SKKN Sử dụng hiệu quả phương pháp thảo luận nhóm trong dạy và học môn Giáo dục công dân Lớp 6
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng hiệu quả phương pháp thảo luận nhóm trong dạy và học môn Giáo dục công dân Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_su_dung_hieu_qua_phuong_phap_thao_luan_nhom_trong_day_v.pdf
Nội dung tóm tắt: SKKN Sử dụng hiệu quả phương pháp thảo luận nhóm trong dạy và học môn Giáo dục công dân Lớp 6
- lớp với năng lực nhận thức và vận dụng khác nhau, không chỉ với môn Giáo dục công dân mà ở các môn học khác nữa. VI. KẾT LUẬN Niềm vui của mỗi giáo viên dạy Giáo dục công dân đâu chỉ là chất lượng tính bằng con số của mỗi năm, mà chính là những ánh mắt long lanh vì đã hiểu bài, những nụ cười thiện cảm với môn Giáo dục công dân từ phía học sinh. Để đạt được những điều vô cùng quí giá đó mỗi giáo viên chúng tôi đâu chỉ có say mê nhiệt tình với công tác giảng dạy mà còn phải tìm tòi hướng đi hiệu quả nhất. Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi khi giảng dạy Giáo dục công dân lớp 6 trong trường THCS nhằm giúp tổ chức hoạt động nhóm được tiến hành một cách hiệu quả, đem lại hứng thú học tập cho học sinh. Sáng kiến kinh nghiệm của tôi chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các cấp, các ngành và các bạn đồng nghiệp để vấn đề tôi trình bày được đầy đủ hơn và ngày càng được áp dụng thường xuyên hơn khi giảng dạy. Tôi xin chân thành cảm ơn! Kim Sơn, ngày 15 tháng 4 năm 2015 Người viết Lê Thị Kim Cúc 20
- PHẦN PHỤ LỤC 21
- PHỤ LỤC 1 Minh chứng sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giáo án cụ thể. Tiết 11. BÀI 9: LỊCH SỰ, TẾ NHỊ. A. Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức - Giúp học sinh hiểu những biểu hiện của lịch sự, tế nhị trong cuộc sống hàng ngày. - Hiểu được lịch sự, tế nhị là biểu hiện của văn hoá trong giao tiếp. - Học sinh hiểu được ý nghĩa của lịch sự, tế nhị trong cuộc sống hàng ngày. 2. Thái độ: - Có ý thức rèn luyện cử chỉ, hành vi, sử dung ngôn ngữ sao cho lịch sự, tế nhị, mong muốn xây dựng tập thể lớp đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. 3. Kĩ năng: - Biết tự kiểm tra hành vi của bản thân và biết nhận xét, góp ý cho bạn bè khi có những hành vi ứng xử lịch sự, tế nhị và thiếu lịch sự, tế nhị. - Có kĩ năng đánh giá bản thân và mọi người xung quanh trong giao tiếp thể hiện biết sống chan hoà hoặc chưa biết sống chan hoà. B. Chuẩn bị. - Giáo viên: Nghiên cứu soạn giáo án, máy chiếu. - Học sinh: Đọc trước bài. C. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. Hoạt động của GV & HS Nội dung 1. Tình huống. HS đọc tình huống sgk Gv nhận xét cách đọc, giọng đọc. ? Các em theo dõi vào sgk và cho cô biết: Khi thầy Hùng vào lớp, thái độ của lớp 6A như thế nào? 22
- Hoạt động của GV & HS Nội dung - Cả lớp đứng nghiêm chào thầy. GV. Trước sự lễ phép của học sinh, thầy Hùng mời cả lớp ngồi xuống rồi chúc mừng các bạn nhân ngày 8-3. ? Không khí trong lớp lúc này ra sao. - Cả lớp chú ý lắng nghe thầy chúc mừng. + Cả lớp đang chú ý nghe thầy chúc mừng. ? Đột nhiên xảy ra sự việc gì + Đột nhiên các bạn vào muộn chạy ào vào: + Các bạn vào muộn chạy ào vào: - Bạn thì không chào thầy, - Bạn không chào thầy, - Bạn lại chào rất to. - Bạn chào thật to. ? Hành vi của các bạn ấy thể hiện điều gì. - Các bạn đi học muộn là vi phạm nội qui của trường, của lớp. - Bạn không chào thầy: là vô lễ, thiếu lịch sự, - Bạn chào rất to: sẽ át cả tiếng thầy nói -> là người không biết giữ phép tắc, thiếu lịch sự, không tế nhị. ? Em có nhận xét gì về hành vi của các bạn ấy. - Em thấy cách ứng xử của các bạn ấy chưa -> Ứng xử chưa phù hợp trong giao lịch sự, chưa tế nhị, chưa phù hợp trong giao tiếp. tiếp với thầy giáo. ? Tuy nhiên, trong số những học sinh vào muộn, có 1 bạn lại có cách ứng xử khác, đó là bạn Tuyết. Em hãy thuật lại cách ứng xử của bạn Tuyết. HS theo dõi lại đoạn văn miêu tả hành động của Tuyết. Thuật bằng cách đọc lại - Bạn Tuyết: Đứng nép ngoài cửa, nghe thầy - Bạn Tuyết: đứng nép, nghe thầy nói hết câu mới bước ra trước cửa đứng nói hết, chào thầy, xin lỗi, xin vào 23
- Hoạt động của GV & HS Nội dung nghiêm chào thầy và nói: lớp - Em xin lỗi thầy, em đến chậm, xin thầy cho em vào lớp ạ! Cùng là vào muộn nhưng lại có 2 cách cư xử khác nhau. ? Em đồng ý với cách cư xử của bạn nào trong tình huống trên? Vì sao? - Đồng ý với cách cư xử của bạn Tuyết. Vì bạn ấy rất tôn trọng thầy, lễ phép, khiêm -> Rất tôn trọng thầy, lễ phép, tốn, biết khéo léo nhận lỗi khiêm tốn, khéo léo ? Qua tình huống trên em thấy bạn Tuyết là người như thế nào. → Bạn là người lịch sự, tế nhị. ? Em dự đoán xem thầy Hùng sẽ xử sự như -> Lịch sự, tế nhị. thế nào sau khi các bạn vào lớp. HS: Thảo luận nhóm theo bàn để chọn ý kiến trả lời. Dự kiến trả lời: - Thầy sẽ: khen bạn Tuyết về cách xử sự khéo léo trên và nhắc nhở bạn Tuyết cùng các bạn không đi học muộn nữa - Phê bình các bạn thật gay gắt ngay lúc đó. - Thầy sẽ không nói gì và coi như không có chuyện gì xảy ra. ? Nếu em là thầy Hùng, em sẽ chọn cách cư xử nào trong những cách trên ? Tại sao - Em chọn cách thứ nhất. Vì chỉ cần nhắc nhở nhẹ nhàng các bạn sẽ hiểu ra và không tái phạm nữa. GV: Đó là cách lựa chọn của các em, cô tin rằng thầy Hùng cũng sẽ làm như vậy, bởi vì 24
- Hoạt động của GV & HS Nội dung ngay từ đầu tiết học ta đã thấy thầy rất mẫu mực: tôn trọng, quan tâm đến học trò. Thầy chào đáp lại các em, chúc mừng cả lớp. Thầy cũng là người lịch sự, tế nhị. GV: Vậy thế nào là lịch sự, tế nhị và những biểu hiện của nó. Chúng ta sang phần 2. Nội 2. Nội dung bài học dung bài học. a. Lịch sự: Dựa vào nội dung tình huống trên em cho biết ? Thế nào là lịch sự. - Lịch sự: là những cử chỉ, hành vi dùng trong - Là cử chỉ, hành vi giao tiếp ứng giao tiếp ứng xử phù hợp với yêu cầu xã hội, xử phù hợp với yêu cầu xã hội, thể thê hiện truyền thống đạo đức của dân tộc. hiện truyền thống đạo đức GV. Các qui định, các yêu cầu của xã hội, đôi khi không được thể hiện bằng văn bản nhưng nó vẫn được thực hiện để đảm bảo cho mối quan hệ giữa con người trở nên tốt đẹp hơn. - Còn truyền thống đạo đức của dân tộc là những tư tưởng, đức tính, cách ứng xử tốt đẹp hình thành trong qúa trình lịch sử lâu dài của dân tộc được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. VD: + Yêu nước, yêu hòa bình. + Hiếu thảo, kính thày, mến bạn, kính trên nhường dưới Phần này các em sẽ được học trong chương trình GDCD lớp 9 Trên đây là khái niệm lịch sự. ? Vậy, tế nhị trong giao tiếp, ứng xử là gì. b. Tế nhị: - Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, Là khéo léo sử dụng cử chỉ, ngôn ngôn ngữ trong giao tiếp, ứng xử. ngữ Vậy trong cuộc sống, trong ứng xử hàng ngày 25
- Hoạt động của GV & HS Nội dung ta đã thật sự khéo léo hay chưa, mời các em thực hiện bài tập b- sgk Bài tập b. Hãy kể 1 vài cách cư xử lịch sự, tế nhị mà em biết Các HS lần lượt phát biểu: Ví dụ: - Em vào lớp muộn em đứng nghiêm xin cô vào lớp. - Khách đến nhà, em chào khách rồi mời họ vào nhà, rót nước mời khách. - Biết chào hỏi mọi người. - Gặp thầy cô giáo em đứng nghiêm để chào. - Em cảm ơn khi có ai đó giúp đỡ mình. - Nếu em làm điều gì có lỗi em sẽ xin lỗi và biết lắng nghe ý kiến của người khác. - Trong giao tiếp với bạn bè em có lời nói, hành vi nhã nhặn, từ tốn. - Ở nơi công cộng em không quát to, không nói to. - Em giúp đỡ người già. ? Hãy đọc tên các bức ảnh. - HS đọc GV: Đó là những biểu hiện lịch sự, tế nhị. ? Lịch sự, tế nhị biểu hiện cụ thể như thế nào c. Biểu hiện. - Lịch sự, tế nhị thể hiện ở lời nói và hành vi - Lời nói, hành vi giao tiếp phù giao tiếp, biểu hiện ở sự hiểu biết những phép hợp tắc, những qui định của xã hội trong quan hệ - Hiểu biết phép tắc, qui định, người với người, thể hiện sự tôn trọng người ->Thể hiện sự tôn trọng người giao giao tiếp và người xung quanh. ti ếp v à n h ững ng ư ời xung quanh. GV: Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng lịch sự tế nhị. Vẫn còn đâu đó trong góc 26
- Hoạt động của GV & HS Nội dung khuất những biểu hiện chưa đẹp. Sau đây cô mời các em quan sát tiếp một số bức ảnh Chiếu ảnh. ? Hãy gọi tên những bức ảnh trên. Bức tranh a: Các bạn HS đánh nhau. Bức tranh b: Đổ rác bừa bãi Bức tranh c: Cởi trần đi trên đường Bức tranh d: Không tập trung trong lớp ? Em có nhận xét gì về những hành vi đó. - Là những hành động, cử chỉ không lịch sự, tế nhị ? Em kể thêm 1 vài hành vi tương tự. - Nói to át tiếng người khác. - Nói thầm với người bên cạnh khi có mặt người thứ ba. - Chen lấn, xô đẩy người khác ở nơi công cộng. - Thái độ cục cằn. - Cử chỉ sỗ sàng. - Ăn nói thô tục. - Nói trống không. - Quát mắng người khác. ? Thái độ của em đối với những hành vi thiếu lịch sự, tế nhị đó -> Phê phán, không học theo ? Từ các biểu hiện của lịch sự, tế nhị, em hãy cho biết: Lịch sự và tế nhị có quan hệ với nhau không. - Có quan hệ với nhau. Vì người lịch sự cũng là người tế nhị GV khẳng định: Lịch sự, tế nhị có mqh chặt chẽ với nhau. Người lịch sự là người có lời 27
- Hoạt động của GV & HS Nội dung nói, cử chỉ, việc làm khéo léo, tế nhị. Ngược lại, người tế nhị chính là người biết phép lịch sự. Cô có giả thiết sau đây: ? Em có cảm nghĩ gì khi được người khác cư xử Lịch sự, tế nhị với mình. - Vui, quý mến họ ? Nêu tâm trạng của em khi bị người khác cư xử thiếu Lịch sự, tế nhị - Không vui, không có cảm tình với họ Vậy Lịch sự, tế nhị có ý nghĩa như thế nào và ta phải rèn luyện ra sao để trở thành người Lịch sự, tế nhị, cô mời các em sang phần d. Ý d. Ý nghĩa. nghĩa Thảo luận nhóm. GV chia lớp làm 4 nhóm, cử nhóm trưởng, thư ký, thảo luận trong 3 phút. Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét Câu hỏi thảo luận. Nhóm 1+2 ? Vì sao trong cuộc sống chúng ta cần phải lịch sự, tế nhị. Nhóm 3+4 ? Là học sinh, em sẽ làm gì để trở thành người biết lịch sự, tế nhị. Đáp án: Nhóm 1+2 ? Vì sao trong cuộc sống chúng ta cần phải lịch sự, tế nhị. - Có lịch sự, tế nhị mới là người hiểu biết, có văn hóa, biết tôn trọng người khác. Người lịch sự, tế nhị sẽ được mọi người tôn trọng, 28
- Hoạt động của GV & HS Nội dung quý mến. - Lịch sự, tế nhị thể hiện nếp sống văn minh. Nếu trong giao tiếp ứng xử, ai cũng lịch sự tế nhị thì quan hệ giữa người với người sẽ trở nên tốt đẹp hơn, xã hội văn minh hơn. ? Lịch sự, tế nhị có ý nghĩa gì. - Lịch sự, tế nhị thể hiện trình độ văn hoá, đạo - Lịch sự, tế nhị thể hiện trình độ đức của mỗi người văn hoá, đạo đức của mỗi người. GV: Lịch sự, tế nhị trong giao tiếp, ứng xử thể hiện trình độ văn hoá, đạo đức của mỗi người. Vậy làm thế nào để mỗi người đều trở thành người Lịch sự, tế nhị, ta cùng xem kết quả thảo luận của nhóm 3+4 Nhóm 3+4. Là học sinh em sẽ rèn luyện ntn để trở thành người biết lịch sự, tế nhị. * Cách rèn luyện. - Biết tự kiểm soát bản thân trong giao tiếp, - Biết tự kiểm soát bản thân trong ứng xử. giao tiếp, ứng xử. - Biết tự điều chỉnh việc làm, suy nghĩ của - Điều chỉnh việc làm, suy nghĩ của mình phù hợp với chuẩn mực xã hội. mình phù hợp với chuẩn mực xã hội. GV. Trong cuộc sống hàng ngày đôi khi chỉ cần chú ý đến lời nói, cử chỉ, hành động 1 chút sao cho phù hợp với phép tắc, phù hợp với truyền thống đạo đức là ta đã thành người lịch sự, tế nhị rồi đấy. ? Liên hệ với bản thân em, trong giao tiếp hàng ngày, em đã lịch sự, tế nhị chưa? HS trả lời. – Đôi lúc, em chưa thật lịch sự, tế nhị GV: Đó là khiếm khuyết của mỗi người, em đã dám nhận ra được khuyết điểm của mình, 29
- Hoạt động của GV & HS Nội dung thì chắc chắn em sẽ có thể tự điều chỉnh bản thân để hoàn thiện mình rồi. GV: 1 trong những cách rèn luyện lịch sự, tế nhị hiệu quả nhất đã được đúc kết trong câu tục ngữ ở sgk. ? Em hãy đọc câu tục ngữ sgk Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. ? Câu tục ngữ này khuyên ta điều gì. - Khuyên ta trong giao tiếp, ứng xử với mọi người không nên nói năng tùy tiện, mà phải lựa chọn từ ngữ thích hợp để nói cho người nghe vừa lòng. GV: Nói về lịch sự, tế nhị còn có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ. ? Hãy tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn nói thể hiện lịch sự, tế nhị - Lời chào cao hơn mâm cỗ. - Học ăn, học nói, học gói, học mở. - Ăn trông nồi, ngồi trông hướng. ? Có ý kiến cho rằng sự khéo léo có thể làm cho mọi người vừa lòng chứ không phải là sự chân thật? Em có nhất trí với ý kiến này không? Vì sao - Không nhất trí Vì tế nhị là sự khéo léo trong ứng xử chứ không phải là sự giả dối GV: Để hiểu sâu sắc hơn nữa về các hành vi thể hiện lịch sự, tế nhị, chúng ta chuyển sang phần 3: Bài tập. 3. Bài tập. 30
- Câu 1: Hành vi nào sau đây thể hiện sự lịch sự tế nhị? a) Ngồi gác chân lên ghế khi trò chuyện. b) Chăm chú lắng nghe người đối diện trao đổi. c) Lớn tiếng phủ nhận lỗi của bản thân và so bì cùng người khác. d) Khi bị cô giáo phê bình thì cười lớn tiếng. Đáp án: b HS chọn xong, Gv chốt: Đó là một thái độ cần thiết, thể hiện sự tôn trọng đối với người khác. Câu 2: Hành vi nào sau đây chưa lịch sự tế nhị? a) Chào hỏi, tự giới thiệu khi gặp gỡ. b) Nói cảm ơn khi được người khác giúp đỡ. c) Thì thầm với người bên cạnh khi có mặt người thứ ba. d) Nói năng nhã nhặn, từ tốn, khéo léo nơi công cộng. Đáp án: c GV: Nếu làm như vậy sẽ khiến người kia có cảm giác là không được tôn trọng, dễ gây ác cảm. Câu 3: Nếu em đến họp lớp, họp Liên đội muộn mà người điều khiển buổi họp đó cùng tuổi hoặc ít tuổi hơn em, em sẽ xử sự như thế nào. Học sinh trả lời, giáo viên chốt. Dù người điều khiển buổi họp bằng tuổi hay ít tuổi hơn em thì em vẫn phải tôn trọng họ và tôn trọng những người có mặt trong cuộc họp. Em vẫn phải xin lỗi vì đến muộn và xin phép được vào dự họp. Câu 4: Tuấn và Quang rủ nhau đi xem ca nhạc. Vào cửa rạp, Tuấn vẫn hút thuốc lá, Quang ghé sát vào tai Tuấn nhắc nhở tắt thuốc lá. Nhưng Tuấn lại trả lời để mọi người xung quanh nghe thấy: "Việc gì phải tắt thuốc lá!" Em có nhận xét gì về những hành vi, cử chỉ của Tuấn và Quang trong tình huống trên? Đáp án: - Quang: đã cư xử rất lịch sự, tế nhị, đã “ghé sát vào tai Tuấn nhắc nhở tắt thuốc lá”. Quang thật đáng để chúng ta học tập. - Tuấn: Thật thiếu lịch sự, tế nhị khi vừa hút thuốc lá tại rạp lại vừa nói rất to, cố ý để mọi người nghe thấy “Việc gì phải tắt thuốc lá!” 31
- Tuấn không chỉ vi phạm nội quy của nhà trường mà còn vi phạm pháp luật. Nhà nước ta đã cấm hút thuốc lá nơi công cộng. Hành vi của Tuấn thật đáng phê phán . 4. Củng cố: GV khái quát lại bài. (Các nội dung bài học trên bảng). ? Ở trường em đã có những phong trào hoặc việc làm nào để thể hiện lịch sự, tế nhị đối với học sinh. - Phong trào Nói lời hay, làm việc tốt. - Phong trào Tiên học lễ, hậu học văn. - Phong trào Uống nước nhớ nguồn. - Phong trào Kính thầy mến bạn. Ở huyện ta, trong các trường học hiện nay, phong trào xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực đang là một phong trào đầy ý nghĩa. Đến trường các em không chỉ được sống trong một môi trường khang trang, sạch đẹp mà còn được sống trong môi trường đầm ấm tình thầy trò, bè bạn, nhất là được học tập, rèn luyện để trở thành chủ nhân của một xã hội tốt đẹp trong tương lai. Vậy “lịch sự, tế nhị” không còn là một khái niệm trừu tượng mà là những biểu hện hết sức cụ thể ở mọi lúc, mọi nơi, ở mọi gia đình và trong mọi con người. Cô tin rằng qua bài học hôm nay, từ những hiểu biết về lịch sự, tế nhị, mỗi chúng ta hãy cố gắng rèn luyện mình để trở thành người lịch sự, tế nhị. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc nội dung bài học. - Làm các bài tập còn lại trong sách giáo khoa. - Sưu tầm thêm ca dao, tục ngữ nói về lịch sự, tế nhị. - Xem trước bài 10 “Tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội”. D. Rút kinh nghiệm: 32
- PHỤ LỤC 2: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn: GDCD lớp 6 I. KHUNG MA TRẬN Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ Chủ đề cao Chủ đề 1 Chọn hành vi Nêu đúng Xác định được Mục đích đúng mục đích nhiệm vụ bản học tập của học tập của thân và tìm câu học sinh. học sinh. ca dao Số câu 1 1/3 2/3 Số câu 2 Số điểm . 3 2 3 Số điểm .8 Phần % 30 20 30 80 % Chủ đề 2 Kể đúng việc Tích cực, tự làm của em hoặc giác trong của bạn em hoạt động tập thể và hoạt động xã hội Số câu 1 Số câu: 1 Số điểm . 2 Số điểm 2 Phần % 20 20 % Số câu:1 Số câu: 1/3 Số câu: 1+ 2/3 Số câu: 3 Tổng Số điểm:3 Số điểm 2 Số điểm 5 Số điểm10 = 30 % = 20 % = 50 % = 100 % II. ĐỀ BÀI Câu 1 (3 điểm). Những hành vi nào thể hiện đúng đắn mục đích học tập của học sinh? Vì sao? 33
- a) Không cần học, sau này chỉ cần đi làm. b) Học để ngày mai lập nghiệp c) Học để sau này xây dựng quê hương, đất nước. d) Cố gắng học tập để thành đạt như bố mẹ e) Chỉ cần học giỏi Toán g) Có sức khỏe tốt là được Câu 2 (5 điểm) a) Cho biết mục đích học tập của học sinh trong hiện tại và tương lai? b) Muốn thực hiện được mục đích đó em phải làm gì? Vì sao? c) Tìm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về việc học tập. Câu 3. (2 điểm) Kể những việc làm của em và bạn em thể hiện tính tích cực, tự giác trong các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội? III. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1. - Hành vi thể hiện đúng đắn mục đích học tập của học sinh: b. c, d (1đ). - Hành vi chưa thể hiện đúng đắn mục đích học tập của học sinh: a, e, g (1đ). - Học sinh giải thích được (1đ). Câu 2. (5đ) a) Nêu đúng mục đích học tập của HS trong hiện tại và tương lai (2đ) - Học sinh phải nỗ lực học tập để: + Trở thành: Con ngoan, trò giỏi, Cháu ngoan Bác Hồ, Người công dân tốt. + Trở thành con người chân chính. + Tự lập nghiệp. + Xây dựng quê hương, đất nước. + Bảo vệ Tổ quốc. b) Nêu được trách nhiệm của bản thân . (1đ) - Phải kết hợp mục đích vì mình, vì gia đình, xã hội. - Xác định đúng đắn mục đích học tập thì mới có thể học tập tốt. 34
- - Cần phải có ý chí, nghị lực, phải tự giác, sáng tạo trong học tập. Vì học sinh là chủ nhân tương lai của đất nước. (0.5đ) c) Tìm được từ 3 câu ca dao, tục ngữ trở lên. (1.5đ) Câu 3. Kể được ít nhất 2 việc làm của em hoặc bạn em thể hiện tính tích cực, tự giác trong các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội (2đ) 35
- PHỤ LỤC 3: Một số đề khảo sát PHIẾU KHẢO SÁT 1 (Đối tượng: Học sinh lớp 6A, 6B THCS Đồng Hướng năm học 2011- 2012) 1. Nội dung kiến thức các bài GDCD như thế nào? A. Nhiều khái niệm, bài tập thường đa dạng nhưng có nhiều tình huống khó giải quyết. B. Nội dung gọn nhưng cấu trúc các bài thường giống nhau C. Phần 1 (truyện đọc, thông tin, sự kiện) câu hỏi thường ở mức khái quát D. Tất cả các ý trên. 2. Em có thích (hứng thú) khi lần thảo luận nào cô giáo cũng chia lớp em thành 4 nhóm không. học môn GDCD không? A. Hứng thú B. Bình thường. C. Căng thẳng 3. Vì sao em không hứng thú theo cách chia nhóm như vậy A. Nhàm chán, lặp lại B. Nhiều bạn không thảo luận mà tranh thủ nói chuyện. C. Lần nào bạn học giỏi cũng làm nhóm trưởng. D. Cả 3 ý kiến trên. 4. Vì sao em không hứng thú học môn GDCD? A. Là môn phụ. B. Môn học khô khan, C. Cách học không có gì mới. 5. Học xong một bài GDCD em hiểu bài ở mức độ nào? A. Hiểu bài hoàn toàn B. Hiểu một số ý chính. C. Không hiểu. 36
- PHIẾU KHẢO SÁT 2 (Đối tượng: Học sinh lớp 6A, 6B THCS Đồng Hướng năm học 2013- 2014) 1. Em thường học GDCD vào lúc nào? A. Buổi tối trước khi có tiết học ngày hôm sau. B. Mỗi ngày học 30 phút C. Không học bài ở nhà. 2. Em có thích cách thảo luận thay đổi liên tục cách chia nhóm, phân công nhóm trưởng, thư ký và thay đổi thời gian không. A. Hứng thú, thoải mái B. Bình thường. C. Căng thẳng 3. Vì sao em thích học môn GDCD? A. Thỉnh thoảng em được làm nhóm trưởng. B. Em được trình bày ý kiến khi tham gia thảo luận C. Các bạn nói chuyện bị cô giáo nhắc nhở ngay. D. Cả 3 ý kiến trên. 4. Học xong một bài GDCD em hiểu bài ở mức độ nào? A. Hiểu bài hoàn toàn B. Hiểu một số ý chính. C. Không hiểu. 37
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo dục công dân 6- sgk, NXB Giáo dục, 2007. 2. Giáo dục công dân 6- sgv, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012. 3. Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân 6, NXB Hà Nội, 2009. 4. Bài tập tình huống Giáo dục công dân 6, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011. 5. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004- 2007) môn Giáo dục công dân, quyển 1, NXB Giáo dục, 2005. 6. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Giáo dục công dân, NXB Giáo dục, 2007. 7. Giới thiệu giáo án Giáo dục công dân 6, NXB Hà Nội, 2005. 8. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia 2006. 38
- PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KIM SƠN TRƯỜNG THCS ĐỒNG HƯỚNG ______ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 6 NGƯỜI VIẾT: LÊ THỊ KIM CÚC ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THCS ĐỒNG HƯỚNG Năm học 2014- 2015 39