SKKN Sử dụng phương pháp giao bài tập dự án về nhà trong dạy học môn Lịch sử Lớp 7 phần Lịch sử Việt Nam

pdf 15 trang binhlieuqn2 08/03/2022 6321
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp giao bài tập dự án về nhà trong dạy học môn Lịch sử Lớp 7 phần Lịch sử Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_su_dung_phuong_phap_giao_bai_tap_du_an_ve_nha_trong_day.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Sử dụng phương pháp giao bài tập dự án về nhà trong dạy học môn Lịch sử Lớp 7 phần Lịch sử Việt Nam

  1. kiến thức của học sinh. Môn lịch sử là một môn học khó lại càng cần phải sử dụng nhiều phương pháp. Vì thế đề tài của tôi hướng tới việc vận dụng hợp lí, hiệu quả một trong nhiều phương pháp dạy học nhằm gây hứng thú cho học sinh khi học môn lịch sử. Và cũng để mong giờ học lịch sử đạt được hiệu quả như nó vốn có. Đề tài mà tôi muốn hướng tới trong bài viết này là: Sử dụng phương pháp giao bài tập dự án về nhà trong dạy học môn Lịch sử lớp 7 phần Lịch sử Việt Nam. Tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề này xuất phát từ tình yêu niềm tự hào dành cho lịch sử Việt Nam, niềm đam mê và mong muốn tạo hứng thú thật sự cho học sinh trong mỗi giờ học sử. II. PHẠM VI ĐỀ TÀI Trong đề tài này tôi đề cập đến các nội dung sau: - Học sinh tự tìm hiểu nghiên cứu kiến thức lịch sử trong việc học môn lịch sử . - Phần lịch sử Việt Nam lớp 7. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Quá trình thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp thu thập, sưu tầm tư liệu , sơ đồ hóa kiến thức liên quan đến bài dạy. - Phương pháp hướng dẫn , sử dụng những kiến thức đã tự tìm hiểu để thuyết trình, hiểu, nhớ về các sự kiện lịch sử. 3
  2. B. NỘI DUNG I.CƠ SỞ LÍ LUẬN: Dạy học là quá trình lĩnh hội tri thứ hai chiều từ phía giáo viên và học sinh. Giáo viên là người truyền thụ, học sinh giữ vai trò là người lĩnh hội. Việc học tập Lịch sử, cũng như học tập bất cứ bộ môn nào ở nhà trường, giáo viên tổ chức cho học sinh nắm bắt kiến thức khoa học, hình thành thế giới quan khoa học, phẩm chất đạo đức chính trị cho học sinh.Tuy nhiên Lịch sử còn trực tiếp giáo dục tình cảm, nhận thức lịch sử nhân loại đặc biệt là lịch sử quê hương đất nước .Từ đó bồi đắp thêm tình yêu và long tự hào về dân tộc mình. Phương pháp dạy học là một trong những yêu cầu quan trọng trong một giờ học. Việc giáo viên sử dụng nhuần nhuyễn, thuần thục các phương pháp dạy học sẽ khiến cho giờ học đó đạt hiệu quả mà vẫn sinh động. Và một trong những phương pháp đổi mới đó là việc giao bài tập về nhà cho học sinh tự tìm hiểu kiến thức lịch sử trong việc dạy học lịch sử. Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó học sinh dưới sự điều khiển và giúp đỡ của giáo viên tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp không chỉ về mặt lý thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành, thông qua đó tạo ra các sản phẩm thực hành có thể giới thiệu, công bố được. 2. Các bước tổ chức dạy học dự án Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS Xây dựng bộ câu hỏi định Làm việc nhóm để lựa chọn 1. Chuẩn bị hướng: xuất phát từ nội chủ đề dự án. dung học và mục tiêu cần Xây dựng Xây dựng kế hoạch dự án: ý tưởng, đạt được. xác định những công việc cần Thiết kế dự án: xác định làm, thời gian dự kiến, Lựa chọn chủ đề, lĩnh vực thực tiễn ứng dụng phương pháp tiến hành và tiểu chủ nội dung học, ai cần, ý phân công công v iệc trong đề tưởng và tên dự án. nhóm. Thiết kế các nhiệm vụ cho Chuẩn bị các nguồn thông tin Lập kế hoạch các HS: làm thế nào để HS thực đáng tin cậy để chuẩn bị thực 4
  3. nhiệm vụ hiện xong thì bộ câu hỏi hiện dự án. học tập được giải quyết và các mục Cùng giáo viên thống nhất tiêu đồng thời cũng đạt các tiêu chí đánh giá dự án. được. Chuẩn bị các tài liệu hỗ trợ GV và HS cũng như các điều kiện thực hiện dự án trong thực tế. 2. Thực hiện Theo dõi, hướng dẫn, đánh Phân công nhiệm vụ các dự án giá học sinh trong quá trình thành viên trong nhóm thực thực hiện dự án hiện dự án theo đúng kế Thu thập Liên hệ các cơ sở, khách hoạch. thông tin mời cần thiết cho HS. Tiến hành thu thập, xử lý Thực hiện Chuẩn bị cơ sở vật chất, tạo kiến thức lịch sử thu được. điều tra điều kiện thuận lợi cho các Xây dựng sản phẩm hoặc bản Thảo luận em thực hiện dự án. báo cáo dưới nhiều dạng như: với các Bước đầu thông qua sản Clip, tranh, tự dựng phim, thành viên phẩm cuối của các nhóm đóng kịch, bài luận, bài khác HS. phỏng vấn Tham vấn Liên hệ, tìm nguồn giúp đỡ giáo viên khi cần. hướng dẫn Thường xuyên phản hồi, thông báo thông tin cho giáo viên và các nhóm khác. 3. Kết thúc Chuẩn bị cơ sở vật chất cho Tiến hành trình bày bài tập dự án giờ học để học sinh có thể dự án của mình hoặc của trình bày hết các ý tưởng nhóm. Tổng hợp trong dự án dưới các hình Tự đánh giá phần chuẩn bị dự các kết thức. án của nhóm. quả Theo dõi, đánh giá bài tập Đánh giá bài tập dự án của Trình bày dự án của các nhóm. các nhóm khác theo tiêu chí dự án Giáo viên chốt lại các kiến đã đưa ra. trước lớp thức có liên quan đến bài Phản ánh lại quá trình học tập 3. Các ví dụ 5
  4. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN : Hiện nay, việc dạy học theo phương pháp bài tập dự án về nhà đã được sử dụng rất phổ biến ở trong các môn học và nó cũng đã mang lại những chuyển biến tích cực đặc biệt đối với môn Lịch sử. 1. Ưu điểm của phương pháp dạy học theo dự án về nhà. - Dễ phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh vào quá trình nhận thức, lĩnh hội kiến thức. - Dùng phương pháp bài tập dự án về nhà, kích thích được khả năng tự học, tự nghiên cứu và hợp tác nhóm của học sinh trong việc tìm hiểu kiến thức lịch sử của dân tộc. Kiến thức được học sinh tự tìm tòi khám phá thì học sinh sẽ dễ dàng tiếp nhận hơn. Từ đó học sinh vừa làm rõ bài giảng, vừa xâu chuỗi kiến thức và có thể so sánh các giai đoạn lịch sử . - Đặc biệt học sinh trường THCS Chương Dương các em còn chưa tự giác trong học tập thì với việc làm bài tập dự án về nhà sẽ là động lực thúc đẩy để các em tạo cho mình một thói quen tự học và cũng là điều kiện để các em tự khám phá khả năng của bản thân từ đó các em sẽ hứng thú trong học tập nói chung và với bộ môn lịch sử nói riêng. Kiến thức sẽ đến với các em một cách chủ động động, tự nhiên giúp nên các em có thể học và nhớ kiến thức dễ dàng hơn. - Sử dụng phương pháp này còn đem đến cho các en sự tự tin, khả năng phản biện. Học sinh sẽ trình bày bài tập dự án chuẩn bị ở nhà trên lớp sau đó có sự trao đổi thảo luận với các bạn trong lớp một cách chủ động. Từ đó sẽ tạo ra sự hứng thú trong giờ học, bài giảng, tiết học trở nên sôi động và học sinh đón nhận các kiến thức lịch sử tưởng chừng như khô khan. - Khi sử dụng phương pháp này học sinh có thể tiếp cận kiến thức lịch sử theo cách riêng của các em với nhiều các kênh tiếp nhận và nhiều hình thức khác nhau từ đó các em sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về một sự kiện lịch sử, một nhân vật lịch sử. Mặt khác các em có thể sử dụng nhiều kiến thức ở các môn học khác vào phần dự án của mình như : Văn học, địa lí, âm nhạc, mĩ thuật 6
  5. - Qua các bài tập dự án tôi đã hình thành những năng lực, phẩm chất cho học sinh. + Hình thành năng lực: Năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực tự quản bản thân, năng lực thẩm mĩ, năng lực công nghệ thông tin + Hình thành phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ, sống có trách nhiệm 2.Hạn chế của phương pháp dạy học theo dự án. - Do kiến thức lịch sử nhiều và một số đơn vị kiến thức còn đang có nhiều tranh cãi hay chưa rõ ràng nên trong qúa trình tìm hiểu học sinh khó phân biệt và đưa ra nhận định của mình. - Các bài tập dự án làm việc nhóm rất dễ xẩy ra tình trạng một số em ỷ lại dựa dẫm vào bạn không tham gia làm việc. Cũng có thể các em làm việc đối phó sao chép cho không việc. Từ đó, dẫn đến việc các em tiếp nhận kiến thức một cách máy móc, thụ động. - Để hoàn thành được bài tập dự án thì cần đòi hỏi một óc sáng tạo, khả năng thu nhận thông tin và sử lí thông tin nhanh nhạy. Ngoài ra, cũng cần tiếp cận đến các thiết bị công nghệ thông tin. Mà tất cả điều điều này là khó khăn với điều kiện và khả năng học sinh của trường. 3.Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp dạy học theo sơ đồ hóa kiến thức - Không nên sử dụng qua nhiều , mà chỉ sự dụng phương pháp này vào một số tiết học nếu không sẽ gây ra sự nhàm chán và quá nặng nề cho học sinh. - Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của học sinh. Học sinh được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. - Giáo viên phải có định hướng và giúp đỡ cho học sinh trong quá trình chuẩn bị dự án nếu không học sinh sẽ không biết làm thế nào và bắt đầu từ đâu. - Bên cạnh đó trước khi cho học sinh trình bày dự án giáo viên cần kiểm tra trước tránh học sinh đưa ra những kiến thức lịch sử lệch lạc, những nhận định mang tính chất phản động bôi xấu. 7
  6. - Giáo viên cần hướng học sinh đến những dự án mang tính ứng dụng những kiến thức lịch sử vào giải quyết vấn đề của thực tiễn cuộc sống bởi vì học lịch sử là tìm hiểu quá khứ để có thể áp dụng vào hiện tại, bồi bắp tình yêu quê hương đất nước và khát vọng cống hiến. III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng của vấn đề Trong những năm qua, mặc dù chương trình sách giáo khoa đã có giảm tải, nhưng lượng kiến thức trong mỗi bài học vẫn rất nhiều. Đa số học sinh học lịch sử một cách thụ động với duy nhất một quyển sách lịch sử nên không thể nhớ hết sự kiện lịch sử và không hiểu bài. Vì thế để có thể để khơi dậy tình yêu của học sinh với môn sử và giúp học sinh hiểu bài nhanh chóng giáo viên đã sử dụng phương pháp giao bài tập dự án về. 2. Các biện pháp Trong dạy học lịch sử, do không trực tiếp quan sát các sự kiện nên phương pháp để học sinh tìm hiểu, đánh giá các sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử góp phần quan trọng trong việc định hình kiến thức cho học sinh, học sinh phát huy được năng lực của mình . Qua thực tế giảng dạy nhiều năm bản thân xin đưa ra một số kinh nghiệm nhỏ trong việc sử dụng các sơ đồ để dạy học bộ môn lịch sử . Quá trình thực hiện như sau : Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Xây dựng bộ câu hỏi định Làm việc nhóm để lựa chọn 1. Chuẩn bị hướng: xuất phát từ mục chủ đề dự án. tiêu cần đạt được về: Kiến Xây dựng Xây dựng kế hoạch dự án: xác ý tưởng, thức, kĩ năng , thái độ và định những công việc cần làm, hình thành và phát triển thời gian dự kiến, vật liệu, Lựa chọn nội dung năng lực . kinh phí, phương pháp tiến - Thiết kế dự án: xác định hành và phân công công v iệc Lập kế nội dung học ý tưởng và trong nhóm. hoạch các tên dự án. nhiệm vụ Chuẩn bị các nguồn thông tin - Thiết kế các nhiệm vụ cho học tập đáng tin cậy để chuẩn bị thực 8
  7. học sinh: làm thế nào để hiện dự án. học sinh thực hiện xong Cùng GV thống nhất các tiêu thì các mục tiêu đồng thời chí đánh giá dự án. cũng đạt được. - Chuẩn bị các tài liệu hỗ trợ học sinh cũng như các điều kiện thực hiện dự án trong thực tế. 2. Thực hiện Theo dõi, hướng dẫn, đánh Phân công nhiệm vụ các thành dự án giá HS trong quá trình thực viên trong nhóm thực hiện dự hiện dự án án theo đúng kế hoạch. Liên hệ các cơ sở như: Tiến hành thu thập, xử lý kiến Viện bản tàng, các di tích thức lịch sử thu được. lịch sử, thư viện, chứng Xây dựng sản phẩm hoặc bản nhân lịch sử nếu học báo cáo dưới nhiều dạng như: cần. Clip, tranh, tự dựng phim, Chuẩn bị cơ sở vật chất, đóng kịch, bài luận, bài phỏng tạo điều kiện thuận lợi cho vấn các em thực hiện dự án. Liên hệ, tìm nguồn giúp đỡ khi Bước đầu thông qua sản cần. phẩm của các nhóm . Thường xuyên phản hồi, thông báo thông tin cho giáo viên và các nhóm khác. 3. Kết thúc Chuẩn bị cơ sở vật chất Tiến hành trình bày bài tập dự dự án cho giờ học để học sinh có án của mình hoặc của nhóm. thể trình bày hết các ý Tự đánh giá phần chuẩn bị dự Tổng hợp tưởng trong dự án dưới án của nhóm. các kết các hình thức. Đánh giá bài tập dự án của các quả Theo dõi, đánh giá bài tập nhóm khác theo tiêu chí đã Trình bày dự án của các nhóm. đưa ra. dự án Giáo viên chốt lại các kiến trước lớp thức có liên quan đến bài Phản ánh lại quá trình học tập * Phân loại các bài tập dự án trong dạy học Lịch sử: 9
  8. Dự án tìm hiểu- đánh giá: là dự án mà học sinh tìm hiểu về một sự kiện lịch sử hoặc một nhân vật lịch sử sau đó đưa ra những đánh giá của mình về các sự kiện đó và vai trò đóng góp của các nhân vật lịch sử. Dự án ứng dụng: tập trung vào việc học sinh sẽ áp dụng những kiến thức đã học vào hiện thực cuộc sống như thế nào? a.Dự án tìm hiểu- đánh giá: a1.Dự án này phù hợp để dạy và học các bài có liên quan đến các phong trào khởi nghĩa, các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược tìm hiểu về Văn hóa- kinh tế- xã hội của các triều đaị: Ví dụ :khi dạy bài 20 “Nước Đại Việt thời Lê sơ” , dạy phần II- Tình hình kinh tế- xã hội; phần III: Tình hìnhvăn hóa giáo dục; phần IV: Một số danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc . Để đi tìm hiểu phần này tôi đã thực hiện theo các bước sau: Bước chuẩn bị: Xây dựng ý tưởng, lựa chọn nội dung, lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập - Giáo viên phân nhóm và giao bài tập dự án cho các nhóm trước 1 tuần. + Ở phần này tôi đã chia lớp làm 3 nhóm nghiên cứu 3 bài tập dự án sau: Bài tập 1: Trình bày tình hình kinh tế- xã hội của nước Đại Việt thời Lê sơ (1428- 1527) từ đó em hãy so sánh với các triều đại trước? Bài tập 2: Tìm hiểu những thành tựu về văn hóa, giáo dục thời Lê sơ? Bài tập 3: Nêu những hiểu biết về một số danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc thời Lê sơ và đánh giá về những đóng góp của họ trong sự phát triển của lịch sử dân tộc? + Giáo viên hướng dẫn học sinh để học sinh lên ý tưởng cho phần chuẩn bị của nhóm mình. Ở phần này tôi đã hướng dẫn các các nhóm trước khi làm dự án lên cố gắng mỗi nhóm sử dụng một hình thức khác nhau để giờ học phong phú đa dạng bớt nhàm chán. Với bài tập1:Trình bày tình hình kinh tế- xã hội của nước Đại Việt thời Lê sơ (1428- 1527) từ đó em hãy so sánh với các triều đại trước? Tôi đã hướng dẫn nhóm nên tìm các hình ảnh có liên quan đến các lĩnh vực kinh tế- xã hội của triều Lê sơ và các triều đại trước để từ những hình ảnh đó các con đưa ra các nhận xét. Đối với phần nhậ xét các con có thể tìm tài liệu trên sách 10
  9. báo, mạng để dẫn những nhận xét của các học giả để có cái nhìn tổng quan nhất, tránh phiến diện một triều.Còn đối với bài tập 2:Tìm hiểu những thành tựu về văn hóa, giáo dục thời Lê sơ? Tôi đã hướng học sinh nên đi đến Văn Miếu- Quốc Tử Giám để làm tìm hiểu và từ đó dựng những đoạn phim trải nghiệm. Cuối cùng là bài tập 3: Nêu những hiểu biết về một số danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc thời Lê sơ và đánh giá về những đóng góp của họ trong sự phát triển của lịch sử dân tộc? Với phần này tôi đã hướng học sinh đi tìm hiểu những tác phẩm của các danh danh thời Lê sơ và từ đó các con giới thiệu và đưa ra những đóng góp của các danh nhân. Bước 2: Học sinh nhận bài tập dự án. - Ở bước này học này học sinh tiến hành làm dưới sự giúp đỡ của tôi. Tôi thường xuyên để ý và giúp đỡ các con nếu như các những vướng mắc các con không tự giải quyết được. Trước tiết học hai ngày tôi đã cho các nhóm trình bày trước phần chuẩn bị bài tập dự án của nhóm để đưa ra những góp ý cuối cùng phù hợp nhất. Bước 3 kết thúc dự án: Tổng hợp các kết quả, trình bày dự án trước lớp, phản ánh lại quá trình học tập. - Đến tiết học đến những phần có bài tập dự án tôi đã cho học sinh lên trình bày phần bài tập dự án của nhóm mình. Đại diện nhóm lên trình bày và sau đó ác con đã có những sự trao đổi thảm luận với nhau về nội dung các phần. Sau khi các con trao đổi thảo luận tôi đã đưa ra những lời nhận xét và chốt lại những kiến thức cơ bản của bài học. a2. Dự án ứng dụng: Bài tập dự án này phù hợp để áp dụng vào các bài có phần liên hệ thực tế của học sinh đó là: Qua các kiến thức lịch sử thì chúng ta học hỏi được gì vào đời sống hay học sinh cần làm gì để gìn giữ và phát huy các truyền thống của dân tộc ta. Ví dụ: Khi dạy bài khởi nghĩa Lam Sơn tôi đã giao bài tập dự án vể nhà cho các con đó là: Học sinh Quận Hoàn Kiếm và trường THCS Chương Dương đã làm gì được gì để gìn giữ và phát huy tinh thần yêu nước? Đối với bài tập dự án này tôi cũng áp dụng các bước như đã nói. 3.Kết quả : 11
  10. Qua thực tế một vài năm giảng dạy môn lịch sử áp dụng phương pháp bài tập dự án tôi thấy được một số kết quả sau: - Học sinh rất hứng thú học tập. - Tăng tính tự giác trong việc tìm hiểu kiến thức mới cho học sinh. - Học sinh biết cách làm việc theo nhóm. - Các em mạnh dạn tự tin trình bày quan điểm suy nghĩ của mình. - Bắt đầu các em có sự phản biện trước các vấn đề. - Các em hiểu, mở rộng, nhớ và khắc sâu các kiến thức. - Phương pháp này phát triển được tư duy thẩm mĩ, trình độ công nghệ thông tin. - Qua việc tự tìm hiểu học sinh mở rộng được kiến thức không chỉ của một môn mà còn rất nhiều môn. - Khi sử dụng phương pháp bài tập dự án về nhà trong dạy học lịch sử tôi nhận thấy bồi đắp cho các em tình yêu quê hương đất yêu nước và có lòng tự hào dân tộc. Từ đó các em sống có trách nhiệm hơn đối với bản thân mình, gia đình và xã hội. Chính phương pháp này trong năm học qua kết quả chất lượng môn Sử cao hơn so với những năm trước. 100% học sinh đạt từ trung bình trở lên, trong đó 90% khá giỏi. IV. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ HÓA KIẾN THỨC LỊCH SỬ TRONG MỘT BÀI CỤ THỂ. 1. Thiết kế bài giảng 12
  11. 2.Kết quả khảo sát sau bài dạy: Thống kê số học sinh hiểu bài sau tiết dạy: Tổng số Giỏi Khá Trung bình Yếu 99 SL % SL % SL % SL % 61 61,6 29 29,2 9 9,2 0 0 13
  12. III. KẾT LUẬN Môn Lịch sử đặc biệt là phần lịch sử Việt Nam rất quan trọng đối với học sinh vì môn học mang đến cho các em các kiến thức quan trọng về lịch sử đất nước để từ đó các em biết cội nguồn của dân tộc, thấy yêu và tự hào về những truyền thống của ông cha ta. Chính vì thế để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử, người giáo viên phải luôn sử dụng tốt các phương dạy học lịch sử một cách nhuần nhuyễn, trong những phương pháp đó việc sử dụng phương pháp bài tập dự án ở nhà cũng có tác dụng rất lớn . Trong những năm qua, công tác đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS Chương Dương đã trở thành một phong trào lớn trong mỗi tổ, nhóm chuyên môn. Chính nhờ việc đổi mới các phương pháp dạy học mà chất lượng dạy và học có nhiều thay đổi và đạt những kết quả đáng khích lệ. Qua đề tài này, tôi cũng đã rút ra được nhiểu bài học, kinh nghiệm cho bản thân trong việc sử dụng phương pháp bài tập dự án trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 7: Thứ nhất, Phương pháp bài tập dự án là một lợi thế khi dạy lịch sử lớp 7 đặc biệt là lịch sử Việt Nam. Vì trong chương trình có quá nhiều kiến thức và các sự kiện lịch sử nếu như không cho các em làm bài tập dự án thì học sinh rất khó nắm bắt được những kiến thức lịch sử đó. Thứ hai, không nên áp dụng quá nhiều phương pháp này ở các tiết học khiến học sinh nhàm chán vì phương pháp bị lặp đi lặp lại và học sinh cảm thấy quá nặng nề khi học môn sử không có thời gian để học các môn khác dẫn đến việc sợ học và không yêu thích. Thứ ba, một việc cũng rất quan trong đó là các bài tập dự án phải phù hợp với khă năng của học sinh. Trên đây là những kinh nghiệm của cá nhân tôi trong quá trình áp dụng phương pháp này trong dạy học môn Lịch sử 7 kết hợp cùng với nhiều phương pháp khác trong một giờ học. Tôi cũng nhận thấy còn nhiều thiếu xót và hạn chế trong qúa trình áp dụng. Tôi cũng mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài này rất mong nhận được sự góp ý, xây dựng để cho việc áp dụng phương 14
  13. pháp này thực sự có hiểu quả và hơn hết đó truyền được tình yêu dành cho môn sử đặc biệt là lịch sử Việt Nam của học sinh. Qua đây, tôi xin có một số đề xuất: 1. Phải xác định được tầm quan trọng của bộ môn lịch sử từ các cấp lãnh đạo để từ đó có biện pháp cụ thể như vấn đề thời lượng đối với bộ môn, vấn đề kiểm tra đánh giá 2. Đầu tư trang thiết bị đồ dùng dạy học phong phú hơn nữa để cuốn hút học sinh trong các giờ học lịch sử. 3. Nên có nhiều bộ phim đề tài lịch sử để học sinh được tiếp cận với lịch sử Việt Nam một cách nhẹ nhàng, hứng thú. 4. Nên có những tiết học để học sinh có thể đi trải nghiệm thực tế ở các di tích lịch sử. Mong được sự đóng góp ý kiến từ phía các đồng nghiệp! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2018 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người viết Bùi Thị Hồng Yến TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa lớp 7 2. Sách giáo viên lớp 7 3. Giáo trình Giáo dục học tập 1- Trần Thị Tuyết Oanh chủ biên- NXB Đại học Sư phạm Hà Nội 15