SKKN Tổ chức hoạt động ngoại khoá giáo dục vì sự phát triển bền vững cho học sinh qua chương trình, sách giáo khoa Địa lí Lớp 11

docx 46 trang thulinhhd34 5411
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức hoạt động ngoại khoá giáo dục vì sự phát triển bền vững cho học sinh qua chương trình, sách giáo khoa Địa lí Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_to_chuc_hoat_dong_ngoai_khoa_giao_duc_vi_su_phat_trien.docx
  • doc3. Phieu cham sang kien _ SKKN Sang_GK1.doc
  • doc3. Phieu cham sang kien _ SKKN Sang_GK2.doc
  • doc4. Bien ban cham va xet duyet sang kien _ SKKN Sang.doc
  • docbia SKKN.doc
  • docxSKKN_2019.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Tổ chức hoạt động ngoại khoá giáo dục vì sự phát triển bền vững cho học sinh qua chương trình, sách giáo khoa Địa lí Lớp 11

  1. Ðơn cử như ở Hà Lan, một nước nằm thấp hơn mực nước biển, các gia đình đang chuẩn bị đối phó với tình trạng lụt lội với sự hỗ trợ của Chính phủ bằng cách xây dựng những ngôi nhà có móng giống như thân tàu biển có thể nổi trên mặt nước, trong khi đó tại các làng quê đông dân cư ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, người dân địa phương buộc phải thích nghi bằng cách học bơi và sử dụng áo phao. Thay đổi khí hậu có ảnh hưởng không nhỏ đối với cuộc sống hằng ngày. Nói ngắn gọn, nếu nhiệt độ trung bình được phép tăng thêm từ hai đến ba độ so với mức hiện nay có thể có thêm 600 triệu người ở tiểu khu vực châu Phi bị đói; hơn 300 triệu người phải rời bỏ nhà cửa do bão lũ và có thêm 400 triệu người bị bệnh truyền nhiễm như bệnh sốt rét, bệnh viêm màng não và bệnh sốt xuất huyết. Nói một cách khác, thất bại trong việc giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu sẽ có hậu quả nghiêm trọng đến con người và sẽ cản trở mọi nỗ lực giảm nghèo của chúng ta. Nhìn chung tại Nam Á và Ðông Á, những thay đổi về lượng mưa, nhiệt độ và sự sẵn có của nước sạch sẽ tạo ra những thiệt hại to lớn về năng suất lương thực và cản trở các nỗ lực giảm nghèo nông thôn. Những nước trong khu vực này, nhất là miền duyên hải Trung Quốc, Bangladesh và Việt Nam sẽ chịu nguy cơ bão lụt cao một cách thường xuyên. Việt Nam đang nỗ lực khắc phục những trận thiên tai khắc nghiệt như vậy nhưng những nguy cơ bị thiên tai đang tăng lên. Bão lụt đang xảy ra liên tiếp tại các khu vực miền trung Việt Nam và sự thay đổi khí hậu đang làm cho tình hình xấu hơn. Theo dõi tin tức chúng ta thấy những hình ảnh các ngôi nhà bị trôi dạt và những gia đình bị buộc phải rời bỏ cộng đồng và những sự tàn phá khốc liệt của thời tiết dẫn đến những cái chết đau thương. Những giải pháp cấp bách Báo cáo mới đây của Nhóm liên Chính phủ LHQ (LHQ) về Biến đổi khí hậu đã kết luận, biến đổi khí hậu là một thực tế và do loài người gây ra. Trái đất của chúng ta đang nóng lên, tạo ra những thiệt hại không thể bù đắp và chúng ta phải chịu trách nhiệm cho sự ham muốn vô hạn và sự phụ thuộc của chúng ta vào nhiên liệu hóa thạch để tạo điện năng cho các nền kinh tế đang tăng trưởng của chúng ta cũng như sự gia tăng nhu cầu cần có sự tiện lợi về phương tiện giao thông, và mở rộng không gian đô thị. Năm nay đề cập đến tác động của sự thay đổi khí hậu đối với sự phát triển con người và tác động của nó đối với những người nghèo nhất trên thế giới và Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của sự thay đổi khí hậu, đồng thời là một trong những dân tộc có cơ hội tác động đến các quyết định quốc tế, bao gồm trong Hội nghị toàn cầu LHQ về thay đổi khí hậu được tổ chức tại Bali. Những người ít chịu trách nhiệm nhất đối với sự thay đổi khí hậu, đó là những người nghèo nhất trên thế giới, lại là những người dễ bị tổn thương và ít có khả năng nhất trong việc thích nghi với các tác động của sự thay đổi khí hậu. 33
  2. Hiện nay, biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu và LHQ là tổ chức có đã và đang giải quyết vấn đề này. Công ước Khung của LHQ về Thay đổi khí hậu tạo cơ sở cho các nỗ lực liên chính phủ khắc phục những thách thức do sự thay đổi khí hậu tạo ra. Theo công ước, hệ thống khí hậu là một nguồn lực chung và sự ổn định của hệ thống này có thể bị ảnh hưởng bởi sự thải khí đi-ô-xít các- bon và các nguồn khí nhà kính khác, hiến chương này đã dẫn đến Nghị định thư Kyoto bao gồm các cam kết giảm khí thải đối với các nước phát triển trong giai đoạn 2008-2012. Sự thay đổi khí hậu không chỉ đơn thuần là một vấn đề kinh tế hoặc môi trường. Ðây là một vấn đề đạo đức và là một vấn đề mà con cháu chúng ta sẽ đánh giá chúng ta trong những thập kỷ tiếp theo. Mặc dù các mục tiêu giảm các-bon cần mang tính ràng buộc đối với những nước giàu và phải có hiệu lực tức thì, các nước đang phát triển cần bắt đầu hoạch định làm thế nào để họ có thể giảm lượng sản xuất khí nhà kính trong tương lai gần. Ðể làm được điều này, các nước đang phát triển cần tiếp cận được với công nghệ hiệu quả, có hàm lượng các-bon thấp và tránh việc tăng cường sử dụng các công nghệ gây ô nhiễm cao. Ðiều này đòi hỏi phải tăng cường chuyển giao mạnh mẽ công nghệ và tài chính và chúng ta cần có các cơ chế được củng cố và mới mẻ ngoài cơ chế thông qua thị trường các-bon đang hình thành. Mỗi người trong chúng ta đều có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội hãy làm tốt hơn nữa vì một tương lai tươi đẹp và một hành tinh chung của toàn nhân loại. Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa nguy hiểm đối với toàn cầu và từng quốc gia trong việc thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ. Chùm ảnh về “Thảm hoạ khí hậu thay đổi” Ảnh 1 Ảnh 2 34
  3. Ảnh 3 Ảnh 4 Ảnh 5 Ảnh 6 35
  4. Ảnh 7 Ảnh 8 Ảnh 9 Ảnh 10 HÃY CỨU LẤY TRÁI ĐẤT! Ảnh 11 Trên đây là một Mô đun mà tác giả đã thiết kế căn cứ vào những kết quả nghiên cứu ở trên. Khi dạy học Địa lí lớp 11, GV có thể căn cứ vào nội dung bài học và toàn bộ chương trình để thiết kế các hình thức tổ chức dạy học ngoại khoá GDPTBV một cách đa dạng phù hợp với từng đối tượng HS và thực tế nhà trường, địa phương. Việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá này sẽ góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu PTBV đã đặt ra. 36
  5. Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM Thực nghiệm sư phạm là khâu hết sức quan trọng, có vị trí đặc biệt trong quá trình nghiên cứu đề tài nói riêng và phương pháp dạy học nói chung. Bởi đây là khâu thực hiện toàn bộ nội dung mà đề tài đề cập đến, là khâu kiểm nghiệm, đánh giá tính khả thi, hiệu quả và sự đúng đắn của các vấn đề mà đề tài nghiên cứu. Kết quả của quá trình thực nghiệm sẽ giúp cho người nghiên cứu có điều kiện so sánh, điều chỉnh nội dung nghiên cứu cho phù hợp với thực tiễn. Nếu sử dụng các hình thức dạy học ngoại khoá GDPTBV cho HS thì kết quả sau khi tiến hành thực nghiệm sẽ cao hơn trước khi thực nghiệm, tức là thực nghiệm thành công. II. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 1. Đối tượng, thời gian và tiến trình thực nghiệm sư phạm 1.1. Đối tượng thực nghiệm Dựa trên cơ sở là hoạt động ngoại khoá GDPTBV đã thiết kế mẫu, tôi đã tiến hành tổ chức thực nghiệm hoạt động này cho HS lớp 11A 1 (gồm 34 HS) và lớp 11A 2 (gồm 34 HS) của trung tâm GDNN-GDTX Yên Lạc. Sau khi tiến hành thực nghiệm có phiếu kiểm tra đánh giá kết quả ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (lớp 11A 3 với 34 HS và lớp 11A4 với 34 HS). 1.2. Thời gian thực nghiệm Về nguyên tắc phải lựa chọn tổ chức hoạt động ngoại khoá vào các thời điểm mà không làm ảnh hưởng đến thời gian học tập chính khoá của HS. Tôi đã tiến hành hoạt động ngoại khoá này vào dịp 26/3 với hai lớp thực nghiệm là lớp 11A 1 và 11A2 của trung tâm Yên Lạc. 1.3. Tiến trình thực nghiệm sư phạm - Trước khi tiến hành thực nghiệm, tôi đã tìm hiểu về nhận thức của HS về các vấn đề PTBV thông qua việc phỏng vấn trực tiếp HS và GV. - Soạn nội dung hoạt động ngoại khoá GDPTBV (Mô đun: Hãy cứu lấy Trái đất). - Tiến hành thực nghiệm ở lớp 11A1 và 11A2. - Kiểm tra nhận thức của HS sau thực nghiệm bằng phiếu đánh giá. - Đánh giá kết quả thực nghiệm. 2. Kết quả thực nghiệm Nội dung của hoạt động ngoại khoá mà tác giả tiến hành thực nghiệm là tìm hiểu về sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Sau khi tiến hành thực nghiệm, để đánh giá kết quả nhận thức của HS về các nguyên nhân gây nên biến đổi khí hậu toàn cầu, hậu quả và các giải pháp khắc phục, tôi đã soạn ra 5 câu hỏi trắc nghiệm trong phiếu điều tra rồi phát cho HS của 4 lớp, 2 lớp thực nghiệm (lớp 11A1 và 11A2) và 2 lớp đối chứng (lớp 11A3 và 11A4). Bộ câu hỏi điều tra nhận thức của HS về vấn đề Biến đổi khí hậu toàn cầu 37
  6. 1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu là: a. Trái đất ấm dần lên. b. Nhiệt độ Trái đất giảm đi làm cho không khí lạnh hơn. c. Sự gia tăng lượng khí thải ở các nước phát triển. d. Tầng Ozon của Trái đất dày hơn. 2. Nguyên nhân chủ yếu gây nên biến đổi khí hậu toàn cầu là: a. Do qui luật tự nhiên. b. Do các nước nghèo sử dụng quá ít năng lượng. c. Do vận động tự quay của Trái đất. d. Do sự phát thải các khí thải, nhất là khí nhà kính ở các nước phát triển. 3. Biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra hậu quả gì? a. Lũ lụt ở các vùng đất ven biển do nước biển dâng cao. b. Nghèo đói ở các nước chậm phát triển. c. Cháy rừng và suy giảm đa dạng sinh học. d. Sự gia tăng các thảm hoạ thiên tai khắc nghiệt, nghèo đói và dịch bệnh ở các nước chậm phát triển. 4. Nội dung của nghị định thư KYOTO là: a. Cam kết giảm khí thải ở các nước phát triển. b. Cam kết giảm khí thải ỏ các nước chậm phát triển c. Các nước được khai thức và sử dụng tối đa tất cả các nguồn năng lượng hiện có để phát triển kinh tế. d. Cam kết giảm khí thải ở tất cả các quốc gia, đặc biệt là ở các nước công nghiệp phát triển. 5. Là HS, các em có thể làm được gì để chống lại sự biến đổi khí hậu toàn cầu? a. Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng hiện có. b. Hạn chế trồng cây xanh vì nó gây cản trở giao thông. c. Sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng, tuyên truyền và tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương. d. Không tham gia vào bất cứ các hoạt động nào vì chỉ cần mình không làm gì ảnh hưởng đến môi trường là được. Kết quả thực nghiệm được phân tích, tổng hợp bằng cách sử dụng một số công thức toán học để tính toán (có bảng thống kê về số điểm, % kết quả của HS, vẽ đồ thị kết quả đánh giá). Dựa trên kết quả điều tra có được, tôi đã phân chia các mức độ như sau: - Mức Tốt: Trả lời đúng 5/5 câu hỏi. - Mức Khá: Trả lời đúng 3 – 4/5 câu hỏi. - Mức Trung bình: Trả lời đúng 1 – 2/5 câu hỏi. 38
  7. - Mức Kém: Không trả lời đúng câu hỏi nào. Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm: (Lớp thực nghiệm (11A 1 và 11A 2), lớp đối chứng (11A 3 và 11A 4)) Số HS đạt mức Lớp Số HS Kém Trung bình Khá Tốt Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % TN 68 1 1,5 14 20,6 40 58,8 13 19,1 ĐC 68 8 11,8 39 57,3 17 25,0 4 5,9 Biểu đồ thể hiện kết quả thực nghiệm % 70 60 50 40 Thực nghiệm 30 Đối chứng 20 10 0 Kém Trung bình Khá Tốt Mức Nhận xét chung: Sau khi tiến hành thực nghiệm, với những kết quả thu được, có thể rút ra một số nhận xét sau: - Các em HS đều có hứng thú khi được tham gia vào các hoạt động ngoại khoá GDPTBV, phần lớn các em đều tích cực tham gia và có những đóng góp vào sự thành công của buổi ngoại khoá. - Kết quả điều tra cho thấy các em đã có sự tiến bộ rõ rệt sau khi tham gia ngoại khoá, biểu hiện thông qua nhận thức của mình với vấn đề Biến đổi khí hậu toàn cầu nói riêng và các vấn đề của PTBV nói chung. Kết quả đạt ở mức trung bình ít, tuy nhiên số HS đạt loại tốt chưa cao, chủ yếu là loại khá. Điều này một phần là do PTBV là vấn đề mới dược đưa vào CT GD, sự hiểu biết của HS còn ở mức hạn chế trong khi các hình thức tổ chức dạy học 39
  8. lại chủ yếu là trên lớp học chứ ít khi tổ chức các hoạt động ngoại khoá với nội dung GDPTBV. - Qua kết quả thực nghiệm cũng cho thấy với những kiến thức của SGK Địa lí, người GV có thể khai thác được các nội dung của GDPTBV từ đó làm cơ sở để thiết kế và tổ chức hoạt động ngoại khoá GDPTBV góp phần vào đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học hiện nay. Khả năng áp dụng sáng kiến: Thực nghiệm sư phạm là một quá trình nghiên cứu thực tiễn nhằm khẳng định tính khả thi của đề tài nghiên cứu. Một trong những công đoạn quyết định đến sự thành công của quá trình thực nghiệm sư phạm là chọn mẫu thực nghiệm. Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng phải đảm bảo tương đương về sĩ số và khả năng nhận thức. Sau khi chọn được mẫu thực thực nghiệm, GV tiến hành tổ chức thực hiện các nội dung thực nghiệm theo kế hoạch. - Qua việc tổ chức theo dõi và phân tích diễn biến, hiệu quả của tiến trình dạy học trong các giờ thực nghiệm cho thấy, tổ chức hoạt động ngoại khoá giáo dục vì sự phát triển bền vững cho học sinh qua chương trình, sách giáo khoa Địa lí lớp 11 cung cấp nguồn thông tin bổ ích, tạo nên hứng thú học tập cho HS. - Qua kết quả của các bài kiểm tra kết hợp với phân tích số liệu cho thấy rằng việc tổ chức hoạt động ngoại khoá giáo dục vì sự phát triển bền vững cho học sinh qua chương trình, sách giáo khoa Địa lí lớp 11 đã góp phần nâng cao nhận thức, thái độ của HS. 8. Những thông tin cần được bảo mật Không có 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 1/ Qua kết quả điều tra thực tế và trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi nhận thấy việc tổ chức GDPTBV qua môn học nói chung và qua môn Địa lí nói riêng còn chưa phổ biến và hiệu quả, đặc biệt là các hoạt động ngoại khoá. Điều này một phần có thể do đây là nội dung mới được đưa vào nhà trường nên còn ít được chú ý. Tuy nhiên vấn đề GDPTBV trong giai đoạn hiện nay là rất quan trọng, nó góp phần rất lớn vào trong công cuộc phát triển đất nước. Vì vậy, ngành GD nên tổ chức bồi dưỡng cho các GV nói chung, đặc biệt là GV các bộ môn có khả năng GDPTBV cao như môn Địa lí chuyên đề GDPTBV, trong đó chú ý đến việc sử dụng các hình thức dạy học ngoài giờ lên lớp (hoạt động ngoại khoá) vì chúng có vai trò rất quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học về GDPTBV nói riêng. 2/ Để các hoạt động ngoại khoá đạt kết quả cao thì ngoài việc thiết kế được, người GV cần kết hợp chặt chẽ với các cán bộ Đoàn - Đội cũng như các cơ quan đoàn thể địa phương, để tranh thủ sự ửng hộ, giúp đỡ về cơ sở vật chất cũng như các điều kiện cần thiết khác cho việc tổ chức hoạt động ngoại khoá. 40
  9. 3/ Đối với GV Địa lí khi thiết kế hoạt động ngoại khoá qua CT, SGK Địa lí cần nghiên cứu kĩ SGK để chọn lọc ra những kiến thức GDPTBV được “lồng ghép” trong đó, từ đó thiết kế ra những hoạt động ngoại khoá có ý nghĩa về mặt thực tiễn và có tính khả thi cao. 10. Đánh giá lợi ích thu được Qua các nội dung nghiên cứu, đề tài đã đạt được một số kết quả sau: 1/ Đề tài đã nghiên cứu một số cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề GDPTBV qua môn Địa lí nói chung và qua môn Địa lí 11 nói riêng, đặc biệt là GDPTBV bằng hình thức dạy học ngoại khoá. 2/ Đề tài đã thiết kế được mẫu Mô đun hoạt động ngoại khoá GDPTBV cho HS lớp 11 với mục đích góp một phần nhỏ giúp GDPTBV qua môn học ngày càng có hiệu quả, Mô đun này có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các thầy cô giáo Địa lí lớp 11 và các khối học khác để thiết kế hoạt động ngoại khoá nói chung và ngoại khoá GDPTBV nói riêng trong các bài học Địa lí của mình. 3/ Đề tài cũng đã tiến hành thực nghiệm sư phạm để xác định tính khả thi và hiệu quả, sau thực nghiệm đi đến kết luận: HS sau khi tham gia các hoạt động ngoại khoá đã có chuyển biến tích cực về mặt nhận thức, thái độ và hành vi trong các vấn đề về PTBV so với trước khi tham gia hoạt động ngoại khoá. 4/ Mặc dù đề tài nghiên cứu mới đem lại kết quả ở mức khiêm tốn nhưng cũng đã góp một phần nhỏ vào việc GDPTBV qua môn học cho HS, chứng minh được vai trò chìa khoá của GD đối với PTBV và khẳng định tính khả thi của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Số Tên tổ chức/cá Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT nhân áp dụng sáng kiến 1 Hoàng Thị Nhung Trung tâm GDNN-GDTX Yên Lạc Giáo dục Vĩnh Phúc, ngày tháng năm 2020 Vĩnh Phúc, ngày 10 tháng 05 năm 2020 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Dương Thị Sáng 41
  10. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bản tin giáo dục môi trường: giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông Việt Nam. Dự án VIE/98/018. Bộ Giáo dục – đào tạo, Hà Nội 2003. 2. Cơ sở khoa học môi trường. Lê Văn Khoa và nhiều người khác. NXB GD, Hà Nội 2006. 3. Dân số, tài nguyên và môi trường. Lê Thông, Nguyễn Hữu Dũng. NXB GD, Hà Nội 1998. 4. Địa lí kinh tế - xã hội đại cương. Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông. NXB ĐHSP, Hà Nội 2006. 5. Địa lí kinh tế - xã hội thế giới. Ông Thị Đan Thanh. NXB ĐHSP, Hà Nội 2006. 6. Đổi mới giáo dục Địa lí theo định hướng của giáo dục vì sự phát triển bền vững. Trần Đức Tuấn. Hội nghị “Nghiên cứu khoa học và đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy Địa lí”, Hà Nội 2006. 7. Giáo án và tư liệu điện tử giảng dạy Địa lí lớp 11. Vũ Đình Hoà, Kiều Văn Hoan, Nguyễn Thanh Xuân, Ngô Thị Hải Yến. NXB ĐHSP, Hà Nội 2007 8. Giáo dục môi trường qua môn Địa lí ở trường phổ thông. Nguyễn Phi Hạnh, Nguyễn Thị Thu Hằng. NXB ĐHSP, Hà Nội 2004. 9. Giáo dục vì sự phát triển bền vững qua môn Địa lí. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng, Trần Đức Tuấn. Tài liệu dạy học dành cho sinh viên khoa Địa lí - trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội 2008. 10. Giáo dục vì sự phát triển bền vững thông qua chương trình, sách giáo khoa Địa lí phổ thông. Nguyễn Thị Thu Hằng, Đoàn Thị Thanh Phương. Kỉ yếu Hội nghị “Nghiên cứu khoa học và đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy Địa lí”, Hà Nội 2006. 11. Giáo dục phòng chống ma tuý qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường sư phạm và trường phổ thông. Tài liệu bồi dưỡng cho GV THCS. 12. Hoạt động ngoại khoá Địa lí ở trường phổ thông. Nguyễn Đức Vũ. 13. Lí luận dạy học Địa lí. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc. NXB ĐH Quốc gia, Hà Nội 1998. 14. Môi trường và phát triển bền vững. Nguyễn Đình Hoè. NXB GD, Hà Nội 2007. 15. Mười vạn câu hỏi vì sao. NXB khoa học và kĩ thuật, Hà Nội 2002. 16. Phương pháp dạy học Địa lí theo hướng tích cực. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng. NXB ĐHSP, Hà Nội 2004. 17. Sách giáo khoa và sách giáo viên Địa lí 10, 11. NXB GD, Hà Nội 2017. 18. Thiết kế mẫu mô đun GD môi trường ở trường phổ thông ngoài giờ lên lớp. Dự án VIE/98/018. 42
  11. 19. Tìm hiểu kiến thức Địa lí 11. Nguyễn Đức Vũ, Nguyễn Đăng Chúng. NXB GD, Hà Nội 2007. 20. Tổ chức hoạt động ngoại khoá GD môi trường cho sinh viên cao đẳng sư phạm Hà Giang qua học phần Địa lí địa phương. Lê Thị Ánh. Luận văn thạc sĩ khoa học Địa lí, Hà Nội 2004. 21. Tạp chí AIDS và cộng đồng. Bộ y tế. 22. Tạp chí bảo vệ môi trường. Cục bảo vệ môi trường, Bộ tài nguyên – môi trường. 23. Tạp chí nghiên cứu phát triển bền vững. Bộ tài nguyên – môi trường 24. Các thông tin tìm kiếm trên Website: - www.nea.gov.vn. - www.agenda21.monre.gov.vn - www.thiennhien.net. - www.mofa.gov.vn. - www.thoitietnguyhiem.net. - www.wikipedia.com. 43
  12. CÁC CHỮ VIẾT TẮT: GD: Giáo dục PTBV: Phát triển bền vững KT – XH: Kinh tế - xã hội GDPTBV: Giáo dục vì sự phát triển bền vững GDNN-GDTX: Giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên HS: Học sinh GV: Giáo viên SGK: Sách giáo khoa CT: Chương trình LHQ: Liên hợp quốc 44
  13. MỤC LỤC Trang 1. Lời giới thiệu 1 2. Tên sáng kiến 2 3. Tác giả sáng kiến 2 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 2 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 2 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử 3 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 3 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA GDPTBV QUA CT, SGK ĐỊA LÍ LỚP 11 3 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ GDPTBV QUA CT, SGK ĐỊA LÍ LỚP 11 3 1. Một số khái niệm cơ bản 3 1.1. Phát triển 3 1.2. Bền vững 4 1.3. Phát triển bền vững 5 1.4. Giáo dục vì sự phát triển bền vững 6 2. Vai trò của hoạt động ngoại khóa trong dạy học ở nhà trường phổ thông 10 2.1. Khái niệm hoạt động ngoại khoá 10 2.2. Vai trò của hoạt động ngoại khoá 11 2.3. Đặc điểm của hoạt động ngoại khoá trong nhà trường phổ thông 12 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ GDPTBV CHO HS QUA CT, SGK ĐỊA LÍ LỚP 11 12 1. Những vấn đề của thời đại toàn cầu hoá và yêu cầu phát triển bền vững 12 2. GDPTBV qua môn Địa lí ở nhà trường phổ thông Việt Nam 15 3. Khả năng tổ chức các hoạt động ngoại khóa GDPTBV qua chương trình, sách giáo khoa Địa lí 11 16 3.1. Đặc điểm chương trình, sách giáo khoa Địa lí 11 16 3.2. Khả năng khai thác nội dung GDPTBV để tổ chức các hoạt động ngoại khóa GDPTBV qua chương trình, sách giáo khoa Địa lí 11 18 4. Thực trạng GDPTBV và việc tổ chức hoạt động ngoại khóa GDPTBV qua môn Địa lí 19 Chương 2: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA GDPTBV QUA CT, SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÍ 11 23 I. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ GDPTBV 23 1. Nguyên tắc tự nguyện 23 2. Nguyên tắc hấp dẫn 23 3. Nguyên tắc hỗ trợ chính khóa 24 4. Nguyên tắc hỗ trợ cộng đồng 24 45
  14. II. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ GDPTBV 24 1. Mục đích của hoạt động ngoại khóa GDPTBV 24 2. Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa GDPTBV 24 2.1. Báo cáo ngoại khoá về GDPTBV 24 2.2. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu môi trường, kinh tế, văn hóa của địa phương, đất nước25 2.3. Tổ chức nghiên cứu văn hoá, môi trường, kinh tế của địa phương 25 2.4. Tổ chức tham quan về môi trường, văn hoá và kinh tế 26 2.5. Tổ chức cho HS tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, giữ gìn các di tích văn hoá - lịch sử ở nhà trường và địa phương 27 2.6. Tổ chức câu lạc bộ môi trường, câu lạc bộ phát triển bền vững 28 III. THIẾT KẾ MẪU MỘT MÔ ĐUN HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ GDPTBV QUA CT, SGK ĐỊA LÍ 11 28 1. Mô đun dạy học là gì ? 28 2. Mô đun GDPTBV 28 3. Thiết kế mẫu một Mô đun hoạt động ngoại khóa GDPTBV qua CT, SGK Địa lí 11 29 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 37 I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 37 II. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 37 1. Đối tượng, thời gian và tiến trình thực nghiệm sư phạm 37 1.1. Đối tượng thực nghiệm 37 1.2. Thời gian thực nghiệm 37 1.3. Tiến trình thực nghiệm sư phạm 37 2. Kết quả thực nghiệm 37 Khả năng áp dụng sáng kiến: 40 8. Những thông tin cần được bảo mật 40 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 40 10. Đánh giá lợi ích thu được 41 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu 41 Tài liệu tham khảo 46