SKKN Rèn kĩ năng sử dụng các phần mềm tin học cho học sinh Lớp 3 ở trường Tiểu học Số I Phong Hóa

pdf 7 trang binhlieuqn2 07/03/2022 8302
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Rèn kĩ năng sử dụng các phần mềm tin học cho học sinh Lớp 3 ở trường Tiểu học Số I Phong Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_ren_ki_nang_su_dung_cac_phan_mem_tin_hoc_cho_hoc_sinh_l.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Rèn kĩ năng sử dụng các phần mềm tin học cho học sinh Lớp 3 ở trường Tiểu học Số I Phong Hóa

  1. RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG CÁC PHẦN MỀM TIN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 3 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ I PHONG HÓA I. ĐẶT VẤN ĐỀ : Ngày nay với sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ nói chung của ngành Tin học nói riêng, với những tính năng ưu việt, ngày nay là một phần không thể thiếu được của nhiều ngành trong cuộc sống xây dựng và phát triển xã hội Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học và CNTT. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH- HĐH, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng và thế giới nói chung Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Ngành giáo dục đã đưa môn Tin học vào trong nhà trường và ngay từ bậc Tiểu học, học sinh được tiếp xúc với môn Tin học để làm quen với lĩnh vực CNTT, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo. Môn Tin học ở bậc Tiểu học bước đầu giúp học sinh làm quen với một số kiến thức ban đầu về CNTT như: Một số bộ phận của máy tính, một số thuật ngữ thường dùng, rèn kĩ năng sử dụng máy tính, Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết như: - Góp phần hình thành và phát triển tư duy - Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin. - Có ý thức thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao động xã hội hiện đại. - Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính - Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính. - Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng CNTT trong học tập - Có ý thức tìm hiểu CNTT trong các hoạt động xã hội. Phần mềm soạn thảo văn bản( Word): Học sinh ứng dụng từ các môn học Tập làm văn để trình bày đoạn văn bản sao cho phù hợp, đúng cách. Ứng dụng soạn thảo văn bản để soạn thảo giải những bài toán đã học ở bậc Tiểu học. Phần Mềm học vẽ ( Paint): Học sinh ứng dụng môn Mĩ thuật, học được từ môn Mĩ thuật để vẽ những hình ảnh sao cho sinh động, hài hòa thẩm mĩ. Trường Tiểu học Số I Phong Hóa vừa đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 là một trường thuộc miền núi Huyện Tuyên Hóa- Quảng Bình, nơi mà cuộc sống đang rất khó khăn, nhưng cũng rất đáng tự hào về thành tích mà thầy trò nơi đây đã đạt được. Cá nhận tôi đã hơn 5 năm nay công tác tại trường, tôi luôn tâm đắc và tự hào về nơi này, song cũng không ít băn khoăn lo
  2. lắng và tôi luôn chú trọng đến việc làm thế nào để giúp các em có thể tiếp thu được bài và học tập tốt hơn trong điều kiện khó khăn này. Là một giáo viên Tin học tôi đã luôn chứng kiến cảnh học sinh chưa biết gì về máy tính, chưa biết máy tính hoạt động như thế nào, và làm thế nào để thao tác được với máy tính, đặc biệt là học sinh lớp 3 Trường tiểu học Số I Phong Hóa, đa số các em chưa biết về máy tính- Đó là trăn trở lớn trong tôi. Vì vậy tôi mạnh dạn chia sẽ một số ý kiến, suy nghĩ của mình qua sáng kiến “ RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG CÁC PHẦN MỀM TIN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 3 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ I PHONG HÓA”  Giới hạn nghiên cứu: - Nghiên cứu và áp dụng cho học sinh lớp 3 Trường Tiểu học số I Phong Hóa từ tháng 9 năm học 2016 – 2017 và rút kinh nghiệm áp dụng cho các năm sau. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Tin học là ngành nghiên cứu về việc tự động hóa xử lí thông tin bởi một hệ thống máy tính cụ thể hoặc trừu tượng. Với cách hiểu hiện nay, Tin học bao hàm tất cả các nghiên cứu và kĩ thuật có liên quan đến việc xử lý thông tin. Trong nghĩa thông dụng, tin học còn bao hàm cả những gì liên quan đến các thiết bị máy tính hay cá ứng dụng tin học văn phòng. Do đó việc sử dụng các phần mềm là cần thiết và quan trọng với các em, đặc biệt là học sinh lớp 3 Dạy Tin học lớp 3 phải đảm bảo mục tiêu yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn học (ban hành kèm theo quyết định số 16 của Bộ nói chung GD-ĐT) và phù hợp trình độ của từng học sinh trong lớp mà “Hướng dẫn 896” của Bộ GD-ĐT đã đề ra. III. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1. Thực trạng học sinh: Các hạn chế của học sinh là: Học sinh chưa có đủ sách giáo khoa để học, các em chỉ được học những kiến thức thông qua bài giảng của giáo viên trên lớp. Đa số các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy tính ở trường là chủ yếu, do đó sự tìm tòi khám phá máy vi tính với các em còn hạn chế , nên việc học tập của các em còn mang tính chậm chạp. Học sinh đi học không đều có em đi học trong một tuần chỉ được 2 đến 3 buổi. Đời sống kinh tế của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, rất ít học sinh ở nhà có máy vi tính.
  3. Việc sử dụng các phần mềm còn gặp nhiều hạn chế như: Gõ phím chậm, cầm chuột chưa linh hoạt, khởi động và thoát các phần mềm chưa đúng cách, chưa khai thác hết tác dụng của phần mềm. 2. Nguyên nhân của thực trạng Theo tôi có sáu nguyên nhân như sau: - Đây là môn mới nên còn nhiều bỡ ngỡ. - Các em đa số chưa có máy tính ở nhà. - Một số em còn chưa mạnh dạn khi thực hành. - Sách vở dụng cụ còn thiếu. - Các em ít tìm tòi, học hỏi -Nguyên nhân cuối cùng là trách nhiệm của người giáo viên. IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Giáo viên phải nắm vững nội dung, chương trình và phương pháp dạy Tin học: Dạy như thế nào để học sinh học nắm chắc và sử dụng thành thạo các phần mềm?. Cụ thể, giáo viên cần nắm vững những vấn đề sau : a. Nội dung chương trình Tin học lớp 3 b. Biện pháp dạy học từng phần bài: c. Trình tự dạy Tin học: 2. Một số biện pháp dạy Tin học có hiệu quả hơn: a. Biện pháp giáo dục ý thức học tập cho học sinh: Giáo viên phải giáo dục ý thức học tập cho học sinh ở bộ môn mình, tạo cho học sinh sự hứng thú trong học tập bộ môn từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được ứng dụng CNTT và tầm quan trọng của môn Tin trong thực tiễn và tương lai sau này. Phải tạo cho không khí lớp học thoải mái nhẹ nhàng, giáo viên phải làm cho học sinh thương yêu, tôn trọng mình. Giáo viên không nên dùng biện pháp mạnh khi học sinh không chép bài vì thế học sinh sẽ không thu hoạch được gì. Động viên đúng mức đối với học sinh chưa hoặc không làm bài tập, cho dù các em làm sai trên cơ sở đó giáo viên có thể chỉ ra chỗ sai, chỗ thiếu cho từng học sinh. Bên cạnh đó khen ngợi, khích lệ kịp thời đối với các em có lòng tin vào bản thân mình b. Biện pháp hệ thống các bài thực hành, bài tập:
  4. Các bài thực hành, các bài tập phù hợp với nội dung của bài giảng, học sinh ứng dụng môn Mỹ thuật, học được từ mỹ thuật để vẽ những hình ảnh sao cho sinh động, hài hòa thẫm mĩ. c. Biện pháp hướng dẫn học sinh tập soạn thảo: Khi soạn thảo trên máy tính, phân công các nhóm bài tực hành, sau đó các nhóm tự nhận xét phần thực hành của nhóm máy mình. Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao, bản thân mỗi giáo viên dạy Tin học nhận thức được cần phải có kế hoạch bồi dưỡng Tin học cho bản thân bằng cách tự tìm tòi, tham khảo các tài liệu quan và có thể học tập các đồng nghiệp của trường bạn. Bên cạnh tìm hiểu kiến thức về Tin học, giáo viên cũng phải tìm hiểu các môn học khác để nâng cao nhận thức của bản thân. Trong giờ thực hành giáo viên nên tạo sự tranh đua giữa các nhóm bằng các phân công các nhóm làm bài thực hành, sau đó các nhóm nhận xét phần thực hành của nhóm mình để tạo sự hứng thú và sáng tạo cho học sinh. d. Biện pháp tận dụng những nguồn tài nguyên sẵn có: Những nguồn tài nguyên sẵn có trong Tin học ví dụ như lên mạng tìm kiếm thông tin, hõ trợ cho việc sử dụng các phần mềm, phục vụ cho quá trình học Thông qua việc thay đổi cách dạy qua từng tiết học giúp các em thay đổi không khí, để tiết học diễn ra nhẹ nhàng, đạt hiệu quả tốt hơn. Việc cho học sinh học lý thuyết kết hợp với thực hành giúp học sinh hiểu sâu hơn bài học và tránh sự nhàm chán. 3. Xác định yêu cầu trọng tâm đề bài: a. Nhớ vị trí của các nhóm phím trên bàn phím: - Ở trên lớp, khi giới thiệu về bàn phím cuãng như các chức năng, sử dụng các phím đã học trong 6 bài về phần bàn phím, giáo viên vừa giới thiệu cho học sinh quan sát bàn phím trên máy tính của mình đang sử dụng tại phòng máy, giới thiệu đến đâu giáo viên yêu cầu học sinh quan sát ghi nhớ tên gọi các hàng phím, các phím, sau đó xác định vị trí các phím và nhóm phím để đăth tay lên theo vị trí đã phân công. - Nhằm giúp học sinh dễ nhớ cũng như tạo thêm hứng thú học tập cho học sinh giáo viên có thể tổ chức một số cuộc thi nhỏ về sử dụng bàn phím để gõ, ghép phím b. Luyện phần mềm soạn thảo bằng cách gõ 10 ngón: - Trong phần này, giáo viên phải nhấn mạnh cho học sinh biết tác dụng của việc gõ phím bằng 10 ngón và ứng dụng vào trong phần mềm soạn thảo.
  5. - Tiếp theo, giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách ngồi, tư thế ngồi, cách đặt 2 tay lên trên bàn phím. Lúc giới thiệu giáo viên nên thực hành mẫu cho học sinh quan sát sẽ giúp học sinh dễ hình dung thao tác và dễ thực hiện hơn, khi học sinh thao tác giáo viên yêu cầu thực hiện lần lượt các bài tập thực hành. c. Thao tác sử dụng chuột máy tính: - Khi giáo viên giới thiệu chuột máy tính, giáo viên vừa mô tả chuột máy tính vừa chỉ cho học sinh quan sát chuột máy tính có tại máy tính của mình, giáo viên giới thiệu có mấy loại chuột, giới thiệu mặt trên của chuột có những nút nào,cách cầm chuột 4. Giúp học sinh nắm đặc điểm của từng phần mềm: - Giáo viên giúp học sinh biết sử dụng phần mềm như cách khởi động kết thúc một phần mềm cụ thể. - Phần mềm soạn thảo, phần mềm gõ bàn phím, phần mềm luyện vẽ. Cách ứng dụng những kiến thức đã học về các phần mềm này để áp dụng vào thực hành 5. Giáo viên quan sát và nhận xét phần thực hành của học sinh trên các phần mềm đã học a. Quan sát: Khi học sinh thực hành trên các phần mềm, giáo viên quan sát và hướng dẫn kịp thời điều chỉnh những điểm học sinh còn hạn chế. Quan sát xem mức độ đạt được của học trong từng phần đã học: Xem thử học sinh đặt tay lên bàn phím đúng chưa? Gõ bàn phím nhanh và chính xác chưa? Các hình vẽ và tô màu có đúng không, có đẹp và phù hợp không? b. Nhận xét: Qua phần cá nhân và các nhóm máy hoạt động và thực hành giáo viên đem ra những ý kiến của mình: Trước hết giáo viên cho học sinh tự mình nhận xét, nhóm trưởng nhận xét, các nhóm bạn nhận xét Đặc biệt là nhận xét của giáo viên. Giáo viên nhận xét tuyên dương vầ những mặt đạt được, những hạn chế cần khắc phục nhằm giúp học sinh bớt đi những lỗi bị lặp lại V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Diễn biến chất lượng Tin học:
  6. Thời điểm Số Điểm 1, 2,3, Điểm 9,10 Điểm 7,8 Điểm 5,6 HS 4 Khảo sát đầu năm 27 0 0% 5 18,52% 11 40,74% 11 40,74% 2016 – 2017 Giữa học kì I 6 12 6 27 1 3,7% 22,22% 44,44% 22,22% Cuối học kì I 27 4 14,81% 10 30,04% 13 41,15% 0 0% Giữa học kì II 27 6 22,22% 15 55,56% 6 22,22% 0 0% VII. KẾT LUẬN Sau một học kì áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, thành công tuy nhỏ nhoi nhưng tôi ý thức được rằng để giúp học sinh lớp 3 sử dụng tốt các phần mềm đòi hỏi giáo viên phải dành nhiều thời gian, công sức nghiên cứu soạn giảng, tăng cường thực hành luyện tập, trực tiếp chỉ ra chỗ sai, chỗ chưa thực hiện được, có lòng nhiệt tình với học sinh và tâm huyết với nghề nghiệp. Trên đây là một số biện pháp giúp học sinh sử dụng tốt các phần mềm tin học ở lớp 3 Trường Tiểu học Số 1 Phong Hóa nhằm nâng cao chất lượng học Tin học. Là một giáo viên thì chắc ai cũng muốn học sinh của mình học giỏi, sử dụng thành thao các phần mềm. Vì vậy tôi đã không ngừng học hỏi, nổ lực tìm tòi các biện pháp để nâng cao chất lượng cho học sinh. VIII. ĐỀ NGHỊ Nhằm giúp cho công tác dạy và học ngày càng thu được kết quả tốt, tôi mong các ban ngành, các cấp lãnh đạo không ngừng quan tâm tạo điều kiện hơn nữa cho ngành giáo dục nói chung và cho Tin học nói riêng. Một số biện pháp mà tôi đã áp dụng vào dạy học môn Tin học lớp 3, tuy bản thân đã rất tích cực nghiên cứu tìm tòi song vẫn còn có những hạn chế nhất định. Tôi rất mong được sự góp ý kiến của hội đồng trường để sáng kiến của tôi đạt kết quả tốt hơn.
  7. IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa Tin học quyển 1 - Bài tập tin học quyển 1 - Tài liệu tham khảo Tin học - Các Website có liên quan