SKKN Vận dụng phương pháp dạy học liên môn để giảng dạy về văn hóa cổ đại Lịch sử lớp 6
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng phương pháp dạy học liên môn để giảng dạy về văn hóa cổ đại Lịch sử lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_van_dung_phuong_phap_day_hoc_lien_mon_de_giang_day_ve_v.doc
Nội dung tóm tắt: SKKN Vận dụng phương pháp dạy học liên môn để giảng dạy về văn hóa cổ đại Lịch sử lớp 6
- VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢNG DẠY VỀ VĂN HÓA CỔ ĐẠI LỊCH SỬ LỚP 6 I. PHẦN MỞ ĐẦU Môn lịch sử là bộ môn có vai trò quan trọng, qua đó học sinh có thể hiểu biết về lịch sử dân tộc và thế giới, từ đó hoàn thiện và phát triển nhân cách con người. Tuy nhiên, thực trạng của việc dạy và học lịch sử trong nhà trường phổ thông hiện còn những tồn tại là nội dung của nhiều bài giảng lịch sử rất khô khan với nhiều sự kiện lịch sử nặng về chiến tranh cách mạng, ít đề cập về lịch sử văn hóa, nghệ thuật, chưa xen kẽ với văn học, khoa học nên chưa tạo được sự hứng thú học sử đối với học sinh. Học sinh còn hiểu một cách rời rạc, không nắm được mối quan hệ hữu cơ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức liên môn. Mặt thuận lợi của việc dạy học hiện nay là sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nhân loại, đặc biệt là công nghệ thông tin giúp mở rộng tầm nhìn của con người về tri thức; chính sách ưu tiên phát triển giáo dục của nhà nước ta, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy. Yêu cầu hiểu biết lịch sử, nhu cầu cuộc sống hiện tại và tương lai đặt cho giáo viên lịch sử nhiệm vụ: Làm thế nào nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử, kích thích sự hứng thú học sử cho học sinh. Để hoàn thành nhiệm vụ này đòi hỏi giáo viên dạy sử không chỉ có kiến thức vững vàng về bộ môn lịch sử mà còn phải có những hiểu biết vững chắc về các bộ môn Địa lý, Văn học, nghệ thuật, khoa học để vận dụng vào bài giảng lịch sử làm phong phú và hấp dẫn thêm bài giảng. Từ thực trạng của vấn đề trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số phương pháp "Vận dụng phương pháp dạy học liên môn để giảng dạy về văn hóa cổ đại Lịch sử lớp 6 " để nhằm trao đổi với đồng nghiệp về việc vận dụng phương pháp trên để giải quyết một vấn đề lịch sử cụ thể. Qua phương pháp này, giáo viên có thể áp dụng cho các vấn đề lịch sử khác trong chương trình lịch sử phổ thông. I.1. Mục đích của phương pháp: Sưu tầm, tập hợp tư liệu liên quan đến đề tài văn hóa cổ đại phương Đông và phương Tây, qua đó thấy được sự vận dụng những nội dung của các môn học liên
- quan để nhằm tăng thêm hiệu quả giảng dạy về đề tài này. Việc đề cập đến những nội dung kiến thức, khái niệm chung hoặc giao thoa giữa các môn học giúp các bộ môn bổ sung kiến thức cho nhau, làm sáng tỏ hơn những kiến thức học sinh được học trong mỗi bộ môn. I.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Để thực hiện phương pháp này, tôi chọn 3 lớp khối 6 làm thí điểm (6A,6B,6C). - Số lượng học sinh: 89 - Đặc điểm của học sinh: Học sinh có đặc điểm chung đều là các em theo học các môn học tự nhiên. Việc chọn học sinh sẽ có những ưu và nhược điểm nhất định. Về ưu điểm: Các em đều là lớp khối 6A nên khả năng tư duy, phân tích, đánh giá vấn đề tương đối tốt. Mặt khác, các em cũng có ý thức học tập, có niềm đam mê tìm tòi, khám phá. Về nhược điểm: Học sinh lớp 6B chưa có hiểu biết sâu về các vấn đề lịch sử, một số em còn chưa chú trọng môn học mà tập trung nhiều vào các môn khoa học tự nhiên. Chính vì vậy, khi chọn đối tương học sinh trên, tôi mong muốn với những đổi mới của mình trong phương pháp sử dụng kiến thức liên môn sẽ làm tăng hứng thú cho các em trong việc học tập lịch sử, giúp các em tìm tòi và khám phá, không còn e ngại với các môn xã hội như Lịch sử. 2.2. Phạm vi nghiên cứu: - Mặt thời gian: Từ tháng 7 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017 - Mặt không gian: Phạm vi trường THCS – nơi bản thân đang giảng dạy. 2.3. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu: 2.1. Nguồn tư liệu: - Từ Internet. - Sách báo tham khảo. II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Phương pháp thông tin - tái hiện lịch sử: GV trình bày tài liệu mới, nhắc lại những kiến thức đã học có liên quan đến việc tiếp thu kiến thức mới. GV chủ yếu trình bày các sự kiện chính xác, được quy định trong chương trình nhằm giúp học sinh ghi nhớ thông qua các hoạt động về quá trình
- tâm lí trong nhận thức và trong một số trường hợp có thể trình bày những tài liệu mới. Việc thông tin tái hiện lịch sử được thực hiện bằng trình bày miệng với hệ thống dạy học tương ứng: Tường thuật, miêu tả và sử dụng đồ dùng trực quan. Ví dụ, giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh chữ tượng hình của người Ai Cập, sau đó nhắc lại kiến thức về chữ viết của các quốc gia cổ đại phương Đông. Sau đó, tiếp tục cho các em quan sát hình ảnh chữ của người phenixi và của Rô Ma, từ đó trình bày về những thành tựu chữ viết của các quốc gia cổ đại phương Tây. 2. Phương pháp nhận thức lịch sử: Giáo viên trình bày sự kiện, hiện tượng trong hình thức tổng quát, trong những mối liên hệ bản chất của nó, giúp học sinh từ biết đến hiểu sâu sắc các sự kiện và quá trình lịch sử. Phương pháp nhận thức lịch sử được tiến hành thông qua dạy học nêu vấn đề, nêu câu hỏi có tính chất bài tập nhận thức. Ví dụ: Sau khi tường thuật và cho các em quan sát các tác phẩm nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô Ma, giáo viên đặt ra câu hỏi: Các em có nhận xét gì về đặc điểm nghệ thuật của các quốc gia cổ đại phương Tây? 3. Phương pháp tìm tòi nghiên cứu: Phương pháp tìm tòi nghiên cứu được tiến hành thông qua các hình thức từ thấp đến cao của những công việc học tập như sử dụng sách giáo khoa và tài liệu tham khảo để trả lời các câu hỏi, hoàn thành bài tập, bước đầu tập dượt nghiên cứu một vấn đề lịch sử. III. PHẦN KẾT LUẬN. Thực trạng của việc dạy và học lịch sử trong nhà trường phổ thông hiện còn những tồn tại là nội dung của nhiều bài giảng lịch sử rất khô khan, nhiều sự kiện nên chưa tạo được hứng thú học lịch sử đối với học sinh. Dạy học theo chủ đề tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. Dạy học tích hợp làm cho người học sử nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục được tính tản mạn rời rạc trong kiến thức.
- Thông qua phương pháp này, học sinh sẽ được củng cố thêm hiểu biết của mình về các lĩnh vực khác bên cạnh sử học. Việc sử dụng kiến thức liên môn sẽ giúp học sinh hiểu được sâu sắc nhất các vấn đề lịch sử. Như khi tìm hiểu về vị trí địa lí của các quốc gia cổ đại phương Tây, các em có thể hiểu được việc gần biển đã mở ra một chân trời mới cho các quốc gia này: Sự giao lưu được mở rộng, tiếp thu được văn minh cổ đại phương Đông thông qua giao lưu buôn bán Hoặc với việc tìm hiểu cụ thể các công trình kiến trúc tiêu biểu: Đền Pác tê nông, đấu trường Rô Ma học sinh sẽ thấy được sự hoàn mĩ, sự tinh tế trong văn hóa Hi Lạp hay nét đồ sộ, hoành tráng mang đặc trưng kiến trúc Rô Ma Với việc dạy học theo chủ đề tích hợp trên cũng có giá trị thực tiễn trong đời sống xã hội nhất định. Ví dụ như khi học về cách tính lịch của các quốc gia cổ đại phương Tây, học sinh sẽ liên hệ được tới cách tính lịch ngày nay của chúng ta về cơ bản dựa trên cách tính của phương Tây cổ đại, chỉ có sự thay đổi nhỏ cho phù hợp với đời sống sinh hoạt sản xuất ngày nay. Mặt khác, việc áp dụng kiến thức liên môn sẽ làm tăng hứng thú học tập môn lịch sử cho các em học sinh. Trong những năm gần đây, một thực trạng không thể phủ nhận là học sinh đang quay lưng lại với lịch sử. Bởi kiến thức Lịch sử khô khan, lối truyền thụ của giáo viên không hấp dẫn sẽ làm các em từ không yêu thích tới việc học mang tính chống đối, không hiệu quả. Việc thực hiện đề tài sẽ giúp học sinh có hứng thú hơn với việc tìm hiểu và say mê hơn với môn học này. GV: Nguyễn Thị Quỳnh Hoa
- NỘI DUNG 1. Vài nét tổng quan về dạy học liên môn 1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về dạy học liên môn: 1.1.1. Cơ sở lý luận: Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng ở trường phổ thông. Dạy học liên môn thực chất là sự vận dụng những nội dung và phương pháp các lĩnh vực, các môn học có liên quan để nhằm làm tăng thêm hiệu quả dạy học lịch sử. Dạy học liên môn là cho người học sử nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, hiểu được tính toàn diện của lịch sử, khắc phục được tính tản mạn trong kiến thức. 1.1.2 Cơ sở thực tiễn: Qua quá trình dạy học, tôi nhận thấy việc tham khảo tài liệu từ các lĩnh vực khác có vai trò quan trọng trong việc khôi phục, tái hiện hình ảnh quá khứ. Tài liệu tham khảo giúp người học khắc phục việc "hiện đại hóa" lịch sử hoặc hư cấu sai sự kiện. Ngoài ra, việc sử dụng tài liệu liên môn còn giúp người học có thêm cơ sở để nắm vững bản chất sự kiện, hình thành khái niệm, hiểu rõ quy luật, bài học lịch sử, rèn luyện cho người học thói quen nghiên cứu khoa học lịch sử.Tài liệu tham khảo là phương tiện có hiệu quả để giúp giáo viên làm rõ nội dung sách giáo khoa, kích thích sự hứng thú học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử. 1.2. Một số phương pháp vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn đối với một số bộ môn cụ thể: 1.2.1. Sử dụng tài liệu văn học:
- Các tác phẩm văn học từ xưa đến nay, trong lịch sử dân tộc cũng như lịch sử thế giới, có vai trò to lớn đối với việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Trước hết, các tác phẩm văn học, bằng những hình tượng cụ thể có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm người đọc, trình bày những nét đặc trưng tiêu biểu của các hiện tượng kinh tế, chính trị, những quy luật của đời sống xã hội. Giữa văn học và sử học có mối liên hệ khăng khít. Trong khi sáng tác một tiểu thuyết, nhà văn phải nghiên cứu các tài liệu lịch sử. Không ít tác phẩm văn học, tự nó là một tư liệu lịch sử, ví như "Hịch tướng sĩ" của Trần Hưng Đạo, "Tuyên ngôn độc lập" của chủ tịch Hồ Chí Minh Thứ hai, các tác phẩm văn học góp phần quan trọng làm cho bài giảng sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của học sinh. Trong việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông, giáo viên thường sử dụng các loại tài liệu văn học chủ yếu sau: Văn học dân gian, tiểu thuyết lịch sử Mỗi loại có ý nghĩa khoa học riêng trong việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử. Chúng ta phải loại bỏ những loại truyện kiếm hiệp, tiểu thuyết võ hiệp xuyên tạc lịch sử, có ảnh hưởng xấu đến việc hình thành tri thức lịch sử của học sinh. 1.2.2. Sử dụng tư liệu về các tác phẩm nghệ thuật: Hội họa, kiến trúc, sân khấu, điêu khắc là kết quả sáng tạo của xã hội loài người. Một hình ảnh nghệ thuật giúp người học sử dụng trí tưởng tượng của mình tập trung vào những điểm quan trọng. Trong sách lịch sử bậc THPT, có nhiều kênh hình thuộc các loại hình nghệ thuật này như là những đồ dùng trực quan đòi hỏi giáo viên phải khai thác để tạo biểu tượng cho học sinh. Học sinh tiếp nhận kiến thức lịch sử qua tranh ảnh, đồ dùng trực quan kết hợp với bài viết sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo sẽ nhớ lâu và hứng thú hơn. Để việc khai thác tranh ảnh có hiệu quả, phát huy tính tích cực của học sinh, giáo viên cần nghiên cứu kỹ mục tiêu và nội dung của hình ảnh trong bài học, tư liệu thuyết minh hình ảnh. Ngày nay, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, giáo viên trình chiếu kênh hình sẽ có ưu thế hơn vì học sinh được trực quan với hình ảnh rõ, kích thước lớn, màu sắc sinh động và ấn tượng hơn. 1.2.3. Sử dụng tài liệu địa lý: Không chỉ sử dụng tài liệu văn học hay trong lĩnh vực nghệ thuật, việc vận dụng liên môn với các lĩnh vực khoa học khác cũng đóng vai trò quan trọng. Trong đó không thể không kể đến lĩnh vực địa lý. Việc xác định điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa
- hình của một khu vực đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với lịch sử của khu vực đó. Ví dụ như khi tìm hiểu điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Đông sẽ thấy được tại sao nhà nước lại ra đời sớm ở khu vực này, và tại sao nông nghiệp lại là ngành đóng vai trò chính của các quốc gia cổ đại phương Đông. 1.2.4. Sử dụng tài liệu các lĩnh vực khoa học khác: Việc vận dụng kiến thức liên môn toán học, vật lí cũng giúp tìm hiểu thêm về lịch sử. Ở đây các em cần kết hợp yếu tố lịch sử và yếu tố khoa học tự nhiên: Yếu tố sử học thông qua việc tìm hiểu tiểu sử, cuộc đời của các nhà bác học. Song như vậy chưa đủ, các em sẽ sử dụng kiến thức toán học, vật lí học để làm cụ thể hơn những thành tựu của họ, qua đó để thấy được đóng góp của các nhà khoa học đối với nhân loại. 2. Vận dụng phương pháp dạy học liên môn để giảng dạy về văn hóa cổ đại lịch sử 10 2.1. Liên môn địa lý: Khi tìm hiểu về văn hóa cổ đại, học sinh cần phải vận dụng kiến thức địa lý vào trong bài học của mình. Qua việc tìm hiểu điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây, các em sẽ hiểu được ảnh hưởng của địa lý đến toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị cũng như văn hóa của các quốc gia này. Ví dụ: Khi tìm hiểu về các quốc gia cổ đại phương Đông. học sinh sẽ biết được vai trò của các con sông đối với sự phát triển của khu vực này. Do nằm ven các con sông lớn: Trung Quốc có sông Hoàng Hà và Trường Giang, Ai Cập có sông Nin, Ấn Độ có sông Ấn và sông Hằng Các con sông đã cung cấp phù sa, mặt khác đem lại nguồn nước tưới tiêu cho đồng ruộng. Chính vì vậy, đất đai ở đây tơi xốp màu mỡ, tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển. Điều này lí giải tại sao nhà nước ra đời sớm ở các quốc gia phương Đông cổ đại, mặt khác tại sao ở đây lại có nền văn minh ra đời sớm nhất trên thế giới. Tìm hiểu về văn hóa cổ đại phương Tây, học sinh cần xác định được vị trí của Hi Lạp và Rô Ma cổ đại, qua đó hiểu được vị trí địa lí có ảnh hưởng ra sao đến sự phát triển của lịch sử phương Tây cổ đại nói chung và văn hóa phương Tây cổ đại nói riêng: Phải biết được các quốc gia cổ đại phương Tây Hi Lạp - Rô Ma nằm tiếp giáp biển Địa Trung Hải, đây là điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi. Nó đã quy định nền
- tảng kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Tây là thủ công nghiệp và thương nghiệp, đồng thời cũng mở ra một chân trời mới cho nền văn hóa phương Tây cổ đại. Bởi khi gần biển, cư dân ở đây đã giao lưu học hỏi và tiếp thu được thành tựu văn hóa cổ đại phương Đông, trên cơ sở đó phát triển thành thành tựu riêng của mình. 2.2. Liên môn văn học: Giảng dạy về văn hóa cổ đại trong sách giáo khoa lịch sử lớp 10, có thể thấy sự kết hợp giữa sử học và văn học giúp hình tượng cụ thể, có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của học sinh, nó giúp học sinh tiếp nhận kiến thức, khắc sâu kiến thức một cách dễ dàng hơn. Khi tìm hiểu văn học phương Đông và phương Tây cổ đại, HS sẽ kết hợp với việc cụ thể các tác phẩm văn học, qua đó vừa nắm được kiến thức sử học, vừa được củng cố kiến thức văn học của mình. Ví dụ, khi tìm hiểu về nền văn học phương Tây, giáo viên có thể giao cho học sinh về nhà tìm hiểu và thuyết trình về các tác phẩm, tác giả tiêu biểu thời kì này. Qua việc tìm hiểu trên, các em vừa nắm được kiến thức sử học, vừa củng cố thêm về lĩnh vực văn học. Về lĩnh vực thơ ca, các em có thể tìm hiểu cụ thể tác phẩm Iliat và Ô đi xê của nhà thơ mù Hô me như sau: Tiêu biểu là Ili át và ô đi xê, hai bộ sử thi nổi tiếng của đất nước Hi Lạp, thường được coi là sáng tạo của Hôme, nhà thơ mù được sinh ra bên dòng sông Mê lét vào khoảng thế kỉ IX – VIII trước công nguyên. Đề tài của I li át và ô đi xê đều khai thác từ cuộc chiến tranh giữa các quốc gia ở Hi Lạp với thành Tơ roa. Tập I li át dài 15.683 câu, chủ yếu miêu tả giai đoạn gay go nhát, tức là năm thứ 10 của cuộc chiến tranh. Ô đi xê gồm 12.110 câu, khắc họa nên bức tranh hoành tráng, hào hùng của người Hi Lạp, miêu tả cảnh trở về của quân Hi Lạp. Chủ đề chính của I li at và ô đi xê là chinh phục thiên nhiên để khai sáng, mở rộng giao lưu, tái hiện xung đột giữa các nền văn minh, các trình độ văn hóa. Nếu A sin, người anh hùng trận mạc xuất chúng trong sử thi I li at, là biểu hiện của sức mạnh thể chất thì Uy lít xơ là biểu tượng sức mạnh trí tuệ của người Hi Lạp. Hai tập I li át và ô đi xê không những là hai tác phẩm quan trọng trong kho tàng văn học thế giới mà còn là những tác phẩm có giá trị về lịch sử, giúp các nhà sử học khôi phục một thời kì lịch sử gọi là thời kì Hô me.
- Hoặc về lĩnh vực kịch, các em có thể tìm hiểu thêm kiến thức về Ê sin, Xô phốc lơ + Kịch: Êsin, ông được mệnh danh là cha đẻ của bi kịch, sinh ra trong 1 gia đình quý tộc. Êsin có một vốn sống rộng lớn, quý báu, có tác dụng lớn trong sự nghiệp của ông. Hình ảnh những cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất, những chiến thắng oanh liệt chống giặc ngoại xâm, ước vọng công bằng và bình đẳng hiện lên trong kịch của Êsin rất rõ nét. Ngoài ra, trong kịch của Êsin còn rất giàu yếu tố thần thoại, tất cả đã tạo nên một Êsin được quần chúng hâm mộ và kính phục. Vở kịch tiêu biểu nhất của ông là “ôrexti”. Thuộc lứa đàn em của Etsin, Xôphốclơ cũng rất thành công trong việc đóng góp vào kho tàng văn học Hi Lạp những vở kịch đặc sắc. Ông được mệnh danh là : Hôme của nghệ thuật kịch vì tác phẩm của ông đã phản ánh thời đại hoàng kim của Hi Lạp. Cũng như Etsin, các vở kịch của ông cũng thường xoay quanh quan niệm về số phận, nhưng ông thường kết hợp số phận với việc ca ngợi tài năng của con người. Trong số các vở kịch còn lại của xô phốc lơ, nổi tiếng nhất là vở “Ơ đíp làm vua”. 2.3. Liên môn nghệ thuật: Khi tìm hiểu về văn hóa cổ đại, lĩnh vực nghệ thuật chủ yếu ở đây là kiến trúc và điêu khắc. iến trúc là loại hình nghệ thuật sử dụng hình dáng, đường nét, mảng, khối để biểu đạt ý tưởng và cảm xúc. Trên các công trình kiến trúc đều thể hiện rõ trạng thái tâm hồn, lối sống của con người trong một hoàn cảnh và thời đại nhất định.Thông qua việc tìm hiểu các công trình kiến trúc sẽ hiểu đặc điểm các công trình kiến trúc của các quốc gia cổ đại phương Đông mang tính đồ sộ hoành tráng và có ảnh hưởng của thần thánh. Còn các công trình kiến trúc phương Tây lại mềm mại, uyển chuyển và đặc biệt là mang vẻ đẹp của con người. Nhắc đến công trình kiến trúc phương Đông phải nhắc đến các công trình kim tự tháp của Ai Cập. Giáo viên có thể miêu tả công trình kiến trúc này để học sinh thấy được sự đồ sộ của nó: Kim tự tháp là những ngôi mộ của các vua Ai Cập, xây dựng vùng Tây Nam Cai rô ngày nay. Trong số các kim tự tháp ở Ai Cập, cao lớn nhất, tiêu biểu nhất là Kim tự tháp của Kê ốp. Kim tự tháp Kê ốp xây thành hình chóp, đáy là hình vuông mỗi cạnh 230 mét, bốn mặt là những hình tam giác ngoảnh về bốn hướng đông, tây, nam, bắc. Toàn bộ kim tự tháp được xây bằng những tảng đá vôi mài nhẵn, mỗi tảng nặng 2,5 tấn, có tảng nặng 30 tấn. Để xây kim tự tháp này, người
- ta đã dùng đến 2.300.000 tảng đá với một khối lượng là 2408000 m 3. Phương pháp xây kim tự tháp là ghép các tảng đá được mài nhẵn với nhau chứ không dùng vữa, thế mà các mạch ghép kín đến mức một lá kim loại mỏng cũng không thể lách qua được. Hơn 2000 năm sau, nhà sử học Hi Lạp Hê rô đốt dến Ai Cập còn được nghe cư dân ở đây kể lại quá trình xây dựng kim tự tháp. Hê rô đốt cho biết, sau khi quyết định xây dựng kim tự tháp, Kê ốp đã huy động toàn thể nhân dân lao động trong nước đến công trường làm việc. Họ được tổ chức thành từng đội gần 100.000 người, cứ 3 tháng thì thay phiên một lần. Kim tự tháp được xây dựng ở tả ngạn sông Nin, nhưng nơi khai thác đá lại ở hữu ngạn. Vì vậy, người ta phải dùng thuyền chở đá từ nơi khai thác đến xây kim tự tháp. Từ bến đá đến khu lăng mộ, người ta phải xây một con đường bằng những tảng đá mài nhẵn, dài hơn 900 m, rộng 18 m và chỗ cao nhất là 15 m. Chỉ riêng việc xây con đường này đã mất 10 năm. Không kể thời gian làm đường và hầm mộ dưới đất, việc xây kim tự tháp đã kéo dài 20 năm mới hoàn thành. Việc xây dựng kim tự tháp đã "đem lại cho nhân dân Ai Cập không biết bao nhiêu tai họa". Nhưng nhân dân Ai Cập cổ đại, bằng bàn tay và khối óc của mình đã để lại cho nền văn minh nhân loại những công trình kiến trúc vô giá. Trải qua gần 5000 năm, các kim tự tháp hùng vĩ vẫn đứng sừng sững ở vùng sa mạc Ai Cập bất chấp thời gian và mưa nắng. Vì vậy, người A rập đã có câu: "Tất cả đều sợ thời gian, nhưng thời gian sợ kim tự tháp". Tìm hiểu về văn hóa cổ đại phương Tây, giáo viên có thể khắc họa cho học sinh những nét tiêu biểu của kiến trúc nơi đây thông qua việc miêu tả một số công trình tiêu biểu như: Đền Pác tê nông, tượng nữ thần tự do, đấu trường Rô Ma Nghệ thuật Hi Lạp lúc đầu học tập ở người Ai Cập, nhưng trên cơ sở thành tựu của người xưa, họ đã phát triển 1 cách sáng tạo phong cách riêng biệt của mình, phát huy lên một trình độ điêu luyện hơn. + Tượng thần vệ nữ Mi Lô là tác phẩm điêu khắc nổi tiếng nhất của Hi Lạp, khắc họa vị nữ thần tình yêu và sắc đẹp. Tượng được điêu khắc trên chất liệu cẩm thạch trắng, nhưng đã mất cánh tay và bệ nguyên bản. Tuy nhiên, chính sự thiếu hụt này lại càng làm nên giá trị của tác phẩm. Sau khi bức tượng được tìm thấy, người ta đã tìm mọi cách khôi phục lại cánh tay nhưng không thành công. Tương được tạo dáng đến mức hoàn hảo, đường nét mềm mại, tinh tế,vẻ mặt sống động, có thần. tượng là thần nhưng lại thể hiện vẻ đẹp con người, giá trị hiện thực và
- nhân đạo cũng là ở đó. Tượng Hi Lạp trở thành 1 kiểu mẫu nghệ thuật, đến ngày nay, trong lịch sử chưa có 1 thời đại nào, chưa có 1 nơi nào mà nghệ thuật điêu khắc có thể vượt qua trình độ người Hi Lạp cổ đại. Công trình kiến trúc đẹp nhất của người Hi Lạp là đền Pác tê nông ở A Ten. Pác tê nông là ngôi đền thờ nữ thần A tê na, nữ thần tượng trưng cho trí tuệ, cũng là thần bảo trợ thành bang A Ten. Công trình được xây dựng trong 10 năm, dưới sự kiến thiết của 2 kiến trúc sư giàu kinh nghiệm Ichti ốt và Canlicratét, góp phần vào đó là bàn tay tài hoa của nhà điêu khắc Phi đi át. Đền dài 70m, rộng 31m, cao chưa tới 14m, được xây dựng trên nền trụ đá với 3 bậc. Kết cấu đều khá rõ ràng, chia làm 3 gian là tiền sảnh, gian thờ (nơi đặt tượng nữ thần Atena bằng ngà voi nạm vàng) và phòng châu báu. Được chống đỡ mái bằng 46 cột tròn cao 10m bằng đá cẩm thạch. Hai phía đông tây đối xứng nhau là bức phù điêu tạo cảnh nữ thần A tê na chào đời và những truyền thuyết Hi Lạp đương thời như: Đám rước thần A tê na, việc tranh chấp làm thần bảo hộ thành bang A ten giữa 2 vị thần tới cao là Phôn sai don và A tê na được ghi tạc trên đó. Pác tê nông nhìn từ xa mang lại cảm giác vững trãi, vừa vặn, đẹp đẽ. Các kiến trúc sư nổi tiếng đương thời đã nói rằng: “Nếu người ta làm những cột cao hơn hay thấp hơn vài mươi phân, hoặc khoảng cách giữa những cột rộng hơn hay gần nhau hơn thì sự cân xứng và hài hòa không còn nữa”. tóm lại, đền Pác tê nông là một kiệt tác hoàn mĩ, tượng trưng cho sự tinh tế, trí thông minh kiệt xuất của người dân Hi Lạp Bàn về những tác phẩm nghệ thuật của người Hi Lạp, sử gia La Mã Pưlutaco nói: “Trong những tác phẩm ấy, tác phẩm nào cũng hoàn mỹ cả, cho nên từ trước đến nay được xem là có giá trị vĩnh cửu”. + Đấu trường Rô Ma: Rô ma là một vương triều hùng mạnh, người Rô ma nổi tiếng mạnh mẽ, mưu chí và gan dạ, song hành với trí tuệ họ còn tôn vinh ca phẩm chất dũng cảm và sức khỏe cơ bắp. Tượng trưng cho vẻ đẹp hùng tráng ấy, kiến trúc Rô Ma đã xây dựng nên đấu trường Cô li dê uy nghi, mạnh mẽ. Đấu trường có dạng hình clip với chu vi 527 m, được chia lầm 4 phần đối xứng .Với thiết kế vòng tròn, khán đài Rô Ma đã đưa tầm nhìn khán giả một cách rõ nhất, những hàng ghế trên nền dốc bậc, chạy vòng tròn chia làm 5 khu vực chứa 60 hàng chỗ ngồi cho 50000 người. Tầng trệt dành cho tầng lớp vua chúa và những người thân cận, khán đài cao hơn 5m
- để đảm bảo an toàn cho người xem còn chỗ ngồi trên cùng cao 16. Nền tầng được lát gỗ và được ngăn thành nhiều phòng. Bên dưới khán đài còn có những khoảng không gian troongs cho việc nghỉ ngơi. Từ ngoài nhìn vào, Cô li dê là một công trình đồ sộ với thiết kế mái vòm độc đáo quấn quanh cả 3 tầng, có đến 80 vòng cuốn đá và 80 bức tường hình rẻ quạt đỡ toàn bộ khán đài và sàn của các tầng. Trong đấu trường còn đặt rất nhiều pho tượng (Khoảng 60 pho), được bố trí rất hợp lí làm tăng thêm vẻ uy nghi, đồ sộ, hùng vĩ của công trình. Công trình mang một phong cách riêng của Châu Âu, to lớn và khoa trương, các chi tiết kiến trúc cũng được chú ý để tạo nên vẻ uy nghi cũng như không khí sôi động của trường đấu. 2.4. Liên môn với các lĩnh vực khoa học khác: Học sinh được tìm hiểu về các nhà toán học, vật lí học vĩ đại của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. Ở đây các em cần kết hợp yếu tố lịch sử và yếu tố khoa học tự nhiên: Yếu tố sử học thông qua việc tìm hiểu tiểu sử, cuộc đời của các nhà bác học. Song như vậy chưa đủ, các em sẽ sử dụng kiến thức toán học, vật lí học để làm cụ thể hơn những thành tựu của họ, qua đó để thấy được đóng góp của các nhà khoa học đối với nhân loại. Ví dụ, khi tìm hiểu về nền khoa học của các quốc gia cổ đại phương Tây, để chứng minh cho việc những hiểu biết khoa học đến đây mới thực sự trở thành khoa học, giáo viên có thể lấy dẫn chứng cụ thể bằng những hiểu biết của mình về lĩnh vực này, + Về toán học: Ta lét: Là nhà toán học, đồng thời cũng được coi là một trong bảy nhà hiền triết thời bấy giờ. Quê hương ông là thành phố Milê, vùng I ô ni thuộc miền trung bờ biển tiểu á. Sinh ra trong một gia đình giàu có nhưng Ta lét chẳng mấy mặn mà với việc kinh doanh. Ông chỉ say mê sách vở. thấy con như vậy nên cha ông đã buộc ông theo một đoàn thương nhân sang Ai Cập học nghề buôn bán. Chẳng ngờ rằng Ta lét sang Ai Cập chỉ thường xuyên bàn bạc với các nhà toán học, thiên văn học, triết học của Ai Cập và cac nước cổ đại phương Đông khác. Từ những tri thức đó ông đã phát minh ra nhiều định lí về hình học mà nổi tiếng hơn cả là định lí Ta lét về các đoạn thẳng tỉ lệ với nhau khi có những đường song song cắt ngang như chúng ta đều biết. Ông cũng là người đầu tiên đo được chiều cao kim tự tháp: Kim tự tháp là một công
- trình nổi tiếng được xây dựng hoành tráng, nhưng làm thế nào để đo được chiều cao của nó? Đây quả là một câu hỏi rất khó đối với người Ai Cập cổ đại. Một hôm ta lét đến Ai cập đã được vua lập tức mời vào nhờ giải bài toán hóc búa này. Giữa đám đông, ông chỉ thực hiện bằng một cái thước. Bằng cách đo bóng của một người đứng tại vị trí đó, ta lét xác định được khi nào bóng kim tự tháp bằng đúng chiều cao của nó, nhờ vậy ông đo được chiều cao chính xác của kim tự tháp kê ốp là 146 m trước sự thán phục của nhiều người. Thực ra, cách Ta lét vận dụng để đo đạc chính là tuân theo nguyên lý tam giác đồng dạng. Nhưng thời kỳ đó nguyên lý đồng dạng chưa ra đời. ta lét chỉ hoàn toàn dựa vào trí thông minh của chính mình. Đó quả là điều tuyệt vời vượt thời đại. Pitago: Là nhà toán học, thiên văn học lớn của Hi Lạp. Ông được mệnh danh là người thầy của các con số. Ngoài định lí Pitago nổi tiếng (trong 1 tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương 2 cạnh góc vuông, ông còn chứng minh được tổng các góc trong 1 tam giác bằng 180 độ, xây dựng khái niệm vô cực + Vật lí: Tiêu biểu nhất là Ác si mét, một trong số những nhà bác học vĩ đại nhất của HI Lạp cổ đại.Ác si met sinh ra ở thành Xy ra cu dơ nhỏ bé trên đảo Xixilia. Ông đã để lại nhiều tài sản vô giá cho khoa học nhân loại. Ông đã sáng tạo ra máy bơm hút nước tưới tiêu đồng ruộng, ông sử dụng đòn bẩy và ròng rọc để nâng các vật lên cao. Ác si mét từng nói: “Hãy cho tôi một đòn bẩy và một điểm tựa vững chắc, tôi sẽ nâng cả trái đất lên”. Ông còn phát minh ra định luật về lực đẩy của nước và có 1 câu chuyện rất nổi tiếng về định luật này: Vua Hierôn II nghi ngờ người thợ kim hoàn của mình đã ăn bớt vàng khi làm chiếc vương miện của nhà vua bèn nhờ Ac si mét xác minh rõ. Ác si mét ngày đêm suy nghĩ, cho đến cả lúc đi tắm ông vẫn còn ám ảnh vấn đề này trong đầu. Chợt ông nhận ra khi ngâm mình vào bồn nướ thì mực nước dềnh lên. Một tia sáng lóe lên trong đầu ông. Ông liền nhảy ra khỏi bồn tắm, quên cả việc mặc quần áo và chạy về nơi làm việc, miêng kêu “ ơ rê ka, ơ rê ka”( có nghĩa là tìm ra rồi, tìm ra rồi). Phương pháp ông tìm thật đơn giản, chỉ việc ngâm vật đó vào nước, thể tích khối nước dâng lên vừa bằng thể tích của vật đó. Về sau, Ác si mét đã phát triển thành định luật mang tên mình. Ngày nay có một miệng núi lửa và một dãy núi trên mặt trăng mang tên Acsimet để vinh danh ông. Acsimet xuất hiện trên các con tem bưu chính của Đông Đức, Hi
- Lạp, Italia. Huy chương danh giá của Fields giải thưởng được coi là Nobel của toán học cũng khắc hình Ác si mét. Ác si mét đã sống cách chúng ta hơn 2000 năm trước, nhưng trí tuệ của ông, phẩm chất đạo đức của ông đã vượt thời gian và không gian trở thành tài sản vĩnh hằng của nhân loại. 3. Kết quả việc vận dụng phương pháp dạy học liên môn để giảng dạy về văn hóa cổ đại lịch sử 10 Để kiểm tra kết quả học tập của học sinh học theo đề tài, tôi phát cho mỗi học sinh một đề trắc nghiệm khách quan, đề là các nội dung của các bài học đã giảng dạy trên lớp. Để đạt kết quả kiểm tra, đánh giá chính xác nhất, tôi thực hiện ở cả ba lớp sau mỗi giờ dạy. - Tiêu chí đánh giá: + Học sinh trả lời đúng 80 - 100% số câu trắc nghiệm: Các em đã hiểu bài mức độ tốt. + Học sinh trả lời đúng 50 - 79 %: HS hiểu bài mức độ khá + Học sinh trả lời đúng dưới 50 %: HS chưa hiểu bài. - Thực hiện kiểm tra ở cả ba lớp sau khi thực hiện đề tài đã cho kết quả: 94 % số học sinh hiểu bài mức độ khá và tốt
- KẾT LUẬN Dạy học liên môn là sự vận dụng những nội dung và phương pháp các lĩnh vực, các môn học có liên quan để nhằm tăng hiệu quả dạy học lịch sử và làm sáng tỏ những kiến thức mà học sinh được học trong mỗi bộ môn. Việc dạy học liên môn làm cho các em nhận thức sự phát triển của xã hội một cách liên tục, thống nhất, mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, hiểu được tính toàn diện của lịch sử. Điều này khắc phục được tính tản mạn trong kiến thức của học sinh Qua việc áp dụng phương pháp dạy học liên môn vào một chủ đề nhất định, tôi nhận thấy học sinh đã phát huy được tính tích cực, chủ động, hiểu bài và hứng thú hơn với bộ môn lịch sử. Nếu các giờ dạy học môn lịch sử đều áp dụng được phương pháp liên môn, tôi tin rằng giờ học lịch sử sẽ không còn khô khan và sẽ tạo được niềm yêu thích bộ môn đối với học trò.
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Ngọc Liên - Trần Văn Trị (2004), Phương pháp dạy học lịch sử, NXB Giáo dục, Hà Nội. 2. Nghiêm Đình Vì (chủ biên) (2006), Tìm hiểu kiến thức lịch sử 10, NXB Giáo dục, Hà Nội. 3. Đặng Đức An (2003), Những mẩu chuyện lịch sử thế giới, NXB Giáo dục, Hà Nội. 4. Vũ Dương Ninh (chủ biên) (2003), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục, Hà Nội. 5. Ngô Minh Oanh (2006), Một số vấn đề đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông, ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh, HCM.