 34
- Một số chỉ tiêu hỗ trợ: Bên cạnh tiêu chí về kết quả học tập của học sinh, lần này tôi đã tiến hành đánh giá 4 chỉ tiêu hỗ trợ là: + Mức độ hoạt động của học sinh trong giờ học: 3 mức độ: Rất tích cực, Tích cực và Chưa tích cực. + Hứng thú của học sinh trong giờ học. + Mức độ chú ý của học sinh trong giờ học. + Thời gian duy trì trạng thái tích cực hoạt động và chú ý của học sinh trong giờ học. Xử lí kết quả thử nghiệm: Tôi đã sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu, cụ thể là phương pháp thống kê mô tả, trong đó chủ yếu sử dụng các thông số sau: Tỉ lệ phần trăm để phân loại kết quả học tập, mức độ hứng thú làm cơ sở so sánh kết quả giữa nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng. Giá trị trung bình được tính theo công thức sau: Trong đó: là tần suất xuất hiện điểm số N là tổng số học sinh thử nghiệm Giá trị đặc trưng cho sự tập trung của số liệu nhằm so sánh mức học trung bình của học sinh ở hai nhóm lớp thử nghiệm và đối chứng. Ngoài phương pháp xử lí định lượng như trên tôi còn sử dụng phương pháp xử lí định tính: đó là quan sát, dự giờ, trao đổi, phỏng vấn các đối tượng thử nghiệm, nhóm nào có điểm trung bình cao hơn thì kết quả của nhóm đó cao hơn. Kết quả thử nghiệm: Bảng 7: Kết quả lĩnh hội tri thức của học sinh: Điểm Sĩ Độ lệch Trường Lớp số 3 4 5 6 7 8 9 10 Đồng TN 20 0 1 1 2 5 6 3 2 7,55 Tĩnh 1,10 A ĐC 20 1 2 3 4 4 4 1 1 6,45 35
- Hợp TN 20 0 1 2 4 3 4 3 3 7,40 Hoà 1,35 ĐC 20 1 2 4 6 3 2 1 1 6,15 Hoàng TN 20 0 0 2 3 5 4 4 2 7,55 Hoa 1,10 ĐC 20 0 2 5 4 4 2 2 1 6,45 Hướng TN 25 0 1 4 6 5 3 4 2 8,75 Đạo 1,30 ĐC 25 2 4 5 5 4 2 2 1 7,45 An TN 20 0 1 2 4 3 5 3 2 7,30 Hoà 1,30 ĐC 20 1 3 4 5 4 1 1 1 6,00 TN 105 0 4 9 19 21 22 17 11 7,25 Tổng 1,06 ĐC 105 5 13 21 24 19 11 7 5 6,19 Qua bảng so sánh trên, ta thấy kết quả các lớp thử nghiệm cao hơn hẳn các lớp đối chứng. Độ lệch trung bình của nhóm lớp đối chứng so với lớp thử nghiệm là 1,06. Điều này chứng tỏ thử nghiệm sư phạm có kết quả rõ rệt. Việc phối hợp nhuần nhuyễn các biện pháp nêu trên trong dạy học biện pháp tu từ so sánh và tổ chức cho học sinh chủ động lĩnh hội tri thức đã giúp các em hoạt động tích cực hơn, hứng thú hơn. Do đó hiệu quả giảng dạy được nâng cao thêm một bậc. Bảng 8: Tỉ lệ kết quả của lớp thử nghiệm so với lớp đối chứng Mức độ % Trường Lớp Sĩ số Kém T.Bình Khá Giỏi TN 20 5 15 55 25 Đồng Tĩnh A ĐC 20 15 35 40 10 Hợp Hoà TN 20 5 30 35 30 36
- ĐC 20 15 50 25 10 TN 20 0 25 45 30 Hoàng Hoa ĐC 20 10 45 30 15 TN 25 4 40 32 24 Hướng Đạo ĐC 25 24 40 24 12 TN 20 5 30 40 25 An Hoà ĐC 20 20 45 25 10 TN 105 3,81 26,67 40,95 26,67 Tổng ĐC 105 17,14 42,86 28,57 11,43 Nhìn vào bảng ta thấy, ở nhóm lớp thử nghiệm, số học sinh đạt điểm kém và trung bình thấp (Kém: 3,81%, Trung bình: 26,67%), số học sinh đạt điểm khá, giỏi tương đối cao (Khá: 40,95%, Giỏi: 26,67%). Còn ở nhóm lớp đối chứng, tỉ lệ học sinh đạt điểm kém, trung bình cao hơn lớp thử nghiệm nhiều (Kém: 17,14%, Trung bình: 42,86%). Trong khi điểm khá giỏi lại chiếm tỉ lệ thấp hơn (Khá: 28,57%, Giỏi: 11,43%). Kết quả trên được biểu diễn bằng biểu đồ sau: 50 40 30 Thử nghiệm 20 Đối chứng 10 0 Kém T.Bình Khá Giỏi Biểu đồ biểu diễn tần suất kết quả thử nghiệm Bảng 9: Đánh giá năng lực chủ động sáng tạo của học sinh sau khi học Mức độ hình thành phát triển năng lực Trường Lớp Sĩ số Tốt Đạt Cần cố gắng 37
- Số lượng % Số lượng % Số lượng % TN 20 12 60 8 40 0 0 Đồng Tĩnh A ĐC 20 3 15 8 40 9 45 TN 20 13 65 7 35 0 0 Hợp Hoà ĐC 20 3 15 7 35 10 50 TN 20 14 70 5 25 1 5 Hoàng Hoa ĐC 20 2 10 9 45 11 55 TN 25 16 64 7 28 2 10 Hướng Đạo ĐC 25 5 20 10 40 10 40 TN 20 14 70 5 25 1 5 An Hoà ĐC 20 2 10 10 50 8 40 TN 105 69 65,71 32 30,47 4 3,8 Tổng ĐC 105 15 14,29 44 41,90 48 45,71 Nhìn vào bảng 9, ta thấy mức độ hình thành và phát triển năng lực đối với bài học của học sinh ở nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng có sự khác nhau rõ rệt. Ở nhóm lớp thử nghiệm, tỉ lệ ở mức độ Tốt và Đạt rất cao (Tốt: 65,71%, Đạt: 30,47%). Hầu hết các em phấn khởi, hào hứng, tự tin sau bài học. Số học sinh cần cố gắng rất ít (3,8%). Trong khí đó, các tỉ lệ này ở nhóm đối chứng thì ngược lại. Đánh giá sự chú ý của học sinh trong tiến trình bài dạy: * Ở nhóm lớp thử nghiệm: Do luôn đước dẫn dắt vào các hoạt động, hào hứng, say sưa trong việc tìm tòi, thảo luận tìm ra hướng giải quyết các nhiệm vụ học tập nên khả năng chú ý của học sinh rất cao. Trong lớp hiếm có trường hợp nói chuyện riêng. Ngoài ra, mối quan hệ cộng tác giữa giáo viên và học sinh được thể hiện rất rõ. Các em thực sự bị lôi cuốn vào hoạt động học tập. * Ở nhóm lớp đối chứng: Sự tập trung chú ý của các em còn hạn chế. Giáo viên còn tập trung vào thuyết trình giảng giải mà không tổ chức cho các 38
- em chủ động lĩnh hội kiến thức nên học sinh nhanh chóng mệt mỏi và không hào hứng học tập. Như vậy, sự chú ý trong giờ học của học sinh hai nhóm lớp rất khác nhau. Việc tổ chức các hoạt động học tập về biện pháp tu từ so sánh theo 4 biện pháp nêu trên rất phù hợp với đặc điểm tâm lí học sinh, học sinh cũng dễ nhớ kiến thức hơn. Năng lực chủ động sáng tạo của học sinh được nâng cao rõ rệt. Đánh giá chung về kết quả thử nghiệm: Với trình độ đầu vào của nhóm lớp thử nghiệm và nhóm lớp đối chứng là tương đương nhau nhưng qua khảo sát sau thử nghiệm áp dụng 4 biện pháp nêu trên, chúng tôi thấy chất lượng nắm kiến thức của nhóm lớp thử nghiệm cao hơn hẳn nhóm lớp đối chứng. Những kết quả trên chứng tỏ các biện pháp của tác giả sáng kiến đưa ra khi áp dụng vào các trường tiểu học trong huyện Tam Dương có hiệu quả thực sự và có khả năng áp dụng, nhân rộng trong phạm vi toàn tỉnh. 11. Danh sách tổ chức đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu Số Tên tổ Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT chức/cá nhân áp dụng sáng kiến 1 Trần Thị Loan Trường TH Đồng Tĩnh B – Việc giảng dạy biện pháp tu Tam Dương – Vĩnh Phúc từ so sánh cho học sinh lớp 3 2 Nguyễn Thị Trường TH Đồng Tĩnh A – Việc giảng dạy biện pháp tu Thái Tam Dương – Vĩnh Phúc từ so sánh cho học sinh lớp 3 3 Hoàng Thị Trường TH Hợp Hoà – Tam Việc giảng dạy biện pháp tu Lương Dương – Vĩnh Phúc từ so sánh cho học sinh lớp 3 4 Đinh Thị Thu Trường TH Hoàng Hoa – Việc giảng dạy biện pháp tu Tam Dương – Vĩnh Phúc từ so sánh cho học sinh lớp 3 5 Nguyễn Thị Trường TH Hướng Đạo – Việc giảng dạy biện pháp tu Hoa Tam Dương – Vĩnh Phúc từ so sánh cho học sinh lớp 3 6 Ngô Thị Thanh Trường TH An Hoà – Tam Việc giảng dạy biện pháp tu Hoan Dương – Vĩnh Phúc từ so sánh cho học sinh lớp 3 39
- Đồng Tĩnh, ngày 26 tháng 02 năm 2018 Đồng Tĩnh, ngày 25 tháng 02 năm 2018 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Nguyễn Thị Chung Trần Thị Loan 40