SKKN Vận dụng dạy học tích hợp theo định hướng phát triển năng lực trong - Bài 9: Tin học và xã hội cho học sinh Khối 10 trường THPT Quang Hà, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng dạy học tích hợp theo định hướng phát triển năng lực trong - Bài 9: Tin học và xã hội cho học sinh Khối 10 trường THPT Quang Hà, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_van_dung_day_hoc_tich_hop_theo_dinh_huong_phat_trien_na.doc
- ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SKKN CẤP CƠ SỞ.doc
- MẪU 2 - PHIẾU ĐĂNG KÝ VIẾT SKKN.doc
Nội dung tóm tắt: SKKN Vận dụng dạy học tích hợp theo định hướng phát triển năng lực trong - Bài 9: Tin học và xã hội cho học sinh Khối 10 trường THPT Quang Hà, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
- HỌC LIỆU BỔ SUNG CHO BÀI GIẢNG 1. Học liệu bổ sung thuộc môn Lịch sử VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1975 – 2000 1. Giai đoạn 1975 Hoạt động thương mại được chú trọng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội năm 1975 so với năm 1955 tăng gấp 7,8 lần; kim ngạch xuất khẩu tăng 21,3 lần; kim ngạch nhập khẩu tăng 11,8 lần. Tỷ lệ xuất khẩu so với nhập khẩu tăng từ 9,1% năm 1945 lên 17,0% năm 1955; riêng thời kỳ 1958 - 1964 đạt tỷ lệ 63,7%. Cùng với phát triển kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân cũng nâng lên. Lấy năm 1957 làm gốc so sánh, thu nhập bình quân đầu người của gia đình công nhân viên chức tăng 48,5%; của gia đình xã viên hợp tác xã nông nghiệp tăng 73,8%. Hoạt động giáo dục, y tế đạt được những thành tựu to lớn. Số người đi học năm 1955 là 1288,0 nghìn người thì đến năm 1975 đạt 6796,9 nghìn người, tăng gấp 5,3 lần so với năm 1955, trong đó trung học chuyên nghiệp là 2,8 nghìn người và 83,5 nghìn người, tăng gấp 29,8 lần, đại học là 1,2 nghìn và 61,1 nghìn người, tăng gấp 50,9 lần. 2. Thời kỳ 1976 - 1985 Vào những năm 1976 - 1985, chúng ta bước vào xây dựng đất nước trong điều kiện thách thức và thời cơ, khó khăn và thuận lợi đan xen. Chúng ta có thuận lợi đất nước thống nhất, hòa bình, nhưng chúng ta cũng có nhiều khó khăn khách quan như đất nước vừa trải qua cuộc chiến tranh lâu dài, xuất phát điểm nền kinh tế quá thấp kém, sự chống phá của cả thế lực phản động quốc tế và cũng có nhiều những khuyết điểm chủ quan như duy trì quá lâu cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp. Những khó khăn khách quan và những khuyết điểm chủ quan đã không thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội như mong muốn mà ngược lại vào những năm giữa thập kỷ 80, nền kinh tế đất nước đi vào khủng hoảng trầm trọng. Suốt trong thời kỳ 1976 - 1985 chỉ số giá bán lẻ hàng hóa năm sau so năm trước luôn tăng ở mức hai con số và giao động ở mức 19 - 92%. Năm 1986 lạm phát đạt đỉnh điểm với tốc độ tăng giá 774,7% và (4) đời sống nhân dân hết sức khó khăn thiếu thốn. 3. Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 – 2000) 3.1. Đường lối đổi mới của Đảng a. Hoàn cảnh lịch sử Trải qua 10 năm thực hiện hai kế hoạch 5 năm (1976 – 1980 và 1981 – 1985), Việt Nam đạt được những kết quả nhất định trên cả hai phương diện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, song cũng gặp nhiều khó khăn. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về kinh tế – xã hội, do “sai lầm nghiêm trọng và Trang 50
- kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”. Những thay đổi của tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật trở thành xu thế thế giới, đặt ra yêu cầu phải đổi mới. Như vậy, đổi mới là yêu cầu cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đồng thời là vấn đề phù hợp với xu thế chung của thời đại. b. Đường lối đổi mới - Quan điểm đổi mới: + Không phải là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả với hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp. + Đổi mới toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hoá. + Đổi mới kinh tế đi đôi với đổi mới về chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trung tâm. – Nội dung đường lối đổi mới + Mục tiêu: Dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “xây lại dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, “xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”. + Về kinh tế: Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với một cơ cấu hợp lí, một nền kinh tế phát triển theo những quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời chịu sự chi phối bởi bản chất và những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội. Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp, quyền bình đẳng của các thành phần kinh tế; khuyến khích mọi thành phần kinh tế sản xuất, kinh doanh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Cải tạo quan hệ sản xuất, cải tạo đi đôi với sử dụng, làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất. Đây là nhiệm vụ thường xuyên trong suốt thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Xoá bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước. Quản lí nền kinh tế không phải bằng những mệnh lệnh hành chính, mà bằng những biện pháp kinh tế, khuyến khích lợi ích vật chất. Thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập, mở rộng quan hệ kinh tế đối Trang 51
- ngoại, mở rộng sự phân công lao động và hợp tác kinh tế quốc tế, tích cực khai thác nguồn vốn, công nghệ và thị trường. b. Thành tựu bước đầu của sự nghiệp đổi mới (trong thời gian 1986 – 2000) a. Về kinh tế: – Việc thực hiện Ba chương trình kinh tế lớn (lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu) trong 10 năm 1986 – 1996 đạt được những kết quả quan trọng: + Về lương thực – thực phẩm, từ chỗ thiếu ăn, đến năm 1990, Việt Nam đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu. Năm 1988 đạt 19,5 triệu tấn, năm 1989 đạt 21,4 triệu tấn. + Hàng tiêu dùng trên thị trường dồi dào, đa dạng về mẫu mã, chất lượng ngày càng nâng cao, lưu thông thuận lợi, một số mặt hàng sản xuất trong nước đã hoàn toàn thay thế hàng nhập khẩu. + Kinh tế đối ngoại ngày càng mở rộng, hàng xuất khẩu ngày càng tăng, từng bước tiến tới cân bằng giữa xuất và nhập khẩu. – Đến năm 1996, đất nước đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng về kinh tế – xã hội. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu tiên là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá đã căn bản hoàn thành; chuyển sang thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhằm phấn đấu đến năm 2020 căn bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. + Nền kinh tế tăng trưởng nhanh (tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân trong 5 năm 1991 – 1995 là 8,2%; trong năm 1996 – 2000 là 7%. + Cơ cấu các ngành kinh tế từng bước dịch chuyển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; từng bước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước. + Kiềm chế được lạm phát. + Hoạt động ngoại thương ngày càng phát triển. Năm 1990, lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu 1,5 triệu tấn gạo, vươn lên hàng những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới. Đến năm 2000, Việt Nam có quan hệ mậu dịch với trên 100 nước và vùng lãnh thổ. + Những khó khăn – yếu kém: Nền kinh tế phát triển chưa bền vững, năng xuất lao động, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp; lạm phát vẫn ở mức cao; tình trạng tham nhũng, lãng phí chưa được ngăn chặn; sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn gia tăng b. Về chính trị – xã hội – Tình hình chính trị – xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng – an ninh được tăng cường. Bước đầu thực hiện dân chủ hoá và công khai hoá các hoạt động xã hội. Trang 52
- – Đã giải quyết ngày càng tốt hơn các vấn đề xã hội như lao động và việc làm, xoá đói giảm nghèo, phát triển sự nghiệp văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học – công nghệ, thể dục thể thao Tỉ lệ đói nghèo trên cả nước 1995 là 20%, năm 2000 còn 10% đến 2005 chỉ còn 7%. – Mở rộng quan hệ đối ngoại, phá thế bị bao vây cấm vận; bình thường hoá và phát triển quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Hoa Kì ; chủ động hội nhập quốc tế, tham gia các tổ chức quốc tế: ASEAN, APEC, WTO Việt Nam tham gia tích cực vào các hoạt động của cộng đồng quốc tế. Đến năm 2000, Việt Nam có quan hệ với 140 nước trên thế giới, quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ. 4. Giai đoạn mới gần đây sau năm 2000 Công cuộc đổi mới được phát hành toàn diện từ một nước nhập khẩu và nhận viện trợ của nước ngoài thành nước xuất khẩu. Năm 2004 Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng là 7 7% cao hơn mức tăng trưởng năm trước và đứng vị trí thứ hai trong khu vực sau Singapore. (Tổng sản phẩm quốc nội đạt 35 tỷ USD khoảng bằng GDP của bang Mecklenburg- Vorpommern của Đức). Sự phát triển bền vững được thể hiện qua sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu (tăng 30%) cũng như sự tăng trưởng của sản xuất công nghiệp và xây dựng (10 2%). Năm 2005 tăng trưởng GDP của Việt Nam là 8 4%. Đến nay Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 167 nước có quan hệ buôn bán với trên 100 nước. Các công ty của hơn 70 nước và vùng lãnh thổ đã đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Trong những ngày qua, khái niệm " Cách mạng Công nghiệp 4.0" được nhắc đến nhiều trên truyền thông và mạng xã hội. Cùng với đó là những hứa hẹn về cuộc "đổi đời" của các doanh nghiệp tại Việt Nam nếu đón được làn sóng này. Vậy cuộc cách mạng này nên được hiểu như thế nào? Định nghĩa về Cách mạng Công nghiệp 4.0 Theo Gartner, Cách mạng Công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư) xuất phát từ khái niệm "Industrie 4.0" trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013. "Industrie 4.0" kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong. Nếu định nghĩa từ Gartner còn khó hiểu, Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới mang đến cái nhìn đơn giản hơn về Cách mạng Công nghiệp 4.0 như sau: "Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ Trang 53
- giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học". Lịch sử 4 cuộc cách mạng công nghệ của nhân loại. Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra như thế nào? Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý. Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data). Cuối cùng là lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions ) và công nghệ nano. Hiện Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, một phần châu Á. Bên cạnh những cơ hội mới, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra cho nhân loại nhiều thách thức phải đối mặt. Cơ hội đi kèm thách thức và rủi ro toàn cầu Mặt trái của Cách mạng Công nghiệp 4.0 là nó có thể gây ra sự bất bình đẳng. Đặc biệt là có thể phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp, nhất là những người làm trong lĩnh vực bảo hiểm, môi giới bất động sản, tư vấn tài chính, vận tải. Trang 54
- Máy móc thay thế lao động chân tay, đẩy hàng triệu công nhân vào tình trạng thất nghiệp. Bên cạnh đó, những thay đổi về cách thức giao tiếp trên Internet cũng đặt con người vào nhiều nguy hiểm về tài chính, sức khoẻ. Thông tin cá nhân nếu không được bảo vệ một cách an toàn sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường. 2. Học liệu bổ sung thuộc môn Giáo dục công dân BÀI 10. QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC - Quan hệ xã hội: là hệ thống các quan hệ rất đa dạng và phức tạp, bao gồm những quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội. - Đạo đức:là hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng , của xã hội.Đạo đức hiện nay phải thay đổi, tiến bộ, phù hợp với sự nghiệp CNH, HĐHđất nước. - Vai trò của đạo đức: + Đối với cá nhân: - Góp phần hoàn thiện nhân cách; - Có ý thức và năng lực sống thiện, sống có ích; - Giáo dục lòng nhân ái và vị tha. + Đối với gia đình: - Đạo đức là nền tảng gia đình; Trang 55
- - Tạo sự ổn định và phát triển vững chắc cho gia đình; - Là nhân tố xây dựng giađình hạnh phúc. + Đối với xã hội: Xã hội sẽ phát triển bền vữngkhi các quy tắc và chuẩn mực đạo đức được tôn trọng và củng cố. BÀI 2. HÀNG HÓA – TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNG - Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán. Tiền tệ: Tiền tệ là vật chất xã hội thừa nhận biểu thị cho giá trị làm phương tiện thanh toán trao đổi hàng hóa dịch vụ. - Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ v.v giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương mại hàng đổi hàng (barter). Trong quá trình này, người bán là người cung cấp của cải, hàng hóa, dịch vụ cho người mua, đổi lại người mua sẽ phải trả cho người bán một giá trị tương đương nào đó. - Thị trường: là cơ chế để thương mại hoạt động được. - Các hình thức giao dịch: + Giao dịch bằng trực tiếp bằng tiền mặt. + Giao dịch trực tiếp qua thẻ tín dụng. + Giao dịch theo hình thức chuyển khoản. - Thương mại điện tử: thực chất là hình thức mua bán qua mạng internet (đây là hình thức thương mại mới, rất phát triển và đóng góp đáng kể vào nền kinh tế nước nhà). 3. Học liệu môn Ngữ văn TIẾT 27. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT I. Đặc điểm của ngôn ngữ nói 1. Ngôn ngữ nói: là ngôn ngữ âm thanh, là lời nói trong giao tiếp. Người nói và người nghe trực tiếp trao đổi với nhau, vì vậy họ có thể đổi vai (nói - nghe, nghe - nói) cho nên trong giao tiếp có thể sửa đổi. Người nói ít có điều kiện gọt giũa, người nghe ít có điều kiện suy ngẫm, phân tích. 2.Những đặc điểm chính của ngôn ngữ nói a. Rất đa dạng về ngữ điệu (ví dụ) có thể cao, thấp, nhanh, chậm, mạnh, yếu, Trang 56
- liên tục hay ngắt quãng. Rõ ràng ngữ điệu là yếu tố quan trọng góp phần bộc lộ bổ sung thông tin. b. Phối hợp giữa âm thanh và cử chỉ, dáng điệu c. Từ ngữ sử dụng trong ngôn ngữ nói khá đa dạng : Từ địa phương, khẩu ngữ, tiếng lóng, biệt ngữ. d. Câu có khi rưòm rà, trùng lặp về từ ngữ vì không có thời gian gọt giũa, vì đây là giao tiếp tức thời. 3. Phân biệt nói và đọc (thành tiếng) một văn bản - Giống nhau: cùng phát ra âm thanh. - Khác: đọc lệ thuộc vào văn bản đến từng dấu ngắt câu. Trong khi đó người nói phải tận dụng ngữ điệu cử chỉ, để diễn cảm. II. Đặc điểm của ngôn ngữ viết 1. Ngôn ngữ viết được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác - Người viết và người đọc phải biết các kí hiệu chữ viết, các quy tăc, các quy tắc chính tả, các quy tắc tổ chức văn bản (ví dụ ). - Khi viết phải suy ngẫm, lựa chọn, gọt giũa nên người đọc phải đọc đi đọ lại, phân tích nghiềm ngẫm để lĩnh hội - Ngôn ngữ viết đến với đông đảo bạn đọc trong không gian và thời gian lâu dài (ví dụ ). - Ngôn ngữ viết không có yếu tố ngữ điệu, cử chỉ nhưng có sự hỗ trợ của hệ thống dấu câu. 2. Từ ngữ phong phú nên khi viết có điều kiện được lựa chọn thay thế - Tùy thuộc vào phong cách ngôn ngữ mà sử dụng từ ngữ - Không dùng các từ mang tính khẩu ngữ, địa phương, thổ ngữ. - Được sử dụng câu dài ngắn khác nhau tùy thuộc ý định. 3. Trong thực tế có hai trường hợp sử dụng ngôn ngữ - Một là ngôn ngữ nói được lưu bằng chữ viết (đối thoại của các nhân vật trong truyện, ghi lại các cuộc phỏng vấn tọa đàm, ghi lại cuộc nói chuyện ) văn bản viết nhằm thể hiện ngôn ngữ nói trong những biểu hiện sinh động, cụ thể, khai thác ưu thế của nó. - Hai là ngôn ngữ viết trong văn bản được trình bày bằng lòi nói miệng thuyết trình trước tập thể, hội nghị bằng văn bản, báo cáo ) Lòi nói đã tận dụng được ưu thế của văn bản viết (suy ngẫm, lựa chọn, sắp xếp ), đồng thời vẫn phối hợp các yếu tố hỗ trợ trong ngôn ngữ nói (cử chỉ, nét mặt, ngữ điệu). Trang 57
- - Ngoài hai trưòng hợp này cần tránh sự lẫn lộn giữa hai loại ngôn ngữ. Tức là tránh dùng những yếu tô' đặc thù của ngôn ngữ nói trong ngôn ngữ viết và ngược lại. TIẾT 50. TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ I. Tầm quan trọng của trình bày một vấn đề - Trình bày một vấn đề là nhu cầu thường có của con người trong cuộc sống xã hội, nhưng trình bày một cách có hiệu quả, thuyết phục được người nghe đồng tình với mình thì không phải là việc dễ dàng, đơn giản. II. Công việc chuẩn bị 1. Chọn vấn đề cần trình bày - Khía cạnh mà nhiều người quan tâm cần giải đáp. - Phù hợp với đối tượng người nghe trong buổi sinh hoạt (các bạn trong lớp, ) - Quan trọng nhất đó phải là khía cạnh mà mình am hiểu, nắm vững, thích thú và thu thập được nhiều tư liệu để trình bày nhằm thuyết phục người nghe. 2. Lập dàn ý cho bài trình bày - Lập dàn ý nhằm hai mục đích: vừa đảm bảo nội dung cho bài trình bày, vừa chủ động trong lúc trình bày. Nội dung phải đủ ý, kết cấu bài trình bày phải lôgic, chặt chẽ, dàn ý phải rõ, gọn để người trình bày có thể chủ động khi nói. - Để trình bày vấn đề đã được lựa chọn cần trình bày những ý sau: Lý do chọn đề tài, cách thức tổ chức và sắp xếp đề tài, cần phải lựa chọn theo thứ tự ưu tiên cái nào quan trọng hơn cái nào được tổ chức lên trên đầu. - Dàn ý bài trình bày như dàn ý một bài văn, gồm: + Các ý lớn, các ý nhỏ, các dẫn chứng minh họa. + Diễn đạt các ý trên thành ba phần: mở bài, thân bài và kết bài. - Vì là bài trình bày trước nhiều người (bài nói ở diễn đạt) nên cần có câu chào hỏi mở đầu, các câu chuyển ý để bài nói được mạch lạc, câu cám ơn kết thúc bài trình bày. Cũng nên dự kiến cách nói, giọng điệu, cử chỉ sao cho hùng hồn, hấp dẫn, III. Trình bày 1. Bắt đầu trình bày. - Chúng ta cần bước lên diễn đàn một cách tự nhiên, tự tin và có thể trình bày theo một trình tự hợp lý. - Không nên hấp tấp trình bày một cách hợp lý mà trình bày từ từ cụ thể và hợp lý. 2. Trình bày nội dung chính. - Khi bắt đầu một nội dung đầu tiên chúng ta cần phải giới thiệu theo cách dẫn dắt để có thể năng cao khả năng biểu cảm trong bài. Trang 58
- - Để chuyển từ nội dung này sang nội dung khác, chúng ta cần dẫn dắt vấn đề. - Người nghe có phản ứng hứng thú trước một vấn đề mà mình đang trình bày. - Cần điều chỉnh nội dung, cách nói và tư thế điệu bộ giống một người chuyên nghiệp và phải hết sức tự nhiên. 3. Kết thúc và cảm ơn. - Tóm tắt nội dung đã trình bày và cảm ơn. TIẾT 51. LẬP KẾ HOẠCH CÁ NHÂN I. Sự cần thiết của việc lập kế hoạch cá nhân. - Kế hoạch cá nhân là việc trình bày nội dung và phân bố hoạt động thời gian để hoàn thành tốt công việc của cá nhân. - Lập kế hoạch cá nhân ta cần hình dung trước các công việc cần làm, phân bố thời gian hợp lý để hoàn thành tốt các công việc, bỏ sót các công việc cần làm. - Biết cách và có thói quen lập kế hoạch cá nhân là một thói quen tốt II. Cách lập kế hoạch cá nhân. - Khi lập kế hoạch cá nhân cần trình bày nội dung trong kế hoạch đó, nó được sắp xếp theo một trình tự hợp lý. - Tổ chức vấn đề theo một thứ tự ưu tiên việc quan trọng cần giải quyết trước tiên thứ 2 là cần trình bày một cách khoa học và hợp lý. - Nội dung của kế hoạch gồm có 2 phần chính: + Phần 1 nêu họ và tên, nơi làm việc học tập của người lập kế hoạch. + Phần 2 nêu nội dung công việc cần làm, thời gian địa điểm dự kiến và kết quả đạt được. - Lời văn cần ngắn gọn, cần thiết có thể kẻ bảng. 4. Học liệu bổ sung thuộc môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp CHỦ ĐỀ: THANH NIÊN VÌ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC 1. Công nghiệp hóa là gì? Vì sao phải tiến hành công nghiệp hóa? - Muốn phát triển đất nước phải làm cho nền sản xuất nhỏ, thủ công nghiệp hiện nay trở thành nền sản xuất công nghiệp với các máy móc, thiết bị và phương tiện hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Đó chính là công nghiệp hoá. - Nhưng nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu, muốn phát triển nhanh, theo kịp các nước trong khu vực, chúng ta phải hiện đại hoá nền công nghiệp. 2. Hiện đại hóa là gì? Trang 59
- - Đó là nền công nghiệp được áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại nhất ở các khâu,các lĩnh vực sản xuất. Toàn bộ nền sản xuất công nghiệp từng bước được tự động hoá, tin học hoá trong đó hàm lượng trí tuệ này càn chiếm tỉ trọng lớn trong các sản phẩm được sản xuất ra. 3. Mục tiêu của CNH-HĐH: "Xây dựng đất nước ta thành 1 nước công nghiệp có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu văn minh" Đến năm 2020 phấn đấu thành 1 nước công nghiệp, trong đó phải kể đến các ứng dụng sâu rộng của lĩnh vực công nghệ thông tin. 4. Vai trò của CNH-HĐH trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước: - Làm cho tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh hơn, của cải làm ra nhiều hơn, chất lượng tốt hơn, giá rẻ hơn. - Từ đó có điều kiện đầu tư nhiều hơn cho các công trình công cộng như bệnh viện, trường học, đường giao thông, các công trình văn hoá nâng cao đời sống nhân dân về cả vật chất lẫn tinh thần. Học sinh có điều kiện học tốt hơn, có đầy đủ các điều kiện để phát triển tối đa cả về thể chất lẫn tinh thần. 5. Vai trò của thanh niên trong quá trình CNH-HĐH xây dựng và phát triển đất nước: - Thanh niên là lực lượng lòng cốt, là lực lượng sản xuất chính để góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Muốn làm được điều này, mỗi người trẻ cần: Thể hiện những ước mơ chính đáng, làm giàu cho bản thân và tổ quốc, vươn lên khẳng định khả năng của tuổi trẻ. Phấn đấu toàn diện, chuyên sâu trên mọi mặt. Có định hướng học tập rõ, không dao động, không mất niềm tin với quan điểm đường lối từ trên. Xác định nhiệm vụ học tập, cố gắng và kiên trì vì mục tiêu đã chọn. Định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Trang 60
- MINH CHỨNG CHO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Một số hình ảnh về hoạt động dạy, học, đánh giá của giáo viên và học sinh lớp 10A1 trường THPT A năm học 2017-2018. Một số hình ảnh thảo luận nhóm Một số hình ảnh ghi lại của vở kịch Nhóm 2: Lối sống sai lầm Nhóm 3. Như chưa hề có cuộc chia ly Trang 61
- Một số hình ảnh ghi lại về việc báo cáo nhiệm vụ của các nhóm Báo cáo của nhóm 1 Báo cáo của nhóm 3 Bào cáo của nhóm 4 Một số sản phẩm thu được của học sinh Trang 62
- Trang 63
- Trang 64
- Trang 65